Lê Danh Tốn Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mối trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DANH TỐN
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế chính trị đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, cô trong tổ tư vấn đã nhiệt tình giúp
đỡ, tư vấn, góp ý cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cám ơn !
Trang 5Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Danh Tốn
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mối trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, luận văn đề xuất
hệ thống giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái
- Khảo cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết các vấn
đề môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
Những đóng góp mới của luận văn:
- Phân tích, đánh giá, phản ánh đúng thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
Trang 6- Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, mang tính đặc thù và khả thi nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái
ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
Trang 7MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
1.1.1 Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 4
1.1.2 Về tác động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam 5
1.1.3 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra với luận văn 11
1.2 Một số vấn đề lý luận chung về tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái 12
1.2.1 Một số vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và môi trường sinh thái 12
1.2.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái 20 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của CNH, HĐH đến môi trường sinh thái 33
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về việc xử lý mối quan hệ giữa CNH, HĐH với môi trường sinh thái và bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh 39
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 39
1.3.2 Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với tỉnh Bắc Ninh 42
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1.Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn 43
2.1.1 Cơ sở phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 43
Trang 82.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học 44
2.1.3 Phương pháp kết hợp logic với lịch sử cụ thể 44
2.1.4 Phương pháp phân tích tổng hợp 44
2.2 Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương 45
2.2.1 Phương pháp sử dụng trong chương 1 45
2.2.2 Các phương pháp sử dụng trong chương 3 45
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4 46
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở TỈNH BẮC NINH 48
3.1 Đặc điểm của Bắc Ninh ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tới môi trường sinh thái 48
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 48
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 49
3.2 Khái quát về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh 52
3.2.1 Chủ trương, chính sách của Bắc Ninh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 52
3.2.2 Tình hình CNH, HĐH 54
3.3 Tác động của CNH, HĐH đến môi trường sinh thái 63
3.3.1 Tác động tích cực 63
3.3.2 Tác động tiêu cực 66
3.3.3 Thực trạng môi trường sinh thái dưới tác động của quá trình CNH, HĐH 76
3.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh Error! Bookmark not defined Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở BẮC NINH THỜI GIAN TỚI 90
4.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến giải quyết mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường sinh thái ở Bắc Ninh 90
4.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 90
Trang 94.1.2 Bối cảnh ở địa phương 92
4.2 Quan điểm và định hướng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh 94
4.2.1 Quan điểm 94 4.2.2 Định hướng 95
4.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh thời gian tới 96
4.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái 96 4.3.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy quản
lý môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái 103
KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế ở tỉnh Bắc
2 Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Ngũ
3 Bảng 3.3 Chất lượng nước thải tại cống thải trường công
nghiệp kỹ thuật - TP Bắc Ninh năm 2013 76
4 Bảng 3.4 Thống kê các nhóm làng nghề trong mối quan hệ
với ô nhiễm môi trường trong tỉnh 76
5 Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng từ năm 2008-2012 của tỉnh
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam từ nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã khẳng định nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đẩy mạnh CNH, HĐH phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp Đây là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhân dân ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).Tuy nhiên, thực hiện được nhiệm vụ đó là điều không
hề đơn giản, bởi vì mặt trái của việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH là những vấn đề cấp bách như: tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng đặc biệt là suy thoái và ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, công cuộc CNH, HĐH đã làm thay đổi diện mạo đất nước: nền kinh tế có mức tăng trưởng khá và ổn định, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được nâng cao, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình CNH, HĐH đem lại còn có tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội của nước ta Trong đó, tác động đến môi trường sinh thái là một minh chứng điển hình Tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị khai thác mạnh và có xu hướng cạn kiệt, môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững
Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành trong cả nước đi đầu trong quá trình CNH, HĐH Với vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng và truyền thống về các làng nghề, phát triển công nghiệp trong đó có phát triển các khu công nghiệp đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng
đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, các làng nghề Vì vậy, việc phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của
Trang 14CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh, đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh” Để thực hiện luận văn thạc
sĩ chuyên nghành kinh tế chính trị
