Về hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ tại tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 56)

4. Bố cục của Luận văn

3.3.2. Về hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN

Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN ở Hà Giang đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và kiện toàn, có tác dụng tích cực trong hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động KH&CN ở địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hệ thống cơ sở hạ tầng KH&CN tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhƣ:

- Cơ sở hạ tầng KH&CN chƣa đồng bộ. Phần lớn các tổ chức KH&CN hoạt động trong hệ thống trụ sở đƣợc xây dựng từ lâu, chắp vá qua nhiều lần sửa chữa, nâng cấp. Việc kiểm tra, đánh giá không thƣờng xuyên, dẫn đến trụ sở làm việc trong một số tổ chức đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

- Phân bổ diện tích làm việc trong một số tổ chức KH&CN còn bất cập, chƣa tƣơng ứng với bộ máy hoạt động cũng nhƣ nhu cầu mở rộng trong tƣơng lai. - Quy mô và chất lƣợng các công trình hạ tầng ở phần lớn các tổ chức KH&CN chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Nhiều tổ chức tuy có diện tích lớn, nhƣng diện tích xây dựng dành cho các công trình hạ tầng phục vụ hoạt động lại nhỏ khiến việc bố trí điểm làm việc cho cán bộ nhân viên khó khăn.

3.3.3. Về hệ thống trạng thiết bị KH&CN chuyên ngành

Cùng với hoạt động xây dựng các hạng mục hạ tầng KH&CN cơ bản, một số tổ chức KH&CN trọng tâm ở tỉnh cũng đã đƣợc nâng cấp, kiện toàn hệ thống trang thiết bị chuyên sâu, tiêu biểu nhƣ dự án về xây dựng trung tâm TĐC Hà Giang, các dự án về bổ sung trang thiết bị cho các trung tâm giống, trung tâm kiểm nghiệm… ở Hà Giang. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật đã có tác dụng tích cực trong việc phát huy năng lực, thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN địa phƣơng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan nói trên, hệ thống trang thiết bị chuyên ngành phục vụ hoạt động của các tổ chức KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế tổng mức đầu tƣ cho mua sắm trang thiết bị KH&CN còn thấp, trong khi nhu cầu đổi mới lại rất cao. Chỉ có một số ít các tổ chức KH&CN đƣợc tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ƣơng, chính phủ hay các bộ ngành. Phần lớn ở các tổ chức KH&CN còn lại rất thiếu trang thiết bị phục vụ nghiên cứu KH&CN. Tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ còn rất phổ biến. Hiện tại, ở tỉnh Hà Giang gần nhƣ không có tổ chức KH&CN nào đủ tiềm lực để tự mình tổ chức giải quyết các vấn đề nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyên sâu, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao nhƣ: Công nghệ sinh học, CNTT, công nghệ vật liệu… Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch vụ KH&CN ở địa phƣơng chƣa phát triển trong những năm qua.

3.4. Thực trạng công tác quản lý tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của tỉnh Hà Giang

3.4.1. Khái quát các chủ trương , chính sách của tỉnh Hà Giang liên quan đến hoạt động tài chính cho hoạt động KH&CN

Trên cơ sở chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về hoa ̣t đô ̣ng KH&CN, tỉnh Hà Giang cũng đã cụ thể hóa và ban hành một số văn bản liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng KH&CN của đi ̣a phƣơng:

1. Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh Hà Giang Thực hiện Chƣơng trình 64-Ctr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

2. Quy định quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1421/2008/QĐ- UBNĐ ngày 14 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Hà Giang);

3. Định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các Đề tài, Dự án Khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Kèm theo Quyết định số 3755/QĐ-UBND, ngày 04/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang);

4. Quyết định số 1930/2007/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc "Ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nƣớc về KH&CN cho huyện, thị".

Các văn bản về cơ chế chính sách đƣợc ban hành và đƣa vào triển khai thực hiện đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động KH&CN của tỉnh, giải quyết đƣợc những tồn tại khó khăn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ . Các văn bản pháp lý này đã từng bƣớc cởi trói , tháo gỡ những khó khăn cho các tổ chƣ́c , đơn vi ̣, doanh nghiê ̣p, cá nhân trong các

hoạt động KH &CN, tạo điều kiện cho viê ̣c huy động nguồn tài chính đầu tƣ cho KH&CN.

3.4.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch cho hoạt động KHCN

Hàng năm, công tác lập kế hoạch đƣợc thực hiện nghiêm túc từ việc tuyển chọn, xét duyệt và đánh giá các nhiệm vụ KH&CN, hầu hết các đề tài/dự án đƣợc lựa chọn đều có tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu thực tiễn đề ra, nhiều kết quả của các đề tài/dự án đã đƣợc ứng dụng hiệu quả vào sản xuất và đời sống ở địa phƣơng.

