Thực trạng việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU

3.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn

3.2.2. Thực trạng việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Đối với cây trồng, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Hàng năm, Sở Tài chính ra thông báo đơn giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn huyện. Hầu hết đơn giá bồi thường, hỗ trợ đều sát với thực tế và giá thị trường. Tuy nhiên, cách xác định nhóm loại cây, diện tích trồng xen hoặc vƣợt quá mật độ quy định lại chƣa rõ ràng, dẫn đến tình trạng chƣa bồi thường thoả đáng và làm chậm tiến độ GPMB.

+ Một vấn đề khó khăn cho đơn vị thực hiện công tác bồi thường, GPMB là số loại cây không nằm trong bảng đơn giá bồi thường, hỗ trợ của Sở Tài chính. Khi đi điều tra xác minh tài sản trên đất và ghi vào biên bản trước sự chứng kiến của người dân và các ban ngành, đoàn thể, nhưng khi lập phương án bồi thường thì lại không có đơn giá. Trong trường hợp này, người điều tra xác minh có thể linh hoạt áp dụng đơn giá của các loại cây cùng họ hoặc tương đương. Nhưng cũng có trường hợp người dân chống đối, yêu cầu phải có thông báo giá của Sở Tài chính. Thời gian để đơn vị thực hiện nhiệm vụ GPMB tập hợp, làm công văn đề nghị bổ sung đơn giá cho đến khi có văn bản trả lời của Huyện là dài, làm kéo dài thời gian GPMB.

+ Đối với cây trồng cao hơn mật độ quy định thì đƣợc hỗ trợ tối đa không quá 30% mật độ quy định và theo mức giá bằng 50% đơn giá của cây cùng chủng loại. Thực tế cho thấy, khi người dân trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm, thông thường đều trồng với mật độ cao hơn quy định vì chỉ trồng theo kinh nghiệm chứ không nắm đƣợc tỷ lệ, mật độ của từng loại cây. Mục đích người dân trồng để sử dụng hoặc kinh doanh chứ không phải mục đích nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, có những trường hợp cố tình trồng thật nhiều, với mật độ cao sau khi có thông báo thu hồi đất với mục đích lấy tiền bồi thường, hỗ trợ. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất, việc chỉ được hỗ trợ một phần diện tích và đơn giá cho tất cả các đối tượng gây bức xúc cho người dân.

+ Đối với một số loại cây, diện tích trồng xen dưới tán của cây khác thì chưa có quy định cụ thể cho việc bồi thường. Ví dụ như rau Diếp cá trồng dưới tán giàn Mướp, Dứa trồng xen trong vườn Keo. Khi bồi thường chỉ được tính giàn Mướp hoặc cây Keo, còn lại rau Diếp cá hoặc Dứa lại không được bồi thường. Người dân thường có xu thế đòi bồi thường toàn bộ những cây trồng trên đất, vì vậy cho phép đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường vận dụng linh hoạt để lập phương án bồi thường hỗ trợ thực sự cần thiết.

- Đối với công trình, vật kiến trúc: Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ cũng linh hoạt, thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Di chuyển mộ là điều bất đắc dĩ và hầu nhƣ các gia đình không mong muốn. Tuy nhiên, việc bồi thường, hỗ trợ di chuyển mộ chưa thực sự thoả đáng. Đối với việc di chuyển mồ mả thì mức tiền bồi thường được ủy ban nhân dân tỉnh quy định đơn giá bồi thường cụ thể đối với từng loại mồ mả, theo đơn giá hàng năm do Sở Tài chính xây dựng. Tuy nhiên di chuyển mộ có yếu tố tâm linh, chủ yếu dựa vào sự tình nguyện của các gia đình. Từ thực tế các dự án lớn trên địa bàn Huyện cho thấy, di chuyển mộ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ GPMB. Tại huyện Diễn Châu chƣa quy hoạch các nghĩa trang, việc an táng còn tuỳ tiện.

- Đơn giá bồi thường đất ở: Được xây dựng dựa trên khả năng sinh lời, khoảng cách tới đường giao thông, đường phố và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chƣa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhƣợng và giá trị thực của nó. Ví dụ giá đất cao nhất dọc đường quốc lộ 1A qua địa phận Thị trần: 6.000.000 đồng/m2, trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 40.000.000 đồng/m2, giá đất ở nông thôn một số xã đồng bằng (Diễn Lâm) là 800.000 đồng/m2, trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 2.000.000 - 4.000.000 đồng/m2, thấp nhấp ở một số xã trung du như Diễn Trung, Diễn Trường khoảng từ 100.000 đồng/m2, trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 1.000.000 đồng/m2. Chênh lệch đơn giá quá lớn khiến người dân không muốn nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo khung giá nhà nước quy định mà muốn được đền bù theo mức đơn giá tương đương mức giá trên thị trường dẫn đến việc chên lệch giá cả, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện rất lúng túng trong việc thuyết phục người dân, cũng như việc làm văn bản trình Sở Tài chính điều chỉnh mức giá đền bù tiến gần sát với mức giá thị trường để không quá thiệt thòi cho người dân, đây cũng là một nguyên nhân thường gặp trong công tác GPMB.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng tiền chưa thật công bằng giữa các loại đất; giữa các xã và phường; giữa hộ gia đình với nhau và giữa 2 địa phương liền kề trong cùng một khu vực GPMB đang có sự chênh lệch bất hợp lý. Giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Một dự án đi qua địa bàn nhiều huyện, nhiều xã, nhiều tuyến đường sẽ dẫn đến tình trạng so sánh chính sách đền bù, cũng cùng một con đường đi qua hai khu dân cư như tại dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A nhƣng mức giá đền bù lại có sự chênh lệch do giá đất đền bù tại thị trấn cao hơn mức giá đất của xã, bên cạnh đó cũng có nguyên nhân là mức giá đền bù của các dự án diễn ra trên địa bàn của một xã lại khác nhau do Chủ đầu tƣ của các dự án khác nhau, đặc biệt là các dự án do nhà nước làm chủ đầu tư thì đền bù theo mức giá đã được sở Tài chính quy định nên mức giá thấp hơn, còn các chủ đầu tƣ là các doanh nghiệp tư nhân thì họ thường dùng biện pháp thương lượng, thỏa thuận với người dân về mức giá đền bù sát hơn với mức giá mà người dân mong muốn nên người dân của các địa phương có dự án đi qua thường so sánh, đối chiếu giá đền bù và tính toán thiệt hơn nên đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB.