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Ninh có tác động như thế nào đến môi trường sinh thái của tỉnh? Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực của CNH, HĐH đối với môi trường sinh thái của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mối trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, luận văn đề xuất
hệ thống giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái
- Khảo cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết các vấn
đề môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới
Trang 153 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh từ 2005 đến nay dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về tác động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh thời gian tới
Trang 16Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1 Cuốn “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – phác thảo lộ trình” do Trần Đình Thiên chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002
Trong công trình này tác giả đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
Quan hệ giữa các điểm xuất phát và mục tiêu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Điểm xuất phát nội tại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn
2001 – 2020
Bối cảnh kinh tế quốc tế và khả năng tác động của nó đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong giai đoạn tới
Phương hướng và mục tiêu CNH, HĐH trong giai đoạn 2001 – 2020
Một số vấn đề về giải pháp, phương hướng và mục tiêu CNH, HĐH trong giai đoạn 2001 – 2020
2 Cuốn sách “ Tăng trưởng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Bài toán huy động và sử dụng vốn” do Võ Trí Thành chủ biên, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2007
Sử dụng cách tiếp cận xem xét tăng trưởng và công nghiệp hóa là quá trình “ nội sinh hóa” dưới tác động của đầu tư thông qua các nhân tố hay “kênh” dẫn truyền đầu tư, nhóm tác giả đưa ra một số suy xét mới đối với hai bài toán huy động và sử dụng vốn Nội dung chính của cuốn sách là mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư; tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo kế hoạch 2006 – 2010: tính khả thi và hiệu quả đầu tư, quan điểm và định hướng chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đảm bảo thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa
3 Cuốn sách “ Mô hình CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Hoài Nam và Trần Đình Thiên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009
Trang 17Công trình đã xem xét khái niệm công nghiệp hóa từ góc độ kinh tế học chính trị, với tư cách là một quá trình, phương thức cải biến chế độ kinh tế Theo đó, CNH là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa vào nền tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cấp tự túc thành nền kinh tế công nghiệp thị trường Cải biến kĩ thuật, tạo dựng nền công nghiệp lớn (Khía cạnh vật chất - kĩ thuật) và phát triển kinh tế thị trường (Khía cạnh cơ chế, thể chế) là hai mặt của quá trình CNH, HĐH Từ điểm xuất phát đó các tác giả đã nghiên cứu tiến trình đổi mới tư duy và quan điểm CNH, HĐH ; thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam trong hai mươi năm đổi mới và phát triển đất nước Cuối cùng, các tác giả đã phác thảo mô hình CNH, HĐH theo định hướng XHCN ở Việt Nam trong môi trường hội nhập và dựa vào hôi nhập
1.1.2 Về tác động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam
1 Cuốn sách “ Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa – con đường và bước đi” do Đỗ Hoài Nam chủ biên, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội, 2010
Các tác giả có đề cập đến tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường tự nhiên ở những nội dung sau:
Các vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH: Suy thoái tài nguyên đất; nguy cơ mất dần sự đa dạng các hệ sinh thái; ô nhiễm nước thải
đô thị và khu công nghiệp; ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt; ô nhiễm do phát triển công nghiệp với công nghệ lạc hậu; biến đổi khí hậu có xu hướng gia tăng
Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập về bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình CNH, HĐH đó là:
+ Vấn đề môi trường và đánh giá tác động môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng trong quy hoach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
+ Tư tưởng đơn thuần coi trọng tăng trưởng, coi nhẹ môi trường
+ Đầu tư bảo vệ môi trường rất thấp
+ Những hạn chế trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi trường
+ Trách nhiệm quản lý của các nghành, các cấp đối với môi trường không rõ ràng, chồng chéo
Trang 18+ Công tác giáo dục bảo vệ môi trường và các hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường còn mang nặng tính hình thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao
Đề xuất kiến nghị
+ Hệ mục tiêu tối cao của CNH, HĐH ở Việt Nam gồm: Một là, mục tiêu phát triển bền vững ( hài hòa ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường) và hai là phát triển con người
+ Trong giai đoạn tới Việt Nam cần phải coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên là một chiến lược lớn, thậm chí là một chiến lược đặt lên hàng đầu trong chiến lược tổng thể phát triển đất nước
2 Cuốn sách “ Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Huy Chương (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007
Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu một số các vấn đề sau:
Thứ nhất, những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế xã hội bền vững với những nội dung sau:
Bảo vệ môi trường trong mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững
Bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển bền vững
Quan điểm và chính sách của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thực hiện CNH, HĐH
Thứ hai, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện CNH, HĐH của Việt Nam
Ở đây, các tác giả đã phân tích, đánh giá tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến môi trường tự nhiên thông qua xem xét hiện trạng môi trường tại các khu đô thị, khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu mỏ khai thác khoáng sản, khu vực nông thôn
Thứ ba, đề xuất những chính sách và giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường trong quá trình CNH, HĐH đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững Các giải pháp được đưa ra ở đây là:
