Công ty TNHH một thành viên

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 64)

6. Bố cục của Luận văn

2.3. Công ty TNHH một thành viên

LDN 2005 đã quy định tương đối đầy đủ cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của các cơ quan trong công ty, cũng như vấn đề minh bạch thông tin và chống giao dịch tư lợi. Theo LDN 2005, đối với công ty TNHH có một thành viên duy nhất là tổ chức sẽ có hai mô hình quản trị, tùy theo số người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty. Theo đó, nếu chủ sở hữu chỉ ủy quyền cho một người đại diện thực thi các quyền thành viên của mình trong công ty thì cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ tịch công ty, GĐ (TGĐ), Kiểm soát viên. Ngược lại, nếu có ít nhất hai người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu thì cơ cấu tổ chức công ty bao gồm HĐTV, GĐ (TGĐ), Kiểm soát viên. Riêng công ty TNHH một thành viên mà thành viên là cá nhân thì cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ tịch công ty, GĐ (TGĐ). Trong các mô hình trên, Chủ tịch công ty và HĐTV là chủ thể thực thi các quyền thành viên công ty của chủ thể góp vốn. GĐ là người điều hành, thực thi quyết định của HĐTV và Chủ tịch công ty. Nhìn chung, cơ cấu quản trị công ty của công ty TNHH một thành viên theo LDN 2005 có khác và tiến bộ hơn nhiều so với cơ cấu quản trị của công ty TNHH một thành viên trong LDN 1999. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chế định quản trị công ty TNHH một thành viên theo LDN 2005 không có những hạn chế. Cụ thể là:

Thứ nhất, tại khoản 5 điều 68 LDN 2005 quy định: “trường hợp Điều lệ

công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau”. Điều đó có nghĩa là, việc thông qua quyết định của HĐTV là dựa

trên số phiếu biểu quyết của các thành viên HĐTV; số phiếu biểu quyết có thể sẽ không trùng với số lượng thành viên của HĐTV, nếu Điều lệ công ty có quy định khác. Tuy nhiên, khoản 6 điều 68 LDN 2005 lại quy định việc thông qua quyết định của HĐTV lại căn cứ vào số lượng thành viên dự họp. Như vậy có sự “bất nhất” giữa hai quy định trên.

Thứ hai, trong công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty thường

giám sát rất chặt chẽ và bao quát hoạt động của công ty. Do đó, việc thiết lập cơ quan giám sát phải phải tùy thuộc vào nhu cầu của công ty và do chủ sở

65

hữu công ty quyết định. Vì vậy, Luật không nên ép buộc chủ sở hữu phải thành lập cơ quan giám sát một cách khiên cưỡng. Luật chỉ nên định hướng để Điều lệ công ty tự quyết định.

Khi đã thực hiện vai trò định hướng giúp chủ sở hữu giám sát hiệu quả hoạt động của công ty thì Luật cũng phải quy định chặt chẽ cơ chế hoạt động của chủ thể giám sát. Nhưng LDN 2005 lại không quy định chế độ hoạt động của các Kiểm soát viên. Luật không quy định các Kiểm soát viên hoạt động theo chế độ độc lập hay chế độ tập thể đa số, hay chế độ thủ trưởng?

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 64)