1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015

86 421 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 860 KB

Nội dung

Khái niệm Hoạt động GPMB là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà đối với công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

PHAN NGỌC QUANG

HO¹T §éNG GI¶I PHãNG MÆT B»NG TR£N

§ÞA BµN HUYÖN DIÔN CH¢U, TØNH NGHÖ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa

bàn huyện Diễn Châu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Và tôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại các công trình nào khác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức, viên chức thuộc UBND huyện Diễn Châu, Tổ Giải phóng mặt bằng huyện Diễn Châu đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Ngô Quang Minh và các thầy, cô trong khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại trường Xin cảm ơn các thầy cô giáo các khoa, bộ môn đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp

Sau cùng xin kính chúc các thầy cô Khoa Kinh tế Chính trị, trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cán bộ, công chức tại Tổ Giải phóng mặt bằng huyện Diễn Châu lời chúc sức khỏe và lời biết ơn sâu sắc

Xin trân trọng biết ơn!

Nghệ An , ngày 14 tháng 5 năm

2015

Học viên thực hiện

Phan Ngọc Quang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 4

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 4

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động giải phóng mặt bằng 5

1.2.1 Khái niệm, sự cần thiết của hoạt động giải phóng mặt bằng 5

1.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá hoạt động giải phóng mặt bằng 8

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải phóng mặt bằng 18

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 22

2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Mục đích nghiên cứu 22

2.2.2 Thu thập dữ liệu 23

2.2.3 Phân tích dữ liệu 24

2.3 Địa điểm nghiên cứu 24

2.4 Kỹ thuật và công cụ phân tích 24

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU 25

3.1 Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn 25

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Diễn Châu 25

3.1.2 Kết quả về giải phóng mặt bằng của một số dự án lớn trên địa bàn huyện Diễn Châu 29

Trang 5

3.2 Thực trạng về hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn

Châu trong giai đoạn (2010 - 2014) 34

3.2.1 Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 34

3.2.2 Thực trạng việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 38

3.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng 44

3.2.4 Thực trạng kiểm soát công tác giải phóng mặt bằng 49

3.3 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giải phóng mặt bằng tại huyện Diễn Châu và nguyên nhân 51

3.3.1 Những tồn tại, hạn chế 51

3.3.2 Nguyên nhân 52

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU 54

4.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng 54

4.1.1 Hoàn chỉnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 54

4.1.2 Quản lý kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh 54

4.2 Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng 55

4.2.1 Giải pháp về trình tự, thủ tục thu hồi đất để đầu tư dự án 55

4.2.2 Giải pháp về xây dựng chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư 57

4.3 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 63

4.3.1 Sự phối hợp giữa đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng với các phòng ban, bộ phận thuộc UBND huyện Diễn Châu và chính quyền cấp xã 63

4.3.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường hỗ trợ, GPMB khi nhà nước thu hồi đất 66

Trang 6

4.3.4 Các biện pháp hành chính trong một số trường hợp người bị thu

hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất 70

4.4 Giải pháp về kiểm soát thực hiện giải phóng mặt bằng 72

4.5 Kiến nghị 73

4.5.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Nghệ An 73

4.5.2 Kiến nghị với UBND huyện Diễn Châu 74

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

I BẢNG

II SƠ ĐỒ

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước, nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích mở mang phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật

và các công trình khác phục vụ cho sự phát triển Kinh tế - xã hội, cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân ngày càng tăng

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một vấn đề phức tạp, mang tính chất kinh tế, xã hội tổng hợp, nhận được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Nghệ An đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Đại bộ phận nhân dân trong khu vực thu hồi đất đồng tình, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một số người còn vì lợi ích chung đã chịu một phần thiệt thòi, giúp đẩy nhanh tiến độ GPMB Tuy nhiên hoạt động giải phóng mặt bằng của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài làm chậm tiến độ của

dự án, gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng trật tự trị an xã hội

Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là địa bàn có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao thương buôn bán giữa các huyện trong tỉnh

và liên tỉnh nên UBND tỉnh Nghệ An rất quan tâm, tập trung các nguồn lực, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông trên địa bàn huyện Do vậy việc tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đáp ứng quá trình quản lý và điều hành

Trang 10

phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của huyện là một yêu cầu cấp thiết Trong những năm gần đây, huyện Diễn Châu đã được UBND tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm như: Xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Diễn Châu, Đường cứu hộ cứu nạn tuyến Diễn Hải đi Diễn Thịnh huyện Diễn Châu, Dự án tuyến đường tránh lũ và cứu hộ cứu nạn cho các xã Diễn An, Diễn Trung, Diễn Phú

và Diễn Lộc, Đường giao thông thuộc Khu du lịch biển Diễn Thành, Các cụm công nghiệp Diễn Tháp, Cụm công nghiệp Diễn Hồng Công tác giải phóng mặt bằng ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện các dự án và sự phát triển kinh tế của Diễn Châu trong tương lai để để xây dựng “Phủ Diễn” xứng tầm

là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An

Xuất phát từ vị trí công tác của mình, học viên đã lựa chọn đề tài “Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” để làm luận văn Thạc sỹ với mong muốn tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giải pháp hữu hiệu cho công tác GPMB trên địa bàn huyện

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các văn bản của Nhà nước về quy trình cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ GPMB

- Nội dung của hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ

An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giải phóng mặt bằng tại huyện Diễn Châu

