so sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra so với yêu cầu của quy trình VietGAPthông qua kết quả có được từ phiếu điều tra, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân cũng nhưđưa ra biện phá
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊUCHUẨN VIETGAP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNGTHỌ 2, XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên: TRẦN THÁI HÒALớp: K45B QTKD Tổng hợp
Khóa học: 2011-2015
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊUCHUẨN VIETGAP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNGTHỌ 2, XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên: Trần Thái Hòa Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: K45B QTKD Tổng hợp Thạc sĩ Lê Quang TrựcNiên khóa: 2011-2015
Huế, tháng 5 năm 2015
Trang 4Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh,Trường đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình họctập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cán bộ Hợp tác xã Quảng Thọ 2 và
bà con nông dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoànthành luận văn này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong giađình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi động viên, khuyến khích tôi trong suốt quátrình hoàn thành khóa học
Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Thái Hòa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Hộ nông dân 5
1.1.1 Khái niệm hộ nông dân 5
1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân 5
1.1.3 Khả năng đáp ứng của hộ nông dân 6
1.2 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn VietGAP 6
1.2.1 Văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 7
1.2.2 Ban hành quy trình VietGAP 7
1.2.3 Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam 7
1.2.4 Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP 8
1.3 Giới thiệu một số quy trình khác về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 10
1.3.1 ASEANGAP 10
1.3.2 GlobalGAP 11
1.3.3 JGAP 11
1.3.4 KGAP 12
1.4 Đánh giá các nghiên cứu liên quan 12
1.5 Đề xuất nội dung bảng hỏi phỏng vấn sâu 13
Trang 61.6 Tóm tắt chương 1 15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI 12 TIÊU CHUẨN CỦA VIETGAP VỀ RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ 2 16
2.1 Tổng quan về Hợp tác xã Quảng Thọ 2 16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Hợp tác xã 16
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của HTX 16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự 17
2.2 Tình hình áp dụng VietGAP tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2 17
2.2.1 Xây dựng vùng nguyên liệu 17
2.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm máy móc thiết bị 18
2.2.3 Về hồ sơ pháp lý 18
2.2.4 Kết quả thực hiện 18
2.2.5 Thị trường tiêu thụ 19
2.3 Thực trạng khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với 12 tiêu chuẩn của VietGAP về rau an toàn tại hợp tác xã Quảng Thọ 2 19
2.3.1 Đặc điểm hộ nông dân trồng rau má tham gia khảo sát 19
2.3.2 Đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP 20 2.3.2.1 Đối với vùng sản xuất 20
2.3.2.2 Đối với nguồn giống 21
2.3.2.3 Đối với đất trồng 22
2.3.2.4 Đối với nước tưới 23
2.3.2.5 Đối với phân bón 23
2.3.2.6 Đối với hóa chất, thuốc BVTV 25
2.3.2.7 Đối với thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 26
2.3.2.8 Đối với quản lý và xử lý chất thải 27
2.3.2.9 Đối với người lao động 27
2.3.2.10 Đối với ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc 28
2.3.2.11 Đối với kiểm tra, giám sát nội bộ 29
2.3.2.12 Đối với khiếu nại và giải quyết khiếu nại 29
2.3.3 Thảo luận kết quả chính của nghiên cứu 30
Trang 72.4 Tóm tắt chương 2 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HTX 32
3.1 Định hướng phát triển của Hợp tác xã trong giai đoạn 2016-2020 32
3.1.1 Quan điểm của HTX về tiêu thụ rau má tươi trong giai đoạn 2016-2020 32
3.1.2 Thị trường mục tiêu 33
3.1.3 Các hoạt động marketing cần triển khai 33
3.2 Phân tích SWOT của hộ nông dân trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Quảng Thọ 2 38
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Quảng Thọ 2 40
3.3.1 Đối với vùng sản xuất 40
3.3.2 Đối với nguồn giống 41
3.3.3 Đối với đất trồng 41
3.3.4 Đối với nước tưới 41
3.3.5 Đối với phân bón, hóa chất, thuốc BVTV 42
3.3.6 Đối với thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 42
3.3.7 Đối với quản lý và xử lý chất thải 42
3.3.8 Đối với người lao động 43
3.3.9 Đối với ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc 43
3.3.10 Đối với kiểm tra, giám sát nội bộ 43
3.3.11 Đối với khiếu nại và giải quyết khiếu nại 43
3.4 Tóm tắt chương 3 44
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1 Kết luận 45
2 Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 1 50
PHỤ LỤC 2 53
PHỤ LỤC 3 57
PHỤ LỤC 4 61
PHỤ LỤC 5 65
Trang 8NLS&TS Nông lâm sản và thủy sản
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 11từ bản địa, không tiến hành kiểm tra và xử lý trước khi gieo trồng; không đánh giánguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ; không kiểm tra dư lượng hóa chất; không vệ sinhdụng cụ Đây là những tiêu chí hoặc chưa gắn liền với lợi ích của hộ sản xuất hoặcyêu cầu có trình độ, am hiểu về kĩ thuật nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.Công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa được thực hiện sát sao nên các hộ sản xuất đaphần đều chưa có ý định là sẽ thực hiện.
Từ thực tế nghiên cứu trên cho thấy, khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAPchịu ảnh hưởng bởi khả năng áp dụng của nhiều tiêu chí Do đó, hợp tác xã, chínhquyền địa phương cần có chính sách tạo điều kiện cho các hộ nông dân thông qua việc
hỗ trợ, tập huấn nâng cao kỹ thuật, quản lý đầu ra thật tốt cho bà con
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thịhiếu của người tiêu dùng cũng ngày một nâng cao Khách hàng ngày càng khó tính hơn, họkhông những quan tâm về chất lượng mà còn quan tâm đến cả yếu tố an toàn, nhất là tronglĩnh vực thực phẩm tiêu dùng hàng ngày Theo FTA (2010), 92% người được phỏng vấnnhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm an toàn Đối với người tiêu dùng, khi lựachọn thực phẩm như rau, trái cây, và thịt… hai yếu tố quan trọng hàng đầu là phải “tươi” và
“an toàn” Những yếu tố có thể giúp họ đánh giá được điều đó là dựa trên nguồn gốc xuất xứcủa sản phẩm, nhãn mác của nhà sản xuất có ghi rõ là thực phẩm tươi, sạch, đánh giá quamàu sắc, mùi vị của sản phẩm, sản phẩm được kiểm nghiệm bởi Bộ Y tế hay các cơ quanchứng thực có thẩm quyền, bao bì đóng gói cẩn thận
Thực tế hiện nay việc quản lý và sản xuất rau được người dân và nhà quản lý quantâm nhưng vẫn chưa được hiệu quả, vẫn tồn tại những vụ ngộ độc thực phẩm từ sản phẩmrau không an toàn như dư lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm kim loại, ô nhiễm môi trường, nguồnnước, quy trình chế biến và bảo quản chưa đúng tiêu chuẩn gây mất vệ sinh Trước thựctrạng này, đã có rất nhiều quy trình, bộ tiêu chuẩn nhằm kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩmnhư: trên thế giới có GlobalGAP, khu vực châu Âu có EuroGAP, châu Á có ASEANGAP và
ở Việt Nam thì có VietGAP VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices: Thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổchức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chấtlượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồngthời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất
Kể từ khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007 đếnnay, VietGAP đã được áp dụng phổ biến ở Việt Nam Nhiều tổ chức chứng nhận đã đượcchỉ định, nhiều cơ sở nuôi/trồng đã được chứng nhận VietGAP trong các lĩnh vực trồngtrọt, chăn nuôi và thủy sản Tuy nhiên, quá trình thực tế áp dụng mô hình theo tiêu chuẩnVietGAP vẫn còn gặp nhiều khó khăn: việc tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, đầu ra không
ổn định, sản phẩm chưa có nhãn mác hay logo rõ ràng, đặc biệt là khó khăn trong khảnăng đáp ứng của người sản xuất như: việc sản xuất, nuôi trồng còn manh mún, chưa cóvùng chuyên canh lớn; người sản xuất chưa thực sự mặn mà với hoạt động theo tiêuchuẩn VietGAP,
Ở Thừa Thiên Huế, VietGAP cũng đã được áp dụng trong các lĩnh vực nôngnghiệp và thủy sản Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, có hai cơ sở đã được chứng nhậnVietGAP là Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm (về lúa gạo) và Hợp tác xãQuảng Thọ 2 (về rau má) Quảng Thọ là một xã thuộc huyện Quảng Điền – vùng đất nằmtrong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Với những điều kiện thuận lợi sẵn có như: vùngnguyên liệu dồi dào, cây trồng có tính năng công dụng hữu ích cho sức khỏe con người,
bà con xã viên cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất kết hợp với sự hỗ trợđầu tư của các cấp, các ngành và thông qua Đại hội đại biểu XV nhiệm kỳ 2013-2017
Trang 13Ban Quản trị Hợp tác xã đã tiến hành lập dự án “ Mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ
sở thu mua và chế biến sản phẩm Rau má” Sau hơn một năm triển khai, mô hình bướcđầu đã đạt được một số kết quả khả quan: Tổng số hộ tham gia giai đoạn 1 là 194 (30 ha),hiện đang có thêm 50 hộ bước đầu tham gia giai đoạn 2 (10 ha); xây dựng cơ bản hoànthiện nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại
Sản xuất rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi mới, đem lại giá trịkinh tế cao đối với bà con nông dân Đây là mô hình sản xuất khá mới và có nhiều triểnvọng nên cần được nhân rộng và phát triển Tuy nhiên, làm thế nào để người nông dânhiểu được hiệu quả của mô hình từ đó tham gia và gắn bó lâu dài? Người nông dân thamgia mô hình có những thuận lợi và khó khăn gì? Mức độ đáp ứng của người nông dân đốivới mô hình như thế nào? Làm thế nào để nâng cao mức độ đáp ứng đó?
