1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội

100 965 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Việc truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và cải thiện hành vi, kỹ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên, giúp họ hiểu và biết được những tác động của hiện tượ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

TRẦN BÍCH VÂN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG

VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ

Hà Nội - 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng mình, các

số liệu khảo sát, thực nghiệm được công bố trong Luận văn là do Tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu, bảng biểu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy định

Người thực hiện luận văn

Trần Bích Vân

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản Luận văn Thạc sĩ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khoa học cho Tôi để Tôi có thể hoàn thành bản Luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trường THCS Ngô

Sỹ Liên, trường THCS Trung Hòa và trường THCS Mỗ Lao Hà Nội cùng các

em học sinh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho Tôi trong quá trình thực nghiệm và nghiên cứu tại các trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chị Phạm Thị Kim Hoa - HV lớp Thạc sĩ BĐKH K1 và cháu Nguyễn Thị Minh Anh - học sinh lớp 9A1 - Chủ nhiệm CLB VÌ MÔI TRƯỜNG là những người đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ Tôi trong quá trình thực nghiệm tại trường THCS Mỗ Lao

Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn

Hà Nội, tháng 1 năm 2015

Tác giả

Trần Bích Vân

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACT Action for the City

(Trung tâm Hành động vì sự phát triển Đô thị) BĐKH Biến đổi khí hậu

CARE Cooperative for Assistance and Relief Everywhere

(Hợp tác hỗ trợ và cứu trợ ở mọi nơi)

C&E Center for Development of Community Initiative and

Environment (Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và Môi trường) GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GIZ Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit

GmbH hoặc GIZ (Công ty TNHH hợp tác quốc tế về Xã hội của Chính phủ Liên bang Đức)

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change

(Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu) KT-XH Kinh tế - Xã hội

MCD Centre for Marinelife Conservation and Community

Development (Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng) PLAN Tổ chức quốc tế làm việc để thúc đẩy quyền trẻ em

THCS Trung học cơ sở

UNDP United Nations Development Programme

(Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WWF World Wide Fund for Nature

(Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn luận văn 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4

5 Dự kiến đóng góp của luận văn 5

6 Nội dung nghiên cứu 5

7 Kết cấu luận văn 6

Chương 1 7

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 9

Chương 2 14

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Cơ sở lý luận 14

2.1.1 Các khái niệm 14

2.1.2 Tác động của BĐKH đến tính dễ bị tổn thương của trẻ em 21

2.1.3 Sự cần thiết phải truyền thông về BĐKH cho học sinh các trường THCS 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 30

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

Chương 3 33

Trang 6

XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHI M MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 33

3.1 Cơ sở pháp lý 33

3.2 Cơ sở thực tiễn 35

3.2.1 Thực trạng vấn đề truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường THCS 35

3.2.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường THCS hiện nay 35

3.3 Xây dựng mô hình truyền thông BĐKH trong trường THCS 48

3.3.1 Các nguyên tắc chỉ đạo về việc xây dựng mô hình truyền thông BĐKH trong trường THCS 48

3.3.2.Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông trong các trường THCS 50

3.3.3 Phương thức truyền thông về BĐKH dựa trên các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường THCS 51

3.3.4 Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trường THCS 53

3.4 Kiểm nghiệm mô hình 58

3.4.1 Mục đích 58

3.4.2 Đối tượng 58

3.4.3 Nội dung kiểm nghiệm 58

3.5 Kết quả kiểm nghiệm mô hình 58

3.5.1 Các kết quả 58

3.5.2 So sánh nhận thức của học sinh trường THCS Mỗ Lao và học sinh trường THCS Trung Hòa trước và sau kiểm nghiệm mô hình 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

KẾT LUẬN 65

KIẾN NGHỊ 67

TÀI LI U THAM KHẢO 68

Tiếng Việt 68

Tiếng Anh 69

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các mối đe dọa do BĐKH đối với tính dễ bị tổn thương của trẻ

em 22 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và kênh tiếp nhận thông tin về BĐKH của giáo viên và học sinh THCS tại Hà Nội 37 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên và học sinh THCS về BĐKH 42 Bảng 3.3 Thiết kế nội dung tích hợp truyền thông BĐKH trong hoạt động ngoài giờ lên lớp 54 Bảng 3.4 Chương trình truyền thông BĐKH thực nghiệm tại trường THCS

Mỗ Lao - Hà Đông - Hà Nộinăm học 2013-2014 60 Bảng 3.5 Kết quả trắc nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 62

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Một số hình ảnh về hậu quả của nắng nóng liên quan đến tính dễ bị

tổn thương ở trẻ em 24

Hình 2.2 Một số hình ảnh về hậu quả của Nước biển dâng ở Việt Nam 25

Hình 2.3 Một số hình ảnh về hậu quả của mưa, bão, lũ, lụt, lốc tố 28

Hình 3.1 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của 38

giáo viên THCS 38

Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của 39

giáo viên THCS 39

Hình 3.3 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của 40

học sinh THCS 40

Hình 3.4 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của 41

học sinh THCS 41

Hình 3.5 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về 44

nguyên nhân của BĐKH 44

Hình 3.6 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về biểu hiện của BĐKH 45

Hình 3.7 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về 46

hậu quả của BĐKH 46

Hình 3.8 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về các quyền của trẻ em bị ảnh hưởng do BĐKH 47

Hình 3 9 Mô hình truyền thông về BĐKH trong các trường THCS 57

Hình 3.10 Biểu đồ kết quả trắc nghiệm kiến thức về BĐKH giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước kiểm nghiệm mô hình 63

Hình 3.11 Biểu đồ kết quả trắc nghiệm kiến thức về BĐKH giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kiểm nghiệm mô hình 63

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn luận văn

Gần một thế kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thường của thời tiết và khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu làm xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống con người Tất cả đã được minh chứng bằng số liệu quan trắc

và các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam

BĐKH không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là vấn đề chung của nhân loại Những tác động của BĐKH cùng với mực nước biển dâng đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, hàng loạt những hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây mới chỉ là những tác động ban đầu của BĐKH Trong tương lai xu thế nóng lên toàn cầu kéo theo sự dâng lên của mực nước biển, biến động của thời tiết sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu con người không có biện pháp ngăn chặn kịp thời

Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ ngày một tăng BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và KT-XH, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia Mặt khác, sự phát triển của nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông lâm nghiệp và sinh hoạt làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, và nhất là CO2) trong khí quyển, cũng góp phần vào BĐKH toàn cầu Do đó công tác nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của BĐKH đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với nước ta