Trang 19Nâng cao nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường trong mọi người, mọi nghành, mọi cấp
Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường
Tăng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh xã hội hóa trong bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường
Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
3 Cuốn “ Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” của các tác giả Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức, NXB Lao động – Xã hội,
Hà Nội, 2005
Trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến phát triển bền vững công nghiệp, chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kì 1986 – 2005 Phân tích các chính sách phát triển công nghiệp dưới góc độ phát triển bền vững Trong phân tích chính sách công nghiệp từ góc độ bền vững môi trường các tác giả đã đề cập tới các nhân tố không bền vững trong chính sách Các tác giả cho rằng trong chính sách công nghiệp, bảo vệ môi trường mới chỉ mang tính kết hợp bên cạnh các mục tiêu ưu tiên về kinh tế Những khiếm khuyết trong chính sách công nghiệp đang tạo ra nguy cơ đe dọa tính bền vững của phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển bền vững của Việt Nam nói chung Các nguy
cơ lớn nhất hiện nay là:
Thái độ thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp
Hệ quả môi trường không mong muốn gia tăng
Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường
Trong đó, nguy cơ lớn nhất là thái độ thờ ơ của doanh nghiệp đối với việc bảo
vệ môi trường trong khi chính các doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất, động lực chính trong mọi tiến trình bảo vệ môi trường
Các tác giả cũng cho rằng đang có xung đột lớn giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường Trong phân bổ công nghiệp các xung đột luôn nảy sinh giữa lựa chọn mục tiêu ưu tiên: Kinh tế hay môi trường Công nghiệp dường như muốn tập
Trang 20trung về các thành phố lớn nơi có điều kiện hạ tầng phát triển, chi phí rẻ nhưng điều
đó lại đi ngược với lựa chọn trên tiêu chí môi trường và xã hội
Xét các cân đối tổng thể, các xung đột nảy sinh giữa lợi ích cục bộ và tổng thể giữa vùng và các địa phương Về bản chất môi trường là không gian chung , tác động môi trường dù xuất phát ở đâu cũng ảnh hưởng nhất định đến không gian chung Môi trường là không gian chung nên lợi ích tổng thể của vùng là quan trọng nhất và phải được đặt lên trên hết Nhìn nhận trong cách giải quyết vấn đề môi trường hiện nay mới chỉ xem xét trong không gian của từng địa phương, dẫn đến các chính sách bảo vệ môi trường kém hiệu quả
Khi bàn về chính sách bảo vệ môi trường trong công nghiệp trong những năm tiếp theo, các tác giả cho rằng chính sách bảo vệ môi trường trong công nghiệp lấy nguyên tắc chủ đạo là phòng ngừa trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên ba nội dung sau:
Phòng ngừa ngay từ doanh nghiệp, tạo ra các năng lực cần thiết để tự kiểm soát, giải quyết và bảo vệ môi trường ngay từ doanh nghiệp
Phòng ngừa ngay trong quá trình xây dựng chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp
Thực hiện chiến lược liên tục về sản xuất sạch hơn
Đây là ba cấu thành bộ khung quan trọng nhất trong toàn bộ chính sách bảo vệ môi trường công nghiệp
Các tác giả cũng cho rằng, thách thức lớn nhất để thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường theo hướng phòng ngừa là năng lực chưa tương xứng và thể chế còn yếu kém:
Thiếu các quy định và chính sách tương thích
Cơ cấu quản lý và năng lực thực hiện còn bất cập
Nguồn lực con người chưa đáp ứng yêu cầu đề ra
Một điểm mới trong công trình này liên quan đến bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là các tác giả đã đề xuất chính sách tiêu dùng bền vững công nghiệp với những nội dung sau:
Trang 21Tiêu dùng bền vững tài nguyên đất
Tiêu dùng bền vững tài nguyên khoáng sản
Tiêu dùng bền vững tài nguyên nước
Nguyên tắc của chính sách này là liên kết các nguồn lực tạo ra một cơ cấu công nghiệp bền vững trên cơ sở cân đối đầu ra của công nghiệp Vừa thu được giá trị kinh tế cao, vừa đóng góp vào giảm thiểu chất thải trong công nghiệp Các nội dung chính của chính sách này là:
Phát triển nghành công nghiệp tái chế
Đẩy mạnh sản xuất các thiết bị đồng bộ, công nghệ bảo vệ môi trường
Cung cấp dịch vụ môi trường đa dạng và theo xu hướng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ môi trường
Giải pháp chính sách cơ bản là phát triển ngày càng nhiều, đa dạng các doanh nghiệp môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường hoạt động bảo vệ môi trường trong nước và hướng tới xuất khẩu
4 Luận án tiến sĩ “ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho
sự phát triển lâu bền” của nghiên cứu sinh Bùi Văn Dũng, năm 2009, Viện triết học
Trong công trình này tác giả đã luận giải các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển lâu bền ở Việt Nam Từ đó đưa
ra một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để nước ta có thể kết hợp tốt
Trang 22phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững ở nước ta
5 Luận văn thạc sĩ “ Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Trần Thị Thùy Dương, Đại học quốc gia Hà Nội (2008)
Tác giả của luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm của Trung Quốc về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích, đánh giá thực trạng môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong những năm tiếp theo Các giải pháp được đưa ra là:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trướng sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái
Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý môi trường sinh thái
Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy quá trình CNH, HĐH gắn với bảo
vệ môi trường sinh thái
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường sinh thái
Mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường sinh thái
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến đề tài:
Phạm Thị Ngọc Trầm (1996), “ Sự kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế và sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tạp chí Triết học số 5
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Quang Hưởng (2003), Đại học quốc gia
Hà Nội, “ Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam”
Phan Quang Trung (2006), “ Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” tạp chí Khoa học công nghệ, số 6
Trần Thanh Lâm (2006), “ Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế”, NXB Lao động Hà Nội