Để giải quyết những vấn đề trên nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình cũng nhưkhuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người
tiêu dùng, tôi đã quyết định chọn đề tài “Khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau
má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2,
xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân đốivới 12 tiêu chuẩn của VietGAP, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp, kiến nghị để giúptăng cường hiệu quả việc áp dụng VietGAP cho rau má tại HTX Quảng Thọ 2
Đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
1 Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về VietGAP nói chung và VietGAP với rau nóiriêng;
2 Mô tả thực trạng áp dụng VietGAP với cây rau má tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2;
3 Đánh giá khả năng đáp ứng VietGAP của nông dân trồng rau má ở Hợp tác xãQuảng Thọ 2;
4 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP củangười nông dân trồng rau má ở Hợp tác xã Quảng Thọ 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng đáp ứng của hộ nông dân đối với tiêuchuẩn VietGAP
Các hộ nông dân sản xuất rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Quảng Thọ đượclựa chọn để tiến hành phỏng vấn
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2014,
số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn hộ sản xuất vào tháng 3 và tháng 4 năm2015
Phạm vi về không gian: Tập trung khảo sát hộ nông dân tại xã Quảng Thọ có thamgia trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu tại bàn, phỏng vấn sâu chuyên gia, phỏng vấn cá nhân trực tiếp kết hợp với các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu khác
4.1 Nghiên cứu tài liệu tại bàn
Đây là phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên các khái niệm, quy luật, tư liệu,
số liệu đã có sẵn trước đó, nhằm đưa ra phán đoán, suy luận để đưa ra những giải phápcho vấn đề
Các tài liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các báo cáo về sản xuất rau,quy trình VietGAP, các ngiên cứu có liên quan đến VietGAP , được thu thập từ báo cáohàng năm của Hợp tác xã, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục bảo vệ thựcvật, các bài viết về sản xuất rau an toàn trên các trang thông tin điện tử
Các tài liệu sơ cấp có liên quan đến kết quả sản xuất rau theo quy trình VietGAPđược thu thập thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia, phỏng vấn sâu cá nhân và phỏng vấntrực tiếp hộ nông dân tham gia trồng rau Nội dung điều tra gồm: tình hình sản xuất rau
an toàn của các hộ trong giai đoạn 2013-2014, những hiểu biết về tiêu chuẩn VietGAP,những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng quy trình, ý kiến về 12 tiêu chí mà quy trìnhVietGAP đưa ra
4.2 Phỏng vấn sâu chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để đạt được một sự hiểu biết chi tiết và những suynghĩ cá nhân người được hỏi nhằm điều tra về động cơ, cảm xúc và niềm tin của ngườiđược phỏng vấn Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 2 cán bộ và 5 hộ nông dân (được chọntheo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản từ danh sách Hợp tác xã cung cấp)
4.3 Phỏng vấn cá nhân trực tiếp
Đây là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu: Tiếnhành nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân sử dụng bảng hỏi điều tra Dựavào danh sách các hộ nông dân trồng rau má trên địa bàn xã để tiến hành điều tra chọnmẫu bằng cách phát bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp Đến từng hộ sản xuất để tiến hànhphỏng vấn, vừa hỏi trực tiếp, vừa sử dụng bảng hỏi hỗ trợ để thu thập thông tin cần thiết
Do đối tượng phỏng vấn là những người có công việc bận rộn, rất khó khăn trongkhâu tiếp cận để tiến hành phỏng vấn và nguồn lực có giới hạn nên tôi lựa chọn phươngpháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, trong tổng thể số hộ nông dân tham giaVietGAP là: 244 (theo số liệu Hợp tác xã cung cấp) để tiến hành điều tra đến khi đủ sốmẫu cần thiết
4.4 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS phiên bản 20.0 để làm sạch và xử
lý số liệu Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả nhằm so sánh giữa thực tếvới quy trình về các tiêu chuẩn mà quy trình VietGAP đã quy định Nghiên cứu tiến hành
Trang 15so sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra so với yêu cầu của quy trình VietGAPthông qua kết quả có được từ phiếu điều tra, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân cũng nhưđưa ra biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phân tích xã hội học dựa vào một số tiêu chíkhác như nhận thức của các hộ nông dân về quy trình, những khó khăn và nguyện vọngcủa họ khi thực hiện quy trình này nhằm đem lại hiệu quả cao hơn
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với 12tiêu chuẩn của VietGAP về rau an toàn tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2
Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau máđối với tiêu chuẩn VietGAP tại hợp tác xã
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Hộ nông dân
1.1.1 Khái niệm hộ nông dân
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về hộ nông dân, trong đó được sử dụng nhiềunhất là khái niệm theo cuốn “Kinh tế hộ nông dân” của Đào Thế Tuấn (1997) Theo ông,
hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủyếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại , nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn,nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt độngvới một trình độ hoàn chỉnh không cao
1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân
Cũng theo Đào Thế Tuấn (1997) đặc điểm cơ bản của hộ nông dân được thể hiệnqua những yếu tố sau:
- Hộ nông dân là những đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa làmột đơn vị tiêu dùng
- Hộ nông dân được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên rất đa dạng Tùy vàođặc điểm sinh hoạt và đặc điểm mỗi địa phương mà các hộ hình thành các kiểu sản xuấtkhác nhau, các cách thức tổ chức riêng trong phạm vi gia đình Các thành viên trong giađình có chung huyết thống, có mối quan hệ thân thiết, có cùng sở hữu kinh tế và chủ hộcũng là lao động trực tiếp làm việc có trách nhiệm, hoàn toàn tự giác Sản xuất của hộkhá ổn định, vốn luân chuyển chậm hơn so với các ngành khác
- Sản xuất của hộ mang tính rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.Trình độ sản xuất của hộ còn ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy móc cũng ít,khả năng áp dụng tiến bộ khoa học còn hạn chế hơn so với các ngành kinh tế khác, tổchức sản xuất còn mang tính tự phát và lao động chưa được đào tạo bài bản Nói chung,hiện nay hộ nông dân sản xuất theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chiphối bởi tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục làng quê
- Các hoạt động kinh tế của hộ nông dân chủ yếu dựa trên các tư liệu sản xuất sẵn
có như lao động gia đình Quy mô sản xuất của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào quy
mô đất đai canh tác của hộ
- Đối tượng sản xuất của hộ nông dân rất đa dạng, chi phí sản xuất thường thấp,vốn đầu tư thường được rải đều trong quá trình sản xuất, mang tính thời vụ cao Trongquá trình sản xuất cùng lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng vật nuôi hoặcngoài hoạt động nông nghiệp người nông dân có thể tham gia ít nhiều vào các hoạt độngphi nông nghiệp với các trình độ quy mô khác nhau Vì vậy, thu nhập của người nông dâncũng được rải đều, đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta
- Tỷ lệ hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn các loại hộ khác trong nềnkinh tế
Trang 17Hiện nay để tập trung hóa sản xuất thì nhu cầu vốn của hộ nông dân là rất lớn,nhưng khả năng đáp ứng vốn cho sản xuất của hộ là còn hạn chế Quy mô sản xuất của
hộ nông dân thường nhỏ bé, hộ nông dân có sức lao động, các điều kiện về đất đai mặtnước nhưng khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ còn thấp, thiếu hiểu biết về khoa học kỹthuật, thiếu kiến thức về thị trường, thiếu vốn nên sản xuất chủ yếu mang tính tự cấp, tựtúc Vì vậy, để hộ nông dân có thể tập trung sản xuất, tiếp cận với thị trường, phát triểnkinh tế thì cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách, về vốn
1.1.3 Khả năng đáp ứng của hộ nông dân
Khả năng đáp ứng của hộ nông dân là mức độ đáp ứng của các hộ nông dân so vớicác tiêu chuẩn được quy định của quy trình cho trước trong điều kiện nhất định, là kếtquả so sánh giữa thực tế thực hiện với những điều kiện của quy trình Nghiên cứu tiếnhành tìm hiểu khả năng đáp ứng của hộ nông dân đối với các tiêu chuẩn, quy định củaquy trình VietGAP Trong đó, khả năng đáp ứng của các hộ nông dân đối với tiêu chuẩnVietGAP được thể hiện qua những yếu tố sau: đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, giống
và gốc ghép, quản lý đất và giá thể, phân bón và chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (baogồm cả thuốc bảo vệ thực vật), thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, quản lý và xử lý chấtthải, an toàn lao động, ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sảnphẩm, kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyết khiếu nại Nghiên cứu đã tiến hành so sánhgiữa thực tế áp dụng với các tiêu chuẩn của quy trình để có thể đánh giá khả năng đápứng của các hộ nông dân từ đó đề xuất giải pháp nhằm phù hợp
1.2 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn VietGAP
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP - Good Agriculture Production) là công
nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suấtcao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môitrường không ô nhiễm Trong quá trình sản xuất có ghi chép để có cơ sở xin được cấpchứng chỉ Đặc biệt GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (người laođộng phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được lao động trong điềukiện tối ưu, thoáng mát)
Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng VietGAP (Vietnamese GoodAgricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựatrên 4 tiêu chí: (1) Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất, (2) An toàn thực phẩm gồm các biệnpháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch, (3)Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nôngdân, (4) Truy tìm nguồn gốc sản phẩm - tiêu chuẩn này cho phép xác định được nhữngvấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệpnhư: đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất, giống và gốc ghép, quản lý đất và giá thể, phânbón và chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật), thu hoạch
và xử lý sau thu hoạch, quản lý và xử lý chất thải, an toàn lao động, ghi chép, lưu trữ hồ
Trang 18sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, kiểm tra nội bộ, khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại.