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược quốc gia về BĐKH, việc nâng cao nhận thức về BĐKH và thay đổi hành vi của cộng đồng để ứng phó với BĐKH là rất quan trọng BĐKH hiện nay vừa có tác động trước mắt vừa có tác động tiềm tàng, lâu dài, chính vì vậy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

sẽ là trẻ em - thế hệ tương lai của chúng ta Trẻ em không những là đối tượng

dễ bị tổn hại do tác động của BĐKH vì ít khả năng tự ứng phó mà còn là thế

Trang 10

hệ kế tục trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường do vậy vấn

đề cấp thiết trước mắt đặt ra là cần phải xây dựng những giải pháp ứng phó lâu dài tác động vào chính những đối tượng này Đây là một nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và truyền thông, đặc biệt là truyền thông học đường

Việc truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và cải thiện hành vi, kỹ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên, giúp

họ hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình thích ứng với BĐKH vì sự phát triển bền vững

Tăng cường truyền thông học đường về BĐKH được coi là chìa khóa hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với BĐKH như mưc nước biển dâng, thời tiết cực đoan gia tăng, thiên tai bất thường, nóng lên toàn cầu BĐKH là vấn đề của sự phát triển, hơn nữa là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững Vì vậy, truyền thông về BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp học sinh hiểu được bản chất của hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hậu quả của nó, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi của học sinh để ứng phó hiệu quả với BĐKH, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống BĐKH

Đẩy mạnh công tác truyền thông học đường về BĐKH, đầu tư vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ học sinh - thế hệ tương lai của đất nước - là hoạt động hết sức cần thiết, giúp cho các em học sinh có cái nhìn toàn diện về hiện tượng BĐKH và những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới

sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước Từ đó giúp các em có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đồng thời trở thành những hạt nhân tuyên truyền sâu rộng trong trường học, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH

Thành phố Hà Nội với số lượng dân cư tăng nhanh hằng năm, cùng với

đó là tốc độ tăng trưởng mạnh của các lĩnh vực kinh tế, xã hội; là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây nên hiện tượng BĐKH … Với vị trí

là Thủ đô - Trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa khoa học của cả đất nước, Hà

Trang 11

Nội cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng phó với BĐKH làm cơ sở nhân rộng ra các khu vực khác trong phạm vi cả nước Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh của ngành giáo dục Hà Nội, nếu đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức học đường trong công tác ứng phó với BĐKH tại Hà Nội, chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công, do đó việc nhân rộng ra các khu vực khác sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác triển khai

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác truyền thông học đường đối với việc nâng cao hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc

gia ứng phó với BĐKH, Tác giả đã chọn thực hiện luận văn: “Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH cho học sinh trong các trường THCS ở Hà Nội nhằm góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là:

- Khối học sinh trung học cơ sở, đặc điểm hoạt động dạy và học và hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường THCS trên địa bàn Hà Nội

- Các hình thức và tổ hợp các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông về biến đổi khí hậu phù hợp với học sinh khối trường THCS trên địa bàn Hà Nội

Trang 12

- Phương pháp xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH cho học sinh khối THCS, bảo đảm hiệu quả và khả thi

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian nghiên cứu: Giới hạn phạm vi hoạt động nghiên cứu tại

khối học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Thời gian nghiên cứu: 1 năm từ tháng 03/2013- 03/2014

4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Vấn đề nghiên cứu

BĐKH đang diễn ra ngày càng rõ rệt, vừa có tác động trước mắt, vừa

có tác động tiềm tàng, lâu dài đến kinh tế - xã hội và đời sống ở Việt Nam Để đạt được mục tiêu đề ra, ứng phó với BĐKH là tất yếu vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược, lâu dài Để ứng phó hiệu quả với BĐKH mọi người phải hiểu biết về BĐKH và những tác động của nó Nâng cao nhận thức, giáo dục đào tạo về BĐKH được xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược của chiến lược Quốc gia về BĐKH, trong đó có nhiệm vụ cụ thể là “đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các Chương trình, bậc giáo dục, đào tạo…” truyền thông là một giải pháp quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ này Vấn

đề cơ bản là sử dụng các hình thức và phương pháp truyền thông nào để phù hợp với các đối tượng truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao nhất Việc nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức của học sinh khối trung học cơ sở - những chủ nhân tương lai của đất nước về BĐKH

và ảnh hưởng của BĐKH là nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận văn

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu xây dựng được mô hình truyền thông hiệu quả và các biện pháp thiết lập được đưa vào triển khai thành công tại các trường nằm trong chương trình kiểm nghiệm thì công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH trong các trường THCS ở Hà Nội sẽ có ảnh hưởng rộng lớn không chỉ đối với học sinh mà cả giáo viên và nhiều đối tượng liên quan khác, mô hình truyền thông này cũng sẽ gặt hái được những kết quả như mong đợi, giúp Thủ đô

Trang 13

ứng phó có hiệu quả nhất với BĐKH và là hình mẫu để nhân rộng cho các địa phương khác trong cả nước

5 Dự kiến đóng góp của luận văn

- Về tính khoa học: Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến BĐKH, truyền thông về BĐKH phù hợp với đối tượng truyền thông

- Về tính thực tiễn: Dựa trên sự phân tích về BĐKH và đặc điểm của đối tượng truyền thông, xây dựng được mô hình truyền thông hiệu quả và khả thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên về BĐKH và ứng phó với BĐKH thông qua việc tích hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại khối trung học cơ sở tại Hà Nội

- Về tính mới: Luận văn lựa chọn đối tượng truyền thông là khối trung học cơ sở ở Hà Nội vì cho đến nay chưa có mô hình truyền thông về BĐKH cho đối tượng này, hơn nữa việc xây dựng mô hình truyền thông lồng ghép với hoạt động ngoại khóa của trường học là hoàn toàn mới Kết quả mô hình

có thể ứng dụng nhân rộng ra cho các địa phương khác trong cả nước

6 Nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông phù hợp với đặc điểm dạy và học của khối trường THCS và cách thức thực hiện hiệu quả nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên khối học sinh trung học cơ sở, giúp học sinh, giáo viên nâng cao nhận thức về vấn đề BĐKH: nguyên nhân gây ra BĐKH, những tác động xấu của BĐKH tới sự sống,…từ

đó có các hành động cụ thể góp phần ứng phó với BĐKH Nội dung nghiên cứu bao gồm:

1 Điều tra khảo sát và thu thập dữ liệu về tình hình nhận thức của giáo viên, học sinh khối THCS về BĐKH và ứng phó với BĐKH và các hình thức truyền thông/giáo dục về BĐKH hiện nay trong hệ thống các trường THCS trên địa bàn Hà Nội

2 Nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả về BĐKH và ứng phó với BĐKH trong các trường THCS, phù hợp với tình hình đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và công tác giảng dạy đào tạo của nhà trường

Trang 14

3 Triển khai thí điểm mô hình truyền thông hiệu quả về BĐKH tại 1 trường THCS trên địa bàn Hà Nội, tổ chức đánh giá và hoàn thiện mô hình

4 Đề xuất phương hướng và giải pháp nhân rộng mô hình

7 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;

- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu;

- Chương 3: Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH cho các trường THCS tại Hà Nội

