Thực trạng tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU

3.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn

3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng

3.2.3.1. Bộ máy tổ chức và nhân sự thực hiện công tác giải phóng mặt bằng a. Cơ sở pháp lý:

Tổ Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Diễn Châu là đơn vị sự nghiệp công lập; đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, do Ủy ban nhân dân huyện thành lập và chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở - ngành đối với các hoạt động liên quan.

b. Chức năng, nhiệm vụ:

- Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, báo cáo Hội đồng Bồi thường dự án thông qua thẩm định và trình duyệt theo quy định;

- Thực hiện nhiệm vụ theo Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bồi thường của dự án về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư; kiểm kê thực tế so sánh với tờ khai có sự tham gia của người được bồi thường và chủ sử dụng đất- Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị có liên quan để bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất chính xác, đúng đối tượng;

- Phối hợp các ban, ngành, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện để nghiên cứu, đề xuất giải quyết các trường hợp xin cứu xét hoặc khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng. b. Tổ chức bộ máy và biên chế

- Tổ Bồi thường, giải phóng có 01 Tổ trưởng và 02 Tổ phó (Do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước).

+ Phòng Kỹ thuật: Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc di chuyển các công trình công cộng như công trình điện, đường giao thông, thuỷ lợi, các công trình khác trong phạm vi GPMB, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất phục vụ đấu giá.

+ Phòng Chính sách: Thực hiện các công việc liên quan đến công tác GPMB như họp dân, kiểm đếm, lập hồ sơ thu hồi đất, lập phương án bồi thường, trả tiền đền bù, giải quyết tranh chấp, vướng mắc...

+ Phòng Kế toán: Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán, quyết toán, đối chiếu cân đối nguồn vốn, báo cáo chủ đầu tƣ...

+ Phòng Hành chính: Giúp Tổ trưởng Tổ giải phóng mặt bằng trong việc lên kế hoạch làm việc, giải quyết các công việc hành chính, lưu trữ, soạn thảo văn bản, tổng hợp báo cáo.

3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổ GPMB huyện Diễn Châu

(nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu)

TỔ TRƯỞNG

TỔ PHÓ ĐẤT ĐAI

TỔ PHÓ KỸ THUẬT

PHÕNG CHÍNH

SÁCH PHÕNG KỸ THUẬT

PHÕNG KẾ TOÁN PHÕNG HC

- Biên chế: Tổ GPMB có 08 cán bộ trong biên chế, 12 cán bộ hợp đồng, có chuyên môn về quy hoạch, xây dựng, tài chính, kinh tế, quản lý đất đai…

Bảng 3.2. Đội ngũ nhân lực của Tổ GPMB huyện Diễn Châu

Phân loại nhân lực

Biên chế Hợp đồng

Tổng cộng Chính

quy

Tại chức

Chính quy

Tại chức

1. Ngành kỹ thuật 02 01 05 0 08

Thạc sỹ 0 0 0 0 0

Đại học 01 01 03 0 05

Cao đẳng, trung cấp 01 0 02 0 03

2. Ngành kinh tế, luật 02 02 06 02 12

Thạc sỹ 0 0 0 0 0

Đại học 02 02 02 04 10

Cao đẳng, trung cấp 0 0 02 0 02

(Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu) Cũng giống nhƣ tình trạng trung của khối hành chính, sự nghiệp, Cán bộ công chức, viên chức Tổ GPMB với trình độ chuyên môn bình thường, hiệu quả công việc không cao. Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức có trình độ đại học chiểm tỷ lệ lớn (75%) nhƣng chủ yếu là đại học tại chức hoặc đƣợc cử đi đào tạo bổ sung cho đủ điều kiện theo quy định (07 cán bộ có trình độ là đại học tại chức). Đa số cán bộ đƣợc cóp nhặt từ cán bộ hợp đồng không còn nhu cầu sử dụng ở các phòng, ban trực thuộc UBND huyện.

Đội ngũ cán bộ, công chức chƣa ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn

rất hạn chế. Đa số cán bộ Tổ GPMB do đang làm việc tại các phòng thuộc UBND huyện nay bị điều chuyển xuống Tổ GPMB nên tâm lý bất mãn, thiếu động lực làm việc và cống hiến, tinh thần phục vụ nhân dân chƣa cao.