3.2.2.2. Thực trạng việc ban hành chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm

- Giá làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất tái định cƣ là giá đất đƣợc xác định trên cơ sở quy hoạch xây dựng HTKT thực tế khu đất giao TĐC. Trường hợp mức giá đất do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành chưa phù hợp với thực tế quy hoạch xây dựng bình quân HTKT khu đất giao TĐC, UBND cấp huyện sẽ nghiên cứu, đề xuất báo cáo

Sở Tài chính xem xét để trình UBND tỉnh điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc xác định giá thu tiền sử dụng đất TĐC đƣợc xác định đồng thời với việc xác định giá làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ của dự án. Tuy nhiên, chính sách tái định cƣ vẫn còn nhiều điểm chƣa hợp lý, chƣa giải quyết đƣợc những vấn đề có tính xã hội.

Ví dụ nhà ông A ở nông thôn có diện tích 1000 m2, có 3 cặp vợ chồng đang sinh sống (vợ chồng ông và vợ chồng của 2 con trai). Ông dự kiến sẽ chia cho mỗi con trai một phần đất để làm nhà. Nhƣng đất nhà ông lại nằm trong phạm vi GPMB dự án và được bồi thường tiền đất với đơn giá 250.000 đồng/m2. Tổng tiền đất nhà ông được bồi thường là 250.000.000 đồng. Đồng thời ông đƣợc ƣu tiên mua một suất đất tái định cƣ với diện tích 180 m2 (theo hạn mức giao đất mới), đất TĐC với cơ sở hạ tầng tốt hơn có giá 3.000.000 đồng/m2, số tiền ông phải bỏ ra là 540.000.000 đồng, gia đình ông không đủ tiền. Nếu dùng số tiền được bồi thường để mua những mảnh đất quanh khu vực, thì ông cũng phải mua với giá thị trường khoảng 2.000.000 đồng/m2 và diện tích mà ông mua đƣợc cũng không đủ cho cả 3 cặp vợ chồng sinh sống.

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bàn giao mặt bằng chậm là các khu Tái định cư được xây dựng và hoàn thành sau khi phê duyệt phương án bồi thường đất ở. Dẫn đến tình trạng nếu người dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng thì cũng chƣa đƣợc nhận suất đất tái định cƣ, do đó chƣa thể di chuyển chỗ ở. Theo Quyết định 04/2010/QĐ-UBND,ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở nào khác thì trong thời gian chờ tạo lập nơi ở mới đƣợc hỗ trợ tiền thuê nhà cụ thể nhƣ sau: địa bàn các thị trấn các huyện, mức hỗ trợ: 800.000 đồng/ tháng/hộ, tại địa bàn các xã còn lại, mức hỗ trợ:

600.000 đồng/ tháng/hộ. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Diễn Châu dịch vụ

cho thuê nhà không phổ biến, việc thuê nhà hết sức khó khăn. Hơn nữa, hầu hết các hộ bị thu hồi đất sống ở nông thôn, việc thuê nhà ở nơi khác sẽ không thuận lợi cho việc canh tác.

- Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm mà có nhu cầu học nghề thì đƣợc hỗ trợ một phần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề, mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/thẻ. Đây là hình thức hỗ trợ mang tính xã hội nhằm hướng những người lao động bị mất đất nông nghiệp sang một công việc mới, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đáp ứng nguyện vọng của những người lao động. Vấn đề đặt ra là sau khi học xong việc thì làm ở đâu và làm nhƣ thế nào? Tình trạng những người học nghề xong vẫn thất nghiệp hoặc mức thu nhập quá thấp diễn ra thường xuyên trên địa bàn huyện. Đa số người dân đều mong muốn đƣợc làm việc ở ngay nơi bị thu hồi đất, ngay tại dự án đƣợc triển khai trên đất của họ. Chủ đầu tư thường hứa sẽ ưu tiên cho con em trong khu vực thu hồi đất làm việc, nhƣng khi thực hiện thì không phải vậy, thường chủ đầu tư ưu tiên cho công nhân lành nghề từ địa phương khác về làm việc đã gây bức xúc cho người dân. Câu hỏi khó đặt ra cho chính quyền các cấp trong việc giải quyết việc làm.

Huyện Diễn Châu có Trung tâm dạy nghề, nhƣng cơ sở dạy nghề không đa dạng các ngành nghề, việc đào tạo nghề không thích ứng với nhu cầu thực tế trên thị trường lao động. Các cụm công nghiệp đóng trên địa bàn huyện, các Khu công nghiệp thuộc tỉnh luôn cần một lực lƣợng lớn lao động đã qua đào tạo nghề, đặc biệt là nghề cơ khí, may mặc…

nhưng Trung tâm dạy nghề lại tập trung đào tạo kế toán, lương thực thực phẩm... Do đó việc thất nghiệp sau khi học nghề hoặc làm trái ngành nghề diễn ra thường xuyên.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)