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Truyền thông về BĐKH trên thế giới hiện nay được thực hiện bởi nhiều

tổ chức khác nhau và cũng có nhiều giải pháp được áp dụng để thực hiện, tuy nhiên truyền thông về BĐKH đang được thực hiện chủ yếu theo hình thức cổ động và gộp chung cho mọi đối tượng mà chưa được phân tầng, phân khúc để thực hiện truyền thông với các nội dung và hình thức phù hợp[1] Trên thực

tế, với mỗi tầng lớp trong xã hội, cần xây dựng các nội dung và nhóm phương pháp riêng để truyền thông về BĐKH Trên thế giới hiện nay mới chủ yếu đưa giáo dục về BĐKH vào nhà trường, còn truyền thông BĐKH cho đối tượng học sinh chưa được chú ý Ở Việt Nam việc đưa giáo dục về BĐKH vào nhà trường cũng mới được chú ý và đang trong quá trình thử nghiệm, chưa có hoạt động truyền thông cũng như nghiên cứu về truyền thông BĐKH dành riêng cho học sinh THCS

1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

* Tại Canada: Chính phủ Canada đưa các thông tin, chương trình, báo

cáo quốc gia và các sáng kiến về BĐKH lên trang thông tin của chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm cả: Twitter, Facebook và Flickr [16]

* Tại Hoa Kỳ: Có dự án truyền thông về BĐKH của Đại học Yale, tại

trang web http://environment.yale.edu/climate-communication/ các nhận thức

về BĐKH của cộng đồng người Mỹ được khảo sát, sau đó thông qua trang web này, các thông tin về BĐKH và chính sách giảm nhẹ BĐKH được chuyển tải đến cộng đồng Tuy nhiên các thông tin khảo sát và các nội dung truyền thông về BĐKH ở trang web này còn mạng nặng tính khoa học hàn lâm về BĐKH và không có các thông tin dành cho học sinh THCS [17]

* Tại Thụy Điển: Truyền thông về BĐKH tại Thụy Điển được thực hiện

bởi các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội nghiên cứu, thông qua các bản tin về BĐKH và giải pháp ứng phó Từ năm 2005, truyền thông BĐKH được mở rộng trên mạng Internet Một chiến dịch truyền

Trang 16

thông đã được thực hiện từ 2006 đến 2008 với mục đích nâng cao kiến thức cho cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH [20]

* Tại Phần Lan: Truyền thông về biến đổi khí hậu được thực hiện bởi

các bộ khác nhau Kể từ năm 2008 các nhà báo đã được đào tạo về truyền thông BĐKH; Chương trình Truyền thông biến đổi khí hậu (2002-2007) là một phần quan trọng của chiến lược khí hậu quốc gia của Phần Lan Chương trình được thực hiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, tác động của nó và các giải pháp giảm nhẹ Hàng năm vào tháng 10 có sự kiện

“Tuần lễ Nhận thức về năng lượng” Một nửa số học sinh ở độ tuổi 8-9 tham gia “Tuần lễ” này bằng cách nghiên cứu năng lượng từ sản xuất và tiêu thụ tiết kiệm, sau đó thực hành hành động tiết kiệm năng lượng ở nhà và ở trường [18]

* Tại New Zealand: Chính phủ New Zealand đẩy mạnh truyền thông

về BĐKH thông qua các chiến dịch nhằm cung cấp cho công chúng thông tin

để giúp họ đưa ra quyết định giảm phát thải khí nhà kính và khuyến khích thay đổi hành vi lâu dài Cụ thể như: Chiến dịch tiết kiệm năng lượng; Chứng nhận quản lí cacbon và giảm cacbon; Chương trình chứng nhận môi trường; giải thưởng “Green Ribbon” Trang web truyền thông về BĐKH của Chính phủ được thành lập năm 2003 để cung cấp thông tin về nguyên nhân, các bằng chứng của BĐKH đồng thời công bố những chính sách của Chính phủ

về giảm lượng khí thải và những thông tin giúp mọi người chuẩn bị, thích ứng với biến đổi khí hậu Trang web này cũng hoạt động như một cổng thông tin liên kết với một số tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác có các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu [19]

* Tại Châu Phi: Có ba nước áp dụng công nghệ thông tin trong

truyền thông BĐKH đó là Uganda, Senegan và Malawi Tại các quốc gia này, đối tượng chính hướng tới của truyền thông BĐKH là nông dân và các thông tin về thời tiết và khí hậu được truyền tải trực tiếp đến người dân qua các tin nhắn đến điện thoại di động [14]

* Tại Malaysia: Áp dụng công nghệ thông tin để truyền thông về

Trang 17

BĐKH qua blog và Facebook Ngoài ra, các tổ chức thực hiện truyền thông còn phối hợp với các nghệ sĩ, họa sĩ để sử dụng nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật hội họa nhằm truyền tải các thông tin về BĐKH hướng tới thay đổi nhận thức cộng đồng [15]

* Tại Nhật Bản: Được nhận định là thành công nhất trong truyền

thông về BĐKH Chiến dịch nâng cao nhận thức công chúng bao gồm các biện pháp liên ngành trong đó chính phủ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các khu vực kinh tế, học viện… để phổ biến thông tin và nâng cao giáo dục môi trường nhằm khuyến khích mọi công dân giảm phát thải khí nhà kính trong sinh hoạt hàng ngày của họ và tham gia vào các hoạt động ứng phó với sự nóng lên toàn cầu điển hình như: Chiến dịch "Cool Biz"; "Warm Biz"; "Uchi-Eco"; Phong trào "Tác giả tuyên bố giảm 1 kg CO2 /1 người/1 ngày" Sự thành công của "Cool Biz" tại Nhật Bản được Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Ý và Liên Hợp Quốc áp dụng để giảm tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon [21]

Như vậy có thể thấy vấn đề truyền thông BĐKH đang được các nước trên thế giới quan tâm và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông công cộng (truyền thông gián tiếp) để thực hiện các tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH Tuy nhiên, các nội dung truyền thông lựa chọn chủ yếu

là nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về BĐKH một cách chung chung và đối tượng được truyền thông chưa được phân khúc Có thể nhìn thấy một khoảng trống lớn là truyền thông trong trường học nói chung và các trường THCS nói riêng chưa được quan tâm thực hiện Đây là cơ sở cho việc lựa chọn đề tài luận văn của học viên Đồng thời cũng là một khó khăn, thách thức không nhỏ đối với học viên khi nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông cho các trường THCS

1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Truyền thông về BĐKH ở Việt Nam được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Phát thanh, truyền hình, báo mạng, báo giấy, các trang web của các

Bộ, đó là: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương; Bộ Thông tin và

