1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ tại tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf

102 568 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

*Về hoạt động KH&CN Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

ĐOÀN VÂN TRƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o -

ĐOÀN VÂN TRƯỜNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI TỈNH HÀ GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiê ̣n đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động Khoa học Công nghê ̣ tại tỉnh Hà Giang”,

tôi đã nhâ ̣n được sự giúp đỡ tâ ̣n tình của các thầy, cô giáo của Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, của Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghê ̣, Sở Tài chính, Sở Kế hoa ̣ch và Đầu tư tỉnh Hà Giang Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức , cá nhân đã giúp tôi hoàn thành luâ ̣n văn này

Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn T iến sĩ Trần Minh Yến – Viện Kinh tế Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiê ̣n giúp đỡ tôi, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả ba ̣n bè , người thân giúp đỡ tôi thực hiện nhiệm vụ này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Đoàn Vân Trường

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cƣ́u đô ̣c lâ ̣p của tác giả Các số liê ̣u và kết quả nghiên cƣ́u trong luâ ̣n án là trung thƣ̣c và chƣa tƣ̀ng công bố trong bất kỳ công trình khoa ho ̣c nào khác Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cƣ́u đều ghi rõ nguồn gốc

Trang 5

MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt i

Danh mục các bảng ii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

Để thực hiện đề tài, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: 2

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu ngiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.2.1 Phạm vi về nội dung 3

3.2.2 Phạm vi về không gian 3

3.2.3 Phạm vi về thời gian 3

4 Bố cục của Luận văn 4

Chương 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ 5

TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN TẠI TỈNH HÀ GIANG 5

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n của vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Tài chính công và quản lý tài chính công 5

1.1.2 Quản lý Ngân sách nhà nước 6

1.1.3 Khái niệm về hoạt động KH&CN 9

1.1.4 Vai trò và tác đô ̣ng của KH &CN đối với phát triển KT -XH 12

1.1.5 Công tác quản lý tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH&CN 14

1.1.6 Nô ̣i dung quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN 19

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 22

1.2.1 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tài chính đối với hoạt động KH&CN 23

Trang 6

1.2.2 Nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN từ NSNN 29

1.2.3 Về phân bổ các nguồn lực tài chính cho các hoạt động KH&CN 34

1.2.4 Về sử dụng các nguồn lực tài chính dành cho KH&CN 34

Chương 2 36

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1 Cơ sở phương pháp luận 36

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 37

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 37

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37

Chương 3 39

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI 39

HOẠT ĐỘNG KH&CN CỦA TỈNH HÀ GIANG 39

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 40

3.2 Những lợi thế của tỉnh Hà Gian g trong phát triển KH &CN 42

3.3 Một số nét cơ bản về hệ thống tổ chức quản lý KH&CN của tỉnh Hà Giang 44 3.3.1 Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN 44

3.3.2 Về hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN 47

3.3.3 Về hệ thống trạng thiết bị KH&CN chuyên ngành 48

3.4 Thực trạng công tác quản lý tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của tỉnh Hà Giang 49

3.4.1 Khái quát các chủ trươ ng, chính sách của tỉnh Hà Giang liên quan đến hoạt động tài chính cho hoạt động KH&CN 49

3.4.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch cho hoạt động KHCN 50

3.4.3 Thực trạng công tác huy đô ̣ng nguồn tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của tỉnh Hà Giang 51

Trang 7

3.4.4 Thực trạng hoạt động chi , phân bổ nguồn tài c hính đối với hoạt động

KH&CN của tỉnh Hà Giang 56

3.4.5 Thực trạng hoạt động thanh tra, giát sát 59

3.5 Đánh giá về công tác quản lý tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN tại tỉnh Hà Giang hiê ̣n nay 59

3.5.1 Những thành tựu chủ yếu 59

3.5.2 Những ha ̣n chế và nguyên nhân 64

3.5.3 Những vấn đề đặt ra 75

Chương 4 79

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOA ̣T ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 79

TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI 79

4.1 Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN ta ̣i tỉnh Hà Giang 79

4.1.1 Phương hướng hoà n thiê ̣n công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN ta ̣i tỉnh Hà Giang 79

4.1.2 Mục tiêu đầu tư tài chính cho KH&CN 80

4.2 Một số giải pháp hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới 82

4.2.1 Kiện toàn và nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính 82 4.2.1 Đổi mới cơ chế lập kế hoạch KH&CN 83

4.2.2 Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng NSNN cho hoạt động KH&CN 84

4.2.3 Giải pháp huy động, phát triển các nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN 85 4.2.4 Giải pháp hoàn thiện mạng lưới tổ chức và phối hợp nhằm nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng nguồn tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN ta ̣i tỉnh Hà Giang 87

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 CGCN Chuyển giao công nghê ̣

2 CNH Công nghiê ̣p hóa

3 CP Chính phủ

4 ĐTDA Đề tài, dự án

5 KH&CN Khoa ho ̣c và Công nghê ̣

6 KTXH Kinh tế xã hô ̣i

8 NSNN Ngân sách Nhà nước

9 NSTW Ngân sách Trung ương

10 NSĐP Ngân sách đi ̣a phương

11 TNQD Thu nhâ ̣p quốc dân

12 SNKH Sự nghiê ̣p khoa học

13 XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Đầu tư cho hoạt động KH&CN ở Viê ̣t Nam

từ nguồn ngân sách nhà nước , giai đoa ̣n

3 Bảng 1.3 Tỷ trọng kinh phí sự nghiệp KH &CN của

Trung ương và Đi ̣a phương giai đoa ̣n 2006

7 Bảng 3.4 Chi hoạt động KH&CN từ năm 2008 – 2012 57

8 Bảng 3.5 Tổng hợp phân bổ kinh phí từ NSNN chi

cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008 - 2012

57

9 Bảng 3.6 Các đề tài, dự án KH&CN (2011 – 2014) 59

10 Bảng 3.7 NSNN đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của

11 Bảng 3.8

So sánh đi ̣nh mức chi giữa theo Thông tư 44/2007/TT-BTC-BKHCN và Quyết định số 3755/QĐ-UBND, ngày 04/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang

67

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là nền tảng và động lực thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hoá , hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước KH&CN là lực lượng sản xuất quan trọng, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

KH&CN là đô ̣ng lực không những cho tăng trưởng kinh tế mà còn cho sự thay đổi xã hô ̣i và văn hóa Vì vậy các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đầu tư phát triển KH&CN nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Tài chính là một trong những công cụ cơ bản để phát triển khoa học công nghệ Việc tuân theo quy luật phát triển KH&CN và quy luật phát triển kinh tế để tăng cường quản lý có hiệu quả nguồn tài chính cho KH&CN, phát huy đầy đủ tác dụng của nó là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đánh giá kết quả những năm gần đây của tỉnh Hà Giang về hoạt đô ̣ng đầu tư tài chính cho KH&CN cho thấy: Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều hơn tới các hoạt động KH &CN; Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác trong lĩnh vực KH&CN đã chuyên nghiệp hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc ; Tiềm lực KH&CN của địa phương được tăng cường rõ rệt Hợp tác về đầu tư cho hoạt động KH&CN với các cơ quan Trung ương và các cơ quan KH&CN trên địa bàn cũng được tăng cường mạnh mẽ hơn với nhiều hình thức đa dạng

Tuy nhiên, trong công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH &CN ta ̣i tỉnh Hà Giang cũng còn mô ̣t số bất cập, hạn chế, đó là:

- Việc đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính cho KH&CN còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào Ngân sách Nhà nước (NSNN)

- Việc phân bổ kinh phí NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của tỉnh còn

Trang 11

chưa đáp ứng được yêu cầu , vốn đầu tư cho KH &CN hàng năm còn ha ̣n chế , sử du ̣ng vốn còn dàn trải , chưa tập trung , chưa có trọng điểm , dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn còn chưa cao

- Công tác quản lý tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN hiê ̣n nay chưa tạo động lực và thực sự thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ Viê ̣c kiểm soát và thẩm đi ̣nh dự toán cho các nhiệm vụ KH &CN chưa có được phương thức phù hợp với đă ̣c thù của hoa ̣t

đô ̣ng KH&CN

Chính vì vậy việc tìm hiểu thực trạng , xác định các nguyên nhân còn tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH &CN ta ̣i tỉnh Hà Giang là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động KHCN tại tỉnh Hà Giang ” để làm đề tài

nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học

Để thực hiện đề tài, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

- Tình hình chung về công tác quản lý tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH&CN của tỉnh trong những năm qua như thế nào?

