ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN THU HUYỀN NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN CÁC SỞ BAN NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH L
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN THU HUYỀN
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN
CÁC SỞ BAN NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN THU HUYỀN
NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CÁN BỘ CHUYÊN VIÊN
CÁC SỞ BAN NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Xuân Tuấn
HÀ NỘI - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Xuân Tuấn Luận văn không saochép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn làtrung thực, chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đầy đủ và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Nguyễn Thu Huyền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Lê XuânTuấn, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫntận tình, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiệnluận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, côgiáo Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy,truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôitrong quá trình học tập vàthực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (WinrockInternational) đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thực hiện khảo sát, thu thập thôngtin phục vụ đề tài luận văn
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, em đồngnghiệp, bạn bè đã hỗ trợ chuyên môn, động viên và giúp đỡ tôi trong việc thu thậptài liệu liên quan đến luận văn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng đã cố gắng hoàn thành tốt nhất
có thể, nhưng tôi nhận thấy rằng luận văn vẫn còn những thiếu sót và hạn chế Vìvậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và hướng dẫn quý báu của cácthầy cô để tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 27 tháng 11 năm 2019
Nguyễn Thu Huyền
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu và truyền thông 6
1.1.1 Biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan 6
1.1.2 Truyền thông 8
1.1.3 Truyền thông biến đổi khí hậu 9
1.1.4 Mô hình truyền thông 9
1.2 Các nghiên cứu về truyền thông biến đổi khí hậu 11
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 11
1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 13
1.3 Mô hình truyền thông 16
1.3.1 Mô hình truyền thông tuyến tính sơ khai 17
1.3.2 Mô hình truyền thông phi tuyến tính 19
1.3.3 Mô hình truyền thông đa chiều 20
1.3.4 Một số mô hình truyền thông khác 21
1.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu 22
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 22
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25 1.4.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực tại tỉnh Nam Định
28
Trang 6CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Cơ sở pháp lý 34
2.2 Số liệu 36
2.3 Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 37
2.3.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu 37
2.3.3 Phương pháp thống kê so sánh 38
2.3.4 Phương pháp xây dựng mô hình 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định trong hơn 50 năm qua 39
3.2 Thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 41
3.2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 41
3.2.2 Đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 42
3.2.3 Nhu cầu nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 48
3.3 Xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 50
3.3.1 Nguyên tắc về việc xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu 50
3.3.2 Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 52
3.3.3 Phương thức truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 53
3.3.4 Xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 53
Trang 73.4 Kiểm nghiệm mô hình truyền thông biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyênviên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 583.4.1 Mục đích kiểm nghiệm 583.4.2 Nội dung kiểm nghiệm 593.5 Đánh giá nhận thức của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh NamĐịnh trước và sau khi triển khai mô hình truyền thông biến đổi khí hậu 63KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71TÀI LIỆU THAM KHẢO 73PHỤ LỤC
Trang 8Viện Chiến lược và Chính sách khoa học công nghệRừng ngập mặn
Tổ chức quản lý khí nhà kính
Úy ban nhân dânChương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu(United Nations Framework Convention on Climate Change)Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Tổ chức Y tế Thế giới(World Health Organization)Ngân hàng Thế giới
(World Bank)Xâm nhập mặn
vi
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nam Định 4
Bảng 3.1 Đánh giá nhận thức chung tổng quan về BĐKH của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 44
Bảng 3.2 Đánh giá hiểu biết về nguyên nhân gây ra BĐKH của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 45
Bảng 3.3 Tác động của BĐKH tới các ngành/lĩnh vực 46
Bảng 3.4 Tính dễ bị tổn thương do BĐKH 47
Bảng 3.5 Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh 48
Bảng 3.6 Thực hiện hoạt động tập huấn về BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 56
Bảng 3.7 Chương trình chi tiết khóa tập huấn về BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 60
Bảng 3.8 Đánh giá nhận thức về BĐKH của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định trước và sau truyền thông 64
Bảng 3.9 Đánh giá của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định về mức độ hiệu quả của mô hình truyền thông 70
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình truyền tin của Shannon và Weaver 18
Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 23
Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ trung bình năm trạm Văn Lý giai đoạn1960 – 2015 .39
Hình 3.2 Diễn biến lượng mưa tại trạm Văn Lý giai đoạn 1960 - 2015 40
Hình 3.3 Tỷ lệ số cán bộ tham gia khóa tập huấn về BĐKH 42
Hình 3.4 Nguồn thông tin tìm hiểu về BĐKH 43
Hình 3.5 Tỷ lệ % nhận thức chung tổng quan về BĐKH của cán bộ chuyênviên các sở ban ngành của tỉnh Nam Định 44
Hình 3.6 Tỷ lệ % hiểu biết về nguyên nhân gây ra BĐKH của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 45
Hình 3.7 Đánh giá tác động của BĐKH tới các ngành, lĩnh vực 46
Hình 3.8 Nhu cầu nâng cao kiến thức về BĐKH của cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nam Định 49
Hình 3.9 Cán bộ chuyên viên lựa chọn phương thức truyền thông BĐKH 50
Hình 3.10 Mô hình truyền thông BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định 58
Hình 3.11 Đánh giá nhận thứcvề tổng quan BĐKH của cán bộ trước và sau truyền thông 65
Hình 3.12 Đánh giá nhận thứcvề nguyên nhân gây ra BĐKH của cán bộ trước và sau truyền thông 66
Hình 3.13 Đánh giá nhận thức về tác động của BĐKH tới các ngành/lĩnh vực của cán bộ trước và sau truyền thông 67
Hình 3.14 Đánh giá nhận thức về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của cán bộtrước và sau truyền thông 68
Hình 3.15 Đánh giá nhận thức về Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh của cán bộ trước và sau truyền thông 69
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một cụm từ được truyền thông đề cập đến rấtnhiều trong thời gian gần đây BĐKH đang là một trong những thách thức lớn củanhân loại, với biểu hiện rõ rệt nhất là sự nóng lên của trái đất dẫn đến băng tan,nước biển dâng, xuất hiện các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, hạn hán vàgiá rét kéo dài…Các báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH(IPCC) đã xác định rằng BĐKH thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều ảnh hưởnglớn tới quá trình sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi toàn thếgiới Các báo cáo này cũng đưa ra được nguyên nhân chính về biến đổi khí hậu vànóng lên của Trái Đất trong thời kỳ hiện nay chủ yếu là do hoạt động của conngười chiếm đến 95% [16] Do vậy, khi nghiên cứu về BĐKH cần phải tập trungvào yếu tố con người và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2010), Việt Nam đượcxếp vào trong số năm quốc gia hàng đầu trên thế giới dễ bị tác động bởi BĐKH.Đối với nước ta, BĐKH không còn là “nguy cơ” hay chỉ là “hiện tượng” đơn lẻ mà
đã là thực tế hiện hữu và tác động một cách toàn diện, rộng khắp ở các vùng, miền
Cụ thể, BĐKH đã và đang làm gia tăng các loại hình thiên tai cả về số lượng,cường độ, mức độ ảnh hưởngdẫn đến những thảm họa nghiêm trọng và khó dựđoán hơn [18] Ở Việt Nam, có 2 khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khíhậu đó là khu vực ven biển, đây là nơi tập trung đông dân cư với nền kinh tế trọngđiểm thường chịu tác động của nước biển dâng, bão, hạn hán, sóng thần, ngập lụttrong mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô…Khu vực thứ hai là vùng núi, đây
là nơi có địa hình cao thường dễ bị tác động do hạn hán, lũ quét, sạt lở đất…
Nam Định là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởngsâu sắc của biến đổi khí hậu Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cựcđoan, như nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài, lượng mưa thay đổi bất thường,mức độ rét đậm, rét hại, áp thấp nhiệt đới, bão lũ, hán hán, sạt lở đất, dịch bệnh kết hợp với nước biển dâng, xâm nhập mặn đã gây nhiều khó khăn cho trồng trọt,chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản, đe dọa tới an ninh lương thực của