Trang 18

Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ Bên cạnh đó còn có sự tham gia của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (cấp hơn 5.000 cuốn cẩm nang, 50.000 tờ rơi và 23 bộ cam kết "Bảo vệ môi trường và dòng sông quê hương" cho Đoàn thanh niên 23 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, Đồng Nai và các tỉnh Bắc Trung Bộ, đã vận động người dân ký cam kết BVMT, bảo vệ dòng sông quê hương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của cơ quan T.Ư Hội

và các tỉnh, thành hội, các đơn vị trực thuộc về các kỹ năng và phương pháp truyền thông, vận động trong công tác ứng phó với BĐKH, BVMT Tính đến nay, đã có hơn 9.000 tuyên truyền viên được đào tạo, có khả năng thuyết trình, thuyết phục, vận động có hiệu quả trong lĩnh vực này Các tuyên truyền viên tổ chức hàng chục nghìn cuộc họp nhóm, lồng ghép sinh hoạt hội viên, sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ thực hiện vệ sinh môi trường Đồng thời, triển khai tại các địa phương nhiều mô hình như: "Tổ phụ nữ tự quản thu gom rác

có hiệu quả"; mô hình "Hùn vốn trả góp mua bình lọc nước" tại các tỉnh như Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang Mô hình "Hầm bi-ô-ga" ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Đồng Tháp Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH cho các cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn Ngoài ra, cũng có các trang web của các tổ chức của Liên Hợp Quốc và tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam như: UNDP, PLAN, USAID, WWF, GIZ, CARE, MCD, Live & Learn… Hàng năm các cơ quan của Chính phủ kết hợp với các tổ chức phi Chính phủ thực hiện nhiều chương trình, chiến dịch truyền thông lớn

về môi trường và BĐKH, cụ thể như: Chiến dịch 350, Giờ Trái đất, ngày Nước Thế giới, ngày Khí tượng Thế giới, ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, ngày Môi trường Thế giới, ngày Đại dương Thế giới, ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán, ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng ô-zôn Về hình thức, các chương trình, chiến dịch lớn vẫn mang nặng tính cổ động, hô hào, chưa đi vào thực tế đời sống, chưa nâng cao được nhận thức cũng như chưa thể thay đổi

Trang 19

được hành vi của cộng đồng trong hành động giảm phát thải khí nhà kính Sau khi kết thúc chương trình, chiến dịch, các hoạt động cũng dừng lại Về nội dung, mặc dù đã có sự phân khúc đối tượng như: Nhóm các nhà hoạch định chính sách, nhóm cộng đồng (dân cư), nhóm đối tượng thanh niên, thiếu nhi…Tuy nhiên truyền thông về BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn đang tập trung vào các nội dung hàn lâm như: Định nghĩa BĐKH, Khí nhà kính, hiện tượng khí nhà kính, nguyên nhân nóng lên toàn cầu và các giải pháp ứng phó Các biểu hiện của BĐKH chưa được chỉ ra một cách rõ ràng nên người đọc, người nghe dễ bị nhầm lẫn giữa biểu hiện, nguyên nhân, tác động và hậu quả của các tác động do BĐKH gây ra Chính vì vậy mà người dân còn lúng túng, thờ ơ với các hành động giảm phát thải khí nhà kính ngay trong đời sống hàng ngày của họ Đặc biệt đối với khối học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng, vấn đề giáo dục về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được một số

tổ chức phi Chính phủ Quốc tế và trong nước phối hợp ở một số trường THCS ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,Cần Thơ thực hiện, nội dung chủ yếu dựa vào cuốn tài liệu ABC về BĐKH và Em học Sống Xanh Các hình thức truyền thông vẫn đang đi bên lề của các hoạt động giáo dục trong trường học

Để khảo sát kinh nghiệm về nội dung và cách thức thực hiện truyền thông về BĐKH nói chung từ các tài liệu đã được các tổ chức phi Chính phủ xuất bản tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu về truyền thông

BĐKH từ Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD), như: Hướng dẫn

tập huấn về Biến đổi khí hậu, tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển

[11]; Truyền thông cộng đồng về Biến đổi khí hậu [12] và sách Hỏi đáp về

Biến đổi khí hậu [13] Trong những cuốn tài liệu này, các tác giả đã giới thiệu

rất chi tiết cách thức chuẩn bị và tiến hành một khóa tập huấn và các nội dung tập huấn về BĐKH dành cho cán bộ làm công tác phát triển Các kiến thức về BĐKH trong tài liệu được viết khá chi tiết cả về biểu hiện, nguyên nhân, tác động của BĐKH Tuy nhiên, các nội dung tập huấn là dành cho các cán bộ phát triển dự án truyền thông về BĐKH đến cộng đồng nên còn nặng tính hàn

Trang 20

lâm và không thể áp dụng cho học sinh THCS Bên cạnh đó, tác giả cũng

khảo sát nội dung của các tài liệu như “Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu”của Live&Learn [5], sách “Em học Sống Xanh” của C&E và ACCD [10] Đây là

2 cuốn sách đang được đưa vào giảng dạy tại các trường THCS thuộc các tỉnh, thành phố mà các tổ chức này đang thực hiện dự án về giáo dục BĐKH

Trong cuốn “Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu” những kiến thức về BĐKH

được đưa vào giảng dạy là khá phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của học sinh THCS, tuy nhiên trong cuốn tài liệu này, các hành động ứng phó với BĐKH chưa được hướng dẫn chi tiết Ngược lại với điều này, những nội dung trong tài liệu “Em học Sống Xanh” với 10 chủ đề khác nhau lại chỉ đưa ra các hành động giảm phát thải khí nhà kính và hướng dẫn chi tiết cho các hành động phù hợp với nhận thức, kỹ năng và tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS Tuy nhiên, hai cuốn sách này đang đi theo hướng giáo dục về BĐKH và vẫn đang

ở giai đoạn thử nghiệm mà chưa được đưa vào chương trình chính khóa hay ngoại khóa theo quy định về chương trình giáo dục THCS của Bộ GD&ĐT

Trong các trường THCS tại Hà Nội hiện nay, nội dung giáo dục về BĐKH chưa thực sự được chú trọng, việc tổ chức các hoạt động này phần lớn còn tùy tiện, tùy hứng, chưa có kế hoạch cụ thể, cũng chưa được đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc Việc hình thành kỹ năng tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH và tăng cường thái độ thân thiện với môi trường chưa đạt được những kết quả như mong muốn vì chưa có nhiều hoạt động tác động tới hành vi và thái độ của học sinh đối với môi trường Giáo dục về BĐKH cho học sinh THCS ở trường học vẫn chưa hấp dẫn và sinh động Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí, vì thế phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung

Từ những kết quả khảo sát được trình bày ở chương I cho thấy các tài liệu nói trên chưa chú trọng vào các phương thức truyền thông hoặc mô hình truyền thông, đặc biệt đối với học sinh và giáo viên các trường THCS Vì vậy khoảng trống về truyền thông BĐKH trong trường học nói chung và trường

Trang 21

THCS nói riêng thực sự là một vấn đề cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng được một mô hình truyền thông về BĐKH hiệu quả, có thể áp dụng cho các trường THCS nói chung trên phạm vi toàn quốc