- Có những hạn chế gì trong công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua? Nguyên nhân của những ha ̣n chế đó?

- Những giải pháp nào để khắc phu ̣c , hoàn thiện công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới thực sự có hiệu quả?

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu ngiên cứu

Nghiên cứu, đánh giá những thành tựu , những ha ̣n chế và nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý tài chính đối vớ i hoa ̣t đô ̣ng KH&CN ta ̣i tỉnh Hà

Trang 12

Giang, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiê ̣n nhằm nâng cao hiê ̣u quả quản lý KH&CN trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN

- Nghiên cứu, đánh giá thƣ̣c tra ̣ng công tác quản lý tài chính cho hoa ̣t

đô ̣ng KH&CN ta ̣i tỉnh Hà Giang

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN ta ̣i tỉnh Hà Giang

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về nội dung

- Luận văn tập trung phân tích, đánh giá công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KHCN, bao gồm các nội dung chủ yếu nhƣ: huy đô ̣ng nguồn tài chính, cơ cấu vốn đầu tƣ cho KH &CN, phân bổ và sƣ̉ du ̣ng nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN góp phần phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

Trang 13

4 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 4 chương, Cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Giang

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN của tỉnh Hà Giang

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN TẠI TỈNH HÀ GIANG

1.1 Cơ sở lý luâ ̣n của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tài chính công và quản lý tài chính công

Khái niệm về tài chính : Tài chính là phạm trù kinh tế Sự ra đời , phát

triển của tài chính gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa- tiền tê ̣ Trong sự phát triển của nền văn minh nhân loa ̣i qua các thời đa ̣i , tài chính luôn có vị trí quan trọng trong đời sống KTXH ở tất cả các quốc gia với bất kỳ chế đô ̣ chính tri ̣ xã hô ̣i nào (Phạm Văn Khoan, 2010) Tài chính còn là một phạm trù giá trị tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa , là khái niệm dùng để chỉ những quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối và chi dùng những của cải bằng tiền giữa con người với nhau, bao gồm quan hê ̣ giữa pháp nhân với pháp nhân , quan hê ̣ giữa pháp nhân với thể nhân , thể nhân với thể nhân (Phạm Văn Khoan, 2010)

Khái niệm về tài chính công : Tài chính công là một bộ phận của tài

chính nhà nước gắn liề n với các hoa ̣t đô ̣ng thuô ̣c chức năng quản lý , điều hành, phục vụ của nhà nước Tài chính công bao quát toàn bộ các bộ phận cấu thành của tài chính nhà nước như : NSNN; Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Dự tr ữ Nhà nước ; Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước ; Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước , chỉ trừ tài chính của doanh nghiệp nhà nước Tài chính công là thuật ngữ dùng để chỉ “ Các hoạt động thu chi bằng tiền của nhà nước , phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng vốn có (không nhằm mu ̣c tiêu lợi nhuâ ̣n) của nhà nước đối với xã hô ̣i (Phạm Văn Khoan, 2010)

Trang 15

Quản lý tài chính công : Quản lý tài chính công là quá trình tác động ,

điều chỉnh của nhà nước đến tài chính công nhằm phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c thực hiê ̣n các chức năng, nhiê ̣m vu ̣ của nhà nước một cách có hiệu quả nhất Đối tượng quản lý tài chính công là các hoạt động thu chi của các quỹ tài chính công , trong đó quan tro ̣ng nhất là NSNN Hê ̣ thống quản lý tài chính công là sự liên kết hữu cơ giữa chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước với khách thể quản lý là các tổ chức , doanh nghiê ̣p, dân cư Mục tiêu của quản lý tài chính công là phục vụ việc thực hiện tốt các chức năng của nhà nước (Phạm Văn Khoan, 2010)

Từ sự nhâ ̣n thức này cho thấy quản lý tài chính công là tất yếu cần thiết đối với mo ̣i nhà nước ở tất cả các quốc gia

1.1.2 Quản lý Ngân sách nhà nước

Khái niệm về Ngân sách Nhà nước: NSNN là dự toán hàng năm về toàn

bô ̣ các nguồn tài chính được huy đô ̣ng cho nhà nước và sử du ̣ng các nguồn tài chính đó, nhằm đảm bảo thực hiê ̣n chức năng của Nhà nước do Hiến pháp quy đi ̣nh Đó là nguồn tài chính tâ ̣p trung quan tro ̣ng nhất trong hê ̣ thống tài chính quốc gia NSNN là tiềm lực tài chính , là sức mạnh về mặt tài chính của Nhà nước Quản lý và điều hành NSNN có tác động chi phối trực tiếp đến các hoạt động khác trong nền kinh tế (Phạm Văn Khoan, 2010)

Nội dung của Ngân sách Nhà nước bao gồm: Thu ngân sách nhà nước ,

chi ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước

Theo Luâ ̣t NSNN của Nhà nước Cô ̣ng hòa Xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam

số 01/2002/QHXI ngày 16/12/2002 thì “NSNN là toàn bộ cá c khoản thu , chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết

đi ̣nh và được thực hiê ̣n trong mô ̣t năm , để bảo đảm thực hiện các chức năng , nhiê ̣m vu ̣ của Nhà nước”

Nô ̣i dung của Ngân sách Nhà nước bao gồm: Thu ngân sách nhà nước ,

Trang 16

chi ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước, về mă ̣t pháp lý bao gồm những khoản tiền nhà nước huy đô ̣ng vào NSNN để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước Về mặt bản chất, thu NSNN là hê ̣ thống những quan hê ̣ kinh tế giữa nhà nước và xã hô ̣i phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tê ̣ tâ ̣p trung của nhà nước thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước Thu NSNN ở Viê ̣t Nam bao gồm : Thuế, phí, lê ̣ phí do các tổ chức cá nhân nô ̣p theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t; Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; Thu từ hoa ̣t đô ̣ng sự nghiê ̣p ; Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước; Tiền sử dụng đất; Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức , cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu ha ̣ tầng cơ sở; Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức , cá nhân ở trong và ngoà i nước; Các khoản di sản nhà nước được hưởng; Thu kết dư NSNN năm trước ; Tiền bán hoă ̣c cho thuê tài sản thuô ̣c sở hữu nhà nước ta ̣i các đơn vi ̣ hành chính sự nghiê ̣p ; Các khoản tiền phạt, tịch thu; Các khoản thu khác theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t; Các khoản viện trợ không hoàn la ̣i bằng tiền , bằng hiê ̣n vâ ̣t của chính phủ các nước , các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ; Các khoản vay trong nước , vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi và k hoản huy động vốn đầu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đưa vào cân đối ngân sách (Phạm Văn Khoan, 2010)

Chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hoă ̣c các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích Chi NSNN gắn liền với viê ̣c thực hiê ̣n các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, trong từng thời kỳ Cơ cấu của chi NSNN gồm: chi về kinh tế; chi về văn hóa xã hô ̣i; chi cho bô ̣ máy nhà nước; chi cho quốc phòng, an ninh và trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i; chi trả nợ nước ngoài; chi viê ̣n trợ nước ngoài; chi bổ sung quy dự trữ tài chính; chi khác

Cân đối NSNN: Trong điều kiê ̣n đổi mới hiê ̣n nay , thì NSNN được cân

Trang 17

đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển Trường hợp bô ̣i chi , thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển , tiến tới cân bằng thu chi ngân sách NSĐP cân đối theo nguyên tắc : tổng số chi không vượt quá tổng số chi, trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cầu hạ tầng thuộc phạm vi ngânsách tỉnh đảm bảo mà vượt khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi đến ha ̣n