Nguyễn Văn Kim (2004), “ Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, kinh nghiệm của Nhật Bản”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 316
Trang 23Nguyễn Văn Thanh (2009), “ Xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hiện đại trong chiến lược phát triển đất nước”, tạp chí Cộng sản, số 802
Nguyễn Thị Thơm và An Như Hải ( 2011), “ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
1.1.3 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra với luận văn
Các công trình trên đã nghiên cứu về lý luận và thực tiễn mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong quá trình đổi mới
Đã phân tích, đánh giá thực trạng môi trường sinh thái dưới tác động của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam tương ứng với các thời kì được nghiên cứu
Đã đề xuất quan điểm và các giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam Hầu như không có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về tác động của CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh từ góc độ khoa học kinh tế chính trị
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Tác động của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh” được lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên nghành kinh tế chính trị
Đề tài tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của quá trình CNH, HĐH tới môi trường sinh thái; phân tích đánh giá thực trạng CNH, HĐH ở Bắc Ninh và tác động của nó đến môi trường sinh thái Từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính đặc thù để hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực của CNH, HĐH đến môi trường sinh thái ở Bắc Ninh trong thời gian tới Các công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo về lý luận và thực tiễn quý báu để tác giả kế thừa, sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình
Trang 241.2 Một số vấn đề lý luận chung về tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái
1.2.1 Một số vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và môi trường sinh thái
1.2.1.1.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế - xã hội là con đường tất yếu của mọi quốc gia Các nước nghèo, chậm phát triển không có con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo đói và tụt hậu
Từ góc độ kinh tế học chính trị, công nghiệp hóa có thể hiểu là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kĩ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cấp – tự túc thành nền kinh tế công nghiệp – thị trường Đây cũng là trục kinh tế của quá trình xây dựng một xã hội dựa trên nền văn minh công nghiệp Cải biến kĩ thuật, tạo dựng nền công nghiệp lớn (khía cạnh vật chất – kĩ thuật) và phát triển kinh tế thị trường (khía cạnh cơ chế, thể chế) là hai mặt của quá trình công nghiệp hóa [29; tr.45]
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa VII) của Đảng chỉ rõ: “CNH, HĐH
là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [19; tr.34]
Đối với nước ta hiện nay, nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất của nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé Để ra khỏi tình trạng nước nghèo chậm phát triển, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn, không có con đường nào khác ngoài tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất
Trang 25tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Mục tiêu cụ thể của CNH, HĐH là đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nội dung cơ bản: CNH, HĐH rút ngắn là phát triển mạnh các nghành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; Kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại; Coi trọng cả về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển đất nước ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế xã hội; Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo nghành, theo lĩnh vực và lãnh thổ; giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các nghành, lĩnh vực, nhất là những nghành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao
Nội dung cụ thể: Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Phát triển nhanh các nghành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Phát triển kinh tế vùng; Phát triển kinh tế biển; Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ; Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên
Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá trình độ CNH, HĐH phải xuất phát từ mục tiêu CNH, HĐH
và đặc trưng của quá trình CNH, HĐH ở nước ta Từ đó có thể rút ra các nhóm tiêu chí sau:
Nhóm chỉ tiêu về kinh tế:
+ GDP bình quân đầu người
+ Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP
Trang 26+ Tỷ trọng sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu
+ Năng suất lao động bình quân
Nhóm chỉ tiêu về xã hội:
+ Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động
+ Tỷ trọng dân số đô thị
+ Tỷ lệ thất nghiệp thực tế đô thị
+ Chênh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất
Nhóm chỉ tiêu về tri thức hóa và vốn con người:
+ Chỉ số phát triển con người ( HDI)
+ Số bác sĩ trên 10000 dân
+ Kinh phí giáo dục bình quân đầu người
Nhóm chỉ tiêu về môi trường
+ Nhóm chỉ tiêu về sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường:
+ Chi phí bảo vệ và cải thiện môi trường trong GDP
+ Tỷ lệ chất thải được xử lý
+ Tỷ lệ sử dụng nước sạch
+ Lượng nguyên, nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm [30; tr.148]
1.2.2.1 Môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái
a) Môi trường sinh thái
Môi trường được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên:
Trang 27Là khái niệm dùng để chỉ các nhân tố, các hiện tượng tự nhiên và các loại TNTN bảo quanh cuộc sống của con người như bầu khí quyển, nước, động vật, thực vật, thổ nhưỡng, khoáng sản, không khí… Các yếu tố này luôn tác động qua lại lẫn nhau Chúng tồn tại khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và ít nhiều chịu sự chi phối của con người [25; tr.56]
Môi trường xã hội:
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác [25; tr.56]
Môi trường nhân tạo:
Là khái niệm dùng để chỉ môi trường do con người tạo ra, bao gồm các nhân
tố vật lý, sinh học, xã hội… Các yếu tố này luôn nằm trong mối quan hệ với nhau, chịu sự chi phối của con người và phục vụ cho cuộc sống của con người cũng như của cộng đồng xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định [25; tr.57]
Một khái niệm khác được hiểu trong mối tương quan với môi trường tự nhiên
