CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU
4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cƣ
4.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường hỗ trợ, GPMB khi nhà nước thu hồi đất
Công tác thông tin, tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB. Vì vậy, UBND huyện Diễn Châu cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả những nơi đang có dự án phải GPMB cũng nhƣ những vùng đã có quy hoạch. Để làm đƣợc điều đó, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
4.3.3.1. Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước về bồi thường, GPMB
Xã, phường, thị trấn là cơ quan phối hợp quan trọng trong công tác đền bù GPMB có quyền xác nhận tờ kê khai của các tổ chức, cá nhân về diện tích, loại đất, vị trí đất, số lƣợng tài sản gửi Hội đồng BT,HT&TĐC cấp huyện; tổng hợp báo cáo, tình hình sử dụng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại. Hơn nữa, Các tổ chức xã hội nhƣ Mặt trận Tổ Quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... là các tổ chức gần gũi, thường xuyên tiếp xúc với quần chúng nhân dân, là đại diện của nhân dân trong việc phản ánh những tâm tƣ, nguyện vọng; giải quyết tranh chấp, vướng mắc trong quá trình GPMB. Vì vậy, đây chính là lực lƣợng nòng cốt, lực lƣợng tiên phong và là lực lƣợng có hiệu quả nhất.
Để rút ngắn thời gian GPMB cần đẩy mạnh vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là từ khâu chuẩn bị lên phương án giải phóng mặt bằng cho đến khi chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng:
+ Phối hợp với đơn vị tư vấn lập dự án lên phương án điều tra, khảo sát, đo đạc, thiết kế, trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra, khảo sát cùng với các cơ quan chức năng;
+ Tổ chức vận động, tuyên truyền hướng dẫn người dân trong diện di dời, giải phóng mặt bằng chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Nhà nước;
+ Tham gia hoà giải, giáo dục, thuyết phục các tranh chấp, khiếu kiện của người dân ở cấp cơ sở;
+ Cùng với cơ quan chức năng tham gia cƣỡng chế đối với các hộ dân trong diện di dời có thái độ trây ỳ, không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về đền bù, thu hồi đất trên địa bàn của mình;
+Tham gia cùng với các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc sống người dân sau khi bị di dời, giải phóng mặt bằng trong phạm vi dự án ảnh hưởng, đề xuất kiến nghị những khó khăn, vướng mắc lên chính quyền cấp trên.
+ Đại diện cho quần chúng nhân dân ở địa phương nói lên tiếng nói của người dân về những khó khăn vướng mắc khi đền bù thiệt hại tài sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Đa số các thành viên trong các hội đều không được hưởng lương từ ngân sách, hoặc mức lương thấp, do đó cần sự phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cho các tổ chức này khi giúp UBND các cấp, chủ đầu tƣ trong việc GPMB.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về bồi thường, GPMB và đưa thành viên các hội vào tổ công tác GPMB để Nhà nước và nhân dân cùng làm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
4.3.3.2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, phổ biến chế độ, chính sách hỗ trợ bồi thường và tái định cư; tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, quan điểm sai trái trong công tác bồi thường, GPMB; xây dựng các phong trào thi đua tìm hiểu chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai, chính sách hỗ trợ, bồi thường, tái định cư...
Khi triển khai dự án thì phải phối hợp với chính quyền địa phương niêm yết công khai chính sách bồi thường, hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan tại nơi GPMB. Do các văn bản giải thích chưa rõ ràng nên người bị thu hồi đất chƣa hiểu cặn kẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục trong quá trình thu hồi đất phục vụ GPMB.
UBND các cấp cần chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tăng bài, tăng thời gian phát sóng các chương trình có nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, biểu dương những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt, phân tích và phê phán những biểu hiện tiêu cực lợi dụng, chây ỳ làm thất thoát hoặc gây chậm trễ cho công tác giải phóng mặt bằng.
Khuyến khích và quy định cụ thể thời lƣợng phát sóng để đƣa các chuyên mục về GPMB, đầu tư xây dựng và quản lí đô thị vào chương trình truyền thanh, truyền hình của Huyện, chương trình cần đưa những nội dung cập nhật và tích cực về chủ trương, đường lối, quy hoạch của thành phố, huyện; giới thiệu các dự án có GPMB, tái định cư, định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GPMB, tái định cƣ đối với các đối tƣợng dân cƣ, cơ quan, tổ chức nằm trong diện bị thu hồi đất thông qua các đài phát thanh xã, phường. Cần quán triệt tư tưởng ủng hộ các dự án GPMB trên các phương tiện thông tin, báo chí tránh hiện tượng chỉ đăng tải những vụ khiếu kiện của người dân, những bất cập trong công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất. Vì như vậy sẽ tạo nên tác động tiêu cực đối với việc thu hồi đất của tỉnh Nghệ An nói riêng, đất nước nói chung.