Trang 22

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm

* Biến đổi khí hậu

Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này dưới tác động của bức xạ mặt trời Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng cường sự BĐKH hoặc hạn chế sự BĐKH Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH đã định nghĩa “BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”

“BĐKH” nghĩa là biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người, làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được

Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC 2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi

về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất

Chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với BĐKH đã định nghĩa

“BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập

Trang 23

kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần

của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất”

BĐKH hiện nay có thể do 2 nguyên nhân: do tự nhiên và do tác động của con người, song nguyên nhân do con người được xác định là chủ yếu Phần lớn các nhà khoa học cho rằng hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính Đặc biệt quan trọng

là khí điôxit cacbon do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên ), chặt phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007), BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải khí nhà kính đang tiếp tục tăng lên

* Truyền thông

- Định nghĩa truyền thông

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng

và xã hội [4]

- Các yếu tố của truyền thông [4]

Truyền thông thông tin bao gồm 9 yếu tố, trong đó 2 yếu tố là những

thành phần chính yếu của một quá trình truyền thông thông tin – người gửi

(sender) và người nhận (receiver) Hai thành phần khác chính là những công

cụ truyền thông chủ yếu - thông điệp (message) và phương tiện truyền thông

(media) 4 yếu tố còn lại là các chức năng của truyền thông thông tin – mã hóa, giải mã, phản ứng và phản hồi Yếu tố sau cùng là sự nhiễu thông tin trong hệ thống này Những yếu tố trên được giải thích như sau:

- Người gửi (Sender): là bên gửi thông điệp cho một bên khác;

- Mã hóa (Encoding): là quá trình diễn dịch tư duy thành hình thức biểu

tượng;

Trang 24

- Thông điệp (Message): là tập hợp các biểu tượng mà người gửi

chuyển đi;

- Phương tiện truyền thông (Media): là những kênh truyền thông mà

thông qua đó thông điệp di chuyển từ người gửi đến với người nhận;

- Giải mã (Decoding): là quá trình mà nhờ đó người nhận ấn định ý

nghĩa cho các biểu tượng đã được mã hóa bởi người gửi;

- Người nhận (Receiver): là bên tiếp nhận thông điệp được gửi bởi một

bên khác;

- Phản ứng (Response): là những hành động phản ứng của người nhận

sau khi đã xem thông điệp;

- Thông tin phản hồi (Feedback): là một phần phản ứng của người nhận

được truyền thông ngược lại cho người gửi;

- Nhiễu thông tin (Noise): là trạng thái ngoài dự kiến hay sự méo mó

của thông tin xảy ra trong suốt quá trình truyền thông thông tin, nó gây hậu quả là người nhận sẽ tiếp nhận một thông điệp khác hẳn so với thông điệp ban đầu của người gửi

- Mục đích truyền thông [4]

Nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau, người làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) sẽ truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đối tượng truyền thông)

- Các phương thức truyền thông [4]

Có 3 phương thức truyền thông thường được sử dụng Đó là:

+ Truyền thông một chiều: Bằng phương thức này người truyền thông

gửi thông điệp truyền thông đến người nhận thông điệp truyền thông qua kênh truyền thông mà không có điều kiện nhận được sự phản hồi của đối tượng truyền thông

Trang 25

Phương thức này thường được dùng để truyền những thông điệp truyền thông có tính khẩn cấp (thí dụ: vỡ đê, cháy nhà v.v ) hoặc là những thông tin cần phổ biến (thí dụ: ngày, giờ, địa điểm họp, ngày lĩnh lương v.v )

+ Truyền thông 2 chiều: Theo phương thức này, thông điệp truyền

thông được trao đổi giữa người gửi và người nhận thông điệp thông qua kênh truyền thông Người gửi thông điệp có điều kiện thu thập các thông tin phản hồi từ phía người nhận Quá trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần

Phương thức này thường được sử dụng trong các cuộc thăm dò ý kiến,

dư luận xã hội về một chủ trương, một dự án luật v.v hoặc về một sản phẩm, một dịch vụ cần tham khảo ý kiến rộng rãi nhằm hoàn thiện trước khi triển khai

+ Phương thức truyền thông nhiều chiều: Khác với phương thức

truyền thông hai chiều, phương thức truyền thông nhiều chiều đòi hỏi người gửi thông điệp truyền thông cần hiểu biết đối tượng truyền thông trước khi gửi thông điệp truyền thông Để làm được việc này, người làm truyền thông phải tổ chức thu thập thông tin từ phía đối tượng truyền thông Có nhiều phương pháp thu thập thông tin, song phổ biến và hiệu quả nhất là tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại cơ sở Vì vậy quá trình truyền thông theo phương thức nhiều chiều bao gồm 3 bước là thu thập thông tin về đối tượng truyền thông, gửi thông điệp truyền thông tới đối tượng truyền thông, phản hồi thông tin từ phía đối tượng truyền thông

Phương thức truyền thông nhiều chiều thường được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông quy mô lớn (thí dụ: về Chương trình xóa đói giảm nghèo, về phòng chống HIV/AIDS, v.v ) Các kênh truyền thông trong phương thức này thường là các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình v.v ) hoặc kết hợp nhiều kênh khác nhau (như mít tinh, cổ động, hội nghị, hội thảo, huấn luyện v.v kết hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng

Trang 26

* Truyền thông về BĐKH

Truyền thông về BĐKH thực chất là một loại truyền thông môi trường

Do đó, truyền thông về BĐKH cũng có những đặc điểm chung với truyền thông môi trường, đó là:

Các vấn đề môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xã hội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả đến các thế hệ tương lai

Phạm vi tác động, ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đến điều kiện

tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội thay đổi rất rộng, từ cá nhân, xóm, thôn, bản đến quốc gia, khu vực và toàn cầu Vì thế, vấn đề môi trường là vấn

đề chung của cộng đồng (thí dụ: BĐKH là vấn đề toàn cầu)

Những tác động và hậu quả tác động của sự thay đổi môi trường do con người gây ra đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người không

phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra, xác định, đánh giá được, mặt khác,

nó không chỉ có những hậu quả trước mắt mà có cả những hậu quả tiềm tàng trong tương lai, có khi phải đến các thế kỷ sau (thí dụ: BĐKH có tác động tiềm tàng đến nhiều thế hệ sau)

Từ những đặc điểm nêu trên nên mục đích của truyền thông về BĐKH không chỉ là nhằm truyền đạt thông tin hay quá nhấn mạnh vào truyền đạt thông tin mà quan trọng hơn là nhằm thu hút mọi người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết chung, nhận thức chung về những vấn đề BĐKH để từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề của BĐKH đặt ra Yêu cầu của truyền thông về BĐKH là làm cho các đối tượng truyền thông thấy rõ thực trạng của họ và cộng đồng của họ đã và đang chịu những hậu quả tác động tiêu cực của sự BĐKH toàn cầu, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng

do BĐKH gây ra trong tương lai, nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay và những giải pháp mà loài người phải thực hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, thông qua việc cung cấp cho họ những minh chứng khoa học

và thực tiễn sinh động về hiện tượng BĐKH và những hậu quả tác động của

Trang 27

chúng Thu hút, huy động được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào quá trình truyền thông, qua đó nâng cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi của họ theo hướng ứng phó thích hợp và có hiệu quả với sự BĐKH trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống [6]