Trang 12tỉnh BĐKH đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, trở thành thách thức lớnđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), kết quả tính toán nhiệt độ trungbình ở Nam Định có xu hướng tăng dần ở tất cả các mùa trong năm Dự báo trongthế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm tăng lên 1,20C và đến cuối thế kỷ này, mứctăng có thể là 2,40C so với thời kỳ 1980 – 1999 Với mức tăng nhiệt độ như trên thìvào năm 2050, nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh khoảng 28,30C; đến năm
2100 là 29,50C Lượng mưa có xu thế tăng dần so với thời kỳ 1980 - 1999, vàonăm 2020 lượng mưa trung bình tăng 1,6% đạt 1.352,7mm, năm 2050 tăng 4,1%đạt 1.386mm, năm 2100 tăng 7,9% đạt 1.436,6mm Mỗi năm mực nước biển tănglên khoảng 2,15mm, cùng với đó, đường bờ biển bị lấn vào trung bình 10m Dựbáo giai đoạn 2020 - 2100 mực nước biển dâng từ 12cm đến 74cm so với giai đoạn
1980 – 1999 [20]
Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của BĐKH thì công tác ứng phócủa tỉnh Nam Định là một nhiệm vụ cấp thiết Trong đó, việc truyền thông về BĐKHnhằm nâng cao nhận thứccho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành trong việc thíchứng, giảm nhẹ BĐKH là hết sức quan trọng Trong những năm gần đây, Việt Nam luônđẩy mạnh việc xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức
về BĐKH cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương và đây cũng là một trongnhững chiến lược xuyên suốt của kế hoạch ứng phó với BĐKH Để thực hiện tốt côngtác ứng phó với BĐKH tại tỉnh Nam Định thì cán bộ chuyên viên của các sở banngành cần phải có kiến thức và hiểu biết đúng đắn về BĐKH, từ đó mới đưa ra đượccác giải pháp thích ứng, giảm nhẹ phù hợp Có thể nói, đây là nhóm đối tượng đóngvai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, kế hoạch hành động ứng phóvới BĐKH Bên cạnh đó, họ còn là những người trực tiếp hướng dẫn, cầm tay chỉ việccho người dân triển khai, thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH Tuy nhiên,hầu hết các cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu BĐKH tại các sở ban ngành củatỉnh còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ Bên cạnh đó, đội ngũ này cũng chưa được trang bị nhiều kiến thức liên quan đếnviệc lồng ghép BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Chính vìvậy, vấn đề cấp thiết hiện nay
Trang 13là xây dựng đƣợc mô hình truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao trình độ nhậnthức cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành của tỉnh Nam Định Xuất phát từ
những lý do trên, học viên đã lựa chọn và triển khai đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng
mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định”.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá BĐKH đối với các yếu tố khí hậu chủ yếu trên địa bàn tỉnhNam Định
- Điều tra khảo sát, thu thập, phân tích số liệu về nhận thức và nhu cầu nângcao nhận thức của cán bộ chuyên viên các sở ban ngành của tỉnh Nam Định vềBĐKH để phân tích và đánh giá tình hình thực tế
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH phù hợp cho cán bộ
chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định
- Triển khai thực hiện mô hình truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tại tỉnh Nam Định
- Chuyên viên cấp Phòng, Trung tâm thuộc các sở ban ngành của tỉnh Nam
Trang 143
Trang 15- Biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định.
- Mô hình truyền thông BĐKH
- Đánh giá đƣợc thực trạng BĐKH tại tỉnh Nam Định
- Đánh giá đƣợc thực trạng nhận thức về BĐKH của cán bộ chuyên viên các
sở ban ngành tỉnh Nam Định
- Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành tỉnh Nam Định
4
Trang 16- Nghiên cứu là cơ sở cho việc triển khai và nhân rộng mô hình truyền thôngnhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ các sở ban ngành tại các
địa phương khác
6 Giới thiệu về cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm có:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo
luận Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 17CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu và truyền thông
1.1.1 Biến đổi khí hậu và các thuật ngữ liên quan
a Biến đổi khí hậu
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC)
có 2 định nghĩa sau:
Định nghĩa 1: “BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [2].
Định nghĩa 2: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được” [2].
Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) định nghĩa “BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu trong một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ, có thể được nhận biết qua sự thay đổi về giá trị trung bình và sự biến động các thuộc tính của nó Biến đổi khí hậu có liên quan đến sự thay đổi khí hậu
tự nhiên theo thời gian và do những tác động của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất” [27].
Chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với BĐKH cũng đưa ra định
nghĩa về BĐKH như sau: “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” [5].
b Giảm nhẹ BĐKH: Là các hành động, các biện pháp nhằm giảm mức độ,cường độ phát thải khí nhà kính và tăng cường các bể hấp thụ khí nhà kính
Trang 18Theo IPCC, giảm nhẹ BĐKH là những thay đổi về kỹ thuật và các giải phápthay thế nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính Giảm nhẹ BĐKH mang nghĩathực thi các chính sách nhằm giảm nhẹ khí nhà kính và tăng bể chứa các khí nhàkính [26].
Theo UNFCCC, giảm nhẹ BĐKH là sự can thiệp của con người nhằm giảmnguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính [33]
c Thích ứng với BĐKH
Theo IPCC, thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiênhoặc con người để ứng phó với những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu
do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại [26]
Theo Stakhiv, thích ứng là sự điều chỉnh một cách chủ động, chống lại nhằmlàm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do BĐKH [20]
Theo Burton, thích ứng với BĐKH là một quá trình mà qua đó con ngườilàm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụngnhững cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại [30]
d Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng xảy ra khi bầu không khí của Trái Đất nónglên do các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua các tầng của khí quyểnchiếu xuống bề mặt Trái Đất Khi đó, mặt đất hấp thu nguồn nhiệt và phản hồi lạivào khí quyển bằng bức xạ sóng dài Một số khí trong khí quyển hấp thụ bức xạsóng dài và phản xạ trở lại bề mặt đất khiến cho bầu không khí nóng lên
e Kịch bản BĐKH: Là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong
tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH (sự phát triển của dân số, sản xuất côngnghiệp, năng lượng ), phát thải khí nhà kính do sử dụng năng lượng hóa thạch vànăng lượng tái tạo, BĐKH và mực nước biển dâng
f Khả năng bị tổn thương: Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội,kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc không có khả năng thích ứngvới những tác động bất lợi của BĐKH
Trang 191.1.2 Truyền thông
a Định nghĩa truyền thông
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin giữa mọingười với nhau nhằm mục đích truyền đạt hiểu biết, kiến thức tùy theo lĩnh vực
Truyền thông là một hình thức tương tác xã hội và trong đó có ít nhất hai tácnhân tương tác với nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung Truyền thông ởmức đơn giản là thông tin được truyền từ người gửi đến người nhận Truyền thông
ở dạng phức tạp là các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), “truyền thông là một quá trình trong đó con người làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đối tượng truyền thông) nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau”
[12]
b Mục tiêu truyền thông
Truyền thông nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi của người tiếp nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức vàphương tiện khác nhau, người làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) sẽtruyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đốitượng truyền thông) [12]
c Các phương thức truyền thông
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), có 3 phương thức truyền thông thườngđược sử dụng đó là:
Truyền thông một chiều: Đây là phương thức truyền thông mà người truyền
thông gửi thông điệp truyền thông tới người nhận thông điệp thông qua kênhtruyền thông Và người truyền thông không có điều kiện nhận lại sự phản hồi củađối tượng được truyền thông [12]
Truyền thông hai chiều: Là phương thức truyền thông mà người gửi và
người nhận thông điệp truyền thông được trao đổi với nhau thông qua kênh truyềnthông Trong đó, người gửi thông điệp có điều kiện thu thập các thông tin phản hồi
Trang 20từ người nhận Quá trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần [12].
