Phân tích SWOT của hộ nông dân trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Quảng Thọ

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN VIETGAP

3.2.Phân tích SWOT của hộ nông dân trồng rau má theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX Quảng Thọ

HTX Quảng Thọ 2

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Cây trồng thích hợp với thổ nhưỡng và phù hợp với quy hoạch của địa phương.

- Người nơng dân cần cù chịu khó và có kinh nghiệm sản xuất rau lâu năm.

- Rau má Quảng Thọ đã tạo dựng được thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

- Vùng sản xuất đã được chứng nhận an tồn.

- Nhận thức của người nơng dân về sản xuất rau an toàn đã được nâng cao.

- Các hộ nông dân đã được tập huấn kỹ thuật sản xuất rau má VietGAP, sử dụng thuốc BVTV, sơ cứu ngộ độc thuốc BVTV

- Diện tích trên đầu hộ còn nhỏ lẻ, số hộ tham gia nhiều nên quá trình kiểm tra ghi chép của từng hộ gặp khó khăn.

- Chất lượng nguồn giống chưa đảm bảo

- Chất lượng rau vẫn chưa được theo dõi kiểm định đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định.

- Thiếu cơ sở chế biến, thông tin thị trường cịn thiếu và yếu, chưa hình thành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm ổn định phục vụ người sản xuất.

- Việc sơ chế, bảo quản rau để cung cấp cho thị trường chưa được quan tâm nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ.

- Sản phẩm chưa đa dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không chủ động trong tiêu thụ sản phẩm.

- Chưa hình thành mối liên kết hoặc liên kết chưa chặt chẽ trong chuỗi cung ứng giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, đầu ra chưa ổn định, việc thu mua của Hợp tác xã còn chiếm tỷ lệ nhỏ

- Đội ngũ cán bộ chun trách chưa có.

- Các hộ nơng dân chưa có kiến thức về cách đánh giá nguy cơ ơ nhiễm từ phân bón, hóa chất, thuốc BVTV.

- Bộ NN-PTNT đã ban hành quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt VietGAP

- Được sự hỗ trợ quan tâm từ cơ quan nhà nước và các tổ chức, nhiều chương trình, dự án đã và đang đầu tư đáng kể cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm rau sạch, rau an toàn lớn

- Có nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo đóng trên địa bàn (các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật). Đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Cơ hội tiếp cận thông tin tại nông thôn được tăng cường và mở rộng đã tạo điều kiện cho nhận thức của nông dân chuyển biến đáng kể, các hộ có ý thức trong sản xuất cao, tập quán sản xuất tự cung, tự cấp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị và hiệu quả.

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương

- Nhu cầu về rau an toàn ngày càng lớn

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Các sản phẩm từ rau má như trà rau má sấy khô, trà rau má túi lọc mở ra một hướng đi mới

- Giá cả bấp bênh

- Điều kiện thời tiết khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt, đặc biệt có mùa mưa với lượng mưa lớn rất khó khăn cho việc bố trí đa dạng thành phần các loại rau quả, củ. Trong các mùa thuận lợi như xuân hè chỉ thuận lợi để phát triển một số loại rau ăn lá, rau gia vị... Đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận các thị trường lớn.

- Chưa có sự phân loại rõ ràng giữa rau an tồn và khơng an tồn

- Chưa có tổ chức điều tra, chứng minh, đánh giá rau ở thị trường tiêu thụ, nhất là ở chợ đầu mối

- Hiện nay những lao động trẻ khơng cịn thích thú với sản xuất nông nghiệp những lao động chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, thiếu hụt lao động trong nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức

* Các phương án kết hợp

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 45 - 46)