Quản lý Nhà nước đối với NSNN là quá trình tác động của nhà nước đến NSNN nhằm làm cho các hoạt động của NSNN một mặt theo đúng pháp luâ ̣t, mă ̣t khác kích thích kinh tế phát triển , tạo lập bồi dưỡng nguồn thu cho ngân sách và sử du ̣ng có hiê ̣u quả, tiết kiê ̣m các khoản chi ngân sách, bảo đảm sự cân đối tích cực thu chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách

Quản lý Nhà nước đối với NSNN bao gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc

tâ ̣p trung thống nhất; Bảo đảm tính đầy đủ và toàn vẹn của NSNN ; Tính trung thực của NSNN; Tính công khai; Tính cân bằng; Bảo đảm quỹ dự trữ tài chính; Bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu kinh tế xã hội; Tính kỷ cương theo pháp luật

Mô ̣t số quan điểm trong quản lý và sử du ̣ng NSNN đó là : Tâ ̣p trung thống nhất trong quản lý NSNN; NSNN phải là công cu ̣ thúc đẩy sản xuất, bồi dưỡng các nguồn thu , phải có tác dụng khích thích sản xuất phát triển tạo nguồn thu mới ngày càng cao ; Bảo đảm nguồn thu ngân sách các cấp tương xứng với nhiê ̣m vu ̣ chi mà các cấp ngân sách được giao , phát huy năng động, chủ động các cấp NSĐP; Mở rô ̣ng vai trò NSNN trong phân phối sản phẩm xã

hô ̣i, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước ; Quản lý NSNN phải phù hợp với kinh tế thi ̣ trường , vừa chủ đô ̣ng điều tiết kinh tế thi ̣ trường vừa g iải quyết các vấn đề KTXH

Trang 18

1.1.3 Khái niệm về hoạt động KH&CN

* Về khoa học và công nghệ

Khoa học xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt động nghiên cứu của con người mà kết quả của chúng là xác định một hệ kiến thức riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Khoa học có nguồn gốc từ sự đấu tranh của con người với thế giới tự nhiên, trước hết là trong thực tiễn sản xuất ra của cải vật chất tạo cho con người làm chủ được cuộc sống của mình Khoa học phát triển gắn liền với lịch sử tiến hóa của xã hội loài người Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thuật ngữ khoa học được hiểu theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau

Trong nghiên cứu này, khái niệm phổ quát nhất theo tác giả là khái niệm trong Luật KH&CN số 29/2013/QH13:

"Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng , sự vâ ̣t, quy luâ ̣t của

tự nhiên, xã hô ̣i và tư duy" (Quốc hội, 2013)

Khoa học thường được phân chia thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:

- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo tự nhiên

- Khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển con người

"Công nghê ̣ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc

không kèm theo công cu ̣, phương tiê ̣n dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm" (Quốc hội, 2013)

Khái niệm công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra như sau: Công nghệ là kiến thức có hệ

Trang 19

thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ

Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự kết hợp của hai yếu tố không thể tách rời là phần cứng và phần mềm

Phần cứng phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất Kỹ thuật được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, bao gồm máy móc, trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng do con người tạo ra để sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp với nhu cầu của con người

Phần mềm bao gồm ba thành phần: thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinh nghiệm, thói quen trong lao động; sau đó là thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế ; và cuối cùng là thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quản lý

Công nghệ được nhìn nhận không đơn thuần là thực thể nằm ngoài quá trình phát triển KT - XH mà nó trở thành một yếu tố bên trong của mọi sự phát triển Chính vì vậy, KH&CN cũng trở thành một đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội Sự thay đổi được bắt đầu từ bản thân khái niệm KH&CN Mục tiêu phát triển của hệ thống KT - XH đặt ra không chỉ nhu cầu về phát triển của hoạt động KH&CN mà còn tạo điều kiện cho hoạt động KH&CN phát triển

*Về hoạt động KH&CN

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học,

nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ (Quốc hội, 2013)

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản,

Trang 20

nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới (Quốc hội, 2013)

Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa

học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu

Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho

việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2013)

Hoạt động khoa học nói chung là một quá trình sản x uất sản phẩm KH&CN Do đó nó cũng có đầu vào và đầu ra Quá trình sản xuất sản phẩm KH&CN này được thực hiê ̣n như sau:

Đầu vào là: Nguồn nhân lực (Cán bộ nghiên cứu), nguồn vốn

Quá trình sản xuất: Tổ chức nghiên cứu KHCN

Đầu ra là : Công trình nghiên cứu khoa ho ̣c ; Công trình nghiên cứu ứng dụng

Giống như bất cứ quá trình sản xuất nào khác , quá trình sản xuất sản phẩm khoa ho ̣c cũng cần có các đầu vào như lao đô ̣ng , đất đai , vốn Hoạt

đô ̣ng KH&CN được thực hiê ̣n bởi các cán bô ̣ nghiên cứu , cần có vốn trên cơ sở công nghê ̣ hiê ̣n có Quá trình sản xuất sản phẩm KH &CN là quá trình tổ chức nghiên cứu Đó là phối hợp các yếu tố đầu vào để triển khai các hoa ̣t

đô ̣ng nghiên cứu khoa ho ̣c, bao gồm từ thu thâ ̣p, xử lý thông tin, xây dựng các chi tiết công trình theo mu ̣c tiêu yêu cầu sản phẩm của đề cương nghiên cứu , tổ chức thu thâ ̣p lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiê ̣n công trình và chuẩn bi ̣ cho nghiê ̣m thu đánh giá

Trang 21

Sản phẩm nghiên cứu là những công trình khoa học , những phát minh, sáng kiến, cải tiến, các quy trình công nghệ Nó bao gồm sản phẩm nghiên cứu

cơ bản và nghiên cứu ứng du ̣ng Mỗi loa ̣i sản phẩm này có những đặc điểm, đă ̣c tính khác nhau và do đó, tiêu chuẩn đánh giá hiê ̣u quả cũng có sự khác nhau

Sản phẩm nghiên cứu cơ bản là những công trình nghiên cứu liên quan tới

viê ̣c điều tra hê ̣ thống, khái quát thành bản chất, phát hiện ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó cung cấp cho con người những hiểu biết đầy đủ hơn đối tượng được nghiên cứu Người ta chia nghiên cứu cơ bản làm hai loa ̣i:

- Nghiên cứu cơ bản thuần t úy là nghiên cứu không lệ thuộc vào các nhiê ̣m vu ̣ ứng du ̣ng thực tiễn;

- Nghiên cứu cơ bản đi ̣nh hướng là xuất phát từ đường lối chiến lược phát triển của mô ̣t quốc gia đến nghiên cứu tổng hợp những quy luâ ̣t tự nhiên và xã

hô ̣i, những cơ sở khoa ho ̣c có liên quan đến những nhiê ̣m vu ̣ chính tri ̣, KTXH

Sản phẩm nghiên cứu ứng dụng là công trình nghiên cứu gắn liền với những áp du ̣ng kiến thức khoa ho ̣c vào thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh

doanh và quản lý Nó bao gồm hai loại chủ yếu là sản phẩm triển khai thực nghiê ̣m và sản phẩm tư vấn

Sản phẩm triển khai thực nghiệm là những hoạt động kỹ thuật nhằm áp dụng kết quả nghiên cứu hoặc các kiến thức khoa học v ào các sản phẩm hoặc các quá trình sản xuất kinh doanh

Sản phẩm tư vấn là những khuyến nghị đối với nhà nước các cấp , các tổ chức xã hô ̣i và doanh nghiê ̣p về quan điểm, phương hướng, phương án, giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý và phát triển các đối tượng nghiên cứu

1.1.4 Vai trò và tác động của KH &CN đối với phát triển KT-XH

1.1.4.1 KH&CN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và những đóng góp to lớn vào các

Trang 22

hoạt động sản xuất, đời sống; KH&CN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt, trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản cho phát triển KTXH