* Nội dung chủ yếu của thông điệp truyền thông về BĐKH

- Thông điệp về nhận thức

BĐKH hiện nay là một thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm

vi toàn cầu, khu vực và địa phương trong một thời gian dài (thập kỷ và thế kỷ) BĐKH đã và sẽ tác động ngày càng mạnh đến các điều kiện tự nhiên, nhất là thiên tai, bão, lụt, hạn hán, các hệ sinh thái tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống của con người hiện nay và cả các thế hệ tương lai, nhất là ở những vùng có rủi ro cao, nếu loài người không kịp thời

có những giải pháp ứng phó thích hợp Nguyên nhân của sự BĐKH hiện nay

là do tác động của con người trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng…), qua đó thải vào khí quyển các chất khí có tác dụng làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển trái đất Khẳng định rằng, loài người có khả năng ứng phó một cách hiệu quả với

sự BĐKH hiện nay, dựa trên việc xem xét về kinh tế, khoa học và công nghệ thích hợp, nhằm tiến tới ổn định nồng độ các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm từ các hoạt động của chính mình đối với hệ thống khí hậu thế giới, nếu có sự hợp tác rộng lớn nhất của tất cả các nước, của toàn cộng đồng và của từng người

Các giải pháp chiến lược ứng phó với BĐKH bao gồm các giải pháp giảm nhẹ BĐKH - hạn chế phát thải các chất khí có tác dụng làm tăng hiệu ứng nhà kính trong khí quyển từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và tăng cường các bể hấp thụ và bể chứa các chất khí gây hiệu ứng nhà kính Các giải pháp thích ứng với BĐKH - điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường, khí hậu thay đổi, nhằm ứng phó với những tác động

Trang 28

hiện tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm những ảnh hưởng có hại

và tận dụng được những ảnh hưởng có lợi Các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH được lựa chọn, xác định đối với mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương, có khả năng và cần phải được lồng ghép có hiệu quả với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của ngành, lĩnh vực

và địa phương đó, phù hợp với chính sách phát triển quốc gia Quan điểm của Nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH là: Ứng phó với BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm nghèo Tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; đầu

tư cho ứng phó với BĐKH là yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với

sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu [6]

- Thông điệp về hành động

Tất cả các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn về kinh

tế, xã hội, môi trường (tổng thể, ngành, lĩnh vực) đều phải xem xét đến hậu quả tác động của BĐKH ở địa phương, dựa vào kết quả đánh giá tác động và các kịch bản về BĐKH được xác định (đối tượng là các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch, lãnh đạo chính quyền các địa phương) Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch,

kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện

Mặt khác là một thành viên của Công ước và Nghị định thư Kyoto, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các cam kết chung của tất cả các bên Công ước gồm kiểm kê quốc gia phát thải các khí nhà kính do con người gây ra Xây dựng và công bố các chương trình quốc gia Hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, tăng cường quản lý bền vững, chuẩn bị thích ứng với BĐKH

Trang 29

Tăng cường giáo dục, đào tạo, truyền bá đại chúng về BĐKH Thông báo cho Hội nghị các Bên về kết quả thi hành Bên cạnh đó Việt Nam có Quyền lợi được sử dụng tài nguyên để đạt được sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội Tăng lượng tiêu thụ năng lượng để đạt được mục tiêu trên Nhận chuyển giao công nghệ và tài chính từ các Bên nước phát triển để đáp ứng toàn bộ chi phí gia tăng trong việc tuân thủ những cam kết Phù hợp với chủ trương hội nhập của Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Ngoài những nội dung chủ yếu của thông điệp truyền thông nêu trên, các tuyên truyền viên có thể bổ sung những nội dung sống động, liên quan đến BĐKH và tác động của chúng đến kinh tế - xã hội ở địa phương để cho các thông điệp truyền thông sinh động hơn Tùy theo đối tượng cụ thể, các tuyên truyền viên về BĐKH sẽ lựa chọn và diễn đạt những nội dung thông điệp truyền thông sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, tạo được ấn tượng thông qua các hình thức truyền thông khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương [6]

2.1.2 Tác động của BĐKH đến tính dễ bị tổn thương của trẻ em

* Các mối đe dọa do BĐKH đối với tính dễ bị tổn thương của trẻ em

Các mối đe dọa từ tác động của BĐKH như: nhiệt độ bề mặt toàn cầu gia tăng, nước biển dâng, lượng mưa thay đổi và các hiện tượng thời tiết cực đoan… được liệt kê ở bảng 2.1 Trong bảng này tác giả liệt kê những yếu tố cần thiết nhất, chủ yếu là tác động trực tiếp đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của trẻ em nói chung, như tính mạng, sự thương vong, sức khỏe, bệnh tật và một số yếu tố tác động gián tiếp như: nơi cư trú, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí

Trang 30

Bảng 2.1 Các mối đe dọa do BĐKH đối với tính dễ bị tổn thương của trẻ em

Nước biển dâng Lượng mưa

thay đổi

Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng

Tính mạng, sự

thương vong

Nắng nóng, sốc nhiệt gây nên tử vong

Mất nơi ở phải lang thang, dễ

bị các yếu tố ngoại cảnh tác động dẫn đến tử vong, đau ốm

Gây ngập lụt, lũ cuốn trôi, chết đuối

Bão, tố, dông sét, rét hại, lũ quét, sạt lở đất

đá gây chết người

Bệnh dịch

Nắng nóng kéo dài gây ra các dịch bệnh về hô hấp, bệnh ngoài

da, dị ứng, tiêu chảy, sốc nhiệt…và xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn mới

Ngập úng dẫn đến các bệnh liên quan đến nguồn nước, độ

ẩm như: Bệnh ngoài da, viêm phổi…

Các bệnh lây truyền do nước bùng phát như:

Tiêu chảy, bệnh ngoài da, hô hấp…

Y tế

Giảm cơ hội được chăm sóc đầy đủ và đảm bảo về y tế do

số lượng bệnh nhân tăng cao, các cơ sở y tế còn hạn chế về

số lượng và chất lượng

Mất điều kiện chăm sóc sức khỏe do bệnh viện, trạm xá bị ngập

Mất điều kiện chăm sóc sức khỏe do bệnh viện, trạm xá bị ngập

Nguy cơ cao mất bệnh xá, bệnh viện do lũ ống, lũ quét, sạt

lở đất ảnh hưởng đến điều kiện chăm sóc sức khỏe trẻ em

Ảnh hưởng đến

an ninh lương thực, an ninh nguồn nước do xâm nhập mặn

Mất an ninh lương thực do nước ngập làm mất lúa, hoa màu, giảm sản lượng lương thực, mất an ninh nguồn nước

