Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 26 - 30)

1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động giải phóng mặt bằng

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải phóng mặt bằng

Thực trạng quản lý đất đai hay nói đúng hơn là hiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án. Nơi nào công tác quản lý đất đai tốt nhƣ đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lƣợng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn.

Trái lại, những nơi chƣa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai thường xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh. Mặt khác, mặc dù đã nhận được thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhƣng một số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nới các công trình khiến việc thống kê, đền bù GPMB gặp không ít khó khăn.

1.2.3.2. Chính sách bồi thường và năng lực của bộ máy thực hiện giải phóng mặt bằng

- Khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp xúc với dân trong quá trình giải quyết các chế độ, chính sách triển khai công tác GPMB. Những phức tạp này thường nảy sinh do việc không đạt được sự đồng thuận với người dân về mức giá đền bù, hoặc khi đạt đƣợc sự đồng thuận thì lại không có khả năng chi trả nên luôn gây khó khăn về sau và đòi hỏi phải thương lượng lại khi mức giá thị trường tăng. Sự am hiểu pháp luật, cách giải quyết nhanh gọn cùng với sự cảm thông, tôn trọng lợi ích của người dân, thấu hiểu được tâm lý và nguyện vọng của người dân khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng sự hợp tác của nhân dân trong vùng dự án nhằm tránh các phản ứng tiêu cực lây lan gây bất lợi cho tiến độ GPMB.

- Khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng. Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc, nguồn gốc đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lƣợng, giá cả nhà hoặc đất khu tái định cư...Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai (do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm, thiên vị, tiêu cực hoặc nhƣợng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dây chuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu...

Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dân trong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác với các các cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc. Đó là điểm đầu cho một xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìm cách xử lý để hoàn thành công việc.

Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt và triệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chống các hành vi quấy rối thì tiến độ GPMB sẽ chỉ có thể dậm chân tại chỗ.

- Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất: Công tác tuyên truyền chính sách về pháp luật, về đất đai, bồi thường, giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất (công tác dân vận trong GPMB) chưa thường xuyên, sâu rộng, do đó sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên có suy bì khi người bị thu hồi đất lại coi đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhƣ đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai, so sánh khiếu nại về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới. Mặt khác, ý thức tự giác của nhân dân trong chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phát triển kinh tế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên nhạy cảm và phức tạp khi hình thành sự so sánh về thiệt thòi của mình khi đất do mình đang sử dụng được giao cho người khác với khả năng sinh lợi cao hơn nhiều. Từ đó đã nảy sinh nhiều khiếu kiện của dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đồng thời tạo nên tâm lý nặng nề đối với nhà đầu tư khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để GPMB.

1.2.3.3. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư

Khả năng tài chính và năng lực quản lý, điều hành của nhà đầu tƣ trong quá trình tham gia triển khai công tác GPMB với tƣ cách là một thành viên trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhà đầu tư phải đủ khả năng tài chính để kịp thời chi trả bồi thường cho các hộ dân theo đúng kế hoạch, tiến độ đã được thông báo. Ngược lại, công tác bồi thường sẽ bị trì hoãn và có thể tạo ra sự bất bình, phản ứng tiêu cực, thiếu hợp tác và khiếu kiện trong nhân dân. Trong quá trình GPMB, sự tham gia tích cực, năng động của nhà đầu tư cùng với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ GPMB.

1.2.3.4. Các yếu tố thuộc về người dân

- Mức sống, trình độ hiểu biết của người dân: Đối với những nơi có mức sống cao, ổn định, trình độ hiểu biết của người dân cao thì việc tuyên truyền, phổ biến chính sách và thực hiện bồi thường sẽ nhanh và giảm bớt đơn thư khiếu nại của người dân. Người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thực tế cho thấy, càng những nơi có trình độ dân trí thấp, mức độ hiểu biết không cao thì tiến độ GPMB thường chậm hơn, do người dân thường đòi hỏi trái với quy định, thường so sánh với các địa bàn khác mà không căn cứ vào chính sách chung của Huyện.

- Yếu tố tâm lý: Đây là vấn đề nan giải bởi lẽ GPMB là việc có tính chất nhạy cảm, ranh giới giữa các mức đền bù, hỗ trợ là rất nhỏ. Đối với những nơi có trình độ dân trí thấp thì chính sách đền bù đến với người dân chủ yếu qua truyền miệng. Nhiều đối tƣợng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết để tuyên truyền sai sự thật dẫn đến tình trạnh cả vùng nằm trong phạm vi GPMB chống đối không bàn giao đất. Nếu chính quyền địa phương, lực lượng xã hội nhƣ các hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh…yếu không có khả năng tuyên truyền, thuyết phục thì rất khó cho chủ đầu tƣ có thể thi công.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)