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và phương pháp thống kê

Trang 11

4 Câu hỏi nghiên cứu

Hoạt động giải phóng mặt bằng ở huyện Diễn Châu được thực hiện như thế nào? Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giải phóng mặt bằng, hệ thống các văn bản của Nhà nước, UBND tỉnh Nghệ An về bồi thường, GPMB,

cơ quan thường trực GPMB, các đơn vị liên quan và người bị thu hồi đất

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giải phóng mặt bằng

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng về hoạt động giải phóng mặt bằng tại huyện Diễn Châu

Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động giải phóng mặt bằng tại huyện Diễn Châu

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CỞ SỞ LÝ LUẬN

VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, giải phóng mặt bằng có nhiều đổi mới Trong quá trình đổi mới và hoàn thiện đó đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến GPMB:

Mai Đức Thịnh: “Những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB ở một số dự án trên địa bàn Hà Nội tại công ty đầu tư phát triển nhà số 2”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003

Nguyễn Việt Hùng: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác GPMB trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Gia Lâm”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2008

Trần Thu Hằng: “Tìm hiểu chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong thời gian qua ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh

tế, Đại học Quốc gia, Hà nội 2007

Công tác bồi thường GPMB trong những năm vừa qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó nhiều dự án GPMB không thực hiện được hoặc tiến độ chậm trễ gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội mà nguyên nhân chủ yếu không đâu khác chính là do ách tắc ở khâu bồi thường GPMB Tuy công tác bồi thường GPMB hiện nay còn nhiều bất cập, vướng mắc, khó khăn khi thực hiện nhưng hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu tổng quan về thực trạng của công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các địa phương của thành phố Phần lớn các ấn phẩm sách và đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc phân tích, tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật trong lĩnh vực bồi thường GPMB; hoặc cũng mới chỉ đánh giá được tình hình công tác bồi thường GPMB ở một vài dự án cụ thể của một vài quận huyện

Trang 13

Mặc dù các đề tài đã hệ thống hoá lý luận và thực tiễn đối với công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nhấn mạnh đến quản lý nhà nước đối với GPMB trên địa bàn cấp huyện

Vì vậy trong luận văn này tôi sẽ tập trung mô tả bức tranh toàn cảnh của hoạt động GPMB trên địa bàn huyện Diễn Châu, huyện Diễn Châu đã thực hiện hoạt động GPMB như thế nào, những vấn đề còn tồn tại vướng mắc trong phần lớn các dự án để từ đó có được những giải pháp thiết thực cho hoạt động GPMB trong thời gian sắp tới của huyện

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động giải phóng mặt bằng

1.2.1 Khái niệm, sự cần thiết của hoạt động giải phóng mặt bằng

1.2.1.1 Khái niệm

Hoạt động GPMB là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà đối với công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các công đoạn: từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất giải toả các công trình trên đất, di chuyển người dân tạo mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống

1.2.1.2 Sự cần thiết của hoạt động giải phóng mặt bằng

Trong quá trình phát triển đất nước, luôn diễn ra quá trình phân bổ lại đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh Khi các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông, du lịch, giáo dục, dịch

vụ, thương mại… tăng dần tỷ trọng trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP) thì việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm nhà ở sang đất chuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại… là điều tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh

mẽ Một quốc gia ngày càng phát triển thì tỷ lệ đất chuyên dùng ngày càng cao và tỷ lệ đất nông nghiệp càng thấp Vấn đề đặt ra là Nhà Nước cần có quy

Trang 14

hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cách khoa học, phù hợp, đồng thời cần có những chính sách quy định để vừa đảm bảo quyền lợi chung của xã hội lại vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người có đất bị Nhà nước thu hồi

để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Thực tế hiện nay cho thấy, công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nhân văn của nhiều người, của cả cộng đồng dân cư Giải quyết không tốt không thoả đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất dễ bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đông người làm cho tình hình trở nên phức tạp, từ

đó gây ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội, chính trị nói chung

Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB để thực hiên các dự án xây dựng luôn phải giải quyết dung hoà mâu thuẫn về lợi ích của hai nhóm đối tượng:

- Người được giao đất (trong đó có cả cơ quan nhà nước) luôn tìm cách giảm chi phí bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí sản xuất

- Người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi được trả một khoản bồi thường “ càng nhiều càng tốt” mà trước hết phải là thoả đáng, mặt khác trong nội bộ những người được đền bù có người chấp hành tốt chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, có người chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi phải xử lý sao cho công bằng cũng là một việc hết sức khó khăn

Giải phóng mặt bằng là vấn đề vừa có tính thời vụ vừa mang tính cấp bách của phát triển mà nhiều nước đang phải đương đầu Trong những năm gần đây vấn đề này trở thành trung tâm của dư luận, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà đầu

tư Thực tiễn chứng minh rằng làm tốt công tác giải phóng mặt bằng không chỉ tạo được môi trường thông thoáng cho phát triển, thu hút được đầu tư mà

Trang 15

còn góp phần làm lành mạnh nhiều quan hệ xã hội, củng cố được lòng tin của nhân dân, khắc phục tệ quan liêu, chống tham nhũng

Giải phóng mặt bằng là vấn đề của sự phát triển Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia, mọi giai đoạn việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình là không thể tránh khỏi, nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng cao và trở thành một thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở trong các lĩnh vực xã hội, chính trị trên phạm vi quốc gia

Các yêu cầu ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống tải điện) cơ sở hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí thể dục thể thao…) cơ sở sản xuất (quy hoạch đồng ruộng, khu công nghiệp) và mở rộng đô thị chỉnh trang khu dân cư… đều dẫn đến việc đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp khó khăn

và rất dễ xẩy ra nhiều tổn thất nhất là trong những trường hợp không tự nguyện

Vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng trở thành một trong những điều kiện tiên quyết của phát triển, nếu không xử lý tốt thì sẽ thành lực cản - thực

tế đầu tiên mà các nhà phát triển phải vượt qua Bài học từ các nước phát triển dạy rằng nếu xem nhẹ vấn đề này trong tính toán đầu tư phát triển thì không chỉ làm tăng giá thành mà còn để lại xã hội nhiều hậu quả nặng nề mà không thể xử lý được bằng tiền Có thể khẳng định rằng giải phóng mặt bằng là vấn