là môi trường sinh thái ( MTST)
MTST là tất cả những điều kiện tự nhiên cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến
sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội [47; tr 10]
MTST là môi trường sống hay cái nhà ở của sinh vật, bao gồm tất cả các điều kiện xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể [47; tr.10]
Như vậy, dù hiểu theo khía cạnh nào thì MTST vẫn được quan niệm như một chỉnh thể trọn vẹn có quan hệ với sự ổn định và phát triển của xã hội Đó là nơi cung cấp cho con người các sản phẩm vật chất với tình cách là yếu tố đầu vào và chứa đựng các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất
Xuất phát từ những quan điểm trên, có thể nhận định: Nói đến MTST là nói đến bộ phận của giới tự nhiên có tồn tại của sự sống; MTST được cấu thành từ các
Trang 28yếu tố vô cơ ( đất, nước, TNTN…) và hữu cơ ( động – thực vật…); MTST còn được gọi là môi trường sống, sự tồn tại của đối tượng vật chất sống nhất định
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài luận văn, tác giả quan niệm rằng môi trường sinh thái được hiểu là MTST tự nhiên với tính cách là nơi cung cấp các yếu
tố đầu vào cho quá trình CNH, HĐH
Chức năng của môi trường sinh thái
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường sinh thái là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Để tồn tại và hoạt động, con người cần một khoảng không gian nhất định, như nhà để ở, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất,… ảnh hưởng chi phối cuộc sống con người, bắt con người phải tuân thủ Chức năng này đòi hỏi môi trường cần phải tạo một không gian thích hợp đảm bảo những yêu cầu nhất định về quy
mô và chất lượng, cho sự tồn tại và phát triển của con người Thí dụ, cần phải đảm bảo diện tích không gian sống hợp lý cho mỗi người; Không gian này lại phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định về vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan
Môi trường sinh thái là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải lấy từ trong tự nhiên những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết Đó là những nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin cần cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con người Chức năng này còn gọi là nhóm chức năng tự nhiên Ví dụ như rừng tự nhiên có chức năng cung cấp nước, gỗ, dược liệu, không khí, năng lượng mặt trời, nhiệt độ giúp cho ta hít thở; động thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm; các loại quặng, dầu
mỏ cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người đối với các nguồn tài nguyên ngày càng lớn cả về chất lượng và số lượng Mức độ, cách thức việc sử dụng nguồn tài nguyên đó, đều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
Môi trường sinh thái là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình
Trang 29Trong sản xuất và đời sống, con người luôn đào thải các chất thải vào môi trường Đồng thời với quá trình đó, môi trường không ngừng phân hủy, trung hòa các chất thải, dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố khác, thông qua việc tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hóa phức tạp Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng hấp thụ của môi trường, thì chất lượng môi trường sẽ giảm, môi trường sẽ có thể bị ô nhiễm Do vậy, quá trình này chỉ được duy trì một cách bình thường, khi lượng chất thải không vượt quá mức cho phép khả năng hấp thụ của môi trường
Sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhất là sự tác động của quá trình CNH, HĐH khiến cho lượng chất thải tăng lên không ngừng, trong khi đó khả năng xử lý
ô nhiễm của con người còn hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải ở nơi tiếp nhận nguồn thải, gây ô nhiễm môi trường
Môi trường sinh thái là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
Môi trường sinh thái là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi
Tóm lại, mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con người đều được tiến hành trong môi trường sinh thái, dựa vào môi trường sinh thái và sử dụng các yếu tố sẵn có của môi trường sinh thái Xuất phát từ những nhận thức đó, chúng ta khẳng định môi trường sinh thái có vai trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loại sinh vật sống trên trái đất
Trước vũ trụ mênh mông, con người trở nên bé nhỏ, không còn chuyện chiếm lĩnh tự nhiên bằng mọi giá mà phải hành động theo quy luật Sự vi phạm quy luật tự nhiên, trước hết sẽ gây tổn thương cho tự nhiên, điều này còn có thể cứu vãn, nhưng
Trang 30một khi sự vi phạm đó ảnh hưởng đến vận mệnh của con người thì sự nguy hiểm khó lường hậu quả
Cần phải nhận thức lại một cách nghiêm túc và sâu sắc rằng con người và xã hội
dù có phát triển đến đâu, đến mức cao như thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một bộ phận của sinh quyển, là những yếu tố trong hệ thống Tự nhiên – Con người – Xã hội, các yếu tố trong hệ thống có mối quan hệ khăng khít và tác động phụ thuộc lẫn nhau Con người xã hội dù có sức mạnh nhưng hành động của họ cũng không thể vượt ra ngoài hệ thống mà con người phải biết vận dụng thế mạnh của mình – dạng vật chất duy nhất có ý thức, do đó chỉ có con người mới có khả năng điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Thông qua quá trình phát triển khoa học
kĩ thuật và công nghệ con người dần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho sự phát triển của xã hội
Trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa môi trường đóng vai trò
là nguồn cung cấp đầu vào cho quá trình công nghiệp hóa vì không có quá trình sản xuất nào không đòi hỏi khai thác tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường Tuy nhiên nguồn cung cấp này lại có giới hạn chứ không phải dồi dào vô hạn, điều
đó dẫn tới yêu cầu phải khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên Quá trình CNH, HĐH đi cùng với sự khai thác các yếu tố tự nhiên gia tăng một cách nhanh chóng so với trước đó
Từ nhiều thập kỷ nay, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống của con người, nhất là đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi vì môi trường không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ phế thải sản xuất và sinh hoạt do con người thải ra Những chức năng của môi trường liên quan đến hoạt động kinh tế có mối tương tác chặt chẽ với nhau và trong những trường hợp nhất định chúng có thể triệt tiêu lẫn nhau Chẳng hạn như những chất thải từ sinh hoạt, sản xuất… có chứa nhiều chất độc hại sẽ làm giảm nguồn tài nguyên của môi trường Đó là việc ô
