Thảo luận kết quả chính của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 37)

VỀ RAUAN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ 2 2.1 Tổng quan về Hợp tác xã Quảng Thọ

2.3.3.Thảo luận kết quả chính của nghiên cứu

Từ kết quả tổng hợp các dữ liệu điều tra của hộ trồng rau VietGAP theo 12 tiêu chí của quy trình VietGAP mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành, nghiên cứu đưa ra một số nhận xét sau:

- Các tiêu chuẩn đã thực hiện tương đối tốt: vùng sản xuất rau của xã đã được chứng nhận là vùng sản xuất rau an toàn, cây trồng phù hợp với quy hoạch địa phương và đem lại giá trị kinh tế cao; đất trồng không tiến hành chăn thả vật nuôi và luôn có biện pháp để chống thoái hóa, xói mòn đất; nguồn nước tưới rau chủ yếu là nước mương và nước giếng khoan; các loại phân bón, hóa chất, thuốc BVTV đều có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng trong danh mục cho phép và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn trên bao bì, đa số đều sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục và phân vi sinh; các hộ mong muốn có được những sản phẩm tốt hơn, an toàn hơn để phục vụ cho người tiêu dùng nên toàn bộ rau thu hoạch đều đảm bảo thời gian cách ly; rác thải được thu gom bỏ vào nơi quy định.

- Các tiêu chuẩn thực hiện chưa tốt là: việc thực hiện đánh giá chất lượng đất vẫn chưa thực hiện đồng đều; nguồn nước vẫn chưa được đánh giá theo tiêu chuẩn; việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn; công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa thực sự sát với thực tế, vẫn có hộ không tiến hành đánh giá; việc hiểu rõ nội dung của tiêu chí khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng chưa thật sự tốt.

- Các tiêu chuẩn chưa thực hiện: nguồn giống từ bản địa, không tiến hành kiểm tra và xử lý trước khi gieo trồng; không đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ; không kiểm tra dư lượng hóa chất; không vệ sinh dụng cụ. Đây là những tiêu chí hoặc chưa gắn liền với lợi ích của hộ sản xuất hoặc yêu cầu có trình độ, am hiểu về kĩ thuật nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa được thực hiện sát sao nên các hộ sản xuất đa phần đều chưa có ý định là sẽ thực hiện.

Từ thực tế nghiên cứu trên cho thấy, khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP chịu ảnh hưởng bởi khả năng áp dụng của nhiều tiêu chí. Do đó, hợp tác xã, chính quyền địa phương cần có chính sách tạo điều kiện cho các hộ nông dân thông qua việc hỗ trợ, tập huấn nâng cao kỹ thuật, quản lý đầu ra thật tốt cho bà con.

Bảng 2.14: Kết quả chính của nghiên cứu

Các tiêu chuẩn đã thực

hiện tương đối tốt

- Vùng sản xuất rau của xã đã được chứng nhận là vùng sản xuất rau an toàn. - Cây trồng phù hợp với quy hoạch địa phương.

- Đất trồng không tiến hành chăn thả vật nuôi và luôn có biện pháp để chống thoái hóa, xói mòn đất.

- Nguồn nước tưới rau chủ yếu là nước mương và nước giếng khoan. - Các loại phân bón, hóa chất, thuốc BVTV có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng trong danh mục cho phép, tuân thủ đúng hướng dẫn trên bao bì. - Đa số đều sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục và phân vi sinh.

- Rau thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly. - Rác thải được thu gom bỏ vào nơi quy định

Các tiêu chuẩn thực hiện chưa tốt

- Chưa thực hiện đồng đều việc thực hiện đánh giá chất lượng đất, nguồn nước.

- Việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. - Công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa thực sự sát với thực tế.

- Việc hiểu rõ nội dung của tiêu chí khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng chưa thật sự tốt

Các tiêu chuẩn chưa

thực hiện

- Nguồn giống từ bản địa, không tiến hành kiểm tra và xử lý trước khi gieo trồng.

- Không đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ; không kiểm tra dư lượng hóa chất; không vệ sinh dụng cụ.

2.4. Tóm tắt chương 2

Nội dung của chương 2 gồm hai nội dung chủ yếu là phần giới thiệu về HTX cũng như tình hình áp dụng quy trình VietGAP tại địa phương và kết quả điều tra đánh giá khả năng đáp ứng của các hộ với quy trình. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu từ 150 hộ nông dân trồng rau má trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các tiêu chuẩn của quy trình VietGAP đã thực hiện tương đối tốt là vùng sản xuất; đất trồng; nguồn nước; phân bón, hóa chất, thuốc BVTV tuân thủ nghiêm ngặt; việc thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly; rác thải được thu gom bỏ vào nơi quy định. Các tiêu chuẩn thực hiện chưa tốt là: việc thực hiện đánh giá chất lượng đất, nguồn nước vẫn chưa thực hiện đồng đều; việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn; công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa thực sự sát với thực tế. Các tiêu chuẩn chưa thực hiện: nguồn giống từ bản địa, không tiến hành kiểm tra và xử lý trước khi gieo trồng; không đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ; không kiểm tra dư lượng hóa chất; không vệ sinh dụng cụ. Đây là những tiêu chí hoặc chưa gắn liền với lợi ích của hộ sản xuất hoặc yêu cầu có trình độ, am hiểu về kĩ thuật nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra giám sát vẫn chưa được thực hiện sát sao nên các hộ sản xuất đa phần đều chưa có ý định là sẽ thực hiện.

Từ thực tế nghiên cứu trên cho thấy, có nhiều tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng áp dụng quy trình VietGAP của các hộ nông dân. Do đó, kết hợp với nghiên cứu đánh giá và định hướng hoạt động kinh doanh của HTX, nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân trồng rau má tại địa phương có thể thực hiện tốt các tiêu chí ảnh hưởng khả năng đáp ứng đối với quy trình VietGAP trong chương 3.

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 37)