CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU
3.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn
3.1.2. Kết quả về giải phóng mặt bằng của một số dự án lớn trên địa bàn huyện Diễn Châu
Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là một địa phương có diện tích lớn, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, trong thời gian 2010-2014 trên địa bàn huyện Diễn Châu đã thực hiện đầu tƣ hơn 200 công trình do UBND tỉnh, UBND huyện và UBND các xã và các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn làm chủ đầu tƣ (trong đó có hơn 56 dự án về kinh tế). Nhìn chung, các dự án đã đƣợc đầu tƣ phát huy hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các dự án, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã đƣợc phê duyệt và nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Để đánh giá hoạt động giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Diễn Châu, bản thân tác giả xin phép đƣợc tóm lƣợc một số dự án lớn trong giai đoạn 2010 ÷ 2013, UBND huyện Diễn Châu đƣợc giao nhiệm vụ GPMB một số dự án trọng điểm của tỉnh nhƣ: Xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Diễn Châu, Đường cứu hộ cứu nạn tuyến Diễn Hải đi Diễn
Thịnh huyện Diễn Châu, Dự án tuyến đường tránh lũ và cứu hộ cứu nạn cho các xã Diễn An, Diễn Trung, Diễn Phú và Diễn Lộc, Cụm công nghiệp Tháp-Hồng- Kỷ, Cụm công nghiệp Diễn Kỷ… để đánh giá kết quả và thực trạng giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu, Kết quả nhƣ sau:
3.1.2.1. Dự án xây dựng đường cứu hộ cứu nạn tuyến Diễn Hải đi Diễn Thịnh
Đây là dự án lớn do UBND huyện Diễn Châu làm chủ đầu tƣ với tổng mức đầu tƣ của dự án đƣợc phê duyệt là: 80,56 tỷ đồng, trong đó kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là: 20,48 tỷ đồng, diện tích thu hồi và bồi thường giải phóng mặt bằng là: 30,16 ha.
Tiến độ GPMB diễn ra tương đối nhanh, tuy nhiên, Dự án sử dụng vốn Ngân sách nên tình trạng thiếu vốn diễn ra thường xuyên, không đủ kinh phí để chi trả kịp thời cho các hộ dân nên thời gian bàn giao mặt bằng chƣa đúng tiến độ theo kế hoạch. (Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu)
3.1.2.2. Dự án tuyến đường tránh lũ và cứu hộ cứu nạn cho các xã Diễn An, Diễn Trung, Diễn Phú và Diễn Lộc
Tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án là:
4.990.634.501 đồng, diện tích thu hồi là: 45.515.550 m2, trong đó:
+ Bồi thường về đất đai: 2.194.500.000 đồng + Bồi thường cây cối, hoa màu: 598.750.000 đồng + Bồi thường nhà cửa kiến trúc: 1.736.285.400 đồng + Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 363.213.000 đồng + Kinh phí hoạt động của Hội đồng: 97.854.991 đồng.
(Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu) Trong phạm vi GPMB dự án có cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở đan xen nên việc xác định nguồn gốc đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc tiến độ giải phóng mặt bằng chậm do
không giải quyết đƣợc việc di chuyển mồ mả, các công trình công cộng trong phạm vi GPMB như: Di chuyển trạm bơm nước tại xã Diễn Phú, di chuyển các công trình điện ở xã Diễn Lộc… và một số hộ dân chống đối không nhận tiền đền bù, hỗ trợ do còn vướng mắc về diện tích, tranh chấp.
3.1.2.3. Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ
Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ đƣợc UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp tại Quyết định số 4091/QĐ- UBND.CN, ngày 04/10/2011 với diện tích quy hoạch là: 26,13 ha, UBND huyện đã ban hành các quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng là:
26.772.584.000 đồng; trong đó:
+ Bồi thường về đất đai: 15.296.112.223.000 đồng + Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 8.758.306.800 đồng + Hỗ trợ ổn định đời sống: 1.343.513.000 đồng
+ Đền bù tài sản trên đất: 827.045.593 đồng
+ Kinh phí hoạt động của Hội đồng: 547.006.901 đồng
. (Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu) Hiện nay UBND huyện Diễn Châu đã ban hành quyết định thu hồi đất với diện tích là: 19,74 ha/26 ha diện tích quy hoạch, đạt tỷ lệ 75,5%. Công tác đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ bước đầu đã mang lại hiệu quả, thu hút đƣợc nhà đầu tƣ vào đầu tƣ, giải quyết đƣợc hơn 2.000 việc làm cho lao động địa phương.
Công tác thực hiện quy trình, thủ tục giải phóng mặt bằng tại Cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ cơ bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, UBND huyện không thực hiện thông báo thu hồi đất cho các hộ dân. Tiến độ GPMB tương đối chậm, do đó không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ, còn nhiều tồn tại cần
khắc phục. Đặc biệt là việc di chuyển mồ mã và các công trình trong phạm vi GPMB và một số hộ dân chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ do còn vướng mắc về diện tích, tranh chấp. Ngoài ra việc thu hồi đất của người dân theo quy hoạch cụm công nghiệp đƣợc phê duyệt nhƣng mức độ phủ kín của các doanh nghiệp sản xuất trong cụm công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ chƣa đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ đất chưa phủ kín tại cụm công nghiệp còn nhiều trong khi người dân không có đất để sản xuất nông nghiệp cũng là một vấn đề khó khăn chƣa tìm đƣợc câu trả lời.
