Đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 37)

VỀ RAUAN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ 2 2.1 Tổng quan về Hợp tác xã Quảng Thọ

2.3.2.Đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP

VietGAP

Trong quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt đã đưa ra đầy đủ và chi tiết về điều kiện sản xuất của rau an tồn. Do đó, để tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng của hộ nông dân về điều kiện sản xuất rau theo VietGAP, nghiên cứu tiến hành so sánh điều kiện sản xuất hiện tại với các quy định trong quy trình đã ban hành.

2.3.2.1. Đối với vùng sản xuất

Theo quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt, vùng sản xuất rau an toàn phải phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất; đã đánh giá nguy cơ ơ nhiễm hóa học, sinh vật, vật lý do vùng sản xuất có thể gây nhiễm bệnh sản phẩm; đã có đủ cơ sở khoa học để có thể khắc phục hoặc giảm nguy cơ ơ nhiễm hóa học, sinh vật, vật lý.

Đối với vùng sản xuất rau an tồn ở Quảng Thọ thì có một số đặc điểm sau: cây trồng phù hợp với quy hoạch của địa phương; vùng sản xuất đã được chứng nhận vùng sản xuất an toàn. Ngoài ra, khu trồng rau cách xa khu dân cư và đường quốc lộ lớn, cách xa các khu công nghiệp, nhà máy, khơng có các bệnh viện lớn, khơng chịu ảnh hưởng của nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện,... tồn bộ diện tích trồng rau đều là đất thịt - là loại đất thích hợp với sự phát triển của cây rau má. Rau má đã và đang trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thương hiệu cho vùng đất ven sông Bồ, đem lại nguồn thu nhập cho bà con nông dân.

Bảng 2.2: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình VietGAP đối với vùng sản xuất

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất Vùng sản

xuất - Phù hợp với quy hoạch địa phương- Vùng sản xuất khơng có mối nguy ô nhiễm

- Phù hợp với quy hoạch địa phương

- Đã được chứng nhận vùng sản xuất an toàn

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

2.3.2.2. Đối với nguồn giống

Theo tiêu chuẩn VietGAP thì phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý về giống và gốc ghép tự sản xuất; trường hợp mua, có hồ sơ ghi lại đầy đủ nguồn gốc về giống và gốc ghép.

Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số hộ cho biết giống của gia đình chưa bao giờ được kiểm tra và chưa được xử lý trước khi gieo trồng. Giống trồng là giống rau tại bản địa, việc sản xuất giống chủ yếu là do các hộ gia đình đảm nhiệm nên việc khẳng định chất lượng và nguồn gốc giống có thực sự đảm bảo hay khơng là một điều khó, cần có sự

tham gia của các cơ quan chức năng. Các hộ thường không tiến hành xử lý cây con hoặc hạt giống trước khi gieo trồng mà chỉ trồng theo phương thức thủ công nên thường ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây rau.

Trước khi áp dụng quy trình VietGAP, cây rau má đã được bà con nơng dân trồng nhiều năm. Rau má là loại cây dễ trồng, thích hợp với thổ nhưỡng địa phương nên nguồn giống ngày càng được phát triển. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá chất lượng giống đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chun mơn nên bà con khơng thể tự tiến hành mà cần phải có sự hỗ trợ từ các cán bộ chuyên trách.

Bảng 2.3: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình VietGAP đối với nguồn giống

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nơng dân sản xuất Giống - Có nguồn gốc rõ ràng

- Xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng

- 100% giống bản địa, người dân tự trồng

- Không xử lý mầm bệnh

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

2.3.2.3. Đối với đất trồng

Đối với yếu tố này, VietGAP yêu cầu hàng năm phải tiến hành cơng tác phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm; có biện pháp chống xói mịn và thối hóa đất; khơng chăn thả vật ni, nếu có phải có biện pháp xử lý để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm.

Kết quả phỏng vấn cho thấy có 69,3% số hộ được khảo sát có tiến hành đánh giá chất lượng đất trồng hàng năm theo yêu cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với quy định. Vì việc đánh giá đất trồng hàng năm là một trong những yêu cầu quan trọng trong quy trình VietGAP cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc trồng rau và đảm bảo sự phất triển của rau. Theo điều tra cho thấy, 69,3% số hộ có tiến hành đánh giá đất trồng đều trả lời rằng việc đánh giá đó nằm ngồi khả năng của họ, các hộ nông dân sẽ tiến hành lấy mẫu rồi gửi vào công ty Globalcert để họ kiểm tra và cấp chứng nhận và chưa có sự bắt buộc. Do đó, cần có sự quản lý chặt chẽ hơn trong vấn đề này. Cán bộ HTX nên thành lập một nhóm chuyên phụ trách lấy mẫu đất để gửi đi đánh giá, điều này vừa hỗ trợ người dân vừa có thể kiểm sốt tồn bộ các hộ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, nâng tỷ lệ số hộ thực hiện tiến đến 100%.