đề của sự phát triển, là một nội dung không thể né tránh của phát triển mà chính nó là một yếu tố quyết định của tiến độ và sự thành công của phát triển, bất kỳ một giải pháp nào mà thiếu đồng bộ, không chặt chẽ đều để lại những hậu quả tiêu cực

Nhận thức này dẫn đến một yêu cầu cụ thể là các dự án xây dựng phải chứng minh được đó là sự lựa chọn mà việc đền bù giải phóng mặt bằng là ít nhất và khả thi nhất, yêu cầu này có thể trở thành tiêu chuẩn cụ thể để xét duyệt các phương án phát triển

Trang 16

1.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá hoạt động giải phóng mặt bằng

1.2.2.1 Nội dung của hoạt động giải phóng mặt bằng

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng

Thực hiện và làm tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất Phân bổ quỹ đất đai hợp lý cho các ngành, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh đất đai

ở từng vùng

Tổ chức sử dụng đất đúng mục đích còn hạn chế việc lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường bảo đảm an ninh - chính trị

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ pháp lý để giao đất, thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh vào nề nếp Nhờ làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, nên việc sử dụng đất đai đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả như đã đề cập ở trên Đặc biệt, đối với các xã vùng cao, đã tạo ra một số quỹ đất thuận lợi cho phát triển trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả… có giá trị kinh tế cao và tạo ra một số quỹ đất phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất tại các trung tâm xã

Trang 17

- Xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Hàng năm, UBND tỉnh Nghệ An căn cứ báo cáo, đề xuất và tình hình thực

tế tại các huyện, huyện, thị xã để ban hành khung đơn giá bồi thường, hỗ trợ

a Chính sách về bồi thường

- Bồi thường đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

+ Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì việc bồi thường về đất được thực hiện theo Điều 16, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 44, Điều 45 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT

+ Đối với UBND các huyện, huyện, thị xã đã thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm

1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp, nay các hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 05 tháng 4 năm

2001 của Tỉnh uỷ Nghệ An và đang sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận; khi nhà nước thu hồi đất thì việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo phương án chuyển đổi ruộng đất đã thực hiện

+ Đối với trường hợp UBND các huyện, huyện, thị xã chưa tổ chức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai, mà đất nông nghiệp vẫn

do Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và đã giao khoán ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng thì khi Nhà nước thu hồi đất việc bồi thường đất cho Hợp tác xã nông nghiệp thực hịên theo quy định

Các hộ gia đình, cá nhân được Hợp tác xã nông nghiệp giao khoán sử dụng đất ổn định được hỗ trợ như các hộ gia đình, cá nhân giao đất ổn định theo quy định của Luật Đất đai

+ Đất nông nghiệp (trong đó có đất trống đồi núi trọc) đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định (đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Trang 18

đất) mà không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền đối với đất trồng cây hàng năm, trong thời hạn 18 tháng liền đối với đất trồng cây lâu năm, trong thời hạn 24 tháng liền đối với đất trồng rừng thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường, hỗ trợ

+ Hạn mức bồi thường đất nông nghiệp

Hạn mức bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp (không bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) được xác định theo Điều 70 của Luật Đất đai năm 2003

và Điều 69 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

- Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức + Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của các tổ chức đang sử dụng đất thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT

+ Điều kiện được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất còn lại được quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Quyết định 04/2010/QĐ-UBND, ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được bồi thường khi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ pháp lý chứng minh

+ Các trường hợp khác do UBND tỉnh quyết định

- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp là đất ở

+ Trường hợp nếu bồi thường bằng tiền: Người sử dụng đất bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng tiền theo giá đất quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định này;

+ Trường hợp nếu bồi thường bằng việc giao đất ở tái định cư: Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi thửa đất ở, đất vườn ao trong thửa đất ở đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 1, Điều 4 của Quy định này và thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 Thông tư số 14/2009/TT-

Trang 19

BTNMT thì được bố trí tái định cư (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư)

- Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn: Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn quy định tại Điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT

- Bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình xây dựng trên đất phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân

+ Mức bồi thường = Đơn giá bồi thường x Diện tích xây dựng công trình Đơn giá bồi thường được xác định bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương (theo tiêu chuẩn kỹ thuật của

Bộ xây dựng ban hành) do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm

+ Đối với công trình xây dựng có kết cấu chịu lực liên hoàn, thực hiện bồi thường như sau:

Trường hợp bị phá dỡ một phần, nhưng phần còn lại không sử dụng được hoặc phần còn lại tiếp tục sử dụng được, nhưng phần còn lại của công trình nằm trong hành lang bảo vệ công trình thì thực hiện bồi thường toàn bộ công trình theo quy định;

Trường hợp bị phá dỡ một phần, nhưng phần còn lại vẫn tồn tại và tiếp tục sử dụng thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và bồi thường chi phí để sửa chữa, hoàn thiện lại phần còn lại theo dự toán chi phí sửa chữa có quy mô, kết cấu tương đương nhưng tối đa không quá 50% giá trị bồi thường hiện có của phần còn lại;

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, không ảnh hưởng đến nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nhưng nằm trong hành lang bảo vệ công trình, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, hộ gia đình có Đơn xin dịch

