Định hướng phát triển của Hợp tác xã trong giai đoạn 2016-

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU MÁ ĐỐI VỚI TIÊU CHUẨN VIETGAP

3.1.Định hướng phát triển của Hợp tác xã trong giai đoạn 2016-

Nhằm duy trì và phát triển diện tích sản xuất rau má ở HTX NN Quảng Thọ 2, khắc phục tình trạng tư phương ép giá, tạo thu nhập thường xuyên, ổn định cho người dân trồng rau má, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh HTX đã khơng ngừng tìm hiểu các thơng tin thị trường cần thiết. Sau khi nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu ứng dụng sản phẩm từ rau má và tham quan một số mơ hình sản xuất, chế biến tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh và được sự quan tâm của UBND tỉnh, UBND huyện và các ban ngành, HTX đã đầu tư thực hiện dự án “Mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sơ thu mua và chế biến sản phẩm rau má”. Qua đó bước đầu đã xây dựng và chế biến thành công sản phẩm Trà rau má Quảng Thọ, bao gồm: Trà rau má lạng và Trà rau má túi lọc.

Tuy nhiên định hướng lâu dài để đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm, nguyên liệu rau má phải thực sự sạch để nâng cao niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao giá trị của rau má thì phải có hướng đi mới trong sản xuất canh tác nhằm tạo ra sản phẩm rau má sạch từ mọi góc độ. Do đó Hợp tác xã tiến hành xây dựng mơ hình “Ứng dụng cơng nghệ tiên tiến để sản xuất rau má sạch”. Việc xây dựng mơ hình thành cơng sẽ đem lại giá trị kinh tế và lợi ích mơi trường, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân, mạnh dạn mở rộng mơ hình trên tồn địa bàn Hợp tác xã nói riêng và xã Quảng Thọ nói chung.

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40)