Mô hình quản trị công ty của Đức

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 27)

6. Bố cục của Luận văn

1.4.2.Mô hình quản trị công ty của Đức

Ở Đức, về cơ bản có 4 loại hình công ty, đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản.

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân mà trong đó cách thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng

28

liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Các thành viên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty về việc tổ chức, điều hành công ty. Các thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện công ty hoặc thỏa thuận phân công trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người.

Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty đối nhân có hai loại thành viên. Trong đó, loại thành viên thứ nhất (thành viên góp vốn) tham gia góp vốn vào công ty để hưởng lợi nhuận trên số vốn góp nhưng không có quyền đại diện công ty trong quan hệ đối ngoại và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Loại thành viên thứ hai (thành viên hợp danh) cũng tham gia góp vốn vào công ty, nhưng có toàn quyền ra quyết định trong quản lý và điều hành công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty bằng tất cả các tài sản của mình. Về mặt tổ chức cũng tương tự như công ty hợp danh. Trong quan hệ nội bộ các thành viên có toàn quyền thỏa thuận. Tuy nhiên trong quan hệ đối ngoại, chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền đại diện.

Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình công ty đối vốn, các thành viên đều chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, chủ đầu tư tách bạch với pháp nhân công ty. Các thành viên công ty có thể là thể nhân hoặc pháp nhân.

Về cơ cấu quản trị, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới 500 lao động chỉ cần có hai cơ quan là Đại hội đồng thành viên và Giám đốc điều hành, còn Hội đồng giám sát có thể được thành lập nhưng không bắt buộc. Giám đốc điều hành có thể là một người hay nhiều người (điều 6 Luật Công ty TNHH Đức). Đại hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất, đồng thời cử ra Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành có quyền đại diện công ty và chấp hành quyết định của Đại hội đồng thành viên. Giám đốc điều hành có thể là thành viên hoặc không phải là thành viên của Đại hội đồng thành viên.

29

Tuy nhiên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 500 lao động trở lên thì cơ cấu quản trị có khác, bắt buộc phải có Hội đồng giám sát. Hội đồng giám sát sẽ có từ 1/3 đến 1/2 số thành viên là đại diện cho tập thể người làm công. Cụ thể là, đối với công ty có từ 500 đến dưới 2.000 người lao động thì trong cơ cấu Hội đồng giám sát phải bảo đảm 1/3 số thành viên là đại diện cho tập thể người làm công. Còn đối với công ty có từ 2.000 người lao động trở lên thì tỷ lệ đó là 50%. Trong trường hợp này, việc phân chia quyền lực trong cơ cấu quản trị công ty gần giống với công ty cổ phần.

Về cơ bản, cơ cấu quản trị của công ty cổ phần được phân thành 3 cấp riêng biệt nhau:

+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan đại diện cho quyền lực của những

người góp vốn, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất, bao gồm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng giám sát, quyết định sử dụng các khoản lợi nhuận, quyết định việc giảm hay miễn trừ trách nhiệm của thành viên Hội đồng giám sát, Giám đốc điều hành; ủy nhiệm kiểm toán viên độc lập; sửa đổi Điều lệ công ty; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty,… (điều 119 Luật công ty cổ phần Đức). Qua đối chiếu so sánh thì chức năng này cũng tương tự như trong quy định của các nước khác. Việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông cũng vậy. Tuy nhiên, trong thực tế, ở các công ty có số lượng cổ đông lớn, Đại hội cổ đông được triệu tập và tiến hành thông qua cơ chế đại diện. Các cổ đông thường ủy quyền cho ngân hàng của mình đến dự và thực hiện quyền biểu quyết thay họ.

+ Hội đồng giám sát: Hội đồng giám sát chỉ bắt buộc phải lập đối với

công ty cổ phần có từ 2.000 lao động trở lên. Hội đồng giám sát của công ty bao gồm các thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ 1/2 số thành viên đại diện cho người làm công trong công ty. Tuy nhiên, quyền biểu quyết để ra các nghị quyết của Hội đồng giám sát thì phiếu biểu quyết của thành viên đại điện cho giới chủ có giá trị bằng hai phiếu của thành viên đại diện cho người làm công. Riêng trong ngành năng lượng thì Luật tham quyết có chế định riêng, gọi là quyền tham quyết công đoàn, giá trị

30

phiếu biểu quyết của tất cả các thành viên Hội đồng giám sát đều có giá trị ngang nhau. Các thành viên của Hội đồng giám sát không kiêm nhiệm chức năng điều hành. Hội đồng giám sát chỉ thực hiện chức năng giám sát mà không có vai trò điều hành hoạt động của công ty. Đứng đầu Hội đồng giám sát là Chủ tịch Hội đồng giám sát công ty. Trong việc ra các quyết định, nghị quyết của Hội đồng giám sát, nếu số phiếu thuận và số phiếu chống ngang nhau, thì phiếu biểu quyết của Chủ tịch là phiếu quyết định.

+ Ban điều hành công ty do Hội đồng giám sát cử ra, chịu trách nhiệm

quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chẳng hạn lập kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chính sách tài chính, lao động, đại diện công ty trong giao dịch với bên ngoài,… Ban điều hành có nghĩa vụ báo cáo định kỳ với Hội đồng giám sát về mọi hoạt động của công ty. Hội đồng giám sát cũng có quyền yêu cầu Ban điều hành báo cáo bất thường. Cơ cấu Ban điều hành, tùy quy mô của công ty, có thể từ một đến nhiều người. Thành viên Hội đồng giám sát không được tham gia Ban điều hành. Thành viên Ban điều hành thông thường được cử với thời hạn 5 năm. Họ có thể bị Hội đồng giám sát bãi miễn trước thời hạn nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, trong mô hình quản trị của Đức, người lao động có vai trò rất lớn. Ngoài việc tham gia của đại diện người lao động trong Hội đồng giám sát, người lao động còn có đại diện trong Hội đồng công ty. Hội đồng công ty là một cơ quan có vị trí độc lập do tập thể những người làm công (không bao gồm các cán bộ chủ chốt của công ty, như Giám đốc, Trưởng - Phó phòng hoặc chuyên gia cao cấp trong bộ máy quản lý công ty) bầu ra. Các thành viên này vẫn làm việc tại vị trí chuyên môn như cũ nhưng có thêm nhiệm vụ thành viên Hội đồng công ty. Nhiệm vụ chính của Hội đồng công ty là tham gia với Ban điều hành về các vấn liên quan đến việc làm và thu nhập của người làm công. Có thể hình dung rằng, Hội đồng công ty là một tổ chức đại diện cho người làm công trong công ty để đối thoại với chủ sở hữu công ty, xử lý những bất đồng giữa chủ sở hữu công ty với tập thể người làm công.

31

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 27)