1.2.1 Văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Kể từ năm 2008, khi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức ban hànhquy trình VietGAP đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn vàquy chuẩn liên quan được ban hành Tuy nhiên, có một số văn bản đã hết hiệu lực Chitiết tổng hợp danh sách các văn bản, quy phạm pháp luật đã ban hành và đang còn hiệulực để triển khai thực hiện sản xuất và áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP được thể hiệnchi tiết trong phụ lục 1
1.2.2 Ban hành quy trình VietGAP
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai trên 4 quy trình
đó là:
1 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (Banhành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
2 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn đượcban hành kèm theo quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theoQuyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn);
4 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm theoQuyết định số 2999 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn)
1.2.3 Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam
Theo danh sách công bố bởi Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT các tổ chức được phépcấp chứng chỉ VietGAP gồm 9 đơn vị Danh sách chi tiết được đính kèm ở phụ lục 2
Tính đến năm 2013, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lần lượt ban hành quy trìnhcanh tác VietGAP đối với 5 sản phẩm: rau, trái cây, chè búp tươi, lúa và cà phê Hiệnnhiệm vụ kiểm soát chuỗi sản xuất, trồng trọt từ vườn ruộng đến bàn ăn được Bộ Nôngnghiệp và PTNT phân cấp cho nhiều cơ quan khác nhau Trong đó, Cục Trồng trọt chịutrách nhiệm giám sát các cơ sở trồng trọt, cơ sở sơ chế gắn liền với trồng trọt; cấp giấychứng nhận VietGAP Cục Bảo vệ thực vật kiểm soát các lô hàng xuất - nhập k hẩu CụcChế biến nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối giám sát các cơ sở chế biến Cục Quản lýchất lượng nông - lâm sản và thuỷ sản giám sát các chợ đầu mối; truy xuất nguồn gốc sảnphẩm không đảm bảo an toàn; kiểm tra tận gốc tại nước xuất khẩu; thẩm tra công nhậnnước xuất khẩu Tính đến hết năm 2013, tổng diện tích được chứng nhận VietGAP của cảnước mới đạt khoảng 14.500ha, trong đó riêng thanh long Bình Thuận là trên 7.000ha.Đến nay, có 575 giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực với diện tích 8.228ha Ngoài ra,
Trang 19còn hơn 10.000ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP nhưng không đăng ký chứngnhận Trong tổng diện tích hơn 6 triệu hecta đất trồng các loại rau, cây ăn quả, chè, lúa và
cà phê mới có 0,3% diện tích áp dụng VietGAP Phần lớn nông dân không áp dụng vìquy trình dài và phức tạp; chi phí lớn; nông dân không hài lòng với giá cả giữa sản phẩm
có ứng dụng VietGAP và sản phẩm không ứng dụng VietGAP trên thị trường Vừa qua,Cục Trồng trọt đã rà soát 27 tổ chức chứng nhận VietGAP, đến nay chỉ để 13 đơn vị đủđiều kiện tiếp tục hoạt động và 6 đơn vị đang trong giai đoạn khắc phục sau đánh giá chỉđịnh lại
1.2.4 Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP
Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP:
Thủ tục chứng nhận VietGAP do các tổ chức chứng nhận được chỉ định tự banhành trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của của thông tư 48/2012/TT - BNNPTNT ngày26/9/2012 và tiêu chuẩn TCVN 7457: 2004 Nhìn chung, quá trình xây dựng áp dụng vàchứng nhận sẽ trải qua 10 bước cơ bản sau:
1 Nhà sản xuất (tự làm hoặc thuê tư vấn): Đào tạo nhận thức chung về vai trò vàtác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP; Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm liênquan và xây dựng cách thức nuôi/ trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP cho nhómsản phẩm muốn chứng nhận; Thực hiện việc nuôi/ trồng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiếttheo yêu cầu của tiêu chuẩn và quy trình tự xây dựng; Đào tạo đánh giá viên nội bộ vàtiến hành đánh giá nội bộ trước khi đăng ký chứng nhận;
2 Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu gửi cho tổ chức chứngnhận;
3 Tổ chức chứng nhận báo giá trên cơ sở diện tích nuôi /trồng, loại cây/con, sảnlượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thương thảo với nhà sản xuất;
4 Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm;
5 Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời gian
9 Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu chuẩn
và thực hiện việc đánh giá giám sát định kỳ (tối thiểu 1 lần/năm);
10 Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trước khiGiấy chứng nhận hết hiệu lực
Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất rau (quả) an toàn theo VietGAP:
Trang 20a Hồ sơ đăng ký
Bộ hồ sơ nhà sản xuất cần phải chuẩn bị để kiểm tra, đánh giá bao gồm:
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, hồ sơ về tư cách pháp nhân của cơ sở, mối liên hệ giữa cácthành viên và cơ sở
2 Danh sách thành viên (Họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) và các thông tinliên quan đến các thành viên (trong trường hợp cơ sở đăng ký kiểm tra chứng nhậnVietGAP là tổ chức có nhiều thành viên sản xuất/canh tác)
3 Bảng tự đánh giá của cơ sở nêu với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu
4 Đơn đăng ký chứng nhận VietGAP Trong trường hợp cơ sở đăng ký kiểm trachứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều hộ (sản xuất/canh tác) thành viên thì cần gửikèm theo danh sách thành viên (Họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) và các thôngtin liên quan đến các hộ (danh sách chứng chỉ tập huấn, đào tạo, hình thức sản xuất vàtiêu thụ)
5 Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trímặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản (nhà sơ chế)
6 Quy trình sản xuất/canh tác rau quả phù hợp
7 Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất, tiêu thụ (kế hoạch, sổ theo dõi sản xuất, sổtheo dõi tiêu thụ - vận chuyển, sổ xuất nhập vật tư, ) chung của đơn vị
8 Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất và tiêu thụ của các thành viên
9 Kết quả kiểm tra mẫu đất, nước hàng năm (nếu có)
10 Hồ sơ kiểm tra nội bộ định kỳ hàng năm, theo quy định tại điều 8 của quy chếchứng nhận VietGAP kèm theo quyết định số 48/2012/QĐ-BNN
b Trình tự, thủ tục cấp và duy trì giấy chứng nhận
* Trước khi cấp giấy chứng nhận
Bước 1: Hướng dẫn đơn vị sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Chấp nhận đăng ký;
Kiểm tra, đánh giá hồ sơ;
Thành lập đoàn giám sát;
Ký kết hợp đồng
Bước 3: Kiểm tra thực tế:
Tiến hành kiểm tra sản xuất ngoài đồng ruộng, phỏng vấn trực tiếp và kiểm tra hồ
sơ sản xuất theo các đợt cho mỗi một quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (câytrồng đăng ký chứng nhận) như sau:
Kiểm tra sơ bộ (3 lần) Mỗi lần kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểm tra,biên bản kiểm tra có ký nhận 2 bên, biên bản khắc phục lỗi
Trang 21Kiểm tra chính thức (1 lần), kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểm tra, biênbản kiểm tra có ký nhận 2 bên.