Trang 31nhiễm nguồn nước, đất, do sản xuất công nghiệp Sự ô nhiễm đó lại tác động lại quá trình sản xuất làm cho sản xuất gặp khó khăn Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng lao động sản xuất Hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người Trong số này một số
có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được Trong quá trình khai thác, nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng tới môi trường và như vậy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ không bền vững
Như vậy, môi trường sinh thái giữ vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nếu môi trường sinh thái được bảo vệ sẽ tạo ra tiền đề cần thiết để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ngược lại, nếu môi trường sinh thái không được bảo vệ sẽ là một trong những nguyên nhân cản trở thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bảo vệ môi trường sinh thái:
Ở nước ta thuật ngữ “bảo vệ môi trường sinh thái: được Đảng và Nhà nước
đề cập đến từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và được nhắc lại trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất XI
Bảo vệ môi sinh thái là hoạt động của con người nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái trên cơ sở giữ gìn sự trong sạch, tái tạo và cải tạo môi trường, ngăn chặn các hậu quả xấu do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây ra cho môi trường sinh thái
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường được trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa và hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học
Đó vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái ở bất kì quốc gia nào
Đối với Việt Nam hiện nay, những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích là:
Trang 32 Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Giảm thiểu, thu gom, tái chế và sử dụng chất thải
Tuyên truyền giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học
Phát triển, sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường
Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường
Bảo tồn và phát triển các nguồn gen bàn địa, lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường
Xây dựng nông thôn, làng, ấp, bản, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường
Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn
vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư
Hình thành nếp sống, thói quen giữ vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường
1.2.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái
1.2.2.1 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái
Để tăng trưởng và phát triển bền vững mọi quốc gia trên thế giới không có con đường nào khác là phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đây
là con đường giúp các quốc gia đang phát triển giải quyết những mục tiêu về kinh
tế, xã hội trong phát triển, đồng thời cũng là yêu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Quá trình CNH, HĐH đã tác động tới môi trường sống, ảnh hưởng tới cuộc sống của con người Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực đến môi trường sinh thái CNH, HĐH còn có tác động tiêu cực Nếu không có
Trang 33những giải pháp khắc phục kịp thời thì sẽ gây hậu quả lớn tới môi trường và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia Việc nghiên cứu những tác động của CNH, HĐH đến môi trường sinh thái giúp ta có cơ sở khoa học, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đối với môi trường
Khoa học, công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng Công nghệ môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Công nghệ môi trường phát triển đã tạo ra được những sản phẩm
có thể hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời xử lý các tác động có hại do quá trình CNH, HĐH gây ra
Với nhiều phát kiến khoa học, có thể tận dụng được tính năng của các loại tài nguyên, làm giảm lượng nguyên liệu tiêu dùng trong sản xuất hơn nữa việc sử dụng công nghệ hiện đại giúp con người khai thác những tài nguyên khó tiếp cận, từ đó góp phần làm tăng số lượng nguyên liệu thô Mặt khác, có thể tạo ra những tài nguyên mới, năng lượng mới hữu ích cho môi trường để thay thế các nguồn năng lượng cũ Cụ thể tác động tích cực của công nghệ hiện đại tới môi trường sinh thái như sau:
+ Áp dụng công nghệ sạch trong quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… sẽ giúp bảo vệ, cải thiện môi trường không khí qua việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, giảm năng lượng tiêu thụ, tái tạo nguồn năng lượng mới Với những công nghệ thân thiện với môi trường, có thể sản xuất ra những thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí, hay phòng ngừa sự ô nhiễm không khí
Trang 34Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở nước ta chủ yếu là do khí thải từ các nhà máy trong quá trình phát triển công nghiệp như: phân bón, hóa chất, xi măng, giấy, nhiệt điện… Trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã tích cực trong việc áp dụng công nghệ xử lý khí thải của Việt Nam hay nước ngoài nhằm bảo vệ môi trường Ví dụ như hệ thống xử lý khí thải của nhà máy Nhiệt điện Formosa ở Đồng Nai, hệ thống xử
lý khí thải lò hồ quang ở nhà máy Thép Tân Bình (TP HCM); công nghệ xử lý bụi và rác thải tại nhà máy sản xuất phân bón và hóa chất Super photphat Lâm Thao
Những công nghệ “ thân thiện” còn tạo ra những sản phẩm tiêu dùng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những sản phẩm tối ưu cho người tiêu dùng trong thời gian qua như: sản phẩm của Sam Sung,
LG, Toshiba, Sanyo…
Trong nông nghiệp, sự phát triển của các nghành nông nghiệp hữu cơ với những phương pháp canh tác khoa học không những mang lại độ phì nhiêu cho đất, tăng mực nước ngầm mà còn giảm lượng các – bon trong đất và phát triển đa dạng sinh học
Sử dụng công nghệ mới để tái tạo nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng
cũ, nhằm ngăn chặn, hạn chế sự ô nhiễm không khí Ví dụ việc sử dụng khí đốt sinh học Biogas – nguồn năng lượng tại chỗ rẻ tiền đã đem lại hiệu quả tích cực cho việc
xử lý ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải chăn nuôi tạo ra, vừa thay thế nguồn năng lượng khí đốt như xăng, dầu, phục vụ cho sản xuất không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người…