Việc bố trí cán bộ, công chức chƣa phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất hợp lý, chƣa tạo đƣợc động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

3.2.3.2. Hệ thống thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng

Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách bồi thường, GPMB có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên các thông tin, văn bản quy định về GPMB thường đến với người dân một cách không chính thống, qua truyền miệng dẫn đến nhận thức lệch lạc và không chính xác. Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết để tuyên truyền sai sự thật, kích động bà con nhân dân chống đối không nhận tiền bồi thường. Các hộ dân kiên quyết không nhận tiền, không chấp hành quy định của Nhà nước. Một số kẻ còn gắn mác Luật sư để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người dân, kích động bà con gửi đơn kiện các cấp chính quyền làm cho tiến độ GPMB bị chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chung.

Các tổ chức đoàn thể tại UBND các xã, Thị trấn cũng nhƣ cấp huyện:

Đoàn Thanh niên, hội người cao tuổi, hội nông dân tập thể, mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ... là lực lƣợng nòng cốt, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức này luôn gần gũi, gắn bó nhất với nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Huyện khi thành lập tổ công tác GPMB thường gắn các lực lượng trên cùng tham

gia. Tuy nhiên, các tổ chức trên chƣa thể hiện đƣợc vai trò của mình trong việc tuyên truyền chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước đến với người dân, chưa đáp ứng được yêu cầu của lực lượng trung gian, cầu nối giữa người dân và cơ quan thực hiện công tác bồi thường. Chưa đại diện được cho người dân trong việc phản ánh những khó khăn, vướng mắc và chưa làm tròn vai trò trung gian hoà giải khi nảy sinh các tranh chấp. Chính bản thân những người đi tuyên truyền nhiều khi cũng không hiểu rõ chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước và không vận động được gia đình cũng như những người thân, hàng xóm chấp hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ.

Ở Diễn Châu, hệ thống đài phát thanh, loa phát thanh đã về đến tận các thôn xóm, tuy nhiên nội dung tuyên truyền đến các hộ dân trong huyện chƣa được đa dạng và phong phú. Đặc biệt là nội dung về chính sách bồi thường, hỗ trợ và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về GPMB hầu như không có. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này xuất phát từ vấn đề kinh phí, khi mà Đài phát thanh là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, nguồn thu ít. Do đó, thời lƣợng phát sóng, nội dung biên tập phát sóng ít, không có kinh phí để đƣa cán bộ đi tập huấn về GPMB cũng nhƣ có thời gian tiếp xúc với bà con nông dân để tìm hiểu sâu hơn về mong muốn, nguyện vọng của họ để việc viết bài tuyên truyền đƣợc sát thực hơn.

3.2.3.3. Sự phối hợp giữa các ban ngành thuộc UBND huyện Diễn Châu trong việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

GPMB một dự án liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của nhiều phòng, ban chuyên môn của UBND huyện. Tổ công tác đƣợc thành lập giúp việc hội đồng bồi thường bao gồm thành viên của đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ GPMB, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Công thương, phòng Tài nguyên và Môi trường và một số thành viên thuộc UBND xã, tuy nhiên khi tiến hành điều tra xác minh, lập phương án bồi thường thì các thành viên của các phòng

ban hầu nhƣ không có mặt và không thể hiện đƣợc vai trò của mình. Những việc có liên quan đến các phòng đều tiến hành chậm trễ, làm chậm tiến độ bàn giao mặt bằng, đặc biệt ở khâu thẩm định phương án và ra quyết định thu hồi đất đến từng thửa. Với việc thu hồi đất, UBND xã có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc sử dụng đất phục vụ cho việc lập phương án bồi thường hỗ trợ. Do hồ sơ gốc và công tác quản lý lỏng lẻo, yếu kém dẫn đến không có căn cứ để xác định nguồn gốc đất, xác nhận sai gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.

Một nguyên nhân chính là việc bồi thường, GPMB không đem lại lợi ích kinh tế cho các đơn vị liên quan. Cán bộ các phòng, ban và cán bộ địa chính xã chỉ tập trung vào những việc “kiếm ra tiền” nhƣ cấp sổ đỏ, thẩm định công trình, dự án, thanh quyết toán cho các đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)