Truyền thông nhiều chiều: Đây là phương thức truyền thông đòi hòi người
gửi thông điệp truyền thông cần hiểu biết đối tượng truyền thông trước khi gửithông điệp truyền thông bằng cách thu thập thông tin từ phía đối tượng truyềnthông Quá trình truyền thông theo phương thức nhiều chiều bao gồm 3 bước làthu thập thông tin về đối tượng truyền thông, gửi thông điệp truyền thông tới đốitượng truyền thông, phản hồi thông tin từ phía đối tượng truyền thông [12]
1.1.3 Truyền thông biến đổi khí hậu
Truyền thông BĐKH thực chất cũng giống với truyền thông môi trường Dovậy, truyền thông BĐKH bao gồm các vấn đề về môi trường có tác động hay ảnhhưởng như thế nào tới mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xãhội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ tương lai.Truyền thông về BĐKH không chỉ nhằm truyền đạt thông tin tới người nhận màcòn nhằm thu hút nhiều người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sựhiểu biết chung, nâng cao nhận thức chung về BĐKH để từ đó cùng chia sẻ tráchnhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết cácvấn đề liên quan đến BĐKH [12]
BĐKH được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1960 nhưng phải đến nửacuối thập niên 1980, truyền thông về BĐKH mới thực sự bắt đầu phát triển Mớiđầu, các hoạt động truyền thông tập trung vào các phát hiện khoa học về BĐKH,các báo cáo tổng hợp về một số hiện tượng thời tiết cực đoan, các cuộc họp vềhoạch định chính sách Sau 20 năm phát triển thì vấn đề BĐKH không còn là cuộctranh luận của riêng các chuyên gia Sự phát triển nhanh như vũ bão của cácphương tiện truyền thông đã giúp cho công chúng nâng cao được nhận thức vềBĐKH Ngày nay, truyền thông BĐKH đã được đưa đến nhiều đối tượng khácnhau qua các kênh truyền thông như các diễn đàn, bản tin truyền hình, chươngtrình đào tạo với những thông tin đa dạng hơn, truyền tải đến cộng đồng với vô sốloại mô hình truyền thông khác nhau dành cho từng đối tượng cụ thể [12]
1.1.4 Mô hình truyền thông
Mô hình truyền thông được hiểu là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý
Trang 21thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông.
Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hìnhtượng…được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất
đồ họa, từ đó cho phép dễ nhận biết và nhận thức sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khácnhau [12] Các yếu tố tham dự chính trong quá trình truyền thông bao gồm:
Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thường khởi xướng quá trình
truyền thông Nguồn phát là một người, một nhóm người hay tổ chức, mang nộidung thông tin (thông điệp) trao đổi với người khác hay nhóm xã hội khác
Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi,
ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học – kỹ thuật…được mã hóatheo một hệ thống ký hiệu nào đó Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt…của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp
Kênh truyền thông: Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Căn cứ vào tính chất, đặc điểm
cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông
cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyềnthông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện…
Người nhận: Người nhận hay công chúng/nhóm đối tượng truyền thông là cá
nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp Hiệu quả của truyền thông được xem xéttrên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúngnhóm đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại
Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả: Là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ công chúng/nhóm đối tượng tác động trở về nguồn phát Mạch phản hồi là
thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông
Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch khó được dự tính trước trong quá trình
truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến tình trạngthông điệp, thông tin bị tiếp nhận sai lệch
Trang 221.2 Các nghiên cứu về truyền thông biến đổi khí hậu
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về BĐKH nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng cũng như các nhóm đối tượng khác nhau Điều 6 trong Công ước Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của truyền thông BĐKH nhằm kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH Việc tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng giúp họ nắm bắt và hiểu rõ được nguyên nhân, tác động của BĐKH để từ đó đưa ra được các giải pháp ứng phó phù hợp Dưới đây là các dự án, chương trình truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về BĐKH đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và triển khai thực hiện:
Các quốc gia
Năm 2008, Đại học Yale của Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án
về truyền thông BĐKH với quy mô lớn cho toàn thể người dân nước Mỹ, với mụctiêu: Nâng cao nhận thức cho công chúng về các giải pháp thích ứng và giảm nhẹBĐKH; Đẩy mạnh các hoạt động của các nhà lãnh đạo, quần chúng, các doanhnghiệp, giới học giả và truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết chongười Mỹ [24]
Truyền thông về BĐKH tại Thụy Điển được quan tâm và chú trọng từ lâu.Các cơ quan chức năng, tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội nghiên cứu đã rấttích cực đẩy mạnh công tác truyền thông về BĐKH cho người dân thông qua cáckênh truyền hình, bản tin Từ năm 2005, truyền thông về BĐKH trên mạng internetngày càng được mở rộng hơn Chính phủ nước này đã nhấn mạnh việc truyềnthông BĐKH chính là một phần quan trọng trong các nỗ lực nhằm giảm nhẹ BĐKHđược đưa ra trong Báo cáo quốc gia lần thứ VI về truyền thông BĐKH Báo cáonày mới chỉ đưa ra được tầm quan trọng của công tác truyền thông BĐKH chứchưa đưa ra được một phương pháp hay mô hình cụ thể nào để thực hiện [28]
Cộng hòa Séc cũng là một trong những quốc gia thực hiện dự án nâng cao nhậnthức về các giải pháp thích ứng BĐKH cho nhóm đối tượng là công chức, nhân viênhành chính công, tổ chức phi chính phủ, công chúng tại các thành phố của Séc
Trang 23và qua đó giúp họ lồng ghép các biện pháp thích ứng vào việc quản lý thành phố.Tuy nhiên, dự án này cũng chưa đưa ra được mô hình truyền thông cụ thể nào [35].