+ Ứng dụng công nghệ mới để bảo vệ và cải thiện môi trường nước
Quá trình phát triển công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng nước thải lớn chủ yếu từ công nghiệp chế biến, dệt, nhuộm, giấy… Trong quá trình sản xuất với việc ứng dụng công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả trong quá trình xử lý nước thải, ngăn chặn sự ô nhiễm ra môi trường Hơn nữa, bằng những công nghệ sạch, có thể dùng những nguyên liệu sạch thay thế trong sản xuất, nhằm khắc phục, giảm thiểu sự ô nhiễm Điển hình, trước đây trong nghành công nghiệp sản xuất gạch lát người ta vẫn hay sử dụng nguyên liệu thủy tinh chứa flo và chì để sản xuất thì nay khi ứng dụng công nghệ mới các cơ sở sản xuất là làm sạch nguồn
Trang 35nước thải bằng việc sử dụng nguyên liệu thủy tinh không có flo và chì thay thế cho loại nguyên liệu cũ
Cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến mà giúp cho việc cung cấp nước sạch hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu cho các khu đô thị và vùng nông thôn thông qua quy trình thoát nước, xử lý nước thải tập trung…
Chất lượng nước trong chăn nuôi thủy sản cũng được cải thiện nhờ ứng dụng những chế phẩm sinh học Thí dụ hiện nay, người ta đã sử dụng chế phẩm BRF – 2 quakit, nhằm tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trưởng của vật nuôi trong ao hồ, tạo được sự ổn định, duy trì chất lượng nước trong ao đồng thời giảm các vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi
+ Công nghệ hiện đại cho phép hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm đất, cho phép xử lý trực tiếp những chất thải gây ô nhiễm cho đất như chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, sản xuất linh kiện điện tử
Thiêu hủy chất thải rắn được coi là một phương pháp hữu hiệu để khắc phục
sự ô nhiễm Trên cơ sở công nghệ cao, có thể xây dựng các lò đốt rác có nhiệt độ cao, có thể đốt được chất thải rắn thông thường và nguy hại mà không gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, còn có những công nghệ đang được triển khai, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn rác thải, tái chế để sản xuất lại: Ví dụ như
xử lý rác thải bằng giun, xử lý rác thải bằng ruồi đen Những chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy như rau, cỏ, lá cây… qua việc áp dụng công nghệ yếm khí có thể chế thành phân compost dùng cho nông nghiệp
Như vậy, CNH, HĐH thúc đẩy sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy việc áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, đây chính là yếu tố góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái
CNH, HĐH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần cung ứng các yếu tố nguồn lực như vốn, nguồn nhân lực, KH và CN… cho việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
Trang 36 CNH, HĐH làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn khiến cho việc quy hoạch về cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn cũng góp phần cải thiện môi trường bằng việc trồng cây xung quanh các khu đô thị, xây dựng các công viên xanh, công viên sinh thái Từ đó, ngăn chặn, hạn chế sự ô nhiễm và tiến tới cải thiện môi trường
CNH, HĐH làm cho cách thức sản xuất và tiêu dùng của con người cũng thay đổi theo hướng hiện đại Người ta sẽ lựa chọn những phương thức sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng mà không gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh đó, CNH, HĐH giúp cho việc nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao nhận thức của con người Đây là nhân tố quan trọng giúp cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với bảo vệ môi trường sinh thái Bởi việc nâng cao
về nhận thức khiến cho con người trở lên hiểu biết Từ đó hình thành một hệ thống
ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống văn minh của loài người Con người sẽ tự giác và biết cách giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái
Tóm lại, CNH, HĐH không những tạo điều kiện quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế - xã hội mà còn giúp cho việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái tốt hơn Từ đó đáp ứng được những yêu cầu của quá trình phát triển bền vững
1.2.2.3 Tác động tiêu cực và hệ quả của tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái a) Các tác nhân tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Thậm chí so với nhiều nước công nghiệp phát triển, vấn đề môi trường của Việt Nam còn phức tạp và gay gắt hơn Những tác động tích cực của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái
là không thể phủ nhận Tuy nhiên, nhìn chung những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua ở nhiều nước còn ở mức khiêm tốn, về cản bản còn ở dạng tiềm năng mang tính xu hướng và định tính Nhưng những tác động
Trang 37tiêu cực của quá trình CNH, HĐH đến môi trường sinh thái đã và đang tăng lên về quy mô, loại hình và hậu quả
Để công nghiêp hóa, hiện đại hóa thành công cần huy động mọi nguồn lực có sẵn của đất nước, trong đó nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng, nhất là khi Việt Nam vốn là một nước nghèo, tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, trình độ dân trí chưa cao, chưa đều nên tài nguyên thiên nhiên lại càng là nguồn lực có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH tăng về quy mô và phạm vi ngày càng được mở rộng Quy mô
và phạm vi công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng lớn đòi hỏi các nguồn tài nguyên thiên nhiên càng nhiều, dẫn đến môi trường tự nhiên càng bị khai thác mạnh hơn, đồng thời môi trường sống cũng bị ô nhiễm nặng nề hơn
Tác động của phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
Sự phát triển của các nghành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa đã trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái
- Tác động của phát triển ngành công nghiệp
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp Do nhiều nguyên nhân khác nhau ( ý thức thiếu trách nhiệm với môi trường của các nhà đầu tư, khả năng hạn chế về vốn đầu tư cho xử lý chất thải, sự thiếu hoặc chưa đồng bộ và tính thực thi hạn chế của hệ thống pháp luật về môi trường…) đã khiến cho các chất thải công nghiệp ( khí, rắn, lỏng) không được xử lý hoặc xử lý qua loa đã trực tiếp thải ra môi trường Vì vậy, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm
Quá trình phát triển công nghiệp đã thu hút các nguồn đầu tư mạnh mẽ, theo