- Trong lĩnh vực NLTS nghiệp: các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát vào các mục tiêu phát triển mà Nghị quyết đại hội lần thứ XIII, XIV của tỉnh đã đề ra, tập trung giải quyết các vấn đề nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông-lâm-ngƣ nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của ngành, giải quyết nạn đói nghèo ở vùng nông thôn miền núi, phát triển sản xuất hàng hóa và các cây con chủ lực ở địa phƣơng…

- Trong lĩnh vực công nghiệp: các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung đi sâu giải quyết các vấn đề về năng lƣợng, môi trƣờng, các vấn đề về khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu kiến thiết cơ bản ngày càng gia tăng ở địa phƣơng.

- Trong thƣơng mại - du lịch, dịch vụ: các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung đi sâu giải quyết các vấn đề về tăng cƣờng giao dịch thƣơng mại, nâng cao giá trị và tốc độ tăng trƣởng của ngành.

Trong ngành giáo dục - đào tạo: các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung đi sâu giải quyết các vấn đề xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, đồng thời chú trọng đến hỗ trợ đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ cho các hoạt động KT - XH ở địa phƣơng.

Trong ngành vực y tế: các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung đi sâu giải quyết các vấn đề về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khỏe cho

ngƣời dân, đặc biệt ngƣời dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đồng thời tăng cƣờng phúc lợi xã hội về y tế đến với ngƣời dân.

Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, lao động và xã hội: các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung đi sâu giải quyết các vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa tốt đẹp của địa phƣơng, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở địa phƣơng, hỗ trợ ngƣời dân khắc phục và đối phó với thiên tai…

Trong lĩnh vực Lao động - Xã hội: Công tác tham mƣu và nghiệm thu tập trung vào các đề tài làm rõ các chính sách lao động và xã hội, điều tra thực trạng lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời các đề tài liên quan đến việc giải quyết và khắc phục hậu quả thiên tai cũng đƣợc chú trọng.

3.4.3. Thực trạng công tác huy động nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN của tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, cùng với đổi mới cơ chế chính sách, Tỉnh cũng thƣờng xuyên quan tâm tăng cƣờng tiềm lực cho hoạt động KH&CN, tăng đầu tƣ tài chính cho KH&CN, nghiên cứu và ban hành các chính sách có liên quan thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn.

Nguồn tài chính cho hoạt động KH &CN ta ̣i tỉnh Hà Giang đƣợc hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn tƣ̀ NSNN ( trong đó có nguồn vốn tƣ̀ NSTW và nguồn vốn tƣ̀ ngân sách đi ̣a phƣơng ); Nguồn vốn huy đô ̣ng tƣ̀ các tổ chƣ́c KH&CN; Nguồn vốn tƣ̀ các doanh nghiê ̣p trong và ngoài tỉnh; Nguồn vốn đối ƣ́ng của ngƣời dân tham gia dƣ̣ án KH&CN.

Hiện nay, nguồn chi chủ yếu cho các hoạt động KH&CN của Tỉnh chủ yếu vẫn là nguồn chi từ Ngân sách địa phƣơng, đảm bảo tốc độ tăng chi cho KH&CN năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, tỷ lệ chi NSNN cho KH&CN so với tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh vẫn ở mức thấp bình quân hoảng 0,3% (mức trung bình của các tỉnh trong cả nƣớc là 0,67). Năm 2008

tổng chi NSNN cho KH&CN của tỉnh mới chỉ đạt 6.875 triệu đồng, đến năm 2011 tổng chi NSNN cấp cho KH&CN của tỉnh đạt 15.084triệu đồng (tăng gấp 1,89 lần so với năm 2008), và đến năm 2012 đạt mức 17.639 triệu đồng – Điều đó cho thấy Hà Giang đã có rất nhiều cố gắng trong công cuộc đầu tƣ cho KH&CN phục vụ mục tiêu tăng trƣởng và phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2008 GDP của tỉnh mới chỉ đạt mức 3.673,8 tỷ đồng nhƣng đến năm 2011 GDP của tỉnh đã tăng gấp 1,96 lần so với năm 2008 và đạt mức 7.190,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của tỉnh trong giai đoạn 2008 – 2011 đạt 13,4%, nâng mức thu nhập bình quân đầu ngƣời lên 9,6 triệu đồng/ngƣời/năm (vào năm 2011) tăng gấp 1,85 lần so với năm 2008. Nhƣng tổng chi NSNN cho KH&CN đƣợc tỉnh giao thƣờng thấp hơn so với tổng chi NSNN mà TW giao cho KH&CN, mức độ “chênh lệch” khoảng từ 254 triệu đồng (năm 2009) đến 1.936 triệu đồng (năm 2011). Điều này không phù hợp với xu hƣớng đầu tƣ cho KH&CN phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH của các nƣớc phát triển nói chung và của nƣớc ta trong quá trình CNH - HĐH đất nƣớc nói riêng (phấn đấu tỷ lệ chi cho KH&CN từ nguồn NSNN tăng dần qua các năm và hƣớng tới đạt chỉ tiêu 2% chi NSNN hàng năm). Do vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp kích thích đầu tƣ cho phát triển KH&CN, tăng cƣờng phân bổ nguồn vốn NSNN cho KH&CN phấn đấu đến năm 2020 chi NSNN cấp cho KH&CN đạt mức 2% tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.2: Tổng hợp tỷ lệ NSNN chi cho KH&CN so với tổng chi NSNN giai đoạn từ 2008 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng KH-TC, Sở KH&CN Hà Giang