Toàn bộ vùng trồng rau người dân đều không chăn thả vật nuôi, hằng năm các hộ nơng dân đều tiến hành bón phân vi sinh, bón vơi để cải tạo đất, chống thối hóa đất, giúp cây trồng phát triển được thuận lợi hơn.

Bảng 2.4: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình VietGAP đối với đất trồng

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất Đất trồng - Đánh giá chất lượng hàng năm - Không chăn thả vật ni - Có biện pháp chống xói mịn, thối hóa đất - 69,3% đánh giá chất lượng hàng năm

- Không chăn thả vật ni

- Bón phân vi sinh, bón vơi, cải tạo đất

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.4. Đối với nước tưới

Theo quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt, chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất rau đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành; lưu vào hồ sơ các đánh giá nguy cơ ơ nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng.

Do vùng trồng rau của xã nằm gần sông Bồ nên lượng nước ngầm khá dồi dào. Nguồn nước tưới chủ yếu là nước giếng khoan và nước mương (96% sử dụng nước giếng khoan; 48,7% sử dụng cả nước mương và nước giếng khoan). Hầu hết vùng trồng rau ở địa phương đều rất chủ động về nước tưới, ngồi hệ thống kênh mương thì các hộ sản xuất còn đào hoặc khoan thêm giếng để lấy nước phục vụ cho sản xuất rau. Tuy nhiên, vẫn còn 4% số hộ được khảo sát cho biết họ dùng nước sông để tưới rau. Mặc dù vùng sản xuất rau của xã nằm cách xa đường quốc lộ nên nguồn nước đảm bảo khơng nhiễm khuẩn, khơng có hàm lượng kim loại cao nhưng vẫn cần phải tiến hành đánh giá nguồn nước theo tiêu chuẩn. Thực tế thì mới chỉ có 29,3% số hộ được khảo sát cho biết nguồn nước tưới của họ được đánh giá theo tiêu chuẩn. Đây là một tỉ lệ rất thấp mà cần phải có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất an tồn theo quy trình.

Việc đánh giá nguồn nước tưới cũng đồi hỏi người thực hiện phải có trình độ chun mơn nên bà con khơng thể tự tiến hành. Hơn nữa, việc kiểm tra giám sát q trình này chưa có hoặc chưa thực sự tốt, việc đánh giá lại mất nhiều thời gian, nhiều công đoạn nên bà con nông dân chưa chủ động trong việc kiểm tra. Chỉ khi nào có u cầu thì họ mới thực hiện. Do đó, cơng tác giám sát kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc để có thể kịp thời hỗ trợ, đánh giá q trình thực hiện của bà con.

Bảng 2.5: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình VietGAP đối với nước tưới

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất Nước tưới - Hàng năm đánh giá theo tiêu

chuẩn quy định

- 29,3% đánh giá theo tiêu chuẩn - 96% sử dụng nước giếng khoan; 4% sử dụng nước sông

- 48,7% sử dụng cả nước mương và nước giếng khoan

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

2.3.2.5. Đối với phân bón

Về phân bón, quy trình VietGAP quy định, phải đánh giá nguy cơ ơ nhiễm hóa học, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón; chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam; chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về các loại phân hữu cơ; dụng cụ, nơi trộn, lưu giữ phân bón và chất phụ gia ln được bảo dưỡng, giữ vệ sinh nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm; ghi chép, lưu vào hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón.

Theo kết quả điều tra cho thấy, đối với phân bón thì tỷ lệ hộ mua phân bón tại các đại lý tương đối lớn, chiếm 96,7% và 21,3% mua tại HTX và đại lý. Tuy nhiên, việc kiểm tra giấy phép kinh doanh cũng như các loại thuốc được bày bán vẫn chưa được tiến hành thường xuyên. Việc kiểm tra giám sát các loại thuốc được sử dụng sẽ dễ dàng hơn nếu có một nơi tập trung để các hộ đến đó mua. Hiện tại, HTX đã tiến hành nhập phân bón về để bán cho bà con với giá hỗ trợ, tuy nhiên tỷ lệ hộ mua tại HTX vẫn còn thấp (chỉ mới 21,3%). HTX cần vận động bà con đến mua tại HTX để được hỗ trợ về giá và hướng dẫn cách sử dụng, đảm bảo thực hiện theo quy định, việc kiểm tra các loại thuốc sử dụng cũng như truy nguyên nguồn gốc sẽ dễ dàng hơn.

Phân hữu cơ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức phân bón cho rau và được 100% hộ nông dân sử dụng, loại phân hữu cơ được sử dụng là phân heo, bò đã được ủ hoai mục. Ngoài ra, các loại phân vô cơ cũng được các hộ sản xuất sử dụng như, phân đạm, kali, NPK và phân vi sinh. Toàn bộ các hộ được khảo sát đều chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục cho phép và tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, chỉ có 18,7% số hộ có bể ủ phân và 100% số hộ không đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ. Nguyên nhân là do tỷ lệ hộ nuôi gia súc với số lượng lớn khơng nhiều nên lượng phân hữu cơ có được là rất ít, số bể ủ phân càng ít hơn. Ngồi ra, việc ủ phân đòi hỏi nhiều giai đoạn, tốn nhiều thời gian nên khi cần bón phân cho rau, một số bà con đã sử dụng các loại phân vơ cơ như đạm, kali, NPK vì tính nhanh gọn và tiện lợi. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đất cũng như cây trồng trong các vụ rau tiếp theo do đó địi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra công đoạn này khi tiến hành đánh giá.