Lấy mẫu sản phẩm điển hình theo trình tự lấy mẫu thuộc quyết định 106 về ngườilấy mẫu Phân tích, đánh giá mẫu sản phẩm trong quá trình kiểm tra (Biên bản lấy mẫu,biên bản bàn giao mẫu, biên bản trả kết quả phân tích mẫu)
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận:
Báo cáo đánh giá: Dựa vào kết quả các lần kiểm tra đánh giá sự phù hợp và nhữngđiểm chưa phù hợp như quy định của VietGAP, kết luận xem đơn vị HTX có đủ tiêuchuẩn để công nhận VietGAP hay không, đề xuất để lãnh đạo quyết định cấp giấy chứngnhận
Cấp giấy chứng nhận (quyết định chứng nhận, mẫu giấy chứng chỉ)
* Giám sát duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận
Giám sát thường xuyên hoặc đột xuất (2 lần/quy trình) Các thủ tục giống như 1lần kiểm tra sơ bộ và 1 lần kiểm tra chính thức
Duy trì hoặc đình chỉ giấy chứng nhận
Hợp đồng chứng nhận hết 01 năm hiệu lực, thảo luận ký cho năm tiếp theo trướckhi hợp đồng hết hiệu lực 01 tháng
1.3 Giới thiệu một số quy trình khác về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
1.3.1 ASEANGAP
ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn về thực hànhnông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sảnphẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á Các biện pháp thực hành tốt trongASEANGAP với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ mối nguy hại tới an toàn thựcphẩm, ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối vớingười lao động và chất lượng rau quả
Thành viên của các nước ASEAN đều có chung đặc điểm về phương thức canhtác, cơ sở hạ tầng và điều kiện thời tiết Hiện tại, việc thực hiện các chương trình GAPtrong khu vực ASEAN lại khác nhau, một số nước đã có hệ thống chứng nhận quốc giacòn một số nước khác đang trong chương trình nâng cao nhận thức cho nông dân
Mục đích của ASEANGAP là tăng cường việc hài hòa các chương trình GAPtrong khu vực ASEAN Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nướcthành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu, nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho ngườinông dân và góp phần duy trì nguồn cung cấp thực phẩm an toàn và bảo tồn môi trường,quy mô của ASEANGAP bao trùm lên các khâu trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạchcác loại rau quả tươi tại trang trại và khâu xử lý sau thu hoạch tại các địa điểm đóng góirau quả Các sản phẩm có độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm như rau giá và hoa quả tươicắt miếng không thuộc phạm vi của ASEANGAP ASEANGAP có thể sử dụng cho tất cảcác dây chuyền sản xuất nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn cho cấp chứng chỉ vớicác sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm từ cây chuyển gen
Trang 221.3.2 GlobalGAP
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhàsản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp,các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệthực vật, các trường đại học và các hiệp hội của họ
Trước đây là tiêu chuẩn EUREPGAP đến ngày 02/07/2007 và được nâng tầm lênthành GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàncầu) Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nôngnghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu Là tiêu chuẩn về thực hành nôngnghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp,giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tớiviệc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sảnlượng và địa điểm sản xuất
Tiêu chuẩn GlobalGAP yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểmtra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn canh tác đến khâuthu hoạch, chế biến và tồn trữ Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ antoàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếugiống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc cónguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng
Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuốnggiống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thựcphẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồngốc
Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bêncạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho ngườilao động và bảo vệ môi trường
1.3.3 JGAP
Hệ thống JGAP ( hệ thống GAP của Nhật) bao hàm việc quản lý/kiểm soát các mốinguy trong sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ ngườilao động JGAP sẽ mang đến các lợi ích sau:
- Người tiêu dùng sẽ được hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn được bảo lãnhbởi các cơ quan thanh tra độc lập
- Hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được các sản phẩm nhập ngoại không đảm bảo chấtlượng
- Không phát sinh chi phí cho cả người bán và mua
Trang 23- Đối với các nhà xuất khẩu, khi xuất hàng hóa có thể đối chiếu với các hệ tiêu chuẩnkhác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này với các hệ GAP của cácnước
Tuy nhiên, hàng năm chính phủ đều có rà soát lại các tiêu chuẩn để luôn cập nhật các
điều khoản thương mại mới, vì thế mà JGAI (GAP mới) ra đời (là phiên bản cập nhật của
JGAP) Phê chuẩn JGAP và hệ thống quản lý chuỗi cung cấp để có hệ thống truy vấn
nguồn gốc sản phẩm là vấn đề mới và phải tuân thủ đối với các bên tham gia
Các hoạt động liên quan đến trang trại sản xuất tham gia GAP:
- Thực hiện đăng ký hệ thống truy nguyên nguồn gốc Nhất thiết phải duy trì ghinhật ký sản xuất từ tất cả các công đoạn canh tác đến thu hoạch, sơ chế, chế biến và phânphối Xác định được nguyên nhân và bằng chứng khi có các vấn đề phát sinh
- Lựa chọn loại giống
- Quản lý môi trường sản xuất, sử dụng hóa chất nông nghiệp theo Luật bảo vệ môitrường Nguyên tắc chính của GAP là áp dụng quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp
- Quản lý chế độ tưới tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và bảo vệ đất
- Thực hiện chương trình phòng trừ tổng hợp
- Quản lý thu hoạch và sau thu hoạch
- Quản lý chế độ bảo quản sản phẩm (có nhật ký bảo quản đầy đủ), có bao gói, nhãnhiệu ghi đủ các thông số theo yêu cầu
- Quản lý tạp chất, vệ sinh kho
- Quản lý các vấn đề liên quan đến người lao động (chế độ bảo hiểm, an toàn laođộng, sức khỏe…)
- Các vấn đề môi trường Điều quan trọng là hướng tới chế độ canh tác bền vững,giảm thiểu tác động đến thiên nhiên
- Đảm bảo chế độ đào tạo để cập nhật kiến thức đầy đủ Phải đạt được các tiêuchuẩn chứng chỉ của đào tạo
1.4 Đánh giá các nghiên cứu liên quan
Ngô Thị Thuận, “VietGAP trong sản xuất rau an toàn ở thành phố Hà Nội, tạp chíKhoa học và Phát triển 2010: Tập 8, số 6: 1029-1036”: Nghiên cứu nhằm đánh giá những
Trang 24kết quả bước đầu và thách thức khi áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau an toàncho Hà Nội, làm căn cứ để đề xuất các khuyến nghị nhằm triển khai áp dụng mô hình trêndiện rộng Tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn 120 hộ trồng rau an toàn về thực hiện cácnội dung của quy trình Kết quả cho thấy các tiêu chuẩn thực hiện tương đối tốt là: vùngsản xuất rau của các xã điều tra đều đảm bảo các yêu cầu như cách xa các khu côngnghiệp, không chịu ảnh hưởng từ các chất thải công nghiệp, nguồn nước đảm bảo, chủyếu là sử dụng nước giếng khoan, các loại phân vô cơ sử dụng theo danh mục hướng dẫn,phân hữu cơ có ủ hoai mục Tuy nhiên, đất trồng rau chưa được kiểm tra hàng năm, sửdụng thuốc BVTV không đúng hướng dẫn trên bao bì, đặc biệt là không ghi chép nhật kítrong quá trình sản xuất Đây chính là các thách thức cản trở việc thực hiện quy trình này.
Đinh Đức Hiệp (2013), “Nghiên cứu việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau của
Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan vềthực trạng việc áp dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận VietGAP của nông dântrồng rau Hà Nội từ việc tiến hành điều tra, so sánh tại 3 huyện có diện tích trồng rau lớn
và tại các điểm đã thực hiện triển khai và đã được cấp chứng chỉ VietGAP, tại huyện GiaLâm đã thực hiện phỏng vấn và điều tra tại Xã Văn Đức, huyện Thanh Trì đã thực hiệnđiều tra tại Xã Yên Mỹ và huyện Hoài Đức thực hiện tại HTX Tiền Lê Kết quả điều tracho thấy mô hình trồng rau VietGAP bước đầu đã đem lại một số hiệu quả nhất định Tuynhiên quy mô sản xuất thực phẩm an toàn theo VietGAP vẫn còn ở mức rất khiêm tốn với1,25 % tổng diện tích canh tác Việc áp dụng VietGAP ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn
và hạn chế Được sự hỗ trợ quan tâm từ cơ quan nhà nước và các tổ chức, việc tiếp cậncác công nghệ kỹ thuật dễ dàng nhưng do sản xuất nông nghiệp của Hà Nội có quy mônhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành mối liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ trong chuỗicung ứng giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, VietGAP còn một số yêu cầu khó,không thực tế, không khả thi đối với một số đối tượng nên việc áp dụng quy trình chưađược nhân rộng
Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2014), “Phân tích các nhân tố ảnhhưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệptốt (VietGAP) ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5:779-786 Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩnVietGAP vào chăn nuôi lợn tại các cơ sở chăn nuôi ở thành phố Hà Nội Nghiên cứu sửdụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá khả năng áp dụng từngtiêu chí thuộc 17 nhóm tiêu chuẩn Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 10 nhóm với 34 tiêu chí
có ảnh hưởng mạnh đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi, trong đónhóm tiêu chí “Vệ sinh chăn nuôi” có ảnh hưởng lớn nhất, nhóm tiêu chí “chu chuyển vàliên kết tiêu thụ” có ảnh hưởng thấp nhất đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn này
1.5 Đề xuất nội dung bảng hỏi phỏng vấn sâu
Để có thể tìm hiểu kĩ hơn về tình hình thực hiện tại địa phương, cũng như các ýkiến liên quan đến định hướng và giải pháp cho việc triển khai hiệu quả quy trìnhVietGAP, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu 2 cán bộ hợp tác xã Ngoài ra, nghiên cứu
Trang 25cũng tiến hành phỏng vấn sâu 5 hộ nông dân để tìm hiểu về kinh nghiệm áp dụng cũngnhư những thuận lợi, khó khăn cơ bản khi họ áp dụng quy trình này.
Nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của các hộ nông dân sản xuất, nghiên cứu đãtiến hành điều tra 150 hộ với bảng hỏi được xây dựng dựa trên các quy định của tiêuchuẩn VietGAP và tổng hợp các ý kiến đạt được từ quá trình phỏng vấn sâu (Câu hỏiphỏng vấn sâu và bảng phỏng vấn cá nhân được trình bày chi tiết ở phụ lục 3)
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các tiêu chí được sử dụng để xây dựng bảng hỏi phỏng vấn
cá nhân T
T
1 Đánh giá và lựa
chọn vùng sản xuất
- Phù hợp với quy hoạch địa phương
- Vùng sản xuất không có mối nguy cơ ô nhiễm
2 Nguồn giống - Có nguồn gốc rõ ràng
- Xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng
3 Đất trồng - Đánh giá chất lượng hàng năm
- Không chăn thả vật nuôi
- Có biện pháp chống xói mòn, thoái hóa đất
4 Nước tưới - Hàng năm đánh giá theo tiêu chuẩn quy định
5 Phân bón - Có nguồn gốc rõ ràng, trong danh mục cho phép
- Không dùng phân tươi, có bể ủ phân
- Dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ
6 Hóa chất, thuốc
BVTV
- Có nguồn gốc rõ ràng, trong danh mục cho phép
- Dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì
- Thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất
7 Thu hoạch và xử lý
sau thu hoạch
- Thu hoạch đúng thời gian cách ly
- Rau không để trực tiếp đất, hạn chế để qua đêm
- Sơ chế trước khi tiêu thụ
- Có khu rửa, vệ sinh, sơ chế riêng
- Vệ sinh thiết bị, dụng cụ
8 Quản lý và xử lý
chất thải
- Xử lý chất thải ở mọi công đoạn
9 Người lao động - Được tập huấn sản xuất
- Được trang bị bảo hộ
- Trong độ tuổi lao động và có hồ sơ cá nhân
Trang 2612 Khiếu nại và giải
quyết khiếu nại
- Có sẵn mẫu đơn khiếu nại
- Có trách nhiệm giải quyết ngay khi có yêu cầu
áp dụng nhiều năm như: GlobalGAP, ASEANGAP, JGAP, KGAP từ đó có thể học hỏi
và áp dụng vào Việt Nam Thông qua các thông tin đó, nghiên cứu đã đề ra nội dungbảng hỏi phỏng vấn sâu để tiến hành điều tra phục vụ nghiên cứu Kết quả điều tra đượctrình bày cụ thể trong chương 2
Trang 27CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI 12 TIÊU CHUẨN CỦA VIETGAP
VỀ RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ 2
nợ và từng bước kinh doanh có lãi Đến năm 1997 thực hiện chuyển đổi hoạt động theoLuật HTX từ HTX nông nghiệp thuần túy đã chuyển sang kinh doanh và đổi tên thành:Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Quảng Thọ 2 Năm 2003 thực hiệnchủ trương “Dồn điền, đổi thửa” HTX đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích đất lúakém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao hơn như : hoa, hành lá,bia rô, đậu bắp, nưa nhưng nhiều nhất là cây rau má Năm 2013, HTX đã tiến hành đăng
ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể "Rau má Quảng Thọ" trên địa bàn xã Quảng Thọ cho
194 hộ với diện tích 30 ha Tính đến giữa năm 2014 diện tích rau má trên địa bàn HTX đãđạt 40 ha HTX đang tiến hành các điều kiện cần thiết để có thể gửi hồ sơ yêu cầu cấpchứng chỉ VietGAP cho 10 ha còn lại chưa được cấp chứng chỉ (trong tổng số 40 ha)
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của HTX
Tổ chức các dịch vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ cho hộ xã viên, là bà đỡ cho hộ
xã viên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất,kinh doanh của HTX, bảo toàn vốn, từng bước tăng nguồn vốn tích lũy, có lãi để chia chovốn góp của xã viên và mức độ sử dụng dịch vụ
Trang 28Đại biểu hội đồng thành viên
Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ
Phó GĐPhó GĐ
Bộ phận tài vụ Cán bộ các khu vực
Bộ phận kế hoạch Thủ quỹ
2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự
(Nguồn: Số liệu do HTX cung cấp)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của HTX 2.2 Tình hình áp dụng VietGAP tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2
2.2.1 Xây dựng vùng nguyên liệu
Thực hiện thành công mô hình sản xuất Rau má an toàn VietGAP từ nguồn vốn hỗtrợ của Sở NN & PTNT, trực tiếp là Chi cục QLCLNLS & Thủy sản tỉnh Thừa ThiênHuế Qua đó đã được Công ty CP chứng nhận Globalcert thẩm định cấp chứng nhận Mãsố: VietGAP –TT-12-46-0001 với diện tích 30 ha cho 194 hộ tham gia Đến năm 2014 là
40 ha với 244 hộ tham gia
Trong đó đã thành lập Ban quản lý VietGAP và 24 nhóm tổ, mỗi nhóm tổ có 1 tổtrưởng và 1 tổ phó phụ trách để thường xuyên kiểm tra, góp ý khắc phục những lỗi trongquy trình SX rau má an toàn VietGAP, từ đó nâng cao rất nhiều ý thức sản xuất rau antoàn của hộ nông dân
Trang 292.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm máy móc thiết bị
Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện HTX đã xây dựng cơ bản hoàn thiện nhàxưởng bao gồm: sân phơi, nhà sơ chế, các phòng chức năng và lắp ráp tương đối đầy đủdây chuyền máy móc thiết bị (bao gồm: hệ thống bể rửa; máy sục khí ozone; máy sấynguyên liệu; máy xay; máy đóng gói trà túi lọc; máy hàn miệng túi; máy in DaTe), vớitổng mức đầu tư: 1tỷ 047 triệu đồng; (Vốn hỗ trợ: 390 triệu đồng; vốn HTX và vốn vayNH: 657 triệu đồng)
2.2.3 Về hồ sơ pháp lý
Cũng trong thời gian đó Ban Quản trị HTX đã tiến hành làm các thủ tục pháp lý:
- Cử cán bộ và công nhân tham gia các lớp tập huấn cơ bản về an toàn vệ sinh thựcphẩm do Chi cục QLCLNLS & Thủy sản, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổchức
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (logo) và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
- Đăng ký mã vạch các sản phẩm Rau má tươi và Trà rau má và đã được Tổng Cụctiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
- Đăng ký và đã được cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,số: 77/2014/ATTP-CNĐK do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp
- Tiến hành gửi mẫu rau má tươi, Trà rau má, Trà rau má túi lọc đi kiểm nghiệm ởTrung tâm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm của Sở Y tế và kết quả các chỉ tiêu (Mùi vị; nănglượng; protein; glucid; chì; E.coli,…) đều đạt Qua đó đã được:
- Cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho rau má tươi
do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế cấp số: 75/2014 ngày 13/8/2014
- Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho thực phẩm chứcnăng Trà rau má và Trà rau má túi lọc do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp số:
15691 và 15692 ngày 28/8/2014
2.2.4 Kết quả thực hiện
Từ tháng 05/2014 đến tháng 10/2014 trong thời gian làm Hồ sơ pháp lý, HTX đãchủ động thu mua rau má cho bà con xã viên với tổng sản lượng: 112,3 tấn tương ứng sốtiền trả: 677.170.000 đồng (giá bình quân: 6.030 đ/kg)
Trong đó: - Rau tươi qua sơ chế đưa vào thị trường TP Đà Nẵng, Quảng Nam,Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình là : 65,9 tấn
- Dự trữ làm nguyên liệu trà rau má là: 4,6 tấn khô (46,4 tấn rau má tươi)
HTX đã hợp đồng với hộ trồng rau má cam kết mua giá thấp nhất 4.000đ/kg, góp phầnrất lớn nâng cao và ổn định giá rau má của năm 2014 so với những năm trước đây có lúc giáchỉ : 1.000 – 2.000 đ/kg, (Bình quân đạt: 250 -300 trđ/ha/năm)
Từ khi HTX tổ chức thu mua rau má cho bà con nông dân đã làm ổn định đầu ra chosản phẩm, khuyến khích hộ nông dân nhân rộng thêm diện tích trồng rau má, giải quyết công
ăn việc làm ổn định hơn 300 lao động tại địa phương; Thu nhập của hộ trồng rau má tăng lên
Trang 30đáng kể (bình quân 1 hộ có 3 sào thì 1 năm thu 45 triệu đồng; có những hộ làm 8 sào đến 1mẫu thì thu nhập đạt 100 đến 150 trđ/năm) Trong năm 2014 thời tiết thuận lợi cho rau má,không bị lũ lụt nên bà con càng phấn khởi hơn, giá rau lên đến 7.000đ/kg.