Mất an ninh lương thực do

lũ ống, lũ quét làm mất lúa, hoa màu, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng dến an ninh nguồn nước

Trang 31

Nước biển dâng Lượng mưa

thay đổi

Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng

Mất nhà ở do nước ngập làm mất đất

Ảnh hưởng đến nhà ở do mưa lớn kéo dài gây ngập, lụt

Nguy cơ cao

về mất nơi ở

do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

Giáo dục

Giảm cơ hội tham gia học tập đầy đủ do ốm, bệnh phải nghỉ học

Mất cơ hội học tập, mất trường học do nước ngập làm mất đất

Giảm cơ hội học tập, ảnh hưởng đến trường học do mưa lớn kéo dài gây ngập, lụt

Nguy cơ cao mất cơ hội học tập, mất trường học do lũ ống,

lũ quét, sạt lở đất

Mất khu vui chơi, giải trí

Mất khu vui chơi, giải trí

An ninh năng

lượng

Nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ làm mát tăng cao nhưng do thiếu nước làm giảm khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện nên ảnh hưởng đến an ninh năng lượng

Mất an ninh năng lượng do ngập úng, mất đất

Mất an ninh năng lượng do ngập úng, lũ lụt

Nguy cơ cao về

an ninh năng lượng do ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, giông, tố lốc, mưa đá…

Giao thông

Mất an toàn giao thông do đường xá sạt lở, ngập chìm trong nước

Mất an toàn giao thông do đường xá sạt lở, ngập chìm trong nước

Nguy cơ cao mất an toàn giao thông đường bộ do sạt

lở đất (Đặc biệt đối với các xã ở miền núi)

Trang 32

* Những hậu quả và nguy cơ của BĐKH đối với trẻ em

- Hậu quả của sự gia tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu

Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, gia tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, tăng số lượng các đợt dịch bệnh và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Nhiệt độ tăng cũng có ảnh hưởng xấu đối với người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh

Sự nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa trong năm Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm hơn vì vậy sẽ gây ra sự thay đổi đặc tính của nhịp sinh học trong mỗi cá thể Khi mùa khí hậu thay đổi, nổi bật là sự kéo dài mùa hè và sự rút ngắn mùa đông từ 1 tháng - 2 tháng, đặc biệt là khu vực phía Bắc, ảnh hưởng bất lợi đến nhịp sinh học và tập quán sinh hoạt cũng như sức khỏe trẻ em

Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán sẽ tăng lên Tài nguyên nước ở các khu vực bị ảnh hưởng có thể giảm hơn 30% Hạn hán trầm trọng thêm hiện tượng sa mạc hóa, mất an toàn thực phẩm và mất an ninh nguồn nước, suy dinh dưỡng và tử vong trẻ sơ sinh cao Hạn hán kéo dài thường tạo ra nhiều dịch bệnh bùng phát, nguồn nước giảm đi, và chất lượng nước bị suy thoái Thời gian hạn hán càng dài càng làm trầm trọng thêm quá trình này dẫn đến tính dễ bị tổn thương của trẻ em càng tăng cao

Hình 2.1 Một số hình ảnh về hậu quả của nắng nóng liên quan đến tính dễ bị

tổn thương ở trẻ em

Nguồn Internet

Trang 33

Tác động của sự gia tăng nhiệt độ bề mặt toàn cầu sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể; Quyền được chăm sóc sức khoẻ; Quyền được học tập; Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; Quyền được phát triển năng khiếu; Quyền có tài sản; Quyền được tham gia hoạt động xã hội (Hình 2.1)

- Hậu quả của Băng tan - Nước biển dâng

Băng tan - Nước biển dâng là một mối đe dọa lớn về nơi sinh sống, học tập, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước (đặc biệt là nước sinh hoạt) do mất nhà ở, mất trường học, mất đất canh tác, mất đường giao thông và nguồn nước bị xâm nhập mặn (Hình 2.2) Những lý do trên ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em như: Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển của trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em không nơi nương tựa; Quyền được bảo vệ tính mạng; Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; Quyền được học tập; Quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi

Hình 2.2 Một số hình ảnh về hậu quả của Nước biển dâng ở Việt Nam

Nguồn Internet

Trang 34

- Hậu quả của sự gia tăng lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác

Khi bão đổ bộ vào đất liền gió mạnh, tố lốc đi kèm theo bão làm đổ cây cối, nhà cửa dễ gây ra những thương vong cho trẻ em Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hàng năm đã có nhiều học sinh bị nước lũ cuốn trôi, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long Trận lũ năm 2000 đã làm chết mất 762 người, trong đó có tới 352 trẻ em, chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 46% (thiệt hại của ngành giáo dục ĐBSCL là 143 tỉ đồng; gần 80 vạn học sinh phải tạm nghỉ học chạy lũ từ 1 - 3 tháng)

Trong các khu đô thị nghèo, mưa lớn gây ngập lụt có thể tạo điều kiện mất vệ sinh nghiêm trọng và lan tỏa trên diện rông do hệ thống thoát nước không đầy đủ và kém chất lượng Ngập lụt kéo dài dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường nước gia tăng do nước sinh hoạt bị ô nhiễm (ví dụ như: Dịch tả và bệnh viêm gan A hay bệnh trùng xoắn)

Các tác động của mưa lớn kéo dài, bão mạnh, lũ, lụt, mưa đá, giông tố bất ngờ đều có ảnh hưởng đối với trẻ em Ví dụ: Nhiều trẻ em phải bỏ học

để tự kiếm sống khi cha mẹ chúng qua đời vì gặp bão trong lúc ra khơi đánh

Do thiệt hại về nhà cửa, trẻ em bị mất chỗ ở, mất mát tài sản, thiếu lương thực nên dễ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em

Ngập lụt do mưa bão kéo dài dẫn đến ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường nước) nên trẻ em dễ hấp thụ các loại dịch bệnh như đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, thương hàn hoặc các bệnh về đường hô hấp, đường ruột Khi các cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh xá bị hư hại khiến các em phải nghỉ học, hoặc không được điều trị kịp thời khi ốm đau Lũ lụt có thể dẫn đến chết đuối của trẻ em, đặc biệt là độ tuổi từ 2 đến 9 do các em còn chưa tự nhận thức được các mối nguy hiểm và dễ bị hoảng loạn trước những thay đổi của môi trường sống