Chương trình truyền thông về BĐKH tại Phần Lan là một phần quan trọngtrong chiến lược khí hậu quốc gia Trong Báo cáo Quốc gia lần thứ 4 về truyềnthông theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, do Bộ Môi trườngcùng Quỹ Quốc gia dành cho Bảo vệ môi trường và Quản lý nguồn nước hợp tácphát hành năm 2006, chính phủ Phần Lan một lần nữa khẳng định vai trò quantrọng của truyền thông BĐKH cho cộng đồng [29]
Nhật Bản là một trong những quốc gia được nhận định là thành công nhấttrong công tác truyền thông về BĐKH Chương trình nâng cao nhận thức cho côngchúng bao gồm các biện pháp liên ngành trong đó chính phủ hợp tác với các tổchức phi chính phủ, các khu vực kinh tế, học viện… để phổ biến thông tin và nângcao giáo dục môi trường nhằm khuyến khích mọi công dân tích cực giảm phát thảikhí nhà kính trong sinh hoạt hàng ngày của họ và tham gia vào các hoạt động ứngphó với sự nóng lên toàn cầu điển hình như: Chiến dịch “Cool Biz”; “Warm Biz”;
“Uchi-Eco” [31]
Các tổ chức quốc tế
Dự án Thích ứng với BĐKH và nâng cao nhận thức do Tổ chức TERRAMileninul III thực hiện tại Rumani với mục đích giới thiệu phương pháp tiếp cận từdưới lên để giải quyết vấn đề BĐKH Thông qua các kết quả của dự án để nâng caonhận thức về BĐKH cho các cấp từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và từ đó giúp
họ có những hành động để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH Dự án kết hợp cácphương pháp thông tin truyền thông và nâng cao nhận thức đã đem lại những kếtquả nhất định như đã cung cấp các tờ rơi, tổ chức các hội thảo, các chương trìnhđào tạo ngắn hạn hay như các đoạn phim ngắn, triểm lãm ảnh về ảnh hưởng và tácđộng của BĐKH ở Romania [39]
Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH của
dự án ASPnet do UNESCO triển khai thực hiện tại Ai Cập đã mang lại được kết quảtốt trong việc giáo dục đạo đức thanh niên về cách sử dụng nước ngọt, các biện phápquản lý và phòng ngừa Chương trình này đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các tác động
Trang 24của BĐKH tới xã hội, đưa ra các giải pháp giải quyết các thách thức, nâng cao kiếnthức khoa học trong việc sử dụng dữ liệu, thông tin liên quan đến BĐKH Bên cạnh
đó, thúc đẩy việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về các tác động tiêu cực của BĐKH [37]
Dự án phát triển Năng lực và Tăng cường thể chế về giảm nhẹ khí nhà kính(GHG) do tổ chức JICA hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực thực hiện kiểm kê khí nhàkính cho tổ chức quản lý khí nhà kính (TGO) của Thái Lan được thực hiện trongmột năm từ tháng 1/2011 đến tháng 1/2012 với mục tiêu nâng cao nhận thức vàchuyên môn của cán bộ TGO về giảm nhẹ GHG Dự án đào tạo nâng cao nhận thứccho đội ngũ cán bộ nhân viên TGO về giảm nhẹ GHG, tăng cường năng lực giámsát, quản lý thông tin giảm nhẹ GHG đã đem lại kết quả khá cao [38]
Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH do UNESCO thựchiện nhằm hỗ trợ các quốc gia thực hiện việc lồng ghép BĐKH vào hệ thống giáo dục,tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về giáo dục BĐKH cộng đồng thông qua các cuộchọp với chuyên gia Chương trình này giúp các cơ quan chính phủ, các công ty nângcao nhận thức và hiểu biết về các nguyên nhân, tác động của BĐKH [42]
Chương trình truyền thông về BĐKH do tổ chức WHO thực hiện nhằm mụctiêu nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người cho cácnhà lãnh đạo, chuyên gia y tế của địa phương Chương trình này đưa ra các thông tinmới về những rủi ro, tác động mà BĐKH gây ra đối với sức khỏe con người, tạo điềukiện và hỗ trợ cộng đồng trong hành động giảm thiểu phát thải khí nhà kính [45]
Qua đây, có thể thấy truyền thông BĐKH đã và đang được nhiều quốc gia trênthế giới quan tâm và phát triển mạnh mẽ qua các kênh truyền thông nhằm tuyên truyền
và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH Tuy nhiên, vẫn chưa có một mô hìnhhay phương thức truyền thông nào đi sâu và cụ thể vào đối tượng cán bộ chuyên viêncác sở ban ngành Vì vậy, đây là cơ sở cho việc lựa chọn đề tài luận văn của học viên
1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu của Việt Nam về những ảnh hưởng của BĐKH mới chỉ bắt đầuđược nghiên cứu vào những năm 1990 và tập trung chủ yếu vào nghiên cứu bản chất,nguyên nhân, diễn biến và đề xuất các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng và
Trang 25giảm thiểu BĐKH Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về mô hìnhtruyền thông BĐKH dành riêng cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành của tỉnh.
Trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKHthì chính phủ Việt Nam cũng như các bộ ban ngành đã thực hiện các kế hoạch,hành động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực vềBĐKH Một số chương trình truyền thông về BĐKH như sau:
Dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trongviệc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khungcủa Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu” do UNDP tài trợ,kết hợp với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) thựchiện tại 3 tỉnh Lào Cai, Ninh Thuận, Bến Tre (2006 – 2008) Với mục tiêu là nângcao nhận thức và năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biếnđổi khí hậu [12]
Dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, nhằm giảmnhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” (CBCC) do UNDP kết hợp vớiViện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN), Bộ TN&MT và BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai thực hiện tại Cần Thơ, BìnhĐịnh và Ninh Thuận từ năm 2009 – 2012 Mục tiêu của dự án là hỗ trợ phát triểnnguồn nhân lực, năng lực thể chế và kỹ thuật cho các Bộ, ngành ở cấp quốc gia vàđịa phương trong việc ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tác động và kiểm soát phátthải khí nhà kính [41]
Dự án “Nghiên cứu mô hình truyền thông về rủi ro do BĐKH cho Thành phốCần Thơ” do Văn phòng Công tác BĐKH tại TP Cần Thơ phối hợp thực hiện với ViệnChiến lược và Chính sách khoa học công nghệ (NISTPASS), Viện quản lý và pháttriển châu Á (AMDI) Mục tiêu của dự án này là đánh giá lại mức độ hiểu biết và ứngphó với rủi ro do biến đổi khí hậu của một số nhóm đối tượng được chọn [44]
Dự án “Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự” do Đại
sứ quán Phần Lan tài trợ cho nhóm công tác về BĐKH và mạng lưới tổ chức phichính phủ của Việt Nam được thực hiện từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2011 Mụctiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã
Trang 26hội, tập trung chủ yếu vào tổ chức phi chính phủ về việc lồng ghép các hoạt độnggiảm nhẹ và thích ứng với BĐKH trong các chương trình liên quan nhằm đóng gópvào sự nghiệp phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam Kết quả mà dự án manglại là đội ngũ tập huấn viên được phát huy vai trò truyền thông trong các hoạt động
về BĐKH cũng như lồng ghép kiến thức thu được trong việc lập kế hoạch và triểnkhai các dự án về BĐKH Tuy nhiên, các hoạt động của dự án lại chỉ tập trung vàođối tượng là các cán bộ làm tại các tổ chức phi chính phủ của các địa phương [44]
Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức về BĐKH cho bộ máy quản lý cáccấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã được UBND tỉnh phêduyệt và thực hiện 2014-2015 Dự án diễn ra với nhiều hoạt động truyền thông về biếnđổi khí hậu như: điều tra, đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ quản lýcác cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; diễu hành cổ động và cuộc thi ảnh vềbiến đổi khí hậu; truyền thông về biến đổi khí hậu qua các phương tiện đại chúng; tổchức hội thảo và các lớp tuyên truyền về biến đổi khí hậu; thí điểm mô hình giáo dụcngoại khóa cho học sinh tiểu học về biến đổi khí hậu; truyền thông biến đổi khí hậuthông qua băng rôn, tờ rơi… Theo đánh giá của đơn vị phối hợp thực hiện, Trung tâmCông nghệ ứng phó biến đổi khí hậu - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,sau thời gian triển khai các hoạt động truyền thông về biến đổi khí hậu, số người cónhận thức và hiểu biết về BĐKH đã tăng lên khá cao [40]
“Chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với BĐKH chocác đối tượng ngành Công Thương” do trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Côngthương Trung ương thuộc Bộ Công Thương đã thực hiện từ tháng 9/2012 đếntháng 8/2014 trên phạm vi toàn quốc Mục tiêu của chương trình nhằm nâng caonhận thức và năng lực cho cán bộ ngành công thương từ Trung ương đến địaphương trong việc ứng phó với BĐKH Chương trình này đã đem lại nhiều kết quảđáng kể, tuy nhiên chương trình mới chỉ được triển khai thực hiện trong phạm vicủa Bộ Công Thương mà chưa có sự tham gia của các Bộ ban ngành khác [2]
Chương trình đào tạo “Ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng” do Ban Xâydựng năng lực và Quản lý dự án nâng cao năng lực quản lý nguồn nước và cungcấp dịch vụ công tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Cơ quan Phát triển Bỉ tại Việt Nam
Trang 27tổ chức tại thành phố Nha Trang từ ngày 03 đến ngày 08/6/2015 Mục tiêu củachương trình nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho các cán bộ đến từ các Sở,Ban, ngành trong tỉnh về khái niệm, biểu hiện và tác động của BĐKH, cách thíchứng với BĐKH dựa vào cộng đồng Từ đó giúp họ hiểu được đặc điểm, tính chất
và tình trạng dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn dưới tác động củaBĐKH Tuy nhiên, chương trình này cũng mới chỉ được thực hiện tại tỉnh KhánhHòa, chưa được nhân rộng ra các tỉnh khác [37]
Chương trình truyền thông “Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tác động và
các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ thuộc các ngành, lĩnh vực,địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội” của Sở Tàinguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện bằng phương pháp tuyên truyền trênphương tiện thông tin đại chúng đến các tầng lớp nhân dân để thay đổi thái độ, sựquan tâm đối với vấn đề BĐKH Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp vớiTrung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai xây dựng và phát hànhcuốn “Sổ tay tuyên truyền về BĐKH” Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trườngcũng tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị
xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao nhận thức vàhiểu biết về BĐKH Tuy nhiên, chương trình truyền thông mới chỉ thực hiện tạimột số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội mà chưa có sự gắn kếtgiữa các cơ quan liên ngành cũng như sự phối hợp của các địa phương lân cận
Thực tế, các chương trình truyền thông BĐKH ở Việt Nam vẫn chưa được triển khai rộng rãi mà mới chỉ thực hiện thí điểm tại một hoặc hai tỉnh Mặt khác, tất cả các dự
án truyền thông nói trên đều chưa thực sự chú trọng vào đối tượng cán bộ chuyên viên các sở ban ngành Do đó, các dự án này cũng chưa xây dựng được một mô hình truyền thông nào cụ thể, chi tiết và phù hợp dành cho cán bộ chuyên trách về BĐKH Vì vậy, việc xây dựng mô hình truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ chuyên viên các sở ban ngành về BĐKH là một hoạt động quan trọng và cấp thiết hiện nay.
1.3 Mô hình truyền thông
Hai loại mô hình truyền thông trong lịch sử bắt đầu xuất hiện từ thời Hy Lạp
cổ đại Mô hình truyền thông thứ nhất là do Triết học gia lừng danh Aristotle
Trang 28(384-322 B.C.) đưa ra, bao gồm Thuật hùng biện (Rhetoric) Mô hình thứ hai là mô hìnhbằng chứng (Model of Proof) Cho đến năm 1949, mô hình truyền thông chính thứcđầu tiên mới được xuất hiện do Claude Elwood Shannon và Warren Weaver đưa ra[36, 16] Từ năm 1949 cho đến nay, đã có rất nhiều mô hình truyền thông đượcthiết lập bởi nhiều tác giả Có ba loại mô hình truyền thông cơ bản sau:
1.3.1 Mô hình truyền thông tuyến tính sơ khai
Mô hình truyền thông của Shannon-Weaver, 1949
Đây là mô hình truyền thông do Claude Shannon và Warren Weaver đưa ravới mục tiêu mô phỏng lại quá trình hoạt động của các loại công nghệ vô tuyến vàđiện thoại Mô hình này gồm ba phần chính: Người gửi thông điệp, kênh chuyển tảithông điệp và người nhận thông điệp Trong quá trình trao đổi giữa người gửi vàngười nhận thông điệp, thường xuất hiện những tín hiệu gây nhiễu gọi là tiếng ồn.Đây chính là nguyên nhân khiến thông điệp truyền tải bị mất hoặc gián đoạn [25,34]
Mô hình truyền thông Claude Shannon và Warren Weaver có điểm mới làyếu tố vật truyền tin Theo các tác giả của mô hình này, vật truyền tin là yếu tố quantrọng, từ đó nguồn thông tin được mã hóa thành các ký hiệu, bao gồm các mạch vàsong điện từ, được chuyển đến các thiết bị đầu thu Vật truyền tin hàm chứa thôngtin tiềm năng, từ đó thiết lập thông tin thực tế - thông tin tiếp nhận và hướng đếnthông tin hữu ích; đồng thời đóng vai trò quan trọng tạo nên dòng thông tin phảnhồi, tương tác với công chúng hay nhóm đối tượng truyền thông Thông tin, trongtrường hợp này được xác định là ký hiệu nhiều hơn là các thông điệp Như vậy,vật truyền tin liên quan đến các thiết bị như điện thoại, radio và tivi, nhưng kết quảcủa vật truyền và sự tiếp nhận trước hết là ý nghĩa và hiệu quả của thông điệp Vậttruyền tin trong công nghệ truyền thông số có vai trò đặc biệt quan trọng
