Sự cần thiết phải truyền thông về BĐKH cho học sinh các trƣờng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội (Trang 36)

7. Kết cấu luận văn

2.1.3. Sự cần thiết phải truyền thông về BĐKH cho học sinh các trƣờng

trƣờng THCS

BĐKH là nguy cơ lớn làm giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nƣớc, gia tăng các hiện tƣợng cực đoan của thời tiết và khí hậu, phá vỡ tình trạng cân bằng của các hệ sinh thái và làm gia tăng bệnh tật. Theo dự báo, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm 50C (IPCC,2013), trong khi ngƣỡng BĐKH nguy hiểm là tăng thêm 20C. Nếu vƣợt qua ngƣỡng này, các thảm họa sinh thái sẽ xảy ra và cuộc sống con ngƣời bị đe dọa nghiêm trọng.

BĐKH đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP. Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thƣợng Hải, Quảng Châu của

Trung Quốc, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng của Việt Nam, Bangkok của Thái Lan, Miami của Hoa Kỳ và Yangon của Myanmar). Theo bản báo cáo về phát triển con ngƣời 2007 - 2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 2oC, thì sẽ có 22 triệu ngƣời ở VN mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trong nƣớc biển. Các hiện tƣợng nhƣ: lƣợng mƣa thất thƣờng và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, thiên tai khốc liệt hơn, tần suất và cƣờng độ của những đợt bão lũ, triều cƣờng tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn.... trong những năm gần đây đều có liên quan nhiều đến BĐKH.

Nƣớc ta là Quốc gia có dân số “trẻ”, trong đó số lƣợng học sinh, sinh viên chiếm khoảng 24% dân số cả nƣớc. Cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển khác, trẻ em nằm trong số những ngƣời chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH, dù họ là những ngƣời ít liên quan nhất đến những nguyên nhân gây ra BĐKH. Các nguy cơ về BĐKH mà trẻ em gặp phải rất đa dạng bao gồm từ những ảnh hƣởng trực tiếp về mặt thể chất, tính mạng từ thiên tai nhƣ lốc xoáy, bão tố, lũ lụt và nhiệt độ tăng, giảm đột ngột cho tới những ảnh hƣởng gián tiếp về giáo dục, căng thẳng tâm lý và những khó khăn về dinh dƣỡng. Hàng năm vào mùa đông ở nƣớc ta có khoảng 8 - 12 ngày nhiệt độ < 0 o

C; 4 - 5 ngày nhiệt độ < 8oC. do đó hầu hết các trƣờng phải cho học sinh nghỉ học để tránh rét. Nguyên nhân do cơ sở vật chất của các trƣờng không có lò sƣởi, không có điều hòa hai chiều... nên không đảm bảo đủ ấm cho học sinh đến trƣờng. Mặt khác tình trạng ao hồ bị lấp, hệ thống sông và mƣơng thoát nƣớc thu hẹp và đặt ngầm, do đó khi có mƣa từ 80 mm trở lên nhiều khu vực ngập úng, trong đó có cả các trƣờng học gây khó khăn cho việc đi lại của học sinh. Các đợt mƣa dông khiến đƣờng dây điện, cáp thông tin liên lạc bị hỏng, cửa kính các phòng học bị vỡ, đổ... Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của thời tiết đến sức khỏe của học sinh và các điều kiện phục vụ cho dạy học của ngành hàng năm là không nhỏ

Nhận thức đƣợc sâu sắc vấn đề BĐKH (nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó) là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi ngƣời, mọi lứa tuổi, mọi

thành phần dân cƣ,... để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự BĐKH toàn cầu. Các trƣờng THCS với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài, với mạng lƣới rộng khắp đất nƣớc, với hệ thống chƣơng trình, nội dung, kế hoạch và phƣơng pháp giáo dục, với đội ngũ hùng hậu của những ngƣời làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hƣớng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho học sinh. Cho tới nay yêu cầu đƣa giáo dục biến đổi khí hậu nhƣ một nội dung giáo dục bắt buộc vào nhà trƣờng phổ thông vẫn chƣa đƣợc chính thức hóa. Bộ GD&ĐT đã xây dựng và phê duyệt đề án truyền thông về biến đổi khí hậu của ngành. Tuy nhiên đây là một nội dung nghiên cứu khoa học không dễ vì ngƣời xây dựng mô hình truyền thông không chỉ là ngƣời phải hiểu về BĐKH mà còn phải thực sự hiểu biết về quản lý giáo dục, đặc biệt cần hiểu rõ về chƣơng trình giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trƣờng THCS.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)