ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TRẦN BÍCH VÂN XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRẦN BÍCH VÂN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ
Hà Nội - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng mình, các
số liệu khảo sát, thực nghiệm được công bố trong Luận văn là do Tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu, bảng biểu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy định
Người thực hiện luận văn
Trần Bích Vân
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản Luận văn Thạc sĩ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khoa học cho Tôi để Tôi có thể hoàn thành bản Luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trường THCS Ngô
Sỹ Liên, trường THCS Trung Hòa và trường THCS Mỗ Lao Hà Nội cùng các
em học sinh đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho Tôi trong quá trình thực nghiệm và nghiên cứu tại các trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến chị Phạm Thị Kim Hoa - HV lớp Thạc sĩ BĐKH K1 và cháu Nguyễn Thị Minh Anh - học sinh lớp 9A1 - Chủ nhiệm CLB VÌ MÔI TRƯỜNG là những người đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ Tôi trong quá trình thực nghiệm tại trường THCS Mỗ Lao
Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên và giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
Hà Nội, tháng 1 năm 2015
Tác giả
Trần Bích Vân
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACT Action for the City
(Trung tâm Hành động vì sự phát triển Đô thị) BĐKH Biến đổi khí hậu
CARE Cooperative for Assistance and Relief Everywhere
(Hợp tác hỗ trợ và cứu trợ ở mọi nơi)
C&E Center for Development of Community Initiative and
Environment (Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và Môi trường) GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GIZ Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
GmbH hoặc GIZ (Công ty TNHH hợp tác quốc tế về Xã hội của Chính phủ Liên bang Đức)
IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu) KT-XH Kinh tế - Xã hội
MCD Centre for Marinelife Conservation and Community
Development (Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng) PLAN Tổ chức quốc tế làm việc để thúc đẩy quyền trẻ em
THCS Trung học cơ sở UNDP United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ WWF World Wide Fund for Nature
(Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn luận văn 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4
5 Dự kiến đóng góp của luận văn 5
6 Nội dung nghiên cứu 5
7 Kết cấu luận văn 6
Chương 1 7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 9
Chương 2 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Cơ sở lý luận 14
2.1.1 Các khái niệm 14
2.1.2 Tác động của BĐKH đến tính dễ bị tổn thương của trẻ em 21
2.1.3 Sự cần thiết phải truyền thông về BĐKH cho học sinh các trường THCS 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 30
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
Chương 3 33
Trang 6XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHI M MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 33
3.1 Cơ sở pháp lý 33
3.2 Cơ sở thực tiễn 35
3.2.1 Thực trạng vấn đề truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường THCS 35
3.2.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường THCS hiện nay 35
3.3 Xây dựng mô hình truyền thông BĐKH trong trường THCS 48
3.3.1 Các nguyên tắc chỉ đạo về việc xây dựng mô hình truyền thông BĐKH trong trường THCS 48
3.3.2.Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông trong các trường THCS 50
3.3.3 Phương thức truyền thông về BĐKH dựa trên các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường THCS 51
3.3.4 Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trường THCS 53
3.4 Kiểm nghiệm mô hình 58
3.4.1 Mục đích 58
3.4.2 Đối tượng 58
3.4.3 Nội dung kiểm nghiệm 58
3.5 Kết quả kiểm nghiệm mô hình 58
3.5.1 Các kết quả 58
3.5.2 So sánh nhận thức của học sinh trường THCS Mỗ Lao và học sinh trường THCS Trung Hòa trước và sau kiểm nghiệm mô hình 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 67
TÀI LI U THAM KHẢO 68
Tiếng Việt 68
Tiếng Anh 69
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các mối đe dọa do BĐKH đối với tính dễ bị tổn thương của trẻ
em 22 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và kênh tiếp nhận thông tin về BĐKH của giáo viên và học sinh THCS tại Hà Nội 37 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên và học sinh THCS về BĐKH 42 Bảng 3.3 Thiết kế nội dung tích hợp truyền thông BĐKH trong hoạt động ngoài giờ lên lớp 54 Bảng 3.4 Chương trình truyền thông BĐKH thực nghiệm tại trường THCS
Mỗ Lao - Hà Đông - Hà Nộinăm học 2013-2014 60 Bảng 3.5 Kết quả trắc nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 62
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Một số hình ảnh về hậu quả của nắng nóng liên quan đến tính dễ bị
