7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu đƣợc thực hiện thông qua việc tổng hợp, phân tích, hệ thống các dữ liệu thứ cấp: Thông tƣ, quyết định, chƣơng trình, kế hoạch, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội về vấn đề truyền thông BĐKH và giáo dục ngoài giờ lên lớp; phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những tƣ liệu, tài liệu lý luận về truyền thông BĐKH, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và những kết quả khảo sát, đánh
giá về truyền thông BĐKH để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Trình tự thực hiện:
+ Tổng hợp các văn bản liên quan đến truyền thông BĐKH và giáo dục THCS;
+ Sắp xếp theo trình tự thời gian; + Phân tích kết quả, rút ra kết luận.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phƣơng pháp đƣợc thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng truyền thông BĐKH trong các trƣờng THCS. Các đối tƣợng đƣợc điều tra gồm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của các trƣờng THCS Ngô Sỹ Liên - Q. Hoàn Kiếm, THCS Trung Hòa - Q. Cầu Giấy và THCS Mỗ Lao - Q. Hà Đông. - Trình tự thực hiện nhƣ sau: + Thiết kế bảng hỏi; + Tổ chức lấy ý kiến; + Phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu. * Phương pháp trắc nghiệm
- Sử dụng một số bài trắc nghiệm để đo mức độ nhận thức về BĐKH của học sinh trƣớc và sau kiểm nghiệm mô hình.
- Trình tự thực hiện nhƣ sau: + Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm; + Tổ chức thực hiện;
+ Tổng hợp, lập bảng so sánh.
* Phương pháp thực nghiệm
Sau khi xây dựng mô hình xong sẽ đƣa ra kiểm nghiệm tại trƣờng THCS Mỗ Lao - Q.Hà Đông thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lấy kết quả khảo sát tại trƣờng THCS Trung Hòa - Q.Cầu Giấy để làm căn cứ so sánh.
+ Giới thiệu mô hình với cán bộ, giáo viên, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trƣờng;
+ Triển khai thí điểm mô hình tại trƣờng THCS Mỗ Lao - Q. Hà Đông + Tổng hợp kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm;
+ Điều chỉnh và hoàn thiện mô hình.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Các bảng tổng hợp kết quả khảo sát và bài trắc nghiệm đƣợc thống kê bằng thuật toán thống kê (sử dụng excel 2010);
- Các biểu đồ đƣợc thực hiện bằng chức năng vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ trong word 2010.
Chƣơng 3
XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHI M MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 3.1. Cơ sở pháp lý
* Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng [3]
Giải pháp về tăng cƣờng, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng của Nghị quyết đã chỉ rõ:
Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tƣợng ƣu tiên tuyên truyền, giáo dục; đƣa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi ngƣời dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
* Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu [9]
Trong nhiệm vụ 7 mục c- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo của Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu đã nêu:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các phƣơng pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cƣ và địa bàn trọng điểm.
* Quyết định số 1183/ 2012/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015[8]
Nhiệm vụ thứ 9 của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 là: Phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhà nƣớc, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cƣ;
Trong dự án 3 của Chƣơng trình có mục tiêu:Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu với nội dung: Xây dựng và triển khai các chƣơng trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH. Các giải pháp đƣợc đề xuất trong Chƣơng trình để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Truyền thông trực tiếp: Thông qua các hình thức nhƣ hội thảo, hội nghị, tập huấn; các khóa tập huấn; các cuộc thi theo chủ đề; biểu diễn văn nghệ; các sự kiện Tuần lễ biến đổi khí hậu, Giờ Trái đất; giáo dục trong trƣờng học,…; Truyền thông gián tiếp: Thông qua các hình thức nhƣ truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí, website, thông điệp, panô, áp phích, tờ rơi,…
* Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 1 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trƣờng học giai đoạn 2013-2020" [2]
Mục tiêu chung của Đề án là: Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên của ngành Giáo dục và cha mẹ học sinh, cộng đồng.