Trang 20

chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ công trình thì hỗ trợ 70% giá trị bồi thường của công trình;

+ Đất bồi trúc để đắp làm đường đi lại trong phạm vi hành lang đường giao thông hoặc trên đất không đủ điều kiện bồi thường theo quy định

- Bồi thường về di chuyển mồ mả, công trình văn hóa, cây trồng vật nuôi + Bồi thường về di chuyển mồ mả: Mồ mả phải di chuyển, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai (nếu có), đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định đơn giá bồi thường cụ thể đối với từng loại mồ mả; Đối với mồ

mả đặc thù thì được bồi thường theo dự toán thiết kế riêng;

+ Bồi thường đối với công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu: Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hóa,

di tích lịch sử, nhà thờ, đình chùa, am, miếu trong trường hợp phải di chuyển thì được bồi thường theo dự toán xây dựng mới đối với công trình tương đương được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi: Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) theo đơn giá bồi thường từng loại cây do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cho từng thời kỳ;

b Chính sách về hỗ trợ

- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ

ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển, mức hỗ trợ tối đa như sau:

+ Di chuyển chỗ ở trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi: 2.000.000 đồng/hộ

+ Di chuyển sang xã, phường, thị trấn khác trong đơn vị cấp huyện nơi

có đất thu hồi: 3.000.000 đồng/hộ

+ Di chuyển sang huyện khác trong tỉnh: 4.000.000 đồng/hộ Di chuyển sang tỉnh khác: 6.000.000 đồng/hộ

Trang 21

- Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở, cụ thể như sau:

+ Mức hỗ trợ: Địa bàn huyện, thị xã, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng/hộ; địa bàn thị trấn các huyện, mức hỗ trợ 800.000 đồng/tháng/hộ

+ Tại địa bàn còn lại: 600.000 đồng/tháng/hộ

- Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định ổn định đời sống và sản xuất Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất như sau:

+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống

+ Trường hợp hộ gia đình cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất thuộc nhiều

dự án khác nhau, nhưng diện tích bị thu hồi đất tại mỗi dự án không đủ diện tích được hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì được ghép diện tích bị thu hồi của các dự án với nhau Nếu đủ diện tích được hỗ trợ thì được hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này

+ Số hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ là số hộ gia đình, cá nhân và số nhân khẩu thực tế tại thời điểm thông báo thu hồi đất trong hộ gia đình được UBND cấp xã xác nhận

- Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh

có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh, thì được hỗ trợ quy bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của

ba năm liền kề trước đó, được cơ quan Thuế phụ trách xác nhận

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh

mà thuộc các đối tượng sau thì khi nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 40% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức bồi thường đất theo quy định

Trang 22

- Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được

hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm (hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp) Cụ thể như sau:

+ Hỗ trợ ổn định sản xuất nông nghiệp đối với hộ tái định cư tập trung được hỗ trợ tiền để mua giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để trồng cây hàng năm, cây lâu năm và chăn nuôi;

+ Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công với nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật

Mức hỗ trợ cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập dự toán, đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

c Hỗ trợ tái định cư

- Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện nhận đất ở, nhà ở tái định cư theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy định này mà số tiền được bồi thường,

hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều

29 của Quy định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó

- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở

mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung của dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này

- Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường đất, mà sau khi thu hồi không còn nhà ở, đất ở nào khác

Trang 23

trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì UBND huyện, huyện, thị xã xem xét từng trường hợp cụ thể để giao 01 lô đất ở có thu tiền

sử dụng đất tại khu tái định cư theo quy định

- Hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở có một phần diện tích bị thu hồi; mà bình quân diện tích đất còn lại của các hộ gia đình (cặp vợ chồng) nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh; thì giao UBND huyện, huyện, thị xã căn cứ quỹ đất của địa phương, xem xét từng trường hợp cụ thể để giao đất ở có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khu tái định cư cho các hộ gia đình này

- Thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng

Hội đồng GPMB cấp huyện được giao nhiệm vụ GPMB dự án sẽ chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch trong và Hội đồng bồi thường để áp dụng chính sách bồi thường, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và thực hiện đúng quy trình Phòng Công thương trợ giúp công tác thẩm định các công trình trong phạm vi GPMB Phòng Tài nguyên Môi trường sẽ căn cứ vào xác nhận nguồn gốc đất của xã và hồ sơ giao đất để ra quyết định thu hồi đất đến từng thửa UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc đất, phối hợp với chủ đầu tư

và cơ quan thực hiện GPMB chi trả tiền bồi thường hỗ trợ

- Kiểm soát việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một vấn đề phức tạp, gắn nhiều quyền lợi về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính Chính quyền địa phương cấp trên, Hội đồng thẩm định cần phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác giải phóng mặt bằng, kịp thời phát hiện các sai phạm vi phạm pháp luật để xử lý

Sở Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức kiểm tra việc thu, chi tiền bồi thường, hỗ trợ; kiểm tra nội dung và chi theo định

Trang 24

mức chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; thu tiền bồi thường, hỗ trợ

về tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, nộp ngân sách

Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo chức năng nhiệm vụ được phân công thực hiện kiểm tra việc thực hiện liên quan đến công tác lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất tại các huyện trên địa bàn, thực hiện công tác đo đạc bản đồ, cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và các đơn vị có thẩm quyền: Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai tại địa phương; tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng và giải quyết kịp thời đơn thư phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật tại địa phương

để hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài; khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; định kỳ, đánh giá rút kinh nghiệm về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm, hạn chế tiêu cực và vi phạm Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất Kiên quyết thu hồi những diện tích đã giao, đã cho thuê nhưng chủ đầu tư không triển khai, triển khai không đúng tiến độ, chủ đầu tư không có năng lực thực hiện dự án

Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện: Thường xuyên phối hợp với đơn vị được giao GPMB, thẩm định nhanh chóng, kịp thời, chính xác phương án bồi thường, hỗ trợ Kiểm tra quy trình thực hiện công tác GPMB và thường xuyên, định kỳ báo cáo UBND cấp Huyện về việc triển khai các dự án có GPMB trên địa bàn huyện

1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá hoạt động giải phóng mặt bằng

- Phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước:

Công tác GPMB nói chung, BT GPMB nói riêng được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài, có nhiều dự án có thể lên đến vài năm;

Trang 25

trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau; tác động đến nhiều đối tượng

do vậy việc BT GPMB cần phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định của Nhà nước Có như vậy mới hạn chế được sự khiếu kiện của người bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

- Đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp của các đối tượng liên quan

Đây là yêu cầu quan trọng trong BT GPMB vì công tác này tác động trực tiếp tới lợi ích của nhiều đối tượng: người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước Đối với người bị thu hồi đất tuy góp phần đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước nhưng họ lại bị thiệt thòi do việc thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống Trong khi đó chủ đầu tư là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án và họ phải chịu chi phí BT GPMB theo quy định Nhà nước là người có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất, tiến hành BT GPMB, ban hành các quy định có tính chất pháp lý cho việc BT GPMB Do vậy việc BT GPMB cần thực hiện đảm bảo sự cân đối, hài hoà lợi ích giữa các bên, tránh tình trạng mất cân đối lợi ích ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án gây ra những thiệt hại lớn cho cá nhân và xã hội

- Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện và chính xác:

Tiến độ thực hiện BT GPMB quyết định phần lớn tiến độ GPMB; tiến

độ thực hiện dự án dó đó ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế, xã hội của dự án đầu

tư Công tác BT thiệt hại được thực hiện nhanh chóng, kịp thời sẽ đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ dự án, tránh lãng phí, đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng công trình và đưa vào khai thác sử dụng theo đúng kế hoạch

Ngoài ra cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của số liệu thống kê đất đai và các tài sản trên đất vì đó là cơ sở thực hiện việc BT GPMB, đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi

Trang 26

- Đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, công bằng:

Dân chủ trong công tác BT GPMB có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi

để người dân phát huy quyền làm chủ của mình, được tham gia nhiều khâu của quá trình BT GPMB, đóng góp ý kiến và được trả lời các vấn đề còn chưa

rõ nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao với những người bị thu hồi đất

Qúa trình thực hiện BT thiệt hại khi GPMB cần phải tiến hành công khai; các văn bản pháp lý, các chế độ chính sách BT và HT, phương án BT và

HT phải niêm yết công khai để người dân biết và tin tưởng vào chủ trương thu hồi đất của cấp có thẩm quyền Có như vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân và khiến người bị thu hồi đất tự giác thực hiện

Việc BT GPMB được thực hiện với nhiều đối tượng, do đó phải đảm bảo công bằng giữa tất cả các đối tượng; không thiên vị, ưu tiên đối tượng nào; tránh tình trạng khiếu kiện gây bất bình trong nhân dân

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải phóng mặt bằng

1.2.3.1 Quản lý đất đai, quy hoạch

Thực trạng quản lý đất đai hay nói đúng hơn là hiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án Nơi nào công tác quản lý đất đai tốt như đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất

để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn

Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản

lý đất đai thường xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh Mặt khác, mặc dù đã nhận được thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng một

số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nới các công trình khiến việc thống kê, đền

bù GPMB gặp không ít khó khăn

Trang 27

1.2.3.2 Chính sách bồi thường và năng lực của bộ máy thực hiện giải phóng mặt bằng

- Khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác GPMB Những phức tạp này thường nảy sinh do việc không đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt được sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn

về sau và đòi hỏi phải thương lượng lại khi mức giá thị trường tăng Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanh gọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án nhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ GPMB

- Khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cư Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai (do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm, thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền, có thể toàn

bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu

Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác với các các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc Đó là điểm đầu cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hoàn thành công việc

Trang 28

Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống các hành vi quấy rối thì tiến độ GPMB sẽ chỉ có thể dậm chân tại chỗ

- Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất: Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất (công tác dân vận trong GPMB) chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có suy bì khi người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự

án đang triển khai, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới Mặt khác, ý thức tự giác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hình thành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để GPMB

1.2.3.3 Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư

Khả năng tài chính và năng lực quản lý, điều hành của nhà đầu tư trong quá trình tham gia triển khai công tác GPMB với tư cách là một thành viên trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà đầu tư phải đủ khả năng tài chính để kịp thời chi trả bồi thường cho các hộ dân theo đúng kế hoạch, tiến độ đã được thông báo Ngược lại, công tác bồi thường sẽ bị trì hoãn và có thể tạo ra sự bất bình, phản ứng tiêu cực, thiếu hợp tác và khiếu kiện trong nhân dân Trong quá trình GPMB, sự tham gia tích cực, năng động của nhà đầu tư cùng với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ GPMB

Trang 29

1.2.3.4 Các yếu tố thuộc về người dân

- Mức sống, trình độ hiểu biết của người dân: Đối với những nơi có mức sống cao, ổn định, trình độ hiểu biết của người dân cao thì việc tuyên truyền, phổ biến chính sách và thực hiện bồi thường sẽ nhanh và giảm bớt đơn thư khiếu nại của người dân Người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Thực tế cho thấy, càng những nơi có trình độ dân trí thấp, mức độ hiểu biết không cao thì tiến độ GPMB thường chậm hơn, do người dân thường đòi hỏi trái với quy định, thường so sánh với các địa bàn khác mà không căn cứ vào chính sách chung của Huyện