Đồng thời tổ chức được một tổ công nhân sản xuất tại nhà xưởng gồm 9 lao động(gồm 2 nam và 7 nữ) có việc làm và mức thu nhập ổn định, góp phần giải quyết việc làmcho người tại địa phương, (lương bình quân: 2 triệu đồng đến 2,5 trđ/người/tháng)
* Các bước sản xuất Thực phẩm chức năng Trà rau má và đưa sản phẩm ra thị trường
tiêu thụ:
Sau khi được Cục ATTP- Bộ Y tế cấp xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thựcphẩm cho Thực phẩm chức năng Trà rau má và Trà rau má túi lọc Ban Quản trị HTX đã khẩntrương hợp đồng in ấn mẫu mã bao bì và tiến hành sản xuất Trà rau má
Hiện nay HTX đang sản xuất và cho ra thị trường 02 dạng sản phẩm, đó là:
- Thực phẩm chức năng Trà rau má: gói 100 gam và gói 200 gam; (giá bán lẻ: 15.000đ/lạng)
- Thực phẩm chức năng Trà rau má túi lọc: 01 hộp (30 túi X 2g), (giá bán lẻ: 25.000đ/hộp)
2.2.5 Thị trường tiêu thụ
Cuối tháng 10 năm 2014 HTX đã tổ chức Lễ công bố và giới thiệu các sản phẩm rau má.Hiện nay, ngoài địa điểm tại Văn phòng HTX thì có các địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm sau:
- Cơ sở: Số 27, đường Nguyễn Vịnh, thị trấn Sịa
- Cơ sở: Cây xăng dầu 27 của Cty CP vật tư NN ở Phong Điền
- Cơ sở: Chợ Phước Yên, xã Quảng Thọ
- Cơ sở: Trung tâm mua sắm Tây Lộc, số 33- Trần Quốc Toản, phường Tây Lộc, TP Huế
- Cơ sở : Trà Đình Vũ Di, Cư Chánh, Thủy Biều, Hương Thủy;
- Cơ sở Phú Bài, Hương Thủy;
HTX đang gửi hồ sơ, mẫu trà rau má vào Siêu thị CoopMark và BicC để xétduyệt Nếu được sẽ là hướng đầu ra ổn định cho sản phẩm trà rau má Quảng Thọ
2.3 Thực trạng khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với 12 tiêu chuẩn của VietGAP về rau an toàn tại hợp tác xã Quảng Thọ 2
2.3.1 Đặc điểm hộ nông dân trồng rau má tham gia khảo sát
Từ kết quả khảo sát 150 hộ nông dân cho thấy, số nông dân được phỏng vấnchiếm đa số là nam với 95,3% còn số nông dân là nữ chỉ chiếm một phần nhỏ với 4,7%.Điều này cũng phù hợp với thực tế, nghề nông thường là do người chồng chịu tráchnhiệm chính, đồng thời đảm nhiệm vai trò trụ cột trong gia đình Độ tuổi của các hộ đượcphỏng vấn đều nằm trong độ tuổi lao động, tỉ lệ từ 41-60 tuổi chiếm đa số với 96,7%, cònlại 3,3% là từ 18-40 tuổi Điều này phù hợp với tính chất công việc, nghề nghiệp Các hộđều làm nông từ nhiều năm trước và có nhiều kinh nghiệm Các hộ được phỏng vấn chủyếu ở ba vùng là Phước Yên, La Vân Thượng và Lương Cổ Trong đó, các hộ ở PhướcYên chiếm tỷ lệ lớn nhất với 75,3%, còn La Vân Thượng và Lương Cổ lần lượt là 22,0%
Trang 31và 2,7% Điều này chứng tỏ, vùng sản xuất tập trung chủ yếu là ở Phước Yên, nơi có diệntích trồng rau và số hộ tham gia nhiều nhất trong địa bàn xã Ở La Vân Thượng, số hộ vàdiện tích trồng rau chiếm tỷ lệ tương đối thấp, riêng ở Lương Cổ thì số lượng chỉ chiếm
tỷ lệ rất nhỏ Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì so với hai vùng còn lại thìLương Cổ có diện tích đất trồng rau ít và điều kiện về nguồn đất chưa thích hợp với câyrau má Diện tích sản xuất của các hộ chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 500-1500 m2 với 72,7%,26,0% và 1,3% lần lượt là tỷ lệ của các hộ có diện tích từ 2000-3000 m2 và trên 3000 m2chứng tỏ các hộ còn sản xuất với diện tích nhỏ lẻ, manh mún Điều này là trở ngại trongquá trình quản lý cũng như giám sát, kiểm tra các tiêu chuẩn của quy trình Do đó, HTXcần có biện pháp quy hoạch, tập trung sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện quá trình sảnxuất được thuận lợi hơn
Bảng 2.1 Đặc điểm của hộ nông dân
(Nguồn: Số liệu điều tra)
2.3.2 Đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP
Trong quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đã đưa ra đầy đủ và chi tiết về điều kiệnsản xuất của rau an toàn Do đó, để tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân
về điều kiện sản xuất rau theo VietGAP, nghiên cứu tiến hành so sánh điều kiện sản xuấthiện tại với các quy định trong quy trình đã ban hành
2.3.2.1 Đối với vùng sản xuất
Theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, vùng sản xuất rau an toàn phải phù hợpvới quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất; đãđánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh vật, vật lý do vùng sản xuất có thể gây nhiễmbệnh sản phẩm; đã có đủ cơ sở khoa học để có thể khắc phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễmhóa học, sinh vật, vật lý
Trang 32Đối với vùng sản xuất rau an toàn ở Quảng Thọ thì có một số đặc điểm sau: câytrồng phù hợp với quy hoạch của địa phương; vùng sản xuất đã được chứng nhận vùngsản xuất an toàn Ngoài ra, khu trồng rau cách xa khu dân cư và đường quốc lộ lớn, cách
xa các khu công nghiệp, nhà máy, không có các bệnh viện lớn, không chịu ảnh hưởng củanước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, toàn bộ diện tích trồng rau đều là đất thịt -
là loại đất thích hợp với sự phát triển của cây rau má Rau má đã và đang trở thành câytrồng chủ lực, mang lại thương hiệu cho vùng đất ven sông Bồ, đem lại nguồn thu nhậpcho bà con nông dân
Bảng 2.2: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với vùng sản xuất
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtVùng sản
xuất
- Phù hợp với quy hoạch địa phương
- Vùng sản xuất không có mối nguy
ô nhiễm
- Phù hợp với quy hoạch địaphương
- Đã được chứng nhận vùng sảnxuất an toàn
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.2 Đối với nguồn giống
Theo tiêu chuẩn VietGAP thì phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý vềgiống và gốc ghép tự sản xuất; trường hợp mua, có hồ sơ ghi lại đầy đủ nguồn gốc vềgiống và gốc ghép
Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số hộ cho biết giống của gia đình chưa bao giờđược kiểm tra và chưa được xử lý trước khi gieo trồng Giống trồng là giống rau tại bảnđịa, việc sản xuất giống chủ yếu là do các hộ gia đình đảm nhiệm nên việc khẳng địnhchất lượng và nguồn gốc giống có thực sự đảm bảo hay không là một điều khó, cần có sựtham gia của các cơ quan chức năng Các hộ thường không tiến hành xử lý cây con hoặchạt giống trước khi gieo trồng mà chỉ trồng theo phương thức thủ công nên thường ảnhhưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây rau
Trước khi áp dụng quy trình VietGAP, cây rau má đã được bà con nông dân trồngnhiều năm Rau má là loại cây dễ trồng, thích hợp với thổ nhưỡng địa phương nên nguồngiống ngày càng được phát triển Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá chất lượng giống đòihỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn nên bà con không thể tự tiến hành màcần phải có sự hỗ trợ từ các cán bộ chuyên trách
Bảng 2.3: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với nguồn giống
Trang 33Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtGiống - Có nguồn gốc rõ ràng
- Xử lý mầm bệnh trước khigieo trồng
- 100% giống bản địa, người dân
tự trồng
- Không xử lý mầm bệnh(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