Những thành tựu của KH&CN đã tạo nên những thay đổi cơ bản trong đời sống, trong sản xuất cũng như trong tư duy và tập quán của con người KH&CN tạo ra những thước đo giá trị mới về sức mạnh của quốc gia, về năng lực cạnh tranh và sự thành đạt của các doanh nghiệp Những lĩnh vực mới trong sản xuất và đời sống với những công cụ, phương tiện mới đang tạo ra những cách

tư duy, cách tiếp cận, cách giải quyết hoàn toàn mới, phi truyền thống

Sự gắn bó mật thiết giữa nghiên cứu khoa học với ứng dụng vào sản xuất, sáng tạo ra công nghệ trở thành yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mọi nước trên thế giới Các nước đều ý thức được rằng, đầu tư vào KHCN là đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận, vì vậy đã cố gắng giành ưu tiên phát triển KH&CN phục vụ phát triển KTXH

Sự phát triển của một số lĩnh vực công nghệ cao: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo vật liệu mới đang tạo ra những hệ thống sản xuất, hệ thống giao tiếp thông tin hoàn toàn mới

1.1.4.2 KH&CN tạo ra tiền đề và thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội không còn dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức của con người, dựa vào những khám phá các quy luật tự nhiên và xã hội Đây là nguồn lực vô tận, có khả năng tái tạo, tự sinh sản và không bao giờ cạn

Sự tác động của con người lên thiên nhiên trong các quá trình sản xuất

và đời sống không còn dựa chủ yếu vào sức lao động sống, vào công cụ như ở thời gian đã qua, mà chủ yếu dựa vào trí tuệ, vào hiểu biết các qui luật để hướng sự phát triển của thiên nhiên và xã hội đi theo những hướng có lợi cho con người

Trang 23

1.1.4.3 KH&CN thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế

KH&CN càng phát triển càng tạo ra năng lực sản xuất mới, năng suất lao động được nâng cao, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn trong những khoảng thời gian ngắn Những yếu tố này thúc đẩy quá trình “toàn cầu hoá” nền kinh

tế Những thành tựu của công nghệ thông tin cho phép nối kết nhanh chóng các cấu trúc quy mô nhỏ như doanh nghiệp, công ty… với nhau và với hệ thống quy mô lớn như nền kinh tế khu vực, nền kinh tế toàn cầu Thúc đẩy các tác động toàn cầu lan truyền với tốc độ nhanh, cường độ mạnh

Các hoạt động thương mại ngày càng được mở rộng Hoạt động mua bán không chỉ các hàng hoá “hữu hình” mà còn có nhiều loại hàng hoá mới như dịch vụ, các sản phẩm trí tuệ Những lĩnh vực thương mại này đang ngày càng được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ cao

1.1.4.4 Sự phát triển của KH&CN ngày càng gắn chặt với sự phát triển xã hội - nhân văn và với phát triển bền vững

Với những thành tựu to lớn của KH&CN, ngày càng mở ra những khả năng lớn trong việc tạo ra những sản phẩm ngày càng dồi dào, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của con người Tuy nhiên, do nhiều hoạt động của con người chưa phù hợp với các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội, cho nên trong nhiều trường hợp ẩn chứa những nguy cơ Những phản ứng của thiên nhiên, những xung đột xã hội có thể dẫn đến những thảm hoạ to lớn có khả năng huỷ diệt toàn bộ nền văn minh nhân loại

1.1.5 Công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN

Quản lý tài chính cho KH&CN là tổng thể các biê ̣n pháp, các hình thức tổ chức quản lý quá trình ta ̣o lâ ̣p , phân phối và sử du ̣ng các nguồn tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN

Đặc điểm của quản l ý tài chính cho hoạt động KH &CN có những đă ̣c điểm chung như quản lý tài chính trong nền kinh tế , đó là những biê ̣n pháp ,

Trang 24

hình thức tổ chức quản lý việc tạo lập , phân phối và sử du ̣ng các nguồn tài

chính cho hoạt động KH&CN Nó thể hiện quan hệ phân phối lợi ích giữa nhà nước với ngành KH &CN, giữa ngành KH &CN với các ngành khác , giữa Trung ương với đi ̣a phương, giữa các tổ chức KH&CN với những nhà nghiên cứu khoa ho ̣c Do phải giải quyết rất nhiều mối quan hê ̣ lợi ích nên quản lý tài chính đối với hoạt động KH &CN nói riêng cũng rất đa da ̣ng , nhạy cảm Viê ̣c phân phối đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung , hoạt động KH &CN nói riêng phát triển và ngược la ̣i

Công tác quản lý tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN được thể hiê ̣n trên những vấn đề chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cơ chế tài chính phản ánh mối quan hê ̣ tài chính giữa nhà

nước với xã hô ̣i , với các tổ chức KH &CN, với các cá nhân nghiên cứu khoa học và với dân cư tiêu dùng các sản phẩm khoa học Nghiên cứu khoa ho ̣c là hoạt động trí tuệ được tiến hành một cách rất đa dạng Về cơ bản , các đề tài nghiên cứu có thể do mô ̣t tâ ̣p thể các nhà khoa ho ̣ c hoă ̣c mô ̣t cá nhân thực hiê ̣n Sản phẩm nghiên cứu cũng do một tổ chức đặt hàng hoặc nhận đặt hàng

để tổ chức triển khai nghiên cứu Tổ chức nghiên cứu, triển khai, tổ chức di ̣ch cụ khoa học đó có thể là một viện nghiên cứu khoa ho ̣c, mô ̣t trung tâm nghiên cứu triển khai ứng du ̣ng hoă ̣c di ̣ch vu ̣ khoa ho ̣c , hoă ̣c mô ̣t trường đa ̣i ho ̣c đứng ra để tổ chức thực hiê ̣n đề tài Hiê ̣n nay theo quy đi ̣nh của Bô ̣ KH &CN thì gọi đó là cơ quan chủ trì đề tài Thông qua cơ quan chủ trì đề tài , các nhà nghiên cứu nhâ ̣n công trình nghiên cứu , triển khai thực hiê ̣n và được nghiê ̣m thu, đánh giá, đưa vào ứng du ̣ng trong thực tiễn

Thứ hai , nguồn tài chính hoa ̣t đô ̣ng KH &CN rất đa da ̣ng , bao gồ m

nguồn từ NSNN, từ các doanh nghiê ̣p, từ các tổ chức xã hô ̣i, đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước và từ các cá nhân

- Nguồn tài chính từ NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN: Đầu tư tài chính

Trang 25

từ NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN là qu á phân phối sử dụng một phần vốn NSNN để duy trì , phát triển hoạt động KH &CN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp Đây chính là thực hiê ̣n sự phân bổ nguồn tài chính của nhà nước cho hoa ̣t đông KH &CN Nguồn tài chính từ NSNN đầu tư cho hoa ̣t đông KH&CN không chỉ đơn thuần là cung cấp tiềm lực tài chính nhằm duy trì , củng cố các hoạt động KH &CN mà còn có tác du ̣ng đi ̣nh hướng điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu phát triển KH &CN theo đường lố i chủ trương của nhà nước Ở nước ta trước đây, toàn bộ nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu KH&CN đều do NSNN đảm bảo Mọi khoản đầu tư cho KH &CN, từ xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu, phát triển các tổ chức , viê ̣n, trung tâm, nghiên cứu khoa ho ̣c, chi trả tiền lương cho cán bô ̣ nghiên cứu , thực hiê ̣n các chương trình, đề tài nghiên cứu , đều được đảm bảo từ NSNN Nguồn tài chính từ NSNN phu ̣c vu ̣ cho các hoa ̣t đô ̣ng KH &CN trong các lĩnh vực tro ̣ng đ iểm,

ưu tiên thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ nâng cao lợi ích xã hô ̣i ; Thực hiê ̣n nghiên cứu cơ bản có định hướng trong các lĩnh vực khoa học ; Duy trì và phát triển tiềm lực KH&CN; Cấp cho các quỹ phát triển KH&CN của nhà nước; Xây dựng cơ sở

vâ ̣t chất - kỹ thuật, đầu tư chiều sâu cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của nhà nước

- Nguồn tài chính ngoài NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN Phát triển KH&CN đem la ̣i lợi ích thiết thực cho cả cá nhân và xã hô ̣i Khi các sản phẩm KH&CN có tính xã hô ̣i thì các tổ chức, doanh nghiê ̣p, cá nhân và gia đình, cô ̣ng đồng đều có trách nhiê ̣m quan tâm góp sức lực, trí tuệ, tiền của để phát triển hoa ̣t