Trong quá trình thực hiện GPMB trên địa bàn, thành lập các tổ tuyên truyền vận động, thông tin hàng ngày trên hệ thống loa của xã, phường về tiến độ nhận tiền bồi thường, thực hiện di chuyển; biểu dương các hộ gương mẫu chấp hành; nhắc nhở các hộ chậm trễ, vi phạm, kể cả các đối tƣợng là cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu.
Tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài ở Trung ương và địa phương để tuyên truyền chính sách, đăng tải kịp thời thông tin về dự án, về công tác BT GPMB.
Cần quán triệt tư tưởng ủng hộ các dự án GPMB trên các phương tiện phát thanh của phường, tổ dân phố, khu dân cư; tránh hiện tượng đăng tải những vụ khiếu kiện của người dân, những bất cập trong công tác BT GPMB vì nhƣ vậy sẽ dẽ tạo nên tác động tiêu cực đối với việc thu hồi đất.
Thành lập các tổ tuyên truyền vận động, thông tin hàng ngày trên hệ thống loa của phường về tiến độ nhận tiền BT, HT, thực hiện bàn giao mặt bằng; biểu dương các hộ gương mẫu chấp hành; nhắc nhở các hộ chậm trễ, vi phạm, kể cả các đối tượng là cán bộ, Đảng viên thiếu gương mẫu.
Chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức bồi thường, hỗ trợ GPMB cần phải trích một khoản kinh phí để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền. Hỗ trợ cho Đài phát thanh huyện trong công tác tuyên truyền.
Phối hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các phương tiện truyền thông.
4.3.4. Các biện pháp hành chính trong một số trường hợp người bị thu hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất.
Đảm bảo dân chủ, công khai, nhưng kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành. Những trường hợp công dân cố tình không bàn giao mặt bằng, cấp uỷ và chính quyền quận, huyện chỉ đạo rà soát, kiểm tra lại các nội dung có liên quan đến phương án bồi thường, nếu đã đúng thì thông qua các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng để vận động, thuyết phục, nếu không chấp hành sẽ áp dụng biện pháp hành chính.
Ủy ban nhân dân tỉnh cần ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Tuy nhiên, việc cưỡng chế thu hồi đất thường diễn ra rất phức tạp. Đây là cớ để một số phần tử chống đối tuyên truyền sai sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, trước khi
thực hiện cƣỡng chế, các đơn vị, ban ngành thuộc UBND huyện Diễn Châu cần phối hợp xây dựng kế hoạch cƣỡng chế và chuẩn bị lực lƣợng một cách chu đáo. Kế hoạch cƣỡng chế phải thể hiện đƣợc:
- Mục đích:
+ San ủi mặt bằng, phá dỡ công trình, vật kiến trúc nằm trong phạm vi GPMB;
+ Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng, an ninh trật tự nhằm đẩy nhanh công tác GPMB trên địa bàn huyện. Khẳng định sức mạnh của chính quyền các cấp, đem lại lòng tin cho đại đa số công dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật;
+ Đảm bảo đúng tiến độ, thời gian bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
- Yêu cầu:
+ Tổ chức nhanh, gọn, đúng tiến độ quy định. Lực lƣợng, máy móc tham gia bảo vệ thi công phải đầy đủ, nghiêm túc thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên, phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ thi công;
+ Bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia thi công đồng thời thực hiện triệt để, cương quyết đối với những hành vi cản trở, chống đối.
- Nội dung:
+ Công tác tuyên truyền trước, trong và sau thời gian cưỡng chế: Tổ chức các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động các hộ có đất nằm trong phạm vi GPMB Dự án tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư;
+ Nhận định đối tượng, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng của các gia đình chống đối: UBND xã phối hợp cùng cán bộ thôn, công an để xác định đối tƣợng có thể gây cản trở, đồng thời phát hiện, xử lý các đối tƣợng cầm đầu. Các ban ngành, đoàn thể trực tiếp đến địa bàn để nắm bắt diễn biến tư tưởng của người dân để có nhận định chính xác hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cƣỡng chế;
+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và đƣa ra biện pháp xử lý phù hợp;
+ Kế hoạch phân công, bố trí lực lƣợng;
+ Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, kinh phí cho thời gian cưỡng chế;
+ Phương án thi công;
+ Phương án bố trí bộ phận tiếp công dân, bộ phận chi trả tiền khi các hộ dân có nhu cầu nhận tiền.
Đa số các trường hợp chống đối do thiếu hiểu biết về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bị một số đối tượng cầm đầu lợi dụng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cƣỡng chế vừa phải thể hiện đƣợc sự kiên quyết và sức mạnh của chính quyền, đồng thời thể hiện đƣợc sự mềm dẻo, linh hoạt đối với các đối tƣợng chống đối.