họ kiểm tra và cấp chứng nhận và chưa có sự bắt buộc Do đó, cần có sự quản lý chặt chẽhơn trong vấn đề này Cán bộ HTX nên thành lập một nhóm chuyên phụ trách lấy mẫuđất để gửi đi đánh giá, điều này vừa hỗ trợ người dân vừa có thể kiểm soát toàn bộ các
hộ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, nâng tỷ lệ số hộ thực hiện tiến đến 100%
Toàn bộ vùng trồng rau người dân đều không chăn thả vật nuôi, hằng năm các hộnông dân đều tiến hành bón phân vi sinh, bón vôi để cải tạo đất, chống thoái hóa đất, giúpcây trồng phát triển được thuận lợi hơn
Bảng 2.4: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với đất trồng
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtĐất trồng - Đánh giá chất lượng hàng
năm
- Không chăn thả vật nuôi
- Có biện pháp chống xói mòn,thoái hóa đất
- 69,3% đánh giá chất lượng hàngnăm
- Không chăn thả vật nuôi
- Bón phân vi sinh, bón vôi, cải tạođất
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.4 Đối với nước tưới
Theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, chất lượng nước tưới và nước sử dụngsau thu hoạch cho sản xuất rau đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành; lưu vào hồ sơ cácđánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng
Trang 34Do vùng trồng rau của xã nằm gần sông Bồ nên lượng nước ngầm khá dồi dào.Nguồn nước tưới chủ yếu là nước giếng khoan và nước mương (96% sử dụng nước giếngkhoan; 48,7% sử dụng cả nước mương và nước giếng khoan) Hầu hết vùng trồng rau ởđịa phương đều rất chủ động về nước tưới, ngoài hệ thống kênh mương thì các hộ sảnxuất còn đào hoặc khoan thêm giếng để lấy nước phục vụ cho sản xuất rau Tuy nhiên,vẫn còn 4% số hộ được khảo sát cho biết họ dùng nước sông để tưới rau Mặc dù vùngsản xuất rau của xã nằm cách xa đường quốc lộ nên nguồn nước đảm bảo không nhiễmkhuẩn, không có hàm lượng kim loại cao nhưng vẫn cần phải tiến hành đánh giá nguồnnước theo tiêu chuẩn Thực tế thì mới chỉ có 29,3% số hộ được khảo sát cho biết nguồnnước tưới của họ được đánh giá theo tiêu chuẩn Đây là một tỉ lệ rất thấp mà cần phải có
sự điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn theo quy trình
Việc đánh giá nguồn nước tưới cũng đồi hỏi người thực hiện phải có trình độchuyên môn nên bà con không thể tự tiến hành Hơn nữa, việc kiểm tra giám sát quá trìnhnày chưa có hoặc chưa thực sự tốt, việc đánh giá lại mất nhiều thời gian, nhiều công đoạnnên bà con nông dân chưa chủ động trong việc kiểm tra Chỉ khi nào có yêu cầu thì họmới thực hiện Do đó, công tác giám sát kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc để cóthể kịp thời hỗ trợ, đánh giá quá trình thực hiện của bà con
Bảng 2.5: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với nước tưới
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtNước tưới - Hàng năm đánh giá theo tiêu
chuẩn quy định
- 29,3% đánh giá theo tiêu chuẩn
- 96% sử dụng nước giếng khoan;4% sử dụng nước sông
- 48,7% sử dụng cả nước mương
và nước giếng khoan(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.5 Đối với phân bón
Về phân bón, quy trình VietGAP quy định, phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóahọc, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón; chỉ sửdụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam; chỉ sửdụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về các loại phân hữu cơ; dụng
cụ, nơi trộn, lưu giữ phân bón và chất phụ gia luôn được bảo dưỡng, giữ vệ sinh nhằmgiảm nguy cơ ô nhiễm; ghi chép, lưu vào hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón
Theo kết quả điều tra cho thấy, đối với phân bón thì tỷ lệ hộ mua phân bón tại cácđại lý tương đối lớn, chiếm 96,7% và 21,3% mua tại HTX và đại lý Tuy nhiên, việc kiểmtra giấy phép kinh doanh cũng như các loại thuốc được bày bán vẫn chưa được tiến hànhthường xuyên Việc kiểm tra giám sát các loại thuốc được sử dụng sẽ dễ dàng hơn nếu cómột nơi tập trung để các hộ đến đó mua Hiện tại, HTX đã tiến hành nhập phân bón về để
Trang 35bán cho bà con với giá hỗ trợ, tuy nhiên tỷ lệ hộ mua tại HTX vẫn còn thấp (chỉ mới21,3%) HTX cần vận động bà con đến mua tại HTX để được hỗ trợ về giá và hướng dẫncách sử dụng, đảm bảo thực hiện theo quy định, việc kiểm tra các loại thuốc sử dụngcũng như truy nguyên nguồn gốc sẽ dễ dàng hơn.
Phân hữu cơ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức phân bón cho rau và được100% hộ nông dân sử dụng, loại phân hữu cơ được sử dụng là phân heo, bò đã được ủhoai mục Ngoài ra, các loại phân vô cơ cũng được các hộ sản xuất sử dụng như, phânđạm, kali, NPK và phân vi sinh Toàn bộ các hộ được khảo sát đều chỉ sử dụng các loạiphân bón có trong danh mục cho phép và tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn ghi trên bao
bì Tuy nhiên, chỉ có 18,7% số hộ có bể ủ phân và 100% số hộ không đánh giá nguy cơ ônhiễm từ phân mỗi vụ Nguyên nhân là do tỷ lệ hộ nuôi gia súc với số lượng lớn khôngnhiều nên lượng phân hữu cơ có được là rất ít, số bể ủ phân càng ít hơn Ngoài ra, việc ủphân đòi hỏi nhiều giai đoạn, tốn nhiều thời gian nên khi cần bón phân cho rau, một số bàcon đã sử dụng các loại phân vô cơ như đạm, kali, NPK vì tính nhanh gọn và tiện lợi.Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đất cũng như cây trồng trong các vụrau tiếp theo do đó đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra công đoạnnày khi tiến hành đánh giá
Bảng 2.6: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với phân bón
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất
- Đánh giá nguy cơ ônhiễm từ phân mỗi vụ
- 96,7% mua tại đại lý; 21,3% muatại hợp tác xã và tại đại lý
- 100% phân bón có trong danh mụccho phép
- 100% phân hữu cơ ủ hoai mục,phân vi sinh; 18,7% có bể ủ phân
- 100% dùng đúng hướng dẫn ghitrên bao bì
- 100% không đánh giá nguy cơ ônhiễm
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.6 Đối với hóa chất, thuốc BVTV
Đối với yếu tố này, người lao động sử dụng hóa chất phải được tập huấn cách sửdụng hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh học; thuốc sử dụng nằm trong danh mục đượcphép sử dụng; mua từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh; sử dụng đúng theo hướngdẫn ghi trên nhãn mác; lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng và xử lý hóa chất;thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất
Trang 36Các hộ khảo sát đều cho biết họ mua tại đại lý trong vùng, chỉ sử dụng các loạithuốc có trong danh mục cho phép và sử dụng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì Tuynhiên, khi được hỏi về việc kiểm tra đánh giá nguồn gốc các loại thuốc thì các hộ nôngdân đều cho biết, họ chưa quan tâm đến vấn đề này Điều này đòi hỏi các cán bộ HTXcần tiến hành kiểm tra đánh giá và phổ biến cho bà con Khi HTX trở thành địa điểmcung cấp các loại thuốc cũng như phân bón thì nên vận động bà con đến mua và hướngdẫn, tập huấn cách sử dụng cho bà con.
