PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 53)

- Kết hợp W– T: tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để đầu tư, phát triển sản

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Nhu cầu và tâm lý khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi liên tục. Làm sao để có thể vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa tạo đầu ra ổn định cho bà con nông dân đang là thách thức lớn cho HTX trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Thực tế cho thấy, sản lượng rau má sạch theo tiêu chuẩn VietGAP được bán ra thị trường ngày càng nhiều nhưng lợi ích của bà con trồng rau cịn tương đối thấp. Do đó, với vai trị và nhiệm vụ của mình, HTX cần có các chiến lược thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khơng ngừng xây dựng các giải pháp, chính sách để có thể hỗ trợ cho bà con nông dân một cách tốt nhất.

Qua thực tiễn và nghiên cứu đề tài “Khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng

rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” có thể rút ra một số kết

luận sau:

Qua gần hai năm, việc triển khai áp dụng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ở Hợp tác xã Quảng Thọ 2 bước đầu đã có sự thành cơng nhất định. Mặc dù vẫn còn nhiều những hạn chế trong việc triển khai như điều kiện cơ sở vật chất, nguồn vốn, trình độ văn hóa và tập tục sản xuất của người nông dân, Hợp tác xã và bà con nông dân đã xác định việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Diện tích và sản lượng rau an tồn khơng ngừng tăng qua các năm 2013, 2014. Điều này giúp mở ra một hướng đi mới, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho bà con nơng dân.

Q trình triển khai VietGAP ở Hợp tác xã đã nhận được sự hỗ trợ của nhà nước với những hình thức như trực tiếp hay thơng qua các dự án, sự hỗ trợ của Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nơng lâm Huế. Từ đó, bà con nơng dân được tập huấn, chuyển giao các kiến thức, kỹ thuật cần thiết cho việc sản xuất của mình. Các hộ nông dân đã bớt lúng túng trong việc thực hiện đúng theo quy trình, thuê chuyên gia, lập hồ sơ để đăng ký cấp chứng chỉ VietGAP.

Kết quả điều tra trực tiếp từ người trồng rau cho thấy đối với những hộ nông dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã có những thay đổi tích cực về tư duy sản xuất mặt khác họ cũng nhận thấy lợi ích thiết thực. Với sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ngồi lợi ích về năng suất và kinh tế thì họ cũng mong muốn rằng sản phẩm mà họ làm ra đảm bảo an tồn, có thương hiệu, có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường đầu ra hiện cịn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người tiêu dùng về rau an tồn cịn hạn chế, thiếu cơ chế quản lý sản xuất rau an tồn để tạo lịng tin cho người tiêu dùng, người tiêu dùng thành phố Huế ít có thơng tin về rau an tồn và thiếu lịng tin đối với rau an tồn. Do đó, khó khăn lớn nhất mà các hộ nơng dân gặp phải

chính là việc tiêu thụ sản phẩm của gia đình, họ mong muốn sản phẩm được tiêu thụ hết và có đơn vị bao tiêu tồn bộ sản phẩm, người nơng dân chỉ cần tập trung vào sản xuất.

Nhìn chung, mơ hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP khơng chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà điều quan trọng hơn là mơ hình tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu được rằng, trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống cịn để duy trì và phát triển. HTX cần phải biết tận dụng tối đa những điểm mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế, nắm bắt cơ hội, vận dụng một số giải pháp mà nghiên cứu đã đưa ra. Từ đó nâng cao được khả năng đáp ứng của hộ nông dân với tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng được niềm tin trong tâm trí khách hàng, khẳng định được thương hiệu trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

2. Kiến nghị

* Đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thơng thống thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w