Trang 35

Lũ ống, lũ quét là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em miền núi, đặc biệt là trẻ em sinh sống và học tập ở các khu vực có địa hình dễ

bị sạt lở Khi lũ quét xẩy ra, bản thân các em là thành viên của cộng đồng dân

cư các em cũng phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi như người lớn Những tổn thất về nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, người thân cũng trực tiếp đè nặng lên cuộc sống của các em Ở những nơi trường lớp bị đổ trôi, các em phải nghỉ học cho đến khi chính quyền các cấp xây dựng lại được trường lớp các em mới có thể đến trường Do địa hình nơi cư trú, do trường lớp ở xa, việc đi lại của các em là khó khăn, các em phải tự đến trường lớp không có sự bảo trợ của người lớn, khi gặp lũ đại đa số các em không được sự che chở, hướng dẫn của người lớn mà phải tự mình định liệu tránh né Những tổn thất, thiệt hại do lũ quét gây ra có tác động lớn đến yếu tố tinh thần, gây cho các

em sự hoảng loạn trong một thời gian dài

Tố lốc có tác động gây hại lớn nhất là thiệt hại sinh mạng do các vật thể

bị tố lốc cuốn theo va đập phải hoặc do những hạt mưa đá trong tố lốc gây ra thương vong

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam: Năm

2000, trong số 762 người chết do lũ lụt thì có 357 trẻ em Đến năm 2002, tỷ lệ trẻ tử vong tăng lên khi có tới 275 trẻ em trong số 355 người chết Đến năm

2011, trong số 68 người chết thì có tới 55 là trẻ em

Hậu quả của sự gia tăng lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: Quyền được chăm sóc, nuôi dạy

để phát triển của trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em không nơi nương tựa; Quyền được bảo vệ tính mạng; Quyền sống chung với cha mẹ; Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; Quyền được học tập; Quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi (Hình 2.3)

Trang 36

Hình 2.3 Một số hình ảnh về hậu quả của mưa, bão, lũ, lụt, lốc tố

Nguồn Internet

Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần

số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống nói chung và trẻ em nói riêng

2.1.3 Sự cần thiết phải truyền thông về BĐKH cho học sinh các trường THCS

BĐKH là nguy cơ lớn làm giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nước, gia tăng các hiện tượng cực đoan của thời tiết và khí hậu, phá vỡ tình trạng cân bằng của các hệ sinh thái và làm gia tăng bệnh tật Theo

dự báo, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm 50C (IPCC,2013), trong khi ngưỡng BĐKH nguy hiểm là tăng thêm 20C Nếu vượt qua ngưỡng này, các thảm họa sinh thái sẽ xảy ra và cuộc sống con người bị

đe dọa nghiêm trọng

BĐKH đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của

Trang 37

Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng của Việt Nam, Bangkok của Thái Lan, Miami của Hoa Kỳ và Yangon của Myanmar) Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007 - 2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 2oC, thì sẽ có 22 triệu người ở VN mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trong nước biển Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, thiên tai khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn trong những năm gần đây đều có liên quan nhiều đến BĐKH

Nước ta là Quốc gia có dân số “trẻ”, trong đó số lượng học sinh, sinh viên chiếm khoảng 24% dân số cả nước Cũng như các nước đang phát triển khác, trẻ em nằm trong số những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH, dù họ là những người ít liên quan nhất đến những nguyên nhân gây ra BĐKH Các nguy cơ về BĐKH mà trẻ em gặp phải rất đa dạng bao gồm từ những ảnh hưởng trực tiếp về mặt thể chất, tính mạng từ thiên tai như lốc xoáy, bão tố, lũ lụt và nhiệt độ tăng, giảm đột ngột cho tới những ảnh hưởng gián tiếp về giáo dục, căng thẳng tâm lý và những khó khăn về dinh dưỡng Hàng năm vào mùa đông ở nước ta có khoảng 8 - 12 ngày nhiệt độ < 0

o

C; 4 - 5 ngày nhiệt độ < 8oC do đó hầu hết các trường phải cho học sinh nghỉ học để tránh rét Nguyên nhân do cơ sở vật chất của các trường không có lò sưởi, không có điều hòa hai chiều nên không đảm bảo đủ ấm cho học sinh đến trường Mặt khác tình trạng ao hồ bị lấp, hệ thống sông và mương thoát nước thu hẹp và đặt ngầm, do đó khi có mưa từ 80 mm trở lên nhiều khu vực ngập úng, trong đó có cả các trường học gây khó khăn cho việc đi lại của học sinh Các đợt mưa dông khiến đường dây điện, cáp thông tin liên lạc bị hỏng, cửa kính các phòng học bị vỡ, đổ Như vậy, ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe của học sinh và các điều kiện phục vụ cho dạy học của ngành hàng năm

là không nhỏ

Nhận thức được sâu sắc vấn đề BĐKH (nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó) là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi

Trang 38

thành phần dân cư, để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự BĐKH toàn cầu Các trường THCS với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, với mạng lưới rộng khắp đất nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục, với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và

có tầm ảnh hướng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho học sinh Cho tới nay yêu cầu đưa giáo dục biến đổi khí hậu như một nội dung giáo dục bắt buộc vào nhà trường phổ thông vẫn chưa được chính thức hóa

Bộ GD&ĐT đã xây dựng và phê duyệt đề án truyền thông về biến đổi khí hậu của ngành Tuy nhiên đây là một nội dung nghiên cứu khoa học không dễ vì người xây dựng mô hình truyền thông không chỉ là người phải hiểu về BĐKH

mà còn phải thực sự hiểu biết về quản lý giáo dục, đặc biệt cần hiểu rõ về chương trình giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường THCS

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Luận văn sử dụng tích hợp hai phương pháp tiếp cận, đó là: Tiếp cận từ trên xuống (Top-Down) thông qua việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các dữ liệu thứ cấp: Nghị quyết, Nghị định, Luật, Quyết định, Thông tư về truyền thông BĐKH và giáo dục THCS; Tiếp cận từ dưới lên (Bottom-Up) thông qua quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực trạng và kiểm nghiệm mô hình đã

đề xuất

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu tư liệu được thực hiện thông qua việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các dữ liệu thứ cấp: Thông tư, quyết định, chương trình, kế hoạch, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT

Hà Nội về vấn đề truyền thông BĐKH và giáo dục ngoài giờ lên lớp; phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những tư liệu, tài liệu lý luận về truyền thông BĐKH, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và những kết quả khảo sát, đánh

Trang 39

giá về truyền thông BĐKH để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu

- Trình tự thực hiện:

+ Tổng hợp các văn bản liên quan đến truyền thông BĐKH và giáo dục THCS;

+ Sắp xếp theo trình tự thời gian;

+ Phân tích kết quả, rút ra kết luận

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng truyền thông BĐKH trong các trường THCS Các đối tượng được điều tra gồm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các trường THCS Ngô Sỹ Liên

- Q Hoàn Kiếm, THCS Trung Hòa - Q Cầu Giấy và THCS Mỗ Lao - Q Hà Đông

- Trình tự thực hiện như sau:

Trang 40

+ Giới thiệu mô hình với cán bộ, giáo viên, Tổng phụ trách Đội TNTP

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w