Bảng 2.6: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình VietGAP đối với phân bón

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nơng dân sản xuất Phân bón - Có nguồn gốc rõ ràng

- Có trong danh mục cho phép

- Khơng dùng phân tươi,

- 96,7% mua tại đại lý; 21,3% mua tại hợp tác xã và tại đại lý

- 100% phân bón có trong danh mục cho phép

có bể ủ phân

- Dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì

- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân mỗi vụ

- 100% phân hữu cơ ủ hoai mục, phân vi sinh; 18,7% có bể ủ phân - 100% dùng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì

- 100% khơng đánh giá nguy cơ ô nhiễm

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

2.3.2.6. Đối với hóa chất, thuốc BVTV

Đối với yếu tố này, người lao động sử dụng hóa chất phải được tập huấn cách sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, thuốc sinh học; thuốc sử dụng nằm trong danh mục được phép sử dụng; mua từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh; sử dụng đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác; lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng và xử lý hóa chất; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hóa chất.

Các hộ khảo sát đều cho biết họ mua tại đại lý trong vùng, chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục cho phép và sử dụng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc kiểm tra đánh giá nguồn gốc các loại thuốc thì các hộ nơng dân đều cho biết, họ chưa quan tâm đến vấn đề này. Điều này đòi hỏi các cán bộ HTX cần tiến hành kiểm tra đánh giá và phổ biến cho bà con. Khi HTX trở thành địa điểm cung cấp các loại thuốc cũng như phân bón thì nên vận động bà con đến mua và hướng dẫn, tập huấn cách sử dụng cho bà con.

Đối với mỗi loại thuốc BVTV khác nhau thì quy định về thời gian cách ly cũng khác nhau, tùy thuộc vào nồng độ các chất độc hại có trong thuốc. Qua điều tra cho thấy, tất cả các hộ đều cách ly ít nhất 7 ngày – thời gian cách ly tối thiểu đối với các loại thuốc. Nhận thức của bà con về vấn đề an toàn đã được nâng cao, thương hiệu rau má sạch, an toàn cũng dần được người tiêu dùng biết đến nên bà con rất chú trọng khâu đảm bảo an toàn. Vấn đề đặt ra là 100% hộ đều khơng tiến hành kiểm tra dư lượng hóa chất. Các hộ cho biết, họ không am hiểu về lĩnh vực này, HTX cũng không thấy yêu cầu nên họ khơng tiến hành. Việc kiểm tra dư lượng hóa chất có trong rau là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn, tránh trường hợp gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. HTX cần phối hợp với cơ quan chuyên trách đẩy mạnh công tác kiểm tra, đảm bảo đúng với thương hiệu rau an toàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: So sánh các điều kiện sản xuất của các hộ điều tra với yêu cầu của quy trình VietGAP đối với hóa chất, thuốc BVTV

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế hộ nông dân sản xuất Hóa chất,

thuốc BVTV

- Có nguồn gốc rõ ràng

- Thuốc có trong danh mục cho phép

- 100% mua tại các đại lý

- 100% sử dụng thuốc có trong danh mục

- Sử dụng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì

- Thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất

- 100% sử dụng đúng hướng dẫn - 100% không kiểm tra dư lượng hóa chất

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

2.3.2.7. Đối với thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Theo quy trình VietGAP, việc thu hoạch sản phẩm phải đúng thời gian cách ly; dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm đảm bảo sạch sẽ, an tồn, phù hợp; khơng để tiếp xúc trực tiếp với đất; sử dụng nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch; sản phẩm được sơ chế, phân loại và đóng gói đúng quy định đảm bảo không gây nhiễm bẩn; sử dụng hóa chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch thực hiện đúng quy định sử dụng an tồn hóa chất, nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện an toàn vệ sinh, bảo vệ bóng đèn nơi khu vực sơ chế; thiết bị, dụng cụ được vệ sinh thường xuyên.

Qua điều tra cho thấy, toàn bộ rau trong vùng đều được thu hoạch đúng thời gian cách ly, rau không để trực tiếp đất và không để qua đêm. Rau sau khi thu hoạch được rửa bằng nước sạch chiếm tỷ lệ rất ít. Khơng có bất cứ một thao tác sơ chế nào được thực hiện cho rau trước khi tiêu thụ. Nguyên nhân là do rau sau khi thu hoạch chủ yếu được

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng đáp ứng của hộ nông dân trồng rau má đối với tiêu chuẩn VietGAP: trường hợp nghiên cứu tại Hợp tác xã Quảng Thọ 2, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 28 - 37)