- Yếu tố tâm lý: Đây là vấn đề nan giải bởi lẽ GPMB là việc có tính chất nhạy cảm, ranh giới giữa các mức đền bù, hỗ trợ là rất nhỏ Đối với những nơi có trình độ dân trí thấp thì chính sách đền bù đến với người dân chủ yếu qua truyền miệng Nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết để tuyên truyền sai sự thật dẫn đến tình trạnh cả vùng nằm trong phạm vi GPMB chống đối không bàn giao đất Nếu chính quyền địa phương, lực lượng xã hội như các hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh…yếu không có khả năng tuyên truyền, thuyết phục thì rất khó cho chủ đầu tư có thể thi công

Trang 30

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung, các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật thời kỳ đổi mới nói riêng

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các văn bản của Nhà nước, huyện Diễn Châu về quy trình cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ GPMB Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận về hoạt động giải phóng mặt bằng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung của hoạt động giải phóng mặt bằng, các văn bản như Luật Đất đai 2003, các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và các quyết định, văn bản điều hành của UBND tỉnh Nghệ An về hoạt động giải phóng mặt bằng, tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật gặp những khó khăn, bất cập hay hạn chế như thế nào? Cần chỉnh sửa những gì để góp phần hoàn thiện hơn những quy định để đáp ứng được việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nghiên cứu hài hòa lợi ích giữa bên thu hồi đất, bên bị thu hồi đất, các nhà đầu tư…

- Nội dung của hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ

An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng Nội dung này tập trung nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, công tác kiểm soát hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra như thế nào Đây là nội dung cốt lõi của đề tài hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn

Trang 31

huyện Diễn Châu nên việc phân tích cụ thể các nội dung này trong phần thực trạng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những mặt mà huyện Diễn Châu đã thực hiện được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu Qua phân tích thực trạng sẽ miêu tả được những mặt đã làm được, những hạn chế tồn tại cần khắc phục, tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giải phóng mặt bằng tại huyện Diễn Châu Giải pháp được đưa ra từ phân tích thực trạng đã nêu, trong các nhóm giải pháp sẽ giúp cơ quan Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu nói riêng và các địa bàn cấp huyện nói chung tìm ra được phương án phù hợp để đẩy nhanh hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn tốt hơn, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, công tác thông tin tuyên truyền có vai trò như thế nào trong việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng…

2.2.2 Thu thập dữ liệu

Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp để làm luận cứ cho đề tài nghiên cứu Cụ thể, Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu văn bản pháp luật: các Luật, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Các văn bản, quyết định quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê của huyện Diễn Châu, báo cáo về các dự án, công tác giải phóng mặt bằng do UBND huyện Diễn Châu công bố, cung cấp, qua số liệu được UBND huyện Diễn Châu cung cấp khoảng hơn 200 công trình dự án có

Trang 32

thực hiện việc giải phóng mặt bẳng để xây dựng dự án, nắm rõ được tình hình thu hồi đất tại các dự án, mức giá đền bù như thế nào và chính sách áp dụng

ra sao; Tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất … Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này

2.2.3 Phân tích dữ liệu

Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu thập được, đánh giá những thành tựu, chỉ ra thực trạng củ a hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Phân tích dữ liệu được cung cấp là yếu tố quan trọng để hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ quản

lý kinh tế về hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu, tác giả dựa trên số liệu thứ cấp là các quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể, phương án chi tiết về các

dự án để nghiên cứu và lựa chọn ra một số dự án tiêu biểu để phân tích sâu hơn về việc diện tích đất bị thu hồi, chính sách áp dụng như thế nào, đặc biệt

là trong quá trình phân tích dữ liệu tác giả đã đan xen phân tích giữa các dự

án mang tính chất xã hội và các dự án liên quan đến kinh tế để có số liệu khách quan, đầy đủ nhất về hoạt động giải phóng mặt bằng

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Thuộc địa bàn huyện Diễn Châu và các xã có liên quan đến hoạt động giải phóng mặt bằng, Các Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn huyện Diễn Châu

2.4 Kỹ thuật và công cụ phân tích

- Công cụ, phần mềm phân tích số liệu: phần mềm máy tính excel

- Thống kê, tổng hợp số liệu

Trang 33

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU

3.1 Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Diễn Châu

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Diễn Châu

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ

độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông Diện tích tự nhiên là 304,92 km2, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa

Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và thâm canh nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của Nghệ An

Huyện Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vịnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22-25oC) Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 34

Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước ban Lào, Quốc lộ 47 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại Về đường thủy, có tuyên kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm Sông bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km

bờ biển nối liền với các huyện trong nước

Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm),

04 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 08 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu Dân

số đến hết năm 2010 là 292.229 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa

là 5.011 hộ với 28.076 người phân bố ở 22 xã Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp

Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đường Thái Tông cách ngày nay (2014) là 1.387 năm Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng quê hương, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt"

Diễn Châu xưa là vùng đất "Phên dậu" của các triều đại Nhà nước phong kiến Việt Nam và là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng Diễn Châu nay là hậu phương vững chắc của cả nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc được Đảng và Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và là điểm sáng nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quê hương văn minh, giàu mạnh

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 -2013 đạt 10,3% Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 22,2 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với

Trang 35

năm 2010 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tích cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Năm 2010, cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 35%, công nghiệp

- xây dựng 33,6%, dịch vụ 31,6%, đến năm 2013 cơ cấu chuyển dịch tương ứng: 25,7%; 38,1% và 36,2% Tổng giá trị sản xuất và dịch vụ của huyện tăng dần qua các năm, từ 408.578 triệu đồng năm 2008 đến 614.426 triệu đồng năm 2014