17
Trang 29Hình 1.1 Mô hình truyền tin của Shannon và Weaver
Mô hình truyền tin của Shannon và Weaver là một mô hình đường nghe, mô
tả cái gì xảy ra với cách truyền tin bằng sóng điện tử Vật truyền tin là các thiết bịtăng (giảm) âm thanh, cái có thể đưa các thông điệp thành các ký hiệu được mãhóa, chuyển các ký hiệu qua các tần số (bước sóng) đến người nhận, một thiết bịdịch mã, sẽ giải mã những ký hiệu này trở lại với nội dung ban đầu để người nhận
có thể hiểu được Phía ngoài của mô hình này là “nhiễu” hay những yếu tố có thểlàm giảm độ chính xác, tính rõ ràng hay sự toàn vẹn của ký hiệu trên đường truyềncủa nó giữa người đưa tin và người nhận Chính vì vậy, nhiễu là các yếu tố tácđộng trực tiếp vào kênh truyền thông và quá trình truyền thông [25,34]
Mô hình truyền thông này được coi là mô hình cơ bản, đơn giản nhất và là
mô hình chuẩn của truyền thông Truyền thông chính là phương tiện để gửi và nhậnthông tin
Mô hình tương tác của Schramm, 1954
Wilbur Schramm là nhà nghiên cứu lý thuyết truyền thông nổi tiếng người
Mỹ, người có nhiều ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông đại chúng Theo WilburSchramm (1954), mô hình truyền thông cần phải có sự phù hợp với cả truyền thông
Trang 30cá nhân và truyền thông đại chúng, có tính phổ quát Việc mã hóa thông điệp và giải
mã thông điệp là các hoạt động được duy trì đồng thời bởi cả người gửi và ngườinhận Sự phản hồi, sự tương tác luôn là một yếu tố được mô tả trong mô hình truyềnthông và định nghĩa của W Schramm Ông cho rằng truyền thông không chỉ đơn thuần
là việc trao đổi thông tin mà còn bao gồm các hành vi như truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm, đưa ra lời khuyên, mệnh lệnh và đặt câu hỏi.Do vậy, theo Schramm, “truyền thông là sự tương tác mang tính xã hội giữa ít nhất hai đối tượng tương tác cùng sử dụng chung một nhóm các biểu tượng và các quy tắc ký hiệu học” [25, 34] Điểm mới
của mô hình W Schramm so với mô hình của Shannon và Weaver là đã có sự phảnhồi, tương tác giữa người gửi tin và người nhận tin
Mô hình S-M-C-R của Berlo, 1960
Năm 1960, dựa trên mô hình tuyến tính của Shannon-Weaver, David Berlo
đã mở rộng và cho ra đời mô hình truyền thông mới mang tên SMCR Mô hình nàybao gồm 4 phần rõ ràng: Người gửi – Thông điệp – Kênh chuyển tải – Người nhận.Ông đã đưa ra nhiều nhân tố - nhân tố định hình từng thành tố này như kỹ năngtruyền thông, thái độ, kiến thức đối với nguồn phát; cấu trúc, mã, phương thức xử
lý thông điệp…Mô hình của Berlo có thể đã bao quát nhiều yếu tố và sự ảnh hưởngcủa các yếu tố tham gia truyền thông, từ văn hóa, kiến thức, kỹ năng và thái độtham gia cho đến các yếu tố tiềm ẩn khác Mô hình này yêu cầu bên tham giatruyền thông cần tính toán, chia sẻ trong điều kiện thực tế mà quá trình truyềnthông diễn ra [25, 34]
Berlo cũng cho rằng, 5 giác quan của con người là những kênh truyền thông cơbản và chỉ ra rằng, nguồn phát và nguồn đích (người nhận) cũng chịu ảnh hưởng củacác nhân tố giống nhau Berlo nhấn mạnh, tầm quan trọng của ý nghĩa gắn với thôngđiệp bởi nguồn phát và nguồn đích Mô hình của ông cho thấy sự thay đổi về quanđiểm truyền thông từ chỗ nhấn mạnh việc chuyển tải sang diễn giải thông tin
1.3.2 Mô hình truyền thông phi tuyến tính
Mô hình của Westley và MacLean, 1957
Mô hình Westley và MacLean được đề xuất ra năm 1957 Mô hình này được sửdụng cho hai loại hình truyền thông là Tự truyền thông và Truyền thông đại chúng Sựkhác biệt giữa Tự truyền thông và Truyền thông đại chúng là Phản hồi Ở Tự truyềnthông, phản hồi rất nhanh và trực tiếp còn Truyền thông đại chúng, phản
Trang 31hồi thường chậm và gián đoạn Westley và MacLean cho rằng truyền thông chỉ bắt đầukhi một người nhận được thông điệp từ môi trường xung quanh Mỗi cá nhân nhậnthông điệp sẽ phản ứng với thông điệp đó dựa trên đối tượng định hướng của mình[25, 34] Mỗi một loại hình truyền thông có một ưu điểm và nhược điểm riêng và khi
áp dụng mô hình của Westley và MacLean cho từng đối tượng và từng hoàn cảnh sẽmang lại những hiệu quả truyền thông khác nhau Đây cũng là một mô hình truyềnthông cần được nghiên cứu để áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau
Mô hình Xoáy ốc của Dance, 1967
Mô hình Xoáy ốc được Frank Dance đề xuất ra năm 1967 nhằm mô hình hóatốt hơn quá trình truyền thông Đây là một quá trình truyền thông mạnh mẽ và phituyến tính Dance cho rằng truyền thông là một quá trình diễn ra thường xuyên liêntục và ngày càng lớn hơn, mạnh hơn theo thời gian Ví dụ như, một đứa trẻ sinh rathì ngôn ngữ giao tiếp duy nhất là tiếng khóc và khi đứa trẻ lớn dần thì ngôn ngữgiao tiếp được mở rộng và đa dạng hơn như cười, nói, cử chỉ…tương ứng với cácvòng tròn của xoáy ốc cũng lớn hơn [25, 34]
Điều này được thể hiện rất đúng trong các mối quan hệ xã hội Khi mới bắtđầu một mối quan hệ thì các đối tượng truyền thông chỉ truyền đạt một khối lượngthông tin nhỏ nhưng khi mối quan hệ phát triển hơn thì lượng thông tin truyền đạtcho nhau nhiều và lớn hơn
Mô hình Xoáy ốc Dance là một mô hình truyền thông phát triển, truyềnthông mạnh mẽ và đạt được hiệu quả cao khi diễn ra thường xuyên, liên tục
1.3.3 Mô hình truyền thông đa chiều
Mô hình chức năng của Ruesch và Bateson, 1951
Mô hình chức năng do Ruesch và Bateson đưa ra năm 1951 với mục tiêu lý giảihoạt động truyền thông ở bốn cấp độ phân tích Cấp độ 1 là quá trình tự truyền thông
cơ bản Cấp độ 2 là quá trình truyền thông giữa các cá nhân đồng thời tập trung vàokhía cạnh trải nghiệm của những người tham gia tương tác Cấp độ 3, mô hình truyềnthông phân tích quá trình tương tác của nhiều nhóm người Và cấp độ 4 là cấp độ kếtnối văn hóa của các cộng đồng người Mỗi cấp độ lại bao gồm 4 chức năng giao tiếp:Đánh giá, gửi thông điệp, nhận thông điệp và truyền thông điệp [25, 39]
Có thể thấy, đây là một mô hình mang lại được hiệu quả cao trong việc
Trang 32truyền thông các thông tin đến các đối tượng được truyền thông Với từng cấp độ,người được truyền thông có thể nắm bắt và trải nghiệm, tương tác với nhau để tiếpnhận thông tin truyền thông và cao hơn nữa là sự kết nối về văn hóa giữa các đốitượng tiếp nhận truyền thông.