Với các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Bảo đảm đến năm 2015, 80% cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục và cấp quản lý giáo dục đƣợc nâng cao nhận thức và kỹ năng thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; đạt 95% vào năm 2020;
- Bảo đảm đến năm 2015, 80% trẻ em các trƣờng mẫu giáo và học sinh, sinh viên các trƣờng phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đƣợc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cơ bản phù hợp với
lứa tuổi về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai (nhất là các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng) ở địa phƣơng; đạt 95% vào năm 2020;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho 50% cha mẹ học sinh trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông vào năm 2015; đạt 80% vào năm 2020;
- Phối hợp với địa phƣơng tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho 30% cộng đồng dân cƣ thuộc địa bàn của trƣờng vào năm 2015; đạt 60% vào năm 2020.
3.2. Cơ sở thực tiễn
3.2.1. Thực trạng vấn đề truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trƣờng THCS trƣờng THCS
Hiện nay Bộ GD&ĐT vừa phê duyệt Đề án "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trƣờng học giai đoạn 2013-2020". Tuy nhiên trên thực tế, đề án đang ở giai đoạn 1- khảo sát thực trạng nên vấn đề truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS chƣa có gì thay đổi so với kết quả tác giả đã tổng quan ở chƣơng 1.
3.2.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trƣờng THCS hiện nay
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS là những hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tƣơi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản đƣợc thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục đích đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Hiện nay nội dung của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS thể hiển ở các loại hình hoạt động sau:
- Tiết sinh hoạt dƣới cờ đầu tuần: tiết sinh hoạt dƣới cờ đƣợc tổ chức theo quy mô toàn trƣờng với sự tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh. Nội dung của tiết sinh hoạt dƣới cờ đầu tuần gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục hàng tháng. Đó là các nội dung hoạt động nhƣ
báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện các tập thể và cá nhân trong trƣờng, phát động thi đua theo một chủ đề nhất định, tổ chức văn nghệ, giao lƣu giữa các tập thể lớp, tổ chức lễ kỷ niệm;
- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật hƣớng vào việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết, tình cảm chân thành với con ngƣời, với thiên nhiên và với cả chính bản thân mình. Nội dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ sinh hoạt văn nghệ, các cuộc thi, các cuộc tham quan du lịch hay cắm trại, các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi...;
- Hoạt động thể dục, thể thao: Hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp học sinh có điều kiện để rèn luyện thể lực, tăng cƣờng sức khỏe, hình thành nhiều phẩm chất tốt. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra dƣới nhiều hình thức nhƣ thể dục nhịp điệu, các trò chơi tập thể, ngày hội thể thao toàn trƣờng;
- Hoạt động lao động công ích: Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng cảnh quan của nhà trƣờng, của địa phƣơng bằng những việc làm hữu ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em;
- Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật: Nội dung của các loại hình này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế. Đó là các hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề, sƣu tầm tìm hiểu về xã hội, khoa học, tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp...;
- Hoạt động xã hội khác: Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nƣớc và quốc tế đang đƣợc quan tâm, các hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trƣờng, địa phƣơng, dân tộc, các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện.
Mặc dù hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS khá đa dạng, tuy nhiên trên thực tế các chủ đề, nội dung giáo dục BĐKH chƣa đƣợc tích hợp trong các loại hình hoạt động này. Đây cũng chính là một lợi
thế để tích hợp truyền thông BĐKH trong các loại hình của hoạt động ngoài giờ lên lớp để đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu truyền thông về BĐKH mà không làm tăng thêm thời lƣợng của các hoạt động chính khóa, đồng thời làm phong phú thêm nội dung của các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trƣờng THCS.
3.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của giáo viên và học sinh THCS
Để đánh giá nhận thức về BĐKH của giáo viên và học sinh các trƣờng THCS tại Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát với giáo viên và học sinh của các trƣờng THCS Ngô Sỹ Liên - Q. Hoàn Kiếm, THCS Mỗ Lao - Q. Hà Đông và THCS Trung Hòa - Q.Cầu Giấy, nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề: nhận thức của giáo viên và học sinh về BĐKH; nội dung và hình thức truyền thông về BĐKH cho học sinh THCS (phụ lục 1 và phụ lục 2).