Mức độ “chênh lệch” này không phù hợp với xu hƣớng đầu tƣ cho KH&CN phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH của các nƣớc phát triển nói chung và của nƣớc ta trong quá trình CNH - HĐH đất nƣớc nói riêng (phấn đấu tỷ lệ chi cho KH&CN từ nguồn NSNN tăng dần qua các năm và hƣớng tới đạt chỉ tiêu 2% chi NSNN hàng năm). Do vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp kích thích đầu tƣ cho phát triển KH&CN, tăng cƣờng phân bổ nguồn vốn NSNN cho KH&CN phấn đấu đến năm 2020 chi NSNN cấp cho KH&CN đạt mức 2% tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn đầu tư phát triển cho KHCN được cấp từ Ngân sách Trung ương đầu tƣ để tăng cƣờng tiềm lực KH&CN cho các sở, ngành trên địa bàn nhƣ mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về KH&CN, các thiết bị thử nghiệm chất lƣợng hàng hóa, kiểm định các phƣơng tiện đo cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Năm Tổng chi NSNN hàng năm NSNN cho H&CN (Số TW giao) NSNN cho KH& CN (thực hiện) Tỷ lệ (%) (B/A) So sánh (B – C) 2008 3.409.105 7.991 6.875 0,20% 1.116 2009 3.912.927 8.540 8.286 0,21% 254 2010 3.611.057 9.503 8.598 0,23% 905 2011 4.896.759 15.084 13.148 0,26% 1.936 2012 6.091.632 17.639 16.361 0,27% 1.272

Bảng 3.3: Nguồn vốn đầu tƣ phát triển

cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN ta ̣i tỉnh Hà Giang giai đoa ̣n 2008-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng cô ̣ng 05 năm

Tổng kinh phí 0 0 4,45 5,6 10,05

Nguồn: Báo cáo của Sở KH&CN tỉnh Hà Giang

Đối với các nguồn tài chính huy động khác

Cùng với chính sách tăn g đầu tƣ tƣ̀ NSNN , nhƣ̃ng năm qua , Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện để huy động các nguồn tài chính cho KH &CN. Mô ̣t số văn bản về vấn đề này nhƣ Nghi ̣ đi ̣nh số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về mô ̣t số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiê ̣p đầu tƣ vào hoa ̣t đô ̣ng KH &CN; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ “Quy định quyền tƣ̣ chủ , tƣ̣ chi ̣u trách nhiê ̣m về thƣ̣c hiê ̣n nh iê ̣m vu ̣, tổ chƣ́c bô ̣ máy , biên chế và tài chính đối với đơn vi ̣ sƣ̣ nghiê ̣p công lâ ̣p” . Các văn bản pháp luâ ̣t này đã ta ̣o hành lang pháp lý cho các đơn vi ̣ , doanh nghiê ̣p, các tổ chức KH&CN triển khai, thƣ̣c hiê ̣n các hoa ̣t đô ̣ng dịch vụ KHCN và đào tạo

Vốn của các doanh nghiệp chi cho hoạt động KH&CN: Vốn của các doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN đƣợc hình thành và sử dụng chủ yếu thông qua quỹ phát triển KH&CN; quỹ thuộc sở hữu doanh nghiệp, hình thành chủ yếu từ các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, trong và ngoài nƣớc và phục vụ cho mục tiêu, yêu cầu phát triển của mỗi doanh nghiệp.

cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Quỹ là một bộ phận, không có tƣ cách pháp nhân và trực thuộc doanh nghiệp, do ngƣời có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức, chỉ đạo và điều hành các hoạt động để phối hợp với cơ quan nhà nƣớc trong việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hƣớng dẫn của bộ Khoa học và công nghệ, những năm qua đã có những doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thành lập quỹ phát triển KH&CN; tuy số lƣợng chƣa nhiều và nguồn kinh phí còn hạn hẹp nhƣng với ngồn vốn từ các quỹ đã thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào đầu tƣ chiều sâu phát triển sản xuất thông qua các hoạt động:

- Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở thử nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển).

- Mua bản quyền công nghệ, quyền sử dụng, quyền sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thông tin khoa học và công nghệ các tài liệu, sản phẩm có liên quan để phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ.

- Trả lƣơng, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Chi phí cho đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.

- Chi cho các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. - Chi phí cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu, triển khai về khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp trong nƣớc.

Viê ̣c xác đi ̣nh số vốn đầu tƣ của các doanh nghiê ̣p cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN hiê ̣n nay rất khó khăn.

3.4.4. Thực trạng hoạt động chi, phân bổ nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN của tỉnh Hà Giang

Nguồn tài chính chi cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN ta ̣i đi ̣a phƣơng dùng để chi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ tại tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)