Mô hình của Barnlund, 1970
Năm 1970, Dean Barnlund đã đề xuất ra mô hình truyền thông giao dịch Môhình này nhấn mạnh vào quá trình giao tiếp cơ bản giữa cá nhân với cá nhân Theo
đó, Barnlund cho rằng truyền thông là quá trình gửi và nhận thông điệp diễn ra liêntục giữa người với người Mô hình Barnlund gồm 3 loại tín hiệu: Tín hiệu côngkhai, tín hiệu cá nhân và tín hiệu hành vi Theo Barnlund, quá trình truyền tải thôngđiệp có thể bị “nhiễu” do nhiều yếu tố như kênh liên lạc, quá trình tiếp nhận và giải
mã bị lỗi dẫn đến không đạt được hiệu quả như mong muốn [25, 39] Tuy nhiên,
mô hình này chỉ áp dụng vào quá trình giao tiếp giữa cá nhân và cá nhân chứ không
áp dụng được cho truyền thông cộng đồng
1.3.4 Một số mô hình truyền thông khác
Mô hình truyền thông hệ thống, 1972
Bắt đầu từ thập niên 1970, một số nhà nghiên cứu về truyền thông đã cố gắngphát triển một mô hình truyền thông mới dựa trên một trong sáu trường phái lý thuyết
xã hội học đó là Thuyết hệ thống Dựa trên tư tưởng của thuyết hệ thống, các nhànghiên cứu cho rằng truyền thông không chỉ đơn thuần là một hoạt động hành vi mangtính cá nhân, mà là sự tương tác qua lại giữa người với người [25, 34]
Mô hình giao thoa của Brown, 1987
Năm 1987, nhà lý luận hùng biện William Brown đã đề xuất một mô hìnhtruyền thông mới mang tên “Mô hình giao thoa” Theo Brown, các cuộc tranh luận nóiriêng và quá trình truyền thông nói chung là một bức ảnh ba chiều, trong đó thông điệptruyền tải không đến từ việc phân tích từng phần trong toàn bộ quá trình truyền thông,
mà đến từ việc xem xét tổng thể toàn bộ quá trình truyền trong từng phần [25, 34]
Mô hình truyền thông áp dụng lý thuyết hỗn độn của Benoit Mandelbrot
Dựa trên cơ sở lý thuyết của nhà toán học Benoit Mandelbrot, trong quá trìnhkhám phá khả năng phát sinh hình dạng bất thường của các vật thể đã cho ra
Trang 33đời một công thức toán học mang tên Fractal, từ đây, một số nhà nghiên cứu truyền
thông đưa ra định nghĩa “truyền thông cũng mang hình dáng của một fractal, trong
đó bao gồm mật độ gần như vô hạn của các sự kiện truyền thông” Cũng như mọi
mô hình khác trong tự nhiên, truyền thông, với con người là một thành phần trong
đó, có hình thái vô cùng phức tạp và không dễ để tái hiện nó thông qua bất kỳ côngthức nào Một mô hình truyền thông dựa trên lý thuyết hỗn độn và phân mảnh bắtbuộc phải thể hiện được sự phức tạp này, đồng thời phải đủ linh hoạt để thích ứngvới sự biến đổi của các điều kiện ban đầu [25, 34]
Mô hình truyền thông ở Việt Nam, trong đó có mô hình truyền thông biến đổi khí hậu của Nguyễn Quốc Đạt, 2016
Năm 2016, Nguyễn Quốc Đạt đã xây dựng mô hình truyền thông biến đổikhí hậu lồng ghép vào các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tu Lý, huyện ĐàBắc, tỉnh Hòa Bình Mô hình này lồng ghép nội dung BĐKH vào các hoạt động vàphong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ mang lại hiệu quả cao trong việc làm thay đổihành vi của các hội viên [9] Mô hình này được xây dựng dựa trên hai mô hình củaFrank Dance và Ruesch và Bateson Ưu điểm của mô hình này là truyền thông dựatrên cộng đồng với nhiều phương thức truyền thông, có sự tương tác giữa ngườigửi thông tin và người tiếp nhận thông tin, sự kết nối văn hóa của những ngườitham gia và điểm nổi bật của mô hình này là người nhận thông tin lại chính làngười đánh giá và chuyển tải thông tin đến cộng đồng
1.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 34Hình 1.2 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
Nguồn: http://namdinh.gov.vn
Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, cáchthủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam Mạng lưới giao thông - vận tải tỉnh Nam Địnhkhá thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế Trong
đó, đường sắt xuyên Việt đi qua 5 ga của tỉnh với chiều dài 42 km rất thuận lợi choviệc vận chuyển hành khách và hàng hóa Trục quốc lộ 21 và quốc lộ 10 qua tỉnhdài 108 km đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biểncủa vùng đồng bằng Bắc Bộ Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn có nhiều cảng sông vàcảng biển Cảng Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận tiện cho việc phát triểnvận tải thủy
1.4.1.2 Địa hình
Địa hình tỉnh Nam Định tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùngđồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ítđồi núi thấp Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao
Trang 35nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất 3m (so với mặt biển) ở vùng đồngbằng trũng huyện Ý Yên.
Vùng đồng bằng thấp trũng chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh,gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường Đây
là vùng có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, côngnghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyềnthống
Vùng đồng bằng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng, gồm cáchuyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phìnhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng,đánh bắt hải sản, đóng tàu, du lịch biển…[20]
1.4.1.3 Khí hậu
Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ làkhí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,đông) Mùa hè nóng với lượng mưa lớn, mùa đông lạnh với lượng mưa thấp
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 25°C Tháng lạnh nhất làtháng 12 và tháng 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C Tháng 7 nóng nhất, nhiệt
độ khoảng trên 29°C
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, phân bốtương đối đồng đều trên toàn bộ phạm vi tỉnh, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Số giờ nắng trongnăm: 1.650 – 1.700 giờ Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 -85%
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650
-1700 giờ Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70% sốgiờ nắng trong năm
Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm
là 2 - 2,3 m/s Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, mùa hè hướng gióthịnh hành là gió Đông Nam
Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
Trang 36của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 cơn/năm [20].
1.4.1.4 Thủy văn
Hệ thống sông ngòi: Nam định có hệ thống sông ngòi khá dày, mật độ lướisông khoảng 0,6 - 0,9km/km2 với 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sôngNinh Cơ Ngoài ra, có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiềusông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tướitiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khíhậu nên chế độ nước sông chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Ngoài ra, trênđịa bàn tỉnh còn có hệ thống sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km, phân bố đềukhắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá rất thuận lợi cho hoạt động nôngnghiệp, công nghiệp, giao thông thủy…
Thủy triều: Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độtriều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,3 m và nhỏ nhất là 0,1 m Thông qua
hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửamặn trên đồng ruộng [20]
1.4.1.5 Đất đai
Đất đai của tỉnh Nam Định hầu hết có nguồn gốc từ đất phù sa của lưu vựcsông Hồng, chi tiết các loại đất như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đấtGlây, đất xám, đất tầng mỏng
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định là 165.145 ha và hàng nămđược tăng thêm do bồi lắng ven biển Về thổ nhưỡng, đất Nam Định chia thành 2vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc vàthành phố Nam Định; vùng đất trẻ ở phía Nam gồm các huyện Trực Ninh, NamTrực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy Nhóm đất có diện tíchlớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ chiếm 81,88% diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhómđất mặn chiếm 14,19%, các loại đất khác có đất cát, đất phèn, đất có sản phẩmFeralitic chiếm diện tích nhỏ Nhìn chung, đất của Nam Định có nhiều tính chấttốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển [20]
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a Tổng sản phẩm GRDP
Trang 37Tổng sản phẩm GRDP năm 2017 của tỉnh Nam Định tăng 7% so với năm
2016, cao hơn mức bình quân chung của cả nước Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyểndịch theo hướng tích cực (khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 20,6%; khu vực côngnghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 76,8%) [19]
b Sản xuất nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt18.075 tỷ đồng, giảm 0,8% so với năm 2016 Do diễn biến bất lợi của thời tiết, dịchbệnh đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa của vụ mùa