Kết quả khảo sát 150 giáo viên và 450 học sinh về mức độ tiếp nhận thông tin và nguồn thông tin thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và kênh tiếp nhận thôngtin về BĐKH của giáo viên và học sinh THCS tại Hà Nội
STT Nội dung khảo sát Kết quả
GV SV
SL % SL %
1 Đã bao giờ nghe nói
đến Biến đổi khí hậu (BĐKH) chƣa?
Thƣờng xuyên 120 80,0 167 37,1 Thỉnh thoảng 26 17,3 190 42,2 Chƣa bao giờ 4 2,7 93 20,7
2 Nghe nói đến BĐKH
qua các kênh thông tin nào dƣới đây?
Đài truyền thanh 0 0 0 0 Truyền hình 47 31,3 72 16,0 Báo mạng 143 95,3 131 29,1 Báo giấy 34 22,7 0 0 Trong sách giáo khoa thuộc
các môn học mà em đang học
STT Nội dung khảo sát Kết quả
GV SV
SL % SL %
2 Nghe nói đến BĐKH
qua các kênh thông tin nào dƣới đây? (tiếp theo)
Trong các bài giảng của Thầy Cô giáo
197 43,8
Các buổi ngoại khóa 0 0 0 0 Các hoạt động truyền thông
về môi trƣờng và ngày Giờ Trái đất
0 0 0 0
Tập huấn của Sở GD&ĐT về BĐKH
0 0
Khác (ghi cụ thể) 0 0 0 0
Với câu hỏi: Anh (chị) đã bao giờ nghe nói đến BĐKH? Có 120 giáo viên trả lời thƣờng xuyên nghe nói về BĐKH (80%), mức độ thỉnh thoảng nhận đƣợc trả lời của 26 giáo viên (17,3%), mức độ chƣa bao giờ có 4 giáo viên trả lời (2,7%) (Hình 3.1).
Hình 3.1 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của giáo viên THCS
Mức độ tiếp nhận thông tin về BĐKH của GV THCS
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣabao giờ
Biểu đồ ở hình 3.1 cho thấy 4/5 số giáo viên THCS đƣợc khảo sát đã nghe nói đến BĐKH ở mức độ thƣờng xuyên và gần 1/5 số giáo viên đƣợc hỏi trả lời thỉnh thoảng mới nghe nói đến BĐKH. Số giáo viên trả lời chƣa bao giờ nghe nói đến BĐKH là rất ít.
Để xác định nguồn cung cấp thông tin về BĐKH mà giáo viên đã tiếp nhận. đã sử dụng câu hỏi: Anh (chị) nghe nói đến BĐKH qua các kênh thông tin nào dƣới đây và nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: Kênh truyền hình có 47 ngƣời lựa chọn (31,3%), báo mạng có 143 ngƣời lựa chọn (95,3%), báo giấy có 34 ngƣời lựa chọn (22,7%,) các kênh thông tin còn lại đều không có câu trả lời (Hình 3.2)
Biểu đồ ở hình 3.2 cho thấy kênh thông tin mà giáo viên thƣờng xuyên cập nhật về BĐKH là thông qua báo mạng, truyền hình và báo giấy.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Truyền thanh Truyền hình
Báo mạng Báo giấy Các buổi ngoại khóa Hoạt động truyền thông Tập huấn của Sở GD&ĐT Khác
Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin về BĐKH của GV
Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của giáo viên THCS
Đối với học sinh, khi đặt câu hỏi: Em đã bao giờ nghe nói đến BĐKH, có 167 học sinh trả lời thƣờng xuyên nghe nói về BĐKH (37,1%,) mức độ
thỉnh thoảng nhận đƣợc trả lời của 190 học sinh ( 42,2% ) và có 93 học sinh trả lời chƣa bao giờ nghe nói đến BĐKH ( 20,7% ) (Hình 3.3)
Mức độ tiếp nhận thông tin về BĐKH của HS THCS
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ
Hình 3.3 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của học sinh THCS
Biểu đồ ở hình 3.3 cho thấy gần ¼ số học sinh đƣợc hỏi chƣa bao giờ nghe nói đến BĐKH.
Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho học sinh đƣợc xác định qua