3.1.2.4. Dự án Xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Diễn Châu
Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A là công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải nên UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An đã tập trung chỉ đạo thực hiện để hoàn thành vào năm 2014 đối với đoạn qua tỉnh Nghệ An. Quốc lộ 1A là Dự án vừa khai thác vừa thi công mở rộng, có quy mô lớn, có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhiều, là tuyến đường đã hình thành từ lâu, nên mật độ dân cư sống hai bên đường khá dày đặc, các công trình hạ từng kỷ thuật hầu hết bám dọc tuyến, nên công tác GPMB hết sức khó khăn, phức tạp, khối lƣợng thực hiện lớn.
Huyện Diễn Châu thực hiện công tác GPMB tại hai Quyết định số:
881/QĐ-BGTVT ngày 01/4/2010 về việc phê duyệt dự án: Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Huyện Thanh Hóa – Diễn Châu, Tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An do Ban quản lý Dự án 1 Bộ giao thông Vận tải làm Chủ đầu tƣ và Quyết định số 700/QĐ-BGTVT ngày 19/3/2010 về việc phê duyệt dự án: Nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn Diễn Châu (Km425+900) – Quán Hành (Km449+300), Tỉnh Nghệ An do Sở giao thông tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư; UBND huyện Diễn Châu đã tiến hành thành lập Hội đồng Bồi thường,
GPMB 2 dự án, 2 Phó Chủ tịch làm 2 Chủ tịch Hội đồng. Tuyến ngoài gồm Diễn Trường, Diễn Yên, Diễn Hồng, Diễn Kỷ, Diễn Ngọc và Thị Trấn Diễn Châu do đồng chí Tăng Văn Luyện – Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng GPMB; tuyến trong gồm Diễn Phúc, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn An do đồng chí Hoàng Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng GPMB. Quá trình triển khai thực hiện đến nay đã đạt kết quả nhƣ sau:
- Số hộ ảnh hưởng 2.783 hộ gia đình
- Số hộ phải lập phương án bồi thường là 1.420 hộ.
- Số hộ phải di dời, tái định cƣ là: 6 hộ
- Diện tích đất phải thu hồi để GPMB là 23,86 ha trong đó đất ở là 6,00 ha, đất sản xuất nông nghiệp 4,5 ha, đất nông nghiệp có nguồn gốc từ đất vườn 4,48 ha đất khác 9,38 ha.
- Công trình hạ tầng kỷ thuật phải di dời bao gồm 5 công trình hệ thống đường điện sinh hoạt, đường cáp quang, hệ thống đường nước sạch, hệ thống đường mương thuỷ lợi tưới, tiêu.
- Kinh phí chi trả bồi thường GPMB đến nay: 220 (tỷ)
Đoạn qua huyện Diễn Châu có chiều dài 28,28 Km /73,8 Km = 38%
tổng chiều dài toàn tỉnh. Tổng số hộ ảnh hưởng là 2.783 hộ trong đó có 1420 hộ ảnh hưởng trực tiếp phải kiểm kê bồi thường và tái định cư; tổng số tiền đã chi trả cho công tác GPMB đến nay 220 tỷ đồng; Đến nay đã bàn giao 100%
mặt bằng cho đơn vị thi công cụ thể:
Tuyến ngoài Đoạn Ban quản lý Dự án 1(PMU1) làm chủ đầu tƣ: đã bàn giao 17,290 Km/ 17,290 Km đạt 100%. Tổng số hộ ảnh hưởng 995 hộ đã có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường đối với 995 hộ và chi trả tiền 995 hộ/ 995 hộ, đạt tỷ lệ 100 % với số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng phải chi trả là 181 tỷ đồng.
Tuyến trong (Sở GTVT làm chủ đầu tƣ) đã bàn giao mặt bằng 10,9 km/10,9km, đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hộ ảnh hưởng là 1.788 hộ gia đình, đã có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường đối với 1.788 hộ gia đình và thực hiện việc chi trả tiền đối với 1.788 hộ/ 1.788 hộ, đạt tỷ lệ 100 % với số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng phải chi trả là 39 tỷ đồng.
Tình trạng người dân khiếu kiện, khiếu nại, không chấp hành giao đất cho nhà nước khi có quyết định thu hồi đất, có một phần nguyên nhân phát sinh từ việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, quốc phòng-an ninh hoặc để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội là do giá đất chƣa sát với giá thị trường chuyển nhượng đất tại huyện Diễn Châu. Bên cạnh đó việc xây dựng bảng giá đất thực tế ở từng địa phương (các xã: Diễn An, Diễn Kỹ, Diễn Hồng, Diễn Ngọc và thị trấn Diễn Châu) khác nhau và giá đất do UBND tỉnh đưa ra so với giá thị trường còn chênh lệch quá lớn, giá thực tế ở nhiều khu vực cao hơn nhiều so với giá quy định của nhà nước hay là việc giá đất thường xuyên thay đổi nâng giá theo quy luật, theo thời gian và giá biến động ngoài thị trường làm cho tình trạng giá đất không ổn định, khi thanh toán tiền đền bù đất cho các hộ dân, hộ dân giao đất sơm lại nhận tiền đền bù thấp hơn hộ dân giao đất muộn…nên gây ra khiếu kiện, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. (Nguồn: Tổ GPMB huyện Diễn Châu)
3.2. Thực trạng về hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Diễn Châu trong giai đoạn (2010 - 2014)