Năm 2017, tỉnh Nam Định đã thành lập Hiệp hội Nông nghiệp sạch với 28doanh nghiệp tham gia; tạo cơ hội phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - kinhdoanh - tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng chỉ đạo quyết liệt cácgiải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh, trọng tâm là 4huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy Đến hết năm 2017, toàntỉnh có 176/209 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới
Về Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Nam Định cũng tập trung xử lý cáctrường hợp sử dụng đất không hợp pháp Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau đồn điền, đổi thửa Đồng thời, tiếnhành kiểm tra toàn bộ các địa điểm quy hoạch khai thác cát và xử lý vi phạm theoquy định Ban hành Quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh [19]
c Công thương
Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh Nam Định năm 2017 tiếp tục pháttriển và duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá Ước tính chỉ số sản xuất côngnghiệp (IIP) tăng 9,2% so với năm 2016 So sánh với năm 2010, giá trị sản xuấtcông nghiệp ước tính đạt 48.618 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2016
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 35.029 tỷđồng, tăng 15,4% so với năm 2016 Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng1,39% so với tháng 12 năm 2016 Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn ước1.360 triệu USD, bằng 113,3% kế hoạch, tăng 23,7% so với năm 2016; Giá trị nhậpkhẩu ước đạt 915 triệu USD, tăng 22,6% so với năm 2016 [19]
Trang 38d Xây dựng, Đầu tư, Giao thông, Truyền thông và Điện lực
Năm 2017, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch xây dựng vùng huyện của 9 huyện;Quy hoạch phân khu xây dựng khu vực Phủ Dầy, huyện Vụ Bản Điều chỉnh Quyhoạch phân khu hai bên Đại lộ Thiên Trường tỉnh Nam Định đến năm 2025 Triểnkhai một số dự án lớn, công trình trọng điểm như tuyến đường tỉnh lộ 487, 488,489C Tháng 12/2017, tỉnh đã thực hiện Dự án đường trục phát triển nối vùng kinh
tế biển của tỉnh với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình Bên cạnh đó, tỉnh cũngtiếp tục triển khai các thủ tục đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc đoạnNinh Bình - Nam Định - Thái Bình và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ venbiển đoạn qua tỉnh Nam Định Xây dựng khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông;khu Trung tâm lễ hội thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần; khu công nghiệp
Mỹ Thuận; chuyển giao Khu công nghiệp Mỹ Trung
Các hoạt động về giao thông vận tải đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hànghóa và đi lại của nhân dân Tỉnh đã triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 77 ngày4/8/2017 về việc lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ
Hệ thống thông tin liên lạc luôn được đảm bảo tốt phục vụ công tác chỉ đạođiều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu của nhân dân
Sản lượng điện thương phẩm cả năm ước đạt 1.975 Tr.KWh, tăng 9,1% sovới năm 2016; đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất và sinh hoạt củanhân dân [19]
e Các lĩnh vực Văn hóa – Xã hội
Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Nam Định vẫn đứng đầu toàn quốc về phong trào
và chất lượng giáo dục Tỉnh Nam Định tiếp tục đạt thành tích, thứ hạng cao tại kỳthi học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi THPT quốc gia năm học 2016-2017
Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn luônđược đảm bảo tốt Luôn chủ động phòng chống dịch bệnh, tăng cường kiểm tracông tác vệ sinh an toàn thực phẩm; tích cực triển khai công tác Dân số - Kế hoạchhóa gia đình và bảo hiểm y tế toàn dân Tỉnh Nam Định cũng đã thành lập Trungtâm y tế tại 8 huyện và thành phố Nam Định trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoahuyện, thành phố và Trung tâm Y tế huyện, thành phố
Trang 39Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các
sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh luôn được chú trọng tổ chức tốt Năm 2017,tỉnh đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Lễ đón nhậnBằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tổng kết 15 năm phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2015 Bên cạnh đó, tỉnh NamĐịnh cũng đã hoàn thành Kế hoạch tổ chức Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, xã; tổchức Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đoàn vận động viên của tỉnh tham gia thi đấu tạicác giải thể thao quốc gia, quốc tế tiếp tục đạt được những thành tích cao Đẩy mạnhcác hoạt động quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch [43]
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định năm 2017 tiếp tục ổnđịnh và phát triển Các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, xuất khẩu có mức tăngtrưởng cao hơn so với bình quân chung cả nước Công tác xây dựng nông thôn mớiđược chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh tới địa phương, đạt được nhiều kết quả tốt Các cấp,các ngành đã chủ động triển khai phương án phòng chống thiên tai, phòng chống dịchbệnh trên người và cây trồng, vật nuôi Ngành sản xuất công nghiệp tăng trưởng khácao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay về vốn đăng
ký Nhiều công trình trọng điểm, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, dự án xây dựngcác tuyến đường cao tốc của tỉnh đã được tiến hành thực hiện Lĩnh vực văn hóa – xãhội của tỉnh Nam Định cũng được duy trì và phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạotiếp tục đạt được nhiều thành tích cao, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo Bêncạnh đó, các hoạt động thể thao của tỉnh cũng đạt được nhiều thành tích cao Tuynhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế như: có 2 chỉ tiêu về kinh tế và 2 chỉ tiêu về môitrường không đạt kế hoạch; ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, làngnghề còn phức tạp chưa được xử lý dứt điểm; một số công trình đầu tư cơ sở hạ tầngphát triển kinh tế - xã hội vẫn còn chậm tiến độ như dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuậtkhu thương mại - du lịch - dịch vụ - khách sạn đô thị mới
1.4.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực tại tỉnh Nam Định
a Tác động đến tài nguyên nước
Tác động lớn nhất của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh Nam Định đó là việc
Trang 40mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn (XNM) BĐKH gây nên tình trạngkhô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mừa mưa, kết hợp sự chặn dòng của các đậpthủy điện trên thượng nguồn và cộng với sự dâng lên của mực nước biển nên quátrình XNM trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hướng xấu đi, XNM khôngchỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà thời gian ảnh hưởng cũng kéo dài hơn.
Theo điều tra, khảo sát thực tế tại các xã ven biển các huyện như Nghĩa Hưng,Hải Hậu, Giao Thủy cho thấy tất cả 60/60 cán bộ cấp xã và huyện được phỏng vấn đềucho rằng những năm gần đây mực nước mặn xâm lấn và dâng lên ngày càng sâu vàotrong nội đồng Liên tiếp trong các năm từ 2004 - 2006, nước mặn đã lấn sâu vào sôngtrên địa bàn tỉnh Nam Định Ranh giới mặn 1‰ đã xâm nhập ngày càng sâuvào trongcác sông Hồng, Ninh Cơ và Đáy Cụ thể, tháng 1/2016, trên 3 vùng cửa sông này mặnxâm nhập sâu ở mức rất cao: tại sông Hồng mặn lấn sâu đến cửa cống Hạ Miêu I với
độ mặn 7,2‰ cách biển 26km; trên sông Ninh Cơ mặn đã lấn đến cửa cống Múc 2 với
độ mặn 1,7‰, cách biển tới 37km; trên sông Đáy mặn đã đến cửa cống Bình Hải I với
độ mặn 5‰, cách biển 18km [22]
Độ mặn ở các cửa sông lên rất cao, xuất hiện sớm và xâm nhập sâu hơn vàokhu vực nội đồng trong những năm vừa qua Cụ thể, tại sông Sò, độ mặn đo đượcngày 18/6/2011 ở chân cầu Thức Khóa – Giao Thịnh là 1‰.Nước sông Hồng tạiphà Ngô Đồng - TT Ngô Đồng - huyện Giao Thủy độ mặn đo được ngày 26/6/2011
là 2,1‰ Trên sông Vọng - đội 1 xã Bạch Long - huyện Giao Thủy có độ mặn là15,9‰ (kết quả đo ngày 28/6/2011) Nước sông Ninh Cơ khu vực bến đò GótTràng – TT Thịnh Long đo ngày 14/6/2011 có độ mặn là 3‰ Nước sông Đáy khuvực cách cống Lạch Đáy 300 m - xã Nam Điền - huyện Nghĩa Hưng đo ngày17/6/2011 có độ mặn là 9,1‰
Việc xâm nhập mặn diễn ra tại địa bàn tỉnh Nam Định đã làm thay đổi độ sâunước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt Cụ thể, các hộ gia đình tại huyện NghĩaHưng, Hải Hậu, Giao Thủy đã phải khoan giếng sâu tới tận 100 -120m, trong khi đótrước đây chỉ cần khoan 80 – 90m là đã lấy được nguồn nước ngầm sử dụng
Theo dự báo, tác động của BĐKH tới sự thay đổi nguồn nước là rất lớn Đếnnăm 2025 nguồn nước của Việt Nam sẽ giảm đi khoảng 40 tỷ m3 Trong khi mực