đó các khu công nghiệp (KCN) khu chế xuất (KCX) được thành lập và phát triển không ngừng tạo ra các giá trị công nghiệp và xuất khẩu ngày càng lớn, tạo công
ăn việc làm cho hàng triệu lao động Tính hết năm 2013 cả nước có trên 300 KCN.Tuy nhiên các KCN chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm với
Trang 3874,9% tổng số KCN của cả nước, nguồn thải từ các KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng lớn , trong khi đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải ở các KCN còn hạn chế Từ đó làm cho môi trường sinh thái ở các KCN bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn
Các nghành công nghiệp phát triển kèm theo nhu cầu cung cấp nguyên liệu
và năng lượng liên tục tăng Việc gia tăng mức độ sử dụng nguyên liệu, năng lượng luôn kèm theo nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường trong khu vực và làm suy giảm sự lành mạnh của môi trường toàn cầu Hơn 90% nguồn năng lượng sử dụng của nước ta là nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ Quá trình đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu như vậy sẽ thải ra các khí gây ô nhiễm môi trường rất lớn
- Tác động của phát triển nông nghiệp và nông thôn
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao hàm trong đó sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa năng suất cao một mặt giúp sản lượng và năng xuất cây trồng không ngừng tăng lên, mặt khác lại kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng nhiều Trong khi các nước phát triển có xu hướng giảm việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu thì ở Việt Nam chiều hướng này lại tăng mạnh
Việc sử dụng phân bón hóa học sẽ để lại một lượng dư thừa do cây trồng không được hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một
số loại cây trồng
Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, không tuân thủ các quy trình kĩ thuật đã làm mất cân bằng sinh thái khi các loại sâu bệnh kháng thuốc BVTV, nhiều loại sinh vật có ích bị tiêu diệt Thuốc BVTV còn gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do lượng thuốc dư thừa khi sử dụng quá nhiều mà cây trồng không hấp thụ hết sẽ thải ra ngoài môi trường
Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng tăng trưởng liên tục cả về số lượng và quy mô trong thời gian qua cũng làm ô nhiễm môi trường
Trang 39sinh thái do chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản không được xử lý đúng kĩ thuật, xả thải trực tiếp ra môi trường
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng có những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái Việc phát triển các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trình độ công nghệ sản xuất tại các làng nghề rất thấp, manh mún, lạc hậu; làng nghề phân bố rải rác thiếu tập trung, nhận thức của người dân về BVMT còn yếu kém… đã làm cho làng nghề và các điểm công nghiệp làng nghề đang là tác nhân gây ô nhiễm môi trường đáng kể
- Tác động của phát triển ngành dịch vụ
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự phát triển của các ngành dịch vụ ( thương mại, du lịch, y tế…) cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường sinh thái ở các nước đang phát triển
Không phải lúc nào hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng cũng tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc, quy định của pháp luật, của Nhà nước, mà thường xảy ra các hiện tượng, hành vi xấu vừa vi phạm pháp luật nhà nước, vừa ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách và tàn phá môi trường sinh thái
Tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển là nhập khẩu tràn lan các mặt hàng như xe máy, ô tô bãi rác, quần áo cũ, và nhiều đồ gia dụng cũ, những công nghệ cũ qua cả đường chính nghạch, tiểu nghạch và đặc biệt là nhập lậu chưa được kiểm soát Trong chừng mực nào đó đã biến các nước này trở thành bãi rác thải của thế giới
Việc nhập khẩu thuốc trừ sâu trở lên hỗn loạn, thị trường không được kiểm soát chặt chẽ Một số loại thuốc đã bị cấm lưu hành nhưng vẫn được nhập lậu từ Trung Quốc vào nước ta và đưa vào sử dụng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn
Trong những năm trước đây việc nhập lậu ốc bưu vàng về nuôi đã gây ra đại dịch ốc bưu vàng, lan tràn trên khắp đồng ruộng, ao hồ, song ngòi, đã đe dọa trực tiếp mùa màng nông nghiệp và hệ sinh thái thực vật ở nước ta
Trang 40Hàng xuất khẩu nước ta ra thị trường nước ngoài hiện nay chủ yếu là hàng nông sản sơ chế (gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hải sản đông lạnh…) và các loại khoáng sản thô (dầu thô, than…), các loại sản phẩm chế biến lâm sản như gỗ, song mây và hàng dệt tơ tằm… Cơ cấu hàng xuất khẩu nặng về xuất nguyên liệu thô, chưa qua chế biến như hiện nay, thêm vào đó là sự kiểm soát chưa chặt chẽ đối với hoạt động thương mại, đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có đã gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái rất nghiêm trọng
Quá trình tự do hóa trong thương mại ở nước ta đã nhanh chóng đưa số hộ kinh doanh thương mại nhỏ lên xấp xỉ 2 triệu hộ, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn đông dân cư Tình trạng kinh doanh tràn lan, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để làm địa điểm kinh doanh làm nơi họp chợ gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường, chủ yếu là ô nhiễm do tiếng ồn Chợ họp không được quy hoạch dẫn đến tình trạng
ứ đọng rác thải, nước thải làm mất vệ sinh đường phố, là mầm mống gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
Tình trạng làm giàu nhanh của các hộ kinh doanh đã bất chấp việc sử dụng các loại thực phẩm đầu độc đồng loại trong thời gian gần đây đến mức báo động, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng mà về lâu dài cũng gây hậu quả đối với môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến thế hệ sau Những tác động của các hoạt động thương mại nói trên đối với môi trường sinh thái và con người cần được sớm hạn chế và loại bỏ
Du lịch phát triển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị của khối nghành dịch vụ (đóng góp 38,3% vào GDP của Việt Nam, năm 2013) Phát triển du lịch đồng nghĩa với gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường hoạt động xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, gia tăng nhu cầu sử dụng các giá trị tài nguyên thiên nhiên như các nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước… Các tác động tiêu cực tới môi trường đã và đang xảy ra khi sức chứa của nhiều khu du lịch không đảm bảo nhu cầu