đô ̣ng KH&CN Vì vậy, quan tâm đến vấn đề p hát triển hoạt động KH&CN là quyền lợi và trách nhiê ̣m của toàn xã hô ̣i nhằm thực hiê ̣n mu ̣c tiêu xã hô ̣i hóa KH&CN, đa da ̣ng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN thực hiê ̣n phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm” Nguồn tài chính ngoài NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN có ý nghĩa tăng cường trách nhiê ̣m của các

Trang 26

doanh nghiê ̣p, cá nhân sử dụng sản phẩm KH&CN vào hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh nhằm nang cao hiê ̣u quả kinh tế Nó nâng cao tính tự chi ̣u trách nhiê ̣m xã

hô ̣i của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động KH&CN Nó khai thác tiềm năng của các doanh nghiê ̣p, các tổ chức kinh tế nhằm giảm chi tiêu của NSNN Nó làm tăng nguồn đầu tư nghiên cứu KH&CN để nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng, hiê ̣u quả công viê ̣c của đơn vi ̣ nghiên cứu

Về cơ cấu, nguồn tài chính ngoài NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN được hình thành như sau:

+ Doanh nghiê ̣p đầu tư phát triển hoa ̣t đô ̣ng KH &CN Doanh nghiê ̣p

dành một phần vốn để đầu tư phát triển hoạt động công nghệ nhằm đổi mới công nghê ̣ và nâng cao sức ca ̣nh tranh của sản phẩm Vốn đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiê ̣p được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm Thông thường, doanh nghiê ̣p lâ ̣p quỹ phát triển KH &CN để chủ đô ̣ng đầu tư phát triển KH&CN Doanh nghiê ̣p không chỉ nghiên cứu phu ̣c vu ̣ ứng du ̣ng cho bản thân doanh nghiệp mình, mà họ cũng có thể đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuô ̣c lĩnh vực ưu tiêu , trọng điểm quốc gia Trong trường hợp

đó, doanh nghiê ̣p được xét tài trợ mô ̣t phần kinh phí từ NSNN

+ Quỹ phát triển KH &CN của tổ chức , cá nhân : Quỹ phá t triển

KH&CN là tổ chức hoa ̣t đô ̣ng phi lợi nhuâ ̣n để tài trợ không hoàn la ̣i , có hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hoă ̣c không lấy lãi nhằm hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân hoa ̣t đô ̣ng KH &CN Quỹ phát triển KH &CN của tổ chứ c, cá nhân được hình thành từ các nguồn như vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân sáng lâ ̣p , không có nguồn gốc từ NSNN ; Các khoản đóng góp tự nguyê ̣n, hiến tă ̣ng, của các cá nhân , tổ chức; Vốn do liên doanh liên kết với

các tổ chức khác

+ Vốn vay ngân hàng Ngân hàng cho các tổ chức KH &CN vay vốn để

Trang 27

thực hiê ̣n các chương trình đề tài nghiên cứu theo nguyên tắc hoàn trả với mức lãi suất hợp lý

+ Nguồn tài chính từ các tổ chức hoă ̣c cá nh ân nước ngoài Trong điều kiê ̣n hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tê , các tổ chức quốc tế như Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Nhâ ̣t Bản (JB), thường dành n guồn tài chính đáng kể để tài trợ cho nghiên cứu khoa ho ̣c

+ Các nguồn tài chính ngoài NSNN khác , từ nguồn thu thông qua các hoạt động đào tạo và nghiên cứu , cho thuê đi ̣a điểm , các hoạt động dịch vụ khoa ho ̣c để đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN

Thứ ba, tổ chức phân phối sử du ̣ng và sự vâ ̣n đô ̣ng của nguồn tài chính

cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN do đă ̣c điểm của cơ chế kinh tế quyết đi ̣nh Tùy thuộc vào từng cơ chế kinh tế , viê ̣c tổ chức phân phối , sử du ̣ng và sự vâ ̣n đô ̣ng của nguồn tài chính cũng có sự khác nhau

Trong điều kiê ̣n nền kinh tế kế hoa ̣ch hóa tâ ̣p trung , nguồn tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN chủ yếu là nguồn từ NSNN Các nguồn tài chính khác đều được t ập trung và o NSNN và sau đó được phân phối theo mô ̣t kế hoa ̣ch thống nhất Vì vậy, sự vâ ̣n đô ̣ng của nguồn tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN

sẽ đi từ Nhà nước tới các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị nghiên cứu giao vốn cho các nhà khoa ho ̣ c trên cơ sở các nhiê ̣m vu ̣ đã được các đơn vi ̣

KH&CN giao

Như vâ ̣y, nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN có thể đi từ Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân, các tổ chức nước ngoài tới các tổ chức KH &CN, rồi sau đó đến các nhà nghiên cứu , nhưng cũng có thể

vâ ̣n đô ̣ng trực tiếp từ nhà nước , các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu sản phẩm khoa học đặt hàng , cấp tài chính và nhà khoa học thanh toán hợp đồng trực tiếp với người đặt hàng

Trang 28

1.1.6 Nội dung quản lý tài chính đối với hoạt động KH&CN

1.1.6.1 Chính sách và biện pháp huy động nguồn tài chính đối với hoạt

động KH&CN

Đây là bô ̣ phâ ̣n quan tro ̣ng của tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN Do

đă ̣c điểm của hoa ̣t đô ̣ng KH&CN nên viê ̣c huy đô ̣ng nguồn tài chính bao gồm nhiều kênh khác nhau, do vâ ̣y cần có nhiều chính sách và các biê ̣n pháp khác nhau như : Chính sách và c ác biện pháp đầu tư nhà nước cho hoạt động KH&CN; Chính sách và các biện pháp huy động vốn trong nước và nước ngoài; Chính sách và các biện pháp về tín dụng ; Chính sách và các biện pháp về thuế đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN; Chính sách và các biện pháp hình thành các quỹ tạo vốn phát triển KH&CN

Thứ nhất, trong hê ̣ thống các biê ̣n pháp và chính sách trên, chính sách và

các biện pháp đầu tư nhà nước cho hoạt động KH&CN có vai trò rất quan tro ̣ng Hàng năm, nhà nước xây dựng kế hoạch ngân sách cho hoạt động KH&CN Kế hoạch này dựa trên các căn cứ đó là: Chỉ tiêu nghiên cứu triển khai trong năm, các nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sửa chữa bổ sung tài sản cố

đi ̣nh, nhu cầu phát triển hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu, nhu cầu đầu tư về chiều sâu, nhu cầu đầu tư khác của cơ sở nghiên cứu, và dựa vào khả năng của NSNN NSNN đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN nhiều hay ít phu ̣ thuô ̣c vào hai nhân tố là yêu cầu về số lượng và chất lượng của hoa ̣t đô ̣ng KH&CN từ phía nhà nước và khả năng NSNN cấp cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN Trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước cho mỗi thời kỳ , nhà nước xác định những n hiê ̣m vu ̣ của KH &CN, xây dựng lên các hướng nghiên cứu và những hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu ưu tiên Trên cơ sở đó, xác định mức đầu tư cho hoạt động KH&CN Trong phát triển KH&CN, viê ̣c đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu có vai trò quan trọng Khoản đầu

tư này có tầm quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t trong viê ̣c ta ̣o điều kiê ̣n xây dựng cơ sở vâ ̣t chất, phát triển tiềm lực cho các tổ chức KH&CN

Trang 29

Về khả năng nguồn tài chính từ NSNN cấp cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN được xem xét trên hai tiêu chí đó là quy mô NSNN và tỷ lệ NSNN cấp cho

hoạt động KH&CN

+ Quy mô NSNN Nếu NSNN có nguồn thu lớn , khả năng NSNN cấp

cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN sẽ tăng lên và ngược la ̣i Đến lượt nó, quy mô NSNN lại phụ thuộc vào nguồn thu của NSNN, vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn xã hội Sản xuất càng tăng trưởng, doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh có lãi, đóng thuế mô ̣t cách đầy đủ , thì NSNN có thêm nguồn tài chính đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN

+ Tỷ lệ NSNN cấp cho hoạt động KH &CN Nếu tỷ lê ̣ đầu tư từ NSNN cao,

thì nguồn tài chính đầu tư cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN cũng cao và ngược la ̣i Đến lượt nó, tỷ lệ đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH &CN phu ̣ thuô ̣c vào những chính sách và tổ chức hoạt động KH&CN của nhà nước

Thứ hai, các chính sách và biện pháp tổ chức huy động tài chính ngoài NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN

Viê ̣c huy đô ̣ng nguồn tài chính ngoài NSNN cho KH &CN xuất phát từ nhu cầu bức thiết của các đơn vi ̣ sản xuất kinh doanh đă ̣t ra và khả năng đáp ứng của các tổ chức KH &CN Nó mang tính thỏa thuận , tự nguyê ̣n giữa các cớ sở, các trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp , các tổ chức cá nhân có nhu cầu về sử du ̣ng sản phẩm KH&CN cũng như lòng hảo tâm, từ thiê ̣n

Quy mô huy đô ̣ng nguồn tài chính này tùy thuô ̣c vào nhu cầu của xã

hô ̣i, các hình thức tổ chức huy động nguồn tài chính , cũng như tiềm lực đội ngũ và khả năng phục vụ của những người tham gia các hoạt động KH&CN

Nhìn chung, nguồn tài chính ngoài NSNN cho KH &CN chi ̣u ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là: Nhu cầu về sản phẩm KH&CN của dân cư , doanh nghiê ̣p, các tổ chức xã hô ̣i , ; Khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm KH &CN từ cơ quan chủ trì thực hiê ̣n ; Sự phát triển của

Trang 30

các hình thức tổ chức như hiệp hội , các quỹ hỗ trợ KH&CN của đất nước; Cơ chế, chính sách nhà nước trong viê ̣c huy đô ̣ng nguồn tài chính ngoài NSNN cho viê ̣c phát triển KH&CN

1.1.6.2 Sử dụng nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN

Căn cứ vào nhu cầu phá t triển của hoa ̣t dô ̣ng KH &CN, vào chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN, nguồn vốn được đi ̣nh hướng sử du ̣ng vào phát triển các hoa ̣t đô ̣ng KH &CN, đáp ứng yêu cầu phát triển KH &CN của xã hô ̣i Các nguồn vốn huy độ ng dược sử dụng vào các mục tiêu khác nhau , trong đó chủ yế u là để phu ̣c vu ̣ cho các nhu cầu sau đây :

Thứ nhất, sử dụng nguồn tài chính vào nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu các chương trình , đề tài, dự án về KH &CN; Thực hiê ̣n các nhiê ̣m vụ KH &CN ưu tiên , trọng điểm , nhiê ̣m vụ KH &CN phục vụ lợi ích chung của xã hội Thực hiê ̣n nghiên cứu cơ bản có đi ̣nh hướng trong các lĩnh vực khoa học

Thông qua viê ̣c thực hiê ̣n mu ̣c tiêu này , các tổ chức KH &CN và các nhà khoa học được sử dụng các khoản chi phí cần thiết để triển khai nghiên cứu các chương trình , đề tài, dự án và chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn Thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ KH&CN ưu tiên, trọng điểm, nhiê ̣m vu ̣ KH&CN phu ̣c vu ̣ lợi ích chung của xã hội

Thứ hai, sử dụng nguồn tài chính vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , tăng cường tiềm lực cho hoạt động KH&CN

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động KH &CN phản ảnh mối quan hê ̣ giữa nhà nước với các tổ chức hoạt động KH&CN Muốn tiến hành nghiên cứu , triển khai ứng du ̣ng tiến bô ̣ KH &CN vào thực tiễn , các cơ sở nghiên cứu phải có cơ sở vâ ̣t chất như văn phòng, phòng thí nghiệm, thư viê ̣n, các tài liệu và phương t iê ̣n vâ ̣t chất khá c Muốn có những điều kiện vật chất

Trang 31

này phải có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN

Trong điều kiê ̣n hiê ̣n nay , khi trình đô ̣ KH&CN trên thế giới phát triển mạnh mẽ, đầu tư cơ sở vâ ̣t chất k ỹ thuật lại càng có tầm quan trọng đặc biệt Chẳng ha ̣n, mô ̣t cơ sở nghiên cứu không có được phòng thí nghiê ̣m hiê ̣n đa ̣i , không thể ta ̣o ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đổi mới kỹ thuâ ̣t sản xuất kinh doanh hiê ̣n nay

Song đầ u tư cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t đòi hỏi mô ̣t lượng vốn lớn , thời gian thu hồi vốn lâu Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, thiếu sự hỗ trợ này , các đơn vi ̣ hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu , ứng dụng, triển khai khó có thể hoạt động có chất lượng được

Thứ ba , sử dụng nguồn tài chính để phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động KH&CN

Đối với hoạt động nghiên cứu , bên ca ̣nh nguồn tài chính , viê ̣c phát triển nguồn lực có vi ̣ trí cực kỳ quan trọng Bởi lẽ, con người là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất Kinh nghiê ̣m thực tiễn chỉ ra, những cơ sở nào có

đô ̣i ngũ cán bô ̣ KH&CN cao, các hoạt động KH&CN ở đó sẽ ma ̣nh mẽ hơn so với những cơ sở khác.Với nguồn lực tài chính nhất đi ̣nh , nguồn nhân lực của KH&CN có ý nghĩa quyết đi ̣nh cho hoa ̣t đô ̣ng nghiên cứu , ứng dụng và triển khai kết quả nghiên cứu

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII coi phát triển KH &CN là quốc sách hàng đầu để phát triển KTXH Những năm gần đây nhà nước đã ưu tiên bố trí vốn ngân sách cho phát triển KH &CN là 2% tổng chi ngân sách ngân sách hàng năm (chiếm khoảng 0,5-0,6% GDP), bảo đảm tỷ lê ̣ NSNN chi cho KH&CN so với tổng chi ngân sách nhà nước tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp phát triển KH &CN Trong những năm đổi mới vừa qua ,

Trang 32

KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước; thông qua các dự án đầu tư , chuyển giao và ứng du ̣ng trực tiếp trong các cơ sở sản xuất quan tro ̣ng của nền kinh tế Song nhìn tổng thể , phát triển KH&CN của nước ta hiê ̣n nay còn khá khiêm tốn , chưa tưng xứng với tiề m năng; kết quả chất lượng chưa cao , đang có nguy cơ tu ̣t hâ ̣u so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Về tổ chức, theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Tổ chức cán bộ), cả nước có khoảng 1513 tổ chức KH&CN, trong đó có

949 tổ chức KH&CN công lập (63%) và 564 tổ chức KH&CN ngoài công lập (37%) Trong số 949 tổ chức KH&CN công lập, có 356 tổ chức được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, chiếm 37,5%, có 274 tổ chức đã tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, chiếm 28,9%, còn lại 319 tổ chức đã tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, chiếm 33,6% Riêng đối với 564 tổ chức KH&CN ngoài công lập, 100% các tổ chức ngày tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên

và tự chủ về nhiệm vụ, tài chính, tài sản, hợp tác quốc tế, quản lý nhân lực và tổ chức bộ máy Ngoài ra, số lượng các tổ chức và doanh nghiệp đã và đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KHCN quy định tại Nghị định 80/2007/NĐ-CP là khoảng 2000 tổ chức, trong đó có 15% các tổ chức thuộc trường đại học Về phương thức hoa ̣t đô ̣ng , các tổ chức KH &CN và các nhà khoa ho ̣c vẫn chủ yếu nghiên cứu KH &CN theo sự chỉ đa ̣o của nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý và hô ̣i đồng khoa ho ̣c đa ̣i diê ̣n cho nhà nướ c), dùng kinh phí nhà nước và nộp sản phẩm cho nhà nước để hưởng tiền lương , hoă ̣c tiền công khoán nhâ ̣n theo chuyên môn hay theo công viê ̣c cu ̣ thể