Để khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm

2014, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao, chủ động triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành kế hoạch Giá trị sản xuất đạt 8.631 tỷ đồng Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.971 tỷ đồng; giá trị trồng trọt 1.222 tỷ đồng, chăn nuôi 748

tỷ đồng Diện tích lúa cả năm đạt 18.418 ha, lạc 3.281 ha; năng suất lúa cả năm ước đạt 63,09 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực đạt 128.392 tấn, trong đó lúa 115.399 tấn, lạc 8.194 tấn Tổng đàn trâu 5.596 con, đàn bò 28.118 con, đàn lợn 70.945 con, đàn gia cầm 1,462 triệu con

Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 20 tỷ đồng; đã triển khai các dự án bảo vệ rừng, phát triển rừng đảm bảo tiến độ, chất lượng Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 380 ha; tỷ lệ độ che phủ rừng 24,35% Ngành Thủy sản phát triển ổn định đạt 614 tỷ đồng; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.615 ha; sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt trên 35.000 tấn Giá trị ngành Xây dựng cả năm đạt 2.183 tỷ đồng; huyện tập trung thi công các dự án trọng điểm

Trang 36

xuất có hiệu quả Trong năm có thêm 2 nhà máy đi vào hoạt động (sản xuất phân bón và nấu phôi thép), nâng tổng số DN đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh lên 11/25 DN được chấp thuận đầu tư

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 2.670 tỷ đồng, điển hình như Công ty TNHH - Hải Vân (xã Diễn Ngọc) đã đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng Khu nhà ở và dịch vụ thương mại diện tích trên 32 ha Hiện công ty đã đầu tư

25 tỷ đồng hoàn thiện khu chợ rộng 1 ha, giải quyết được tình trạng ách tắc đường giao thông và ô nhiễm môi trường trước đây Về lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường, đã tập trung xử lý hoàn thành 8.289/9.027 hồ sơ các loại,

30 xã đã xây dựng bãi rác thải và đi vào hoạt động Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 146,589 tỷ đồng

Về xây dựng nông thôn mới, số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới ngày càng tăng Đến thời điểm hiện nay có 5 xã gồm: Diễn Mỹ, Diễn Thịnh, Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Yên đã đạt 19 tiêu chí, 2 xã: Diễn Yên và Diễn Thành, dự kiến cũng sẽ được công nhận đầu năm 2015; có 2 xã đạt 17 tiêu chí; 16 tiêu chí có 3 xã; 15 tiêu chí có 4 xã; 14 tiêu chí có 6 xã; 13 tiêu chí có

5 xã Về dồn điền, đổi thửa theo Chỉ thị 08: hiện nay đã có 35/37 xã hoàn thành Sau chuyển đổi, tiếp tục chỉ đạo áp dụng các mô hình sản xuất, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất cánh đồng mẫu (đã triển khai từ năm 2013) ở một số xã

Huyện cũng tăng cường chỉ đạo xây dựng thiết chế văn hóa Đến nay

đã có 25/39 xã (64%) có thiết chế VHTT đạt chuẩn 456/458 xóm có nhà văn hoá (thêm 2 xóm ở Diễn Kim); 270 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa (tăng 12 xóm); 20/39 xã đã có đài truyền thanh không dây; 36 di tích đã được xếp hạng Ngành Giáo dục đạt đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và là năm thứ 12 liên tiếp đạt danh hiệu này Tổng số năm 2014 có 321 em được công nhận học sinh giỏi tỉnh, trong đó có 15 giải Nhất, 65 giải Nhì, 114 giải Ba Công tác

Trang 37

đào tạo nghề, giải quyết việc làm, XKLĐ đạt kết quả tốt, trong năm đã giải quyết việc làm mới cho 3.700 lao động, trong đó XKLĐ 850 người Để đạt được những kết quả đó, huyện tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, chú trọng công tác quốc phòng - an ninh, làm nền tảng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội

Thu ngân sách có nhiều cố gắng, chi ngân sách tiết kiệm, đảm bảo kinh phí cho hệ thống chính trị, các ngành hoạt động bình thường; Các lĩnh vực văn hoá xã hội có tiến bộ, chính sách người có công, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác giảm nghèo chuyển biến tốt, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5- 2%; Cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có chuyển biến khá; đời sống nhân dân được đảm bảo, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

3.1.2 Kết quả về giải phóng mặt bằng của một số dự án lớn trên địa bàn huyện Diễn Châu

Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là một địa phương có diện tích lớn, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, trong thời gian 2010-2014 trên địa bàn huyện Diễn Châu đã thực hiện đầu tư hơn 200 công trình do UBND tỉnh, UBND huyện và UBND các xã và các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn làm chủ đầu tư (trong đó có hơn 56 dự án về kinh tế) Nhìn chung, các dự án

đã được đầu tư phát huy hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của các dự án, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

Để đánh giá hoạt động giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Diễn Châu, bản thân tác giả xin phép được tóm lược một số dự án lớn trong giai đoạn 2010 ÷ 2013, UBND huyện Diễn Châu được giao nhiệm vụ GPMB một số

dự án trọng điểm của tỉnh như: Xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Diễn Châu, Đường cứu hộ cứu nạn tuyến Diễn Hải đi Diễn

Trang 38

Thịnh huyện Diễn Châu, Dự án tuyến đường tránh lũ và cứu hộ cứu nạn cho các

xã Diễn An, Diễn Trung, Diễn Phú và Diễn Lộc, Cụm công nghiệp

Tháp-Hồng-Kỷ, Cụm công nghiệp Diễn Kỷ… để đánh giá kết quả và thực trạng giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu, Kết quả như sau:

3.1.2.1 Dự án xây dựng đường cứu hộ cứu nạn tuyến Diễn Hải đi Diễn Thịnh

Đây là dự án lớn do UBND huyện Diễn Châu làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt là: 80,56 tỷ đồng, trong đó kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 20,48 tỷ đồng, diện tích thu hồi và bồi thường giải phóng mặt bằng là: 30,16 ha

Tiến độ GPMB diễn ra tương đối nhanh, tuy nhiên, Dự án sử dụng vốn Ngân sách nên tình trạng thiếu vốn diễn ra thường xuyên, không đủ kinh phí

để chi trả kịp thời cho các hộ dân nên thời gian bàn giao mặt bằng chưa đúng

tiến độ theo kế hoạch (Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu)

3.1.2.2 Dự án tuyến đường tránh lũ và cứu hộ cứu nạn cho các xã Diễn An, Diễn Trung, Diễn Phú và Diễn Lộc

Tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án là: 4.990.634.501 đồng, diện tích thu hồi là: 45.515.550 m2, trong đó:

+ Bồi thường về đất đai: 2.194.500.000 đồng

+ Bồi thường cây cối, hoa màu: 598.750.000 đồng

+ Bồi thường nhà cửa kiến trúc: 1.736.285.400 đồng

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 363.213.000 đồng

+ Kinh phí hoạt động của Hội đồng: 97.854.991 đồng

(Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu)

Trong phạm vi GPMB dự án có cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở đan xen nên việc xác định nguồn gốc đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó việc tiến độ giải phóng mặt bằng chậm do

Trang 39

không giải quyết được việc di chuyển mồ mả, các công trình công cộng trong phạm vi GPMB như: Di chuyển trạm bơm nước tại xã Diễn Phú, di chuyển các công trình điện ở xã Diễn Lộc… và một số hộ dân chống đối không nhận tiền đền bù, hỗ trợ do còn vướng mắc về diện tích, tranh chấp

3.1.2.3 Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ

Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp tại Quyết định số 4091/QĐ-UBND.CN, ngày 04/10/2011 với diện tích quy hoạch là: 26,13 ha, UBND huyện đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 26.772.584.000 đồng; trong đó:

+ Bồi thường về đất đai: 15.296.112.223.000 đồng

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 8.758.306.800 đồng

+ Hỗ trợ ổn định đời sống: 1.343.513.000 đồng

+ Đền bù tài sản trên đất: 827.045.593 đồng

+ Kinh phí hoạt động của Hội đồng: 547.006.901 đồng

(Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu)

Hiện nay UBND huyện Diễn Châu đã ban hành quyết định thu hồi đất với diện tích là: 19,74 ha/26 ha diện tích quy hoạch, đạt tỷ lệ 75,5% Công tác đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ bước đầu đã mang lại hiệu quả, thu hút được nhà đầu tư vào đầu tư, giải quyết được hơn 2.000 việc làm cho lao động địa phương

Công tác thực hiện quy trình, thủ tục giải phóng mặt bằng tại Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, UBND huyện không thực hiện thông báo thu hồi đất cho các hộ dân Tiến độ GPMB tương đối chậm,

do đó không đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, còn nhiều tồn tại cần

Trang 40

khắc phục Đặc biệt là việc di chuyển mồ mã và các công trình trong phạm vi GPMB và một số hộ dân chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ do còn vướng mắc về diện tích, tranh chấp Ngoài ra việc thu hồi đất của người dân theo quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt nhưng mức độ phủ kín của các doanh nghiệp sản xuất trong cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ chưa đạt tỷ

lệ cao, tỷ lệ đất chưa phủ kín tại cụm công nghiệp còn nhiều trong khi người dân không có đất để sản xuất nông nghiệp cũng là một vấn đề khó khăn chưa tìm được câu trả lời

3.1.2.4 Dự án Xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Diễn Châu

Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A là công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải nên UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giao thông Vận tải Nghệ

An đã tập trung chỉ đạo thực hiện để hoàn thành vào năm 2014 đối với đoạn qua tỉnh Nghệ An Quốc lộ 1A là Dự án vừa khai thác vừa thi công mở rộng,

có quy mô lớn, có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều, là tuyến đường đã hình thành từ lâu, nên mật độ dân cư sống hai bên đường khá dày đặc, các công trình hạ từng kỷ thuật hầu hết bám dọc tuyến, nên công tác GPMB hết sức khó khăn, phức tạp, khối lượng thực hiện lớn

Huyện Diễn Châu thực hiện công tác GPMB tại hai Quyết định số: 881/QĐ-BGTVT ngày 01/4/2010 về việc phê duyệt dự án: Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Huyện Thanh Hóa – Diễn Châu, Tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An do Ban quản lý Dự án 1 Bộ giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư

và Quyết định số 700/QĐ-BGTVT ngày 19/3/2010 về việc phê duyệt dự án: Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Diễn Châu (Km425+900) – Quán Hành (Km449+300), Tỉnh Nghệ An do Sở giao thông tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư; UBND huyện Diễn Châu đã tiến hành thành lập Hội đồng Bồi thường,

Ngày đăng: 07/07/2015, 18:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Việt Hùng: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác GPMB trong thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Gia Lâm”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác GPMB trong thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Gia Lâm
1. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất Khác
2. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
3. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
4. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ, Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khác
6. Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
7. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 Về việc ban hành quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Khác
8. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 04/1/2012 của Về việc ban hành bảng đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
9. UBND tỉnh Nghệ An Quyết định số 82/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 Về việc quy định khung giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w