7. Kết cấu luận văn
3.3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo về việc xây dựng mô hình truyền thông
3.3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo về việc xây dựng mô hình truyền thông BĐKH trong trƣờng THCS thông BĐKH trong trƣờng THCS
Truyền thông về BĐKH trong trƣờng THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Đảm bảo đúng quan điểm đƣờng lối của Đảng và chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc, đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và đảm bảo tính hiệu quả, khả thi.
* Nguyên tắc đảm bảo đúng quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về BĐKH và ứng phó với BĐKH
Mô hình truyền thông BĐKH trong trƣờng THCS phải đảm bảo đúng đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc. Phát huy tính tự chủ, tự giác, tinh thần sáng tạo của giáo viên, học sinh. Vận động sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc đồng thời khai thác tối đa tri thức bản địa để vận dụng vào các hoạt động ứng phó với BĐKH.
* Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục
Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục khi truyền thông về BĐKH tức là: Ngoài việc thực hiện mục đích truyền thông về BĐKH còn cần góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung. Truyền thông về biến đổi khí hậu phải hƣớng tới việc cung cấp cho HS những kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu và những kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi. Nội dung truyền thông về biến đổi khí hậu phải chú trọng các vấn đề thực tiễn, gắn với địa phƣơng, đất nƣớc, trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và góp phần hình thành các kỹ năng, phƣơng pháp hành động cụ thể để HS có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng chống thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra ở địa phƣơng, đất nƣớc phù hợp với nhận thức và sức khỏe của học sinh. Truyền thông về biến đổi khí hậu cần tạo điều kiện cho học sinh đƣợc chủ động tham gia và tìm hƣớng giải quyết các vấn đề dƣới góc nhìn của chính các em. Tận dụng các cơ hội để truyền thông về biến đổi khí hậu nhƣng phải đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, không làm xáo trộn chƣơng trình giáo dục của năm học và không gây ảnh hƣởng đến thời gian học tập chính khóa.
* Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển
Truyền thông về BĐKH cũng cần đảm bảo tính kế thừa vì bản chất của hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng của các trƣờng THCS đã mang tính chất của hoạt động truyền thông, thông qua các hoạt động nhƣ: Thi văn nghệ, thi báo tƣờng, thi viết, vẽ theo các chủ đề, các buổi sinh hoạt theo chủ đề của các tiết chào cờ đầu tuần ... đều mang đậm tính chất của truyền thông trong giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa đòi hỏi truyên thông về BĐKH cho học sinh THCS phải: Tôn trọng nội dung chƣơng trình hoạt động năm học đã đƣợc các tổ chức trong nhà trƣờng xây dựng và đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt từ đầu năm học; Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động trong trƣờng THCS và kinh nghiệm truyền thông về BĐKH nói chung, truyền thông về BĐKH cho học sinh THCS nói riêng để khái quát thành lý luận nhằm vận dụng vào thực tiễn tổ chức truyền thông
BĐKH trong trƣờng THCS; Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp và truyền thông BĐKH, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp truyền thông BĐKH. Những kết quả nghiên cứu này cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp truyền thông BĐKH cho học sinh THCS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi
Tính hiệu quả của truyền thông trong giáo dục thể hiện ở: Xác định mục tiêu truyền thông, thiết kế thông điệp và lựa chọn phƣơng tiện truyền thông. Trong phạm vi luận văn, học viên chú trọng vào tính hiệu quả của truyền thông trong trƣờng THCS vì vậy mục tiêu truyền thông BĐKH chỉ dừng lại ở nâng cao nhận thức, thu hút sự chú ý của học sinh vào những hành động giảm phát thải khí nhà kính đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, góp phần thay đổi hành vi của học sinh trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Để đảm bảo nguyên tắc này ngƣời thực hiện truyền thông cần phải làm cho khoa học BĐKH đơn giản và dễ hiểu khi xây dựng nội dung truyền thông, hƣớng tới mục tiêu phá bỏ những thói quen xấu, hình thành những thói quen tốt cho học sinh bằng các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ BĐKH đơn giản. Lựa chọn những hình ảnh đặc trƣng, dễ hiểu, gây đƣợc ấn tƣợng cho học sinh, lựa chọn những từ và cụm từ chính xác để miêu tả nguyên nhân - tác động của BĐKH và giải pháp ứng phó...
3.3.2.Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông trong các trƣờng THCS
Trên cơ sở lý luận (đã đƣợc nêu ở chƣơng 2) và cơ sở thực tiễn về giáo dục BĐKH; tham khảo các tài liệu: Biến đổi khí hậu [6], Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam [7] và các kiến thức đã học trong chƣơng trình thạc sĩ BĐKH, tác giả xây dựng nội dung truyền thông BĐKH cho các trƣờng THCS gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Những biểu hiện của BĐKH (4 biểu hiện cơ bản: Nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng, băng tan - nƣớc biển dâng, lƣợng mƣa thay đổi và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gia tăng);
- Tác động của BĐKH nói chung, đặc biệt là tác động của BĐKH đến trẻ em;
- Nguyên nhân của BĐKH (Nguyên nhân do con ngƣời);
- Giải pháp ứng phó (Những hoạt động cụ thể về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, dễ thực hiện, phù hợp với nhận thức, tâm lý và sức khỏe của học sinh THCS)