CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU
3.3. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giải phóng mặt bằng tại huyện Diễn Châu và nguyên nhân
3.3.1. Những tồn tại, hạn chế
- Một số dự án đầu tƣ trong thời gian qua đều bị kéo dài tiến độ thực hiện và có những dự án triển khai chậm, người bị thu hồi đất thắc mắc khiếu kiện về mức đền bù. Những tồn tại, hạn chế này đã gây ra thiệt hại không nhỏ đối với công tác đầu tƣ xây dựng các dự án trọng điểm trên địa bàn.
- Các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước khi bồi thường thì áp dụng giá đất do Nhà nước ban hành, giá này thấp hơn thực tế thị trường bất động sản nên người bị thu hồi đất bị thua thiệt. Bên cạnh đó việc có 02 dự án diễn ra trên cùng một địa bàn, một con đường nhưng có 02 mức đền bù khác nhau do một bên dự án Chủ đầu tư là cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách và đền bù theo bảng giá do nhà nước quy định, một bên là do các nhà chủ đầu tư tư nhân tự đàm phán thỏa thuận với người bị thu hồi đất nên dẫn đến 02 chính sách bồi thường nên người dân được đền bù thường so sánh và không đồng ý bàn giao đất do có sự chênh lệch về giá cả.
- Việc đền bù cho nhân dân thường được trả bằng tiền mặt, trong số tiền được đền bù đó có người dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Tuy nhiên trên thực tế do hoàn cảnh khó khăn nên một bộ phận người dân vẫn không đủ tiền để tạo dựng nơi ở
mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu thấp. Nhƣ vậy mục tiêu lớn của quốc gia, tỉnh Nghệ An về đảm bảo nhà ở của nhân dân phần nào không thể hiện đƣợc.
- Công tác kiểm kê đất đai, tài sản thiệt hại phải đền bù cũng còn có trường hợp kê khai nhầm đối tượng phải đền bù để nhận đền bù hoặc tính mức đền bù cao hơn thực tế rút tiền đền bù, giải tỏa cho các việc khác dẫn đến tiêu cực tham nhũng. Từ đó gây ra tình hình phức tạp cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tƣ.
- Trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nhiều hiện tƣợng tiêu cực của một số cán bộ thực thi công tác đã làm mất lòng tin của người dân. Những người dân nghiêm chỉnh chấp hành giao đất thì thường hay bị thua thiệt nên dẫn đến sự thiếu công bằng trong đền bù giải phóng mặt bằng.
- Việc xác định nguồn gốc nhà, đất thu hồi chƣa cụ thể do hồ sơ đất còn thiếu nên khó khăn trong việc xác nhận nguồn gốc đất, cũng nhƣ trong việc áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
3.3.2. Nguyên nhân
3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Chính sách về đất đai không ổn định và phát triển theo xu hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng, làm cho người sử dụng đất chần chừ khi thực hiện quyết định giao đất, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng đê hy vọng được bồi thường nhiều tiền hơn.
- Công tác công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu nên dẫn đến việc thông tin cho người dân về chủ trương thu hồi đất để thực hiện các dự án còn mơ hồ nên khi chuẩn bị thực hiện dự án thì người dân không chịu hợp tác bàn giao đất do chƣa có sự chuẩn bị.
- Cơ chế chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, do chưa có thị trường bất động sản, không có điều kiện biểu hiện giá trị quyền sử dụng đất một cách công khai và khách quan. Vì vậy không thể hình thành
giá một cách phù hợp mà hiện chỉ do cơ quan chuyên môn của Nhà nước xác định trên cơ sở kinh nghiệm mang tính hành chính, mặt khác giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất biến động nhiều dẫn đến giá đất do Nhà nước quy định thường không phù hợp với thời điểm bồi thường thiệt hại, gây thắc mắc, khiếu kiện.
3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành còn chƣa đồng bộ, thiếu sự liên kết chặt chẽ nên dẫn đến công tác thực hiện hoạt động giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn. Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp đƣa ra mức áp giá đền bù phù hợp nhƣng do chƣa có sự phối hợp chặt chẽ nên chƣa đƣa ra mức giá phù hợp... bên cạnh đó các phòng, ban cấp huyện còn chƣa thật sự chú tâm, phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt hoạt động giải phóng mặt bằng.
- Các cán bộ, công chức thực hiện hoạt động giải phóng mặt bằng còn có trình độ hạn chế, chƣa đồng đều nên dẫn đến việc thực hiện giải phóng mặt bằng còn diễn ra chƣa đảm bảo yêu cầu, bên cạnh đó việc giáo dục bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công chức thực hiện giải phóng mặt bằng còn chưa được quan tâm sâu sát nên tư tưởng của một số cán bộ, công chức còn chƣa thông suốt, có vấn đề.
- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng chƣa thật sự đƣợc quan tâm sâu sát nên dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, vƣợt cấp dẫn đến tình trạng bàn giao mặt bằng chậm tiến độ, việc áp dụng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng không được người dân chấp nhận...
CHƯƠNG 4