tổn thương ở trẻ em 24
Hình 2.2 Một số hình ảnh về hậu quả của Nước biển dâng ở Việt Nam 25
Hình 2.3 Một số hình ảnh về hậu quả của mưa, bão, lũ, lụt, lốc tố 28
Hình 3.1 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của 38
giáo viên THCS 38
Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của 39
giáo viên THCS 39
Hình 3.3 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của 40
học sinh THCS 40
Hình 3.4 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của 41
học sinh THCS 41
Hình 3.5 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về 44
nguyên nhân của BĐKH 44
Hình 3.6 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về biểu hiện của BĐKH 45
Hình 3.7 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về 46
hậu quả của BĐKH 46
Hình 3.8 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về các quyền của trẻ em bị ảnh hưởng do BĐKH 47
Hình 3 9 Mô hình truyền thông về BĐKH trong các trường THCS 57
Hình 3.10 Biểu đồ kết quả trắc nghiệm kiến thức về BĐKH giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước kiểm nghiệm mô hình 63
Hình 3.11 Biểu đồ kết quả trắc nghiệm kiến thức về BĐKH giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kiểm nghiệm mô hình 63
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn luận văn
Gần một thế kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thường của thời tiết và khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu làm xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống con người Tất cả đã được minh chứng bằng số liệu quan trắc
và các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam
BĐKH không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là vấn đề chung của nhân loại Những tác động của BĐKH cùng với mực nước biển dâng đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, hàng loạt những hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây mới chỉ là những tác động ban đầu của BĐKH Trong tương lai xu thế nóng lên toàn cầu kéo theo sự dâng lên của mực nước biển, biến động của thời tiết sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu con người không có biện pháp ngăn chặn kịp thời
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với tốc độ ngày một tăng BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và KT-XH, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia Mặt khác, sự phát triển của nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông lâm nghiệp và sinh hoạt làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, và nhất là CO2) trong khí quyển, cũng góp phần vào BĐKH toàn cầu Do đó công tác nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của BĐKH đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với nước ta
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược quốc gia về BĐKH, việc nâng cao nhận thức về BĐKH và thay đổi hành vi của cộng đồng để ứng phó với BĐKH là rất quan trọng BĐKH hiện nay vừa có tác động trước mắt vừa có tác động tiềm tàng, lâu dài, chính vì vậy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
sẽ là trẻ em - thế hệ tương lai của chúng ta Trẻ em không những là đối tượng
Trang 10hệ kế tục trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường do vậy vấn
đề cấp thiết trước mắt đặt ra là cần phải xây dựng những giải pháp ứng phó lâu dài tác động vào chính những đối tượng này Đây là một nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và truyền thông, đặc biệt là truyền thông học đường
Việc truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và cải thiện hành vi, kỹ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên, giúp
họ hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình thích ứng với BĐKH vì sự phát triển bền vững
Tăng cường truyền thông học đường về BĐKH được coi là chìa khóa hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với BĐKH như mưc nước biển dâng, thời tiết cực đoan gia tăng, thiên tai bất thường, nóng lên toàn cầu BĐKH là vấn đề của sự phát triển, hơn nữa là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững Vì vậy, truyền thông về BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp học sinh hiểu được bản chất của hiện tượng nóng lên toàn cầu và những hậu quả của nó, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi của học sinh để ứng phó hiệu quả với BĐKH, hướng thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu nỗ lực hành động để chống BĐKH
Đẩy mạnh công tác truyền thông học đường về BĐKH, đầu tư vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ học sinh - thế hệ tương lai của đất nước - là hoạt động hết sức cần thiết, giúp cho các em học sinh có cái nhìn toàn diện về hiện tượng BĐKH và những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới
sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước Từ đó giúp các em có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đồng thời trở thành những hạt nhân tuyên truyền sâu rộng trong trường học, gia đình, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH
Thành phố Hà Nội với số lượng dân cư tăng nhanh hằng năm, cùng với
đó là tốc độ tăng trưởng mạnh của các lĩnh vực kinh tế, xã hội; là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây nên hiện tượng BĐKH … Với vị trí
là Thủ đô - Trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa khoa học của cả đất nước, Hà
Trang 11Nội cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ứng phó với BĐKH làm cơ sở nhân rộng ra các khu vực khác trong phạm vi cả nước Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh của ngành giáo dục Hà Nội, nếu đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức học đường trong công tác ứng phó với BĐKH tại Hà Nội, chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công, do đó việc nhân rộng ra các khu vực khác sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác triển khai
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác truyền thông học đường đối với việc nâng cao hiệu quả của Chương trình mục tiêu Quốc
gia ứng phó với BĐKH, Tác giả đã chọn thực hiện luận văn: “Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trường Trung học cơ sở tại Hà Nội”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH cho học sinh trong các trường THCS ở Hà Nội nhằm góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được mô hình truyền thông hiệu quả về BĐKH, khả thi phù hợp với tình hình và đặc điểm các trường THCS;
- Tổ chức thực hiện được mô hình thí điểm tại một trường THCS để đánh giá, hoàn thiện mô hình, từ đó đề xuất hướng nhân rộng ra cả nước nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với BĐKH trên toàn quốc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là:
- Khối học sinh trung học cơ sở, đặc điểm hoạt động dạy và học và hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường THCS trên địa bàn Hà Nội
- Các hình thức và tổ hợp các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông về biến đổi khí hậu phù hợp với học sinh khối trường THCS trên địa bàn Hà Nội
Trang 12TÀI LI U THAM KHẢO Tiếng Việt
1 BBC Media Action (2013), Người dân Việt Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì hỗ trợ họ
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày
25 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
Đề án "Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013-2020", Hà
Nội
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Số 24/NQ-TW ngày 3
tháng 6 năm 2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
4 Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5 Live and Learn, Plan International Vietnam, Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2013), Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu, Cty CP in La Bàn, Hà Nội
6 Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), (2008), Biến đổi khí hậu, NXB KH&KT,
Hà Nội
7 Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội
8 Thủ tướng Chính phủ (2012), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 (Ban hành kèm theo Quyết
định Số 1183/2012 QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội
9 Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
(Ban hành kèm theo Quyết định Số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), Hà Nội
Trang 1310 Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường, Trung tâm
hành động vì Đô thị (2013), Em học sống xanh, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam
11 Trương Quang Học, Trần Phong, Vũ Thế Thường (2011), Hướng dẫn tập huấn về BĐKH tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển,
12 Trần Phong (chủ biên), Truyền thông cộng đồng về Biến đổi khí hậu,
http://www.srd.org.vn/index.php/n-ph-m/tu-li-u-d-an
13 Trương Quang Học (chủ biên), (2011), Hỏi đáp về Biến đổi khí hậu,
Tiếng Anh
14 Ben Akoh, Livia Bizikova, Jo-Ellen Parry, Heather Creech, Julie Karami, Daniella Echeverria, Anne Hammill, and Philip Gass (2011),
Africa Transformation-Ready: The Strategic Application of Information and Communication Technologies to Climate Change Adaptation in Africa]
15 Department of Environment, Malaysia (2011), Malaysia’s Second National Communication to the UNFCCC]
16 Government Canada (2014),Canada’s Sixth National Report on Climate Change
18 Ministry of the Environment and Statistics Finland (2009), Finland’s Fifth National Communication under the United Nations Framework Convention on Climate Change, Helsinki
19 Ministry for the Environment (2013), New Zealand’s Sixth National Communication under the United Nations Framework Convention on Climate Change and Kyoto Protocol
20 Ministry for the Environment Sweden (2014), Sweden’s fifth national communication on Climate Change under the United Nations