1.2.1 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tài chính đối với hoạt động KH&CN

Những năm đổi mới vừa qua , Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm đổi mới cơ chế tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH &CN Cụ thể

Trang 33

mô ̣t số văn bản liên quan như sau:

Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng

11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Luâ ̣t KH &CN số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 và Nghị

đi ̣nh số 84/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy đi ̣nh chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN; Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về

đi ̣nh hướng chiến lược phát triển giáo du ̣c và đào ta ̣o và định hướng phát triển KH &CN trong thời kỳ công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước ; Nghị

đi ̣nh 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy đi ̣nh quyền tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m về thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ , tổ chức bô ̣ máy , biên chế và tài chính đ ối với đơn vi ̣ công lâ ̣p ; Nghị định số 87/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn ; Quyết đi ̣nh số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH &CN; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m của các tổ chức KH&CN công lâ ̣p; Quyết đi ̣nh số 114/2005/QĐ-TTg ngày 30/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường công nghệ ; Luâ ̣t Sở hữu trí tuê ̣ ngày 12/12/2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật; Luâ ̣t Chuyển giao công nghê ̣ ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiê ̣n luâ ̣t; Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 quy đi ̣nh về thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p KH &CN; Thông tư Liên ti ̣ch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 4/10/2006 hướng dẫn chế đô ̣ khoán kinh phí của đề tài , dự án KH&CN sử du ̣ng NSNN Thông tư Liên ti ̣ch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày

Trang 34

07/05/2007 hướng dẫn đi ̣nh mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài , dự án KH &CN có sử du ̣ng N SNN, Những văn bản pháp lý quan tro ̣ng này đã ta ̣o điều kiê ̣n đổi mới và ứng du ̣ng vào thực tiến để ta ̣o điều kiê ̣n đổi mới và ứng du ̣ng vào thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của nước ta , đã tứng bước cởi trói , tháo gỡ những khó khăn cho các tổ chức , đơn vi ̣, doanh nghiê ̣p, cá nhân trong các hoạt động KH &CN, tạo điều kiện cho việc huy

đô ̣ng nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN

Các nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN ở nước ta

Áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước, trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tạo nên những khuyến khích cần thiết, để các đối tượng khác nhau tham gia tài trợ cho các hoạt động KH&CN Nói cách khác Việt Nam đã có một chủ trương đúng đắn là thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho KH&CN Các chính sách cụ thể như sau:

- Ngày 18/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số

119/1999/NĐ-CP về các chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN Theo Nghị định này, các doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động KH&CN sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ kinh phí ở mức không quá 30% tổng kinh phí đối với các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiên do doanh nghiệp chủ trì hoặc kết hợp với các tổ chức KH&CN khác

- Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia nhằm thu hút các nguồn lực tài chính khác nhau đầu tư cho KH&CN Với sự ra đời của Nghị định 117/2005/NĐ-CP các

bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã có cơ

sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho KH&CN thông qua các quỹ phát triển KH&CN của riêng mình

Trang 35

Thứ nhất, quỹ phát triển KH&CN quốc gia do Chính phủ lâ ̣p ra; quỹ được

hình thành từ các nguồn được cấp hàng năm từ NSNN dành cho phát triển KH&CN và khuyến khích đóng góp tự nguyê ̣n khác Vốn này sử du ̣ng vào các mục đích tài trợ cho việc thực hiệ n nghiên cứu cơ bản ; cho các nhiê ̣m vu ̣ KH&CN đô ̣t xuất, mới có phát sinh, có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn; cho các nhiê ̣m vu ̣ KH&CN có triển vo ̣ng nhưng có tính rủi ro; hoă ̣c cho vay với lãi xuất thấp , cho vay không lấy lãi để thực hiê ̣n viê ̣c ứng du ̣ng kết quả nghiên cứu khoa ho ̣c và phát triển công nghê ̣ vào trực tiếp sản xuất và đời sống

Thứ hai, quỹ phát triển KH&CN của các cấp bô ̣, ngành, tỉnh, thành phố

trực thuô ̣c trung ương; được hình thành từ các nguồn vốn cấp từ NSNN dành cho phát triển KH &CN của các ngành và đi ̣a phương ; cùng với vốn bổ sung hàng năm ngay từ chính kết quả của hoạt động KH&CN, quỹ này cũng có các

khoản đóng góp tự nguyệ n và các nguồn khác Thứ ba , quỹ phát triển

KH&CN của các tổ chức , cá nhân và doanh nghiệp được nhà nước khuyến khích thành lập theo quy định của pháp luật ; được hình thành từ các nguồn vốn đóng góp của các tổ chức , cá nhân sáng lập không có nguồn gốc từ NSNN; và quan trọng là huy động từ các khoản đóng góp tự nguyện , hiến,

tă ̣ng của tổ chức, cá nhân và từ các nguồn khác Quỹ này là tổ chức hoạt động phi lợi nhuâ ̣n để tài trợ khôn g hoàn la ̣i hoă ̣c có hoàn la ̣i , cho vay với lãi xuất thấp hoă ̣c không lấy lãi, nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN có thêm nguồn lực cho sự phát triển

- Một trong những thay đổi lớn về cơ chế tài chính đối với các hoạt động KH&CN là sự ra đời của Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, theo đó sẽ thực hiện chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- Năm 2007, cơ sở cho việc hình thành các doanh nghiệp KH&CN đã được thiết lập với sự ra đời của Nghị định 80/2007/NĐ-CP Tiếp đó, Nghị

Trang 36

định 80/2010/NĐ-CP còn cho phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh KH&CN nước ngoài, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất, Chính phủ còn chủ trương khuyến khích tự trích quỹ phát triển KH&CN từ 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Mặc dù đã ban hành nhiều chính sách đúng đắn về chủ trương, các kết quả đạt được cho đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra Số lượng các tổ chức KH&CN thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ cũng như số lượng các doanh nghiệp KH&CN thành lập mới còn chưa nhiều Quy mô các quỹ phát triển KH&CN của Trung ương, các bộ, ngành cũng như của doanh nghiệp còn nhỏ Về tổng thể, quy mô chi cho KH&CN ở Việt Nam mới chỉ đạt mức 0,8% GDP, tức là chỉ bằng khoảng 1/3 so với các nước tiên tiến Thêm vào đó, phần lớn kinh phí cho các hoạt động KH&CN vẫn do Nhà nước tài trợ (0,5% GDP), tương đương 2% chi NSNN Nguồn tài trợ cho KH&CN từ khu vực doanh nghiệp mới chỉ chiếm 0,3% GDP

Nếu nhìn vào quy mô chi NSNN/GDP của Việt Nam hiện đang vào loại cao nhất trong khu vực, có thể thấy rằng việc tăng đầu tư cho KH&CN trong tương lai sẽ phải dựa chủ yếu vào khu vực doanh nghiệp

Hiê ̣n nay khu vực doanh nghiệp lại đầu tư quá ít cho KH &CN, mặc dù đã nhận được rất nhiều các khuyến khích về mặt tài chính trực tiếp cũng như

cơ chế Có thể thấy những nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, bản thân nhu cầu đầu tư cho KH&CN của các doanh nghiệp

chưa lớn Trong những năm qua, Việt Nam chủ trương áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, trong đó các ngành cần nhiều vốn, lao động được chú trọng Trong mô hình tăng trưởng kinh tế này, lợi thế cạnh tranh

Trang 37

được tạo dựng dựa trên cơ sở chi phí lao động thấp, chứ không phải dựa trên sự vượt trội về chất lượng sản phẩm Do đó, nhu cầu đầu tư cho KH&CN để hiện đại hóa quy trình sản xuất của các doanh nghiệp là không lớn Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đang nắm giữ vị thế độc quyền trên thị trường, được Nhà nước ưu đãi, thậm chí bao bọc về đầu vào cũng như đầu ra Trong một môi trường kinh doanh ít sức ép cạnh tranh như vậy, nhu cầu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm chắc chắn cũng sẽ không cao (Bùi Thiên Sơn, 2010)

Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp

Việt Nam chưa đầu tư mạnh cho KH&CN liên quan đến trình độ phát triển của nền kinh tế và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn là một nền kinh tế lạc hậu với đa số là các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ Việc đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ này tự đầu tư cho phát triển KH&CN là không thực

tế, bởi họ không đủ tiềm lực về tài chính cũng như con người, cho dù có nhu cầu (Bùi Thiên Sơn, 2010)

Thứ ba, trên thực tế, mặc dù có một số doanh nghiệp có nhu cầu mua

công nghệ mới trên thị trường, nhưng khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp

KH&CN trong nước còn hạn chế Điều này, một mặt, là do trình độ KH&CN

nói chung của Việt Nam còn thấp, chưa đủ sức cạnh tranh về giá cũng như chất lượng với các công nghệ của nước ngoài (các công ty nước ngoài có thể bán các công nghệ cũ của họ, nhưng vẫn mới đối với Việt Nam, với giá rất rẻ) Năng lực cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp KH&CN không những thể hiện qua tiềm lực tài chính mỏng, mà còn thể hiện qua số lượng cũng như trình độ của lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp này Đây là nguyên nhân mang tính lịch sử (Bùi Thiên Sơn, 2010)

Mặt khác, do đầu tư vào phát triển KH&CN là lĩnh vực đầu tư có mức

độ rủi ro cao, trong khi mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam lại

Trang 38

thấp, các doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam chưa nhận được đủ khuyến khích để đầu tư phát triển những công nghệ mới, bởi khả năng thành công không cao

Trước thực trạng nguồn cung các sản phẩm KH&CN của các doanh nghiệp trong nước hiện nay còn nhiều hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chọn giải pháp mua công nghệ của nước ngoài để đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh của mình

Như vậy, những phân tích ở trên cho thấy, Chính phủ đã ban hành rất nhiều các chính sách tạo ra những khuyến khích về vật chất cũng như cơ chế nhằm thu hút các nguồn lực tài chính đầu tư cho KH&CN Tuy nhiên, để cho các cơ chế khuyến khích về tài chính đã được ban hành phát huy tác dụng, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển KH&CN, đòi hỏi phải có những điều kiện “phi tài chính” khác đi kèm, từ việc nâng cao trình độ của các cán bộ khoa học, kỹ thuật trong nước đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, định hướng phát triển kinh tế, cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

1.2.2 Nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN từ NSNN

Theo các văn bản hiê ̣n hành của Nhà nước ta, đầu tư từ NSNN cho hoa ̣t

đô ̣ng KH&CN bao gồm vốn đầu tư phá t triển và kinh phí sự nghiê ̣p Trong giai đoa ̣n 2006-2010, đầu tư cho KH &CN từ NSNN ngày càng tăng lên Có thể thấy điều này qua bảng thống kế số liê ̣u sau:

Trang 39

Bảng 1.1: Đầu tư cho hoạt động KH&CN ở Viê ̣t Nam từ

nguồn ngân sách nhà nước, giai đoa ̣n 2006 - 2010

Năm

Đầu tư cho KH&CN ( tỷ.đ) % đầu tư

cho KH&CN

so với tổng chi NSNN

% đầu tư cho KH&CN

so với TNQD Tổng số

Trong đó

Kinh phí

đầu tư phát triển

Kinh phí sự

nghiê ̣p khoa học

Theo số liê ̣u bảng trên , tổng mức đầu tư cho KH &CN bình quân trong

05 năm 2006-2010 là 7.073.000 triê ̣u đồng , chiếm 1,936% so với tổng chi NSNN và chiếm 0,51% so với TNQD Trong giai đoa ̣n 2006-2010 thì năm

2010 tổng mức đầu tư cho KH &CN cao nhất là 9.178 triê ̣u đồng , chiếm 1,88% so với tổng chi NSNN và chiếm 0,48% so với TNQD

Trang 40

Bảng 1.2: Tỷ trọng kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí

sự nghiê ̣p KH&CN giai đoa ̣n 2006 - 2010

Năm

Tổng đầu

tư cho KH&CN (tỷ.đ)

Trong đó

Kinh phí

đầu tư phát triển

% so với tổng đầu

tư cho KHCN

Kinh phí

sự nghiê ̣p KH&CN

% so với tổng đầu

tư cho KHCN

- Vốn đầu tư phát triển nhằm đầu tư cho các tổ chức KH &CN như

điều tra cơ bản KH&CN, đầu tư trang thiết bi ̣, nâng cấp các tổ chức KH&CN Trong giai đoa ̣n 2006-2010, vốn đầu tư phát triển chiếm trung bình 43,14% tổng đầu tư cho KH &CN; Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển trong tổng đầu tư cho KH&CN tăng liên tu ̣c, từ 41,8% năm 2006 lên tới 44,5% năm 2010

- Kinh phí sự nghiê ̣p khoa học được chia thành hai bô ̣ phâ ̣n là kinh phí

SNKH khu vực Trung ương và kinh phí cho SNKH của các tỉnh , thành phố Trong giai đoa ̣n 2006-2010, bình quân chi SNKH là 4.008 triê ̣u đồng, và bình

quân chiếm 56,86% so với tổng đầu tư cho KH&CN

Ngày đăng: 19/12/2015, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn cụ thể về định mức xây dựng và phân bổ kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn cụ thể về định mức xây dựng và phân bổ kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước
2. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 về việc hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Hà Nội, tháng 02 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 về việc hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp
3. Chính phủ, 2005. Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Hà Nội, tháng 9 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
4. Chính phủ , 2014. Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy đi ̣nh chi tiết thi hành một số điều của Luật KH &CN. Hà Nội tháng 01 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ , 2014. "Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy đi ̣nh chi tiết thi hành một số điều của Luật KH &CN
11. Hô ̣i đồng Nhân dân tỉnh , 2012. Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND Quy hoạch phát tr iển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2020. Hà Giang, tháng 7 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND Quy hoạch phát tr iển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2020
12. Phạm Văn Khoan, 2010. Giáo trình Quản lý tài chính công. Học viện Tài chính. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý tài chính công
13. Quốc hội, 2013. Luật Khoa học và Công nghê ̣ số 29. Hà Nội, tháng 6 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Khoa học và Công nghê ̣ số 29
14. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang, 2011. Báo cáo công tác Khoa học Công nghê ̣ năm 2013-2014. Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác Khoa học Công nghê ̣ năm 2013-2014
15. Nguyễn Hồng Sơn, 2012. Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện. Tạp chíNhững vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6, trang 194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí "Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
16. Bùi Thiên Sơn (2010), Tổng quan về đi ̣nh hướng chi tiêu nguồn tài chính cho quá trình phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số khuyến nghị , Tạp chí Nghiên cứu Ch ính sách Khoa học và Công nghệ, số 17/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về đi ̣nh hướng chi tiêu nguồn tài chính cho quá trình phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số khuyến nghị
Tác giả: Bùi Thiên Sơn
Năm: 2010
17. Thủ tướng Chính phủ, 2004. Quyết đi ̣nh số 171/2004/QĐ-TTg phê duyê ̣t Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN . Hà Nội, tháng 9 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết đi ̣nh số 171/2004/QĐ-TTg phê duyê ̣t Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang , 2008. Quyết định số 1421/2008/QĐ- UBND ban hành Quy định quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hà Giang, tháng 5 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1421/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang , 2009. Quyết định số 1390/2007/QĐ- UBND ban hành Quy định phân cấp, quản lý nhà nước về KHCN . Hà Giang, tháng 7 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1390/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp, quản lý nhà nước về KHCN
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2013. Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang đến năm 2020
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2014. Kế hoạch thực hiện Chương trình 64-Ctr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hà Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thực hiện Chương trình 64-Ctr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
24. Hồ Thi ̣ Hải Yến , 2008 . Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN trong các trường Đại học ở Việt Nam . Luâ ̣n án Tiến sĩ Kinh tế . Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN trong các trường Đại học ở Việt Nam
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang , 2007. Quyết định số 1930/2007/QĐ- UBND, ngày 16 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc"Ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về KH&CN cho huyện, thị. Hà Giang, tháng 7 năm 2007 Khác
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang , 2008. Quyết định số 3755/2007/QĐ- UBND quy định về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w