Đối với mỗi loại thuốc BVTV khác nhau thì quy định về thời gian cách ly cũngkhác nhau, tùy thuộc vào nồng độ các chất độc hại có trong thuốc Qua điều tra cho thấy,tất cả các hộ đều cách ly ít nhất 7 ngày – thời gian cách ly tối thiểu đối với các loại thuốc.Nhận thức của bà con về vấn đề an toàn đã được nâng cao, thương hiệu rau má sạch, antoàn cũng dần được người tiêu dùng biết đến nên bà con rất chú trọng khâu đảm bảo antoàn Vấn đề đặt ra là 100% hộ đều không tiến hành kiểm tra dư lượng hóa chất Các hộcho biết, họ không am hiểu về lĩnh vực này, HTX cũng không thấy yêu cầu nên họ khôngtiến hành Việc kiểm tra dư lượng hóa chất có trong rau là điều cần thiết để đảm bảo sự
an toàn, tránh trường hợp gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.HTX cần phối hợp với cơ quan chuyên trách đẩy mạnh công tác kiểm tra, đảm bảo đúngvới thương hiệu rau an toàn
Bảng 2.7: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với hóa chất, thuốc BVTV
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất
- Thường xuyên kiểm tra dưlượng hóa chất
- 100% mua tại các đại lý
- 100% sử dụng thuốc có trongdanh mục
- 100% sử dụng đúng hướng dẫn
- 100% không kiểm tra dư lượnghóa chất
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.7 Đối với thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Theo quy trình VietGAP, việc thu hoạch sản phẩm phải đúng thời gian cách ly;dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm đảm bảo sạch sẽ, an toàn, phù hợp; không
để tiếp xúc trực tiếp với đất; sử dụng nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch; sản phẩmđược sơ chế, phân loại và đóng gói đúng quy định đảm bảo không gây nhiễm bẩn; sửdụng hóa chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch thực hiện đúng quy định sử dụng an toànhóa chất, nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện an toàn vệ sinh, bảo vệ bóng đèn nơi khu vực
Trang 37Qua điều tra cho thấy, toàn bộ rau trong vùng đều được thu hoạch đúng thời giancách ly, rau không để trực tiếp đất và không để qua đêm Rau sau khi thu hoạch được rửabằng nước sạch chiếm tỷ lệ rất ít Không có bất cứ một thao tác sơ chế nào được thựchiện cho rau trước khi tiêu thụ Nguyên nhân là do rau sau khi thu hoạch chủ yếu đượcbán trực tiếp cho thương lái nên các hộ hầu như không quan tâm đến vấn đề này Các hộnông dân cho biết, họ chỉ bán cho thương lái, còn việc rửa và phân loại do các thương lái
tự tiến hành rồi đóng gói, họ không cần phải quan tâm đến vấn đề này Vấn đề đặt ra lànếu các thương lái sử dụng nguồn nước không đảm bảo để rửa rau thì chất lượng rau sẽ bịảnh hưởng, do đó bà con cần phải quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn Hiện tại, chỉ cócác hộ có tiến hành thu mua của các hộ khác sau đó bán lại cho thương lái là có tiến hànhrửa, vệ sinh rau (chiếm 22,7% và chỉ có 10% là có khu rửa, vệ sinh riêng) Các hộ vẫnchưa tiến hành vệ sinh dụng cụ sau khi thu hoạch Đây chính là các thách thức, cản trởviệc thực hiện quy trình này
Bảng 2.8: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtThu hoạch và xử
lý sau thu hoạch
- Thu hoạch đúng thời giancách ly
- Rau không để trực tiếp đất,hạn chế để qua đêm
- Sơ chế trước khi tiêu thụ
- Có khu rửa, vệ sinh, sơ chếriêng
Trang 382.3.2.8 Đối với quản lý và xử lý chất thải
Quy trình VietGAP quy định nước thải, rác thải phải được thu gom và xử lý theođúng quy định để giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm bẩn đến người lao động và sản phẩm
Tại địa phương, quá trình quản lý và xử lý chất thải được các hộ tuân thủ nghiêmngặt, rác thải được thu gom bỏ vào nơi quy định Có được điều này cũng nhờ bà conđược hỗ trợ từ HTX Hợp tác xã đã tiến hành xây dựng các địa điểm để các hộ tập trungrác thải vào, từ đó có thể quản lý chất thải theo đúng quy định
Bảng 2.9: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với vùng sản xuất
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtQuản lý và xử lý
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.9 Đối với người lao động
Đối với tiêu chuẩn này, quy trình VietGAP yêu cầu người lao động làm việc trongvùng sản xuất có hồ sơ cá nhân, nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;được tập huấn về vận hành máy móc, sử dụng hóa chất, an toàn lao động và trang bị đầy
đủ bảo hộ lao động; được cung cấp điều kiện làm việc và sinh hoạt theo VietGAP, trang
bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế và bảng hướng dân sơ cứu khi bị ngộ độc hóa chất; có biểncảnh báo vùng sản xuất rau vừa mới được phun thuốc
Kết quả điều tra cho thấy, các hộ nông dân đều được tham gia các lớp tập huấn về
kỹ thuật Những lớp tập huấn này là nhờ HTX hợp đồng với các cơ quan chuyên mônnhư: Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông lâm Huế để tậphuấn và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, 2-3 lần/năm, tại nhà văn hóa xã Sau đó, các hộđạt tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ Toàn bộ chứng chỉ VietGAP cấp cho các hộ trongđịa bàn là do công ty Cổ phần chứng nhận Globalcert cấp (Nguồn: kết quả phỏng vấn sâucán bộ HTX)
Thực tế thì việc trồng và chăm sóc rau má không có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởngđến an toàn lao động nên các hộ trong vùng đều không có trang bị bảo hộ Nguồn laođộng cũng chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, không phân biệt độ tuổi.Việc thu hút lao động cho ngành nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết cần
sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và các cấp chính quyền
Bảng 2.10: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với người lao động
Trang 39Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtNgười lao động - Phải được tập huấn sản xuất
- Phải được trang bị bảo hộ
- Trong độ tuổi lao động và có
hồ sơ cá nhân
- Có tập huấn
- Không trang bị bảo hộ
- Tận dụng lao động gia đình,không phân biệt độ tuổi
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.10 Đối với ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc
Theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, cần ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch,bán sản phẩm; có kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu trữ hồ sơ, ghi chép thời gian bán sảnphẩm, tên và địa chỉ bên mua và lưu giữ hồ sơ cho mỗi lô sản phẩm mỗi khi xuất hàng;khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, cách ly và ngừng phân phối,đồng thời thông báo cho người tiêu dùng
Rau má đã trở thành cây trồng chủ lực, có thương hiệu trên thị trường, đem lạinguồn thu nhập chủ yếu cho bà con nên các hộ nông dân rất chú trọng đến sự an toàntrong rau của mình Đã có 73,3% số hộ tiến hành ghi chép về thời gian, loại phân bón,thuốc BVTV trong quá trình sản xuất Tỷ lệ này vẫn còn chưa đạt so với yêu cầu, nguyênnhân là vì việc ghi chép còn phức tạp, bà con nông dân chưa ý thức được tầm quan trọngcủa công việc này Việc kiểm tra giám sát quá trình ghi chép vẫn chưa được tiến hànhnên vẫn còn một số bà con không thực hiện
Tuy nhiên, phần lớn bà con đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ghi chép(73,3%) nên đã tự nguyện tến hành bởi ngoài việc tiến hành ghi chép thời điểm sử dụng
để kiểm tra nguồn gốc và bảo đảm thời gian cách ly, các hộ nông dân còn sử dụng việcghi chép để có thể đánh giá và lựa chọn các loại thuốc phù hợp với tình hình cây trồng,học hỏi kinh nghiệm từ các hộ khác trong việc sử dụng loại thuốc phù hợp với từng loạibệnh (nguồn: kết quả phỏng vấn sâu hộ nông dân)
Bảng 2.11: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với vùng sản xuất
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtGhi chép, lưu trữ
hồ sơ, truy nguyên
nguồn gốc
Ghi chép và lưu giữ đầy đủ tất
cả nhật ký trong quá trình sảnxuất kinh doanh
- 73,3% có ghi chép về thời gian,loại phân bón, thuốc BVTV
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.11 Đối với kiểm tra, giám sát nội bộ
Theo tiêu chuẩn, phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần; tổng kết
và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu
Trang 40Để có thể tiến hành kiểm tra giám sát tình hình thực hiện quy trình, HTX đã tiến hành thành lập 24 giám tổ (mỗi tổ gồm 1 tổ trưởng và 1 tổ phó) Tuy nhiên, do các hộ sảnxuất còn nhỏ lẻ, nhiều hộ tham gia sản xuất nên việc giám sát còn gặp nhiều khó khăn Mới chỉ có 57,3 % hộ tiến hành kiểm tra giám sát và có biên bản đánh giá Trình độ giữa các hộ còn chưa đồng đều, do đó việc thực hiện đánh giá cũng còn gặp nhiều khó khăn Đây là một trong những rào cản khiến cho việc tuân thủ quy trình chưa thực sự tốt.
Bảng 2.12: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với kiểm tra, giám sát nội bộ
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtKiểm tra, giám sát
nội bộ
- Một năm 1 lần kiểm tra giámsát nội bộ việc thực hiện sảnxuất theo quy trình
- Có biên bản, báo cáo tổng kếtviệc kiểm tra đánh giá
-57,3 % có tiến hành kiểm tragiám sát và có biên bản dánh giá
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.2.12 Đối với khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Theo quy trình VietGAP, tổ chức và cá nhân sản xuất phải có sẵn mẫu đơn khiếunại; khi khách hàng có yêu cầu, giải quyết đơn khiếu nại đúng quy định của pháp luật,lưu trong hồ sơ
Thực tế, có 76% số hộ được khảo sát có sẵn mẫu đơn khiếu nại Tuy nhiên, đa số các hộcho biết họ chưa nắm rõ quá trình giải quyết khiếu nại khi cần nên còn gặp nhiều khókhăn trong quá trình áp dụng Có 62,7% số hộ nghĩ họ có trách nhiệm giải quyết khiếunại khi có yêu cầu, số còn lại đều cho rằng do HTX chịu trách nhiệm Nguyên nhân là docác hộ nông dân chưa hiểu biết rõ về các công việc cần làm khi có khiếu nại hay giảiquyết khiếu nại Đa số các hộ đều nghĩ rằng, việc trồng rau thì chẳng có gì phải khiếu nạinên họ hầu như không quan tâm đến vấn đề này
Bảng 2.13: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy
trình VietGAP đối với khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuấtKhiếu nại và giải
quyết khiếu nại
- Có sẵn mẫu đơn khiếu nại
- Có trách nhiệm giải quyếtngay khi có yêu cầu
- 76% có sẵn mẫu đươn khiếu nại
- 62,7% có trách nhiệm giải quyếtkhi có yêu cầu
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.3.3 Thảo luận kết quả chính của nghiên cứu
Từ kết quả tổng hợp các dữ liệu điều tra của hộ trồng rau VietGAP theo 12 tiêuchí của quy trình VietGAP mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành,nghiên cứu đưa ra một số nhận xét sau: