Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

1.2.2.1. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái

Để tăng trƣởng và phát triển bền vững mọi quốc gia trên thế giới không có con đƣờng nào khác là phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là con đƣờng giúp các quốc gia đang phát triển giải quyết những mục tiêu về kinh tế, xã hội trong phát triển, đồng thời cũng là yêu cầu cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Quá trình CNH, HĐH đã tác động tới môi trƣờng sống, ảnh hƣởng tới cuộc sống của con ngƣời. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực đến môi trƣờng sinh thái CNH, HĐH còn có tác động tiêu cực. Nếu không có

21

những giải pháp khắc phục kịp thời thì sẽ gây hậu quả lớn tới môi trƣờng và từ đó ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu những tác động của CNH, HĐH đến môi trƣờng sinh thái giúp ta có cơ sở khoa học, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đối với môi trƣờng.

1.2.2.2. Tác động tích cực

Sự phát triển của các nghành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH đã có những tác động tích cực tới môi trƣờng sinh thái.

 Quá trình CNH, HĐH đem tới sự phát triển công nghiệp cùng với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật và công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất và đời sống, giúp cho việc ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, nhằm bảo vệ và cải thiện môi trƣờng một cách hiệu quả.

Khoa học, công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng. Công nghệ môi trƣờng là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái. Công nghệ môi trƣờng phát triển đã tạo ra đƣợc những sản phẩm có thể hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời xử lý các tác động có hại do quá trình CNH, HĐH gây ra.

Với nhiều phát kiến khoa học, có thể tận dụng đƣợc tính năng của các loại tài nguyên, làm giảm lƣợng nguyên liệu tiêu dùng trong sản xuất. hơn nữa việc sử dụng công nghệ hiện đại giúp con ngƣời khai thác những tài nguyên khó tiếp cận, từ đó góp phần làm tăng số lƣợng nguyên liệu thô. Mặt khác, có thể tạo ra những tài nguyên mới, năng lƣợng mới hữu ích cho môi trƣờng để thay thế các nguồn năng lƣợng cũ. Cụ thể tác động tích cực của công nghệ hiện đại tới môi trƣờng sinh thái nhƣ sau:

+ Áp dụng công nghệ sạch trong quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… sẽ giúp bảo vệ, cải thiện môi trƣờng không khí qua việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, giảm năng lƣợng tiêu thụ, tái tạo nguồn năng lƣợng mới. Với những công nghệ thân thiện với môi trƣờng, có thể sản xuất ra những thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí, hay phòng ngừa sự ô nhiễm không khí.

22

Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở nƣớc ta chủ yếu là do khí thải từ các nhà máy trong quá trình phát triển công nghiệp nhƣ: phân bón, hóa chất, xi măng, giấy, nhiệt điện… Trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã tích cực trong việc áp dụng công nghệ xử lý khí thải của Việt Nam hay nƣớc ngoài nhằm bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ nhƣ hệ thống xử lý khí thải của nhà máy Nhiệt điện Formosa ở Đồng Nai, hệ thống xử lý khí thải lò hồ quang ở nhà máy Thép Tân Bình (TP HCM); công nghệ xử lý bụi và rác thải tại nhà máy sản xuất phân bón và hóa chất Super photphat Lâm Thao.

Những công nghệ “ thân thiện” còn tạo ra những sản phẩm tiêu dùng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng không khí. Nhiều doanh nghiệp đã đƣa ra những sản phẩm tối ƣu cho ngƣời tiêu dùng trong thời gian qua nhƣ: sản phẩm của Sam Sung, LG, Toshiba, Sanyo…

Trong nông nghiệp, sự phát triển của các nghành nông nghiệp hữu cơ với những phƣơng pháp canh tác khoa học không những mang lại độ phì nhiêu cho đất, tăng mực nƣớc ngầm mà còn giảm lƣợng các – bon trong đất và phát triển đa dạng sinh học.

Sử dụng công nghệ mới để tái tạo nguồn năng lƣợng mới thay thế năng lƣợng cũ, nhằm ngăn chặn, hạn chế sự ô nhiễm không khí. Ví dụ việc sử dụng khí đốt sinh học Biogas – nguồn năng lƣợng tại chỗ rẻ tiền đã đem lại hiệu quả tích cực cho việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng từ nguồn chất thải chăn nuôi tạo ra, vừa thay thế nguồn năng lƣợng khí đốt nhƣ xăng, dầu, phục vụ cho sản xuất không gây ảnh hƣởng tới sức khỏe của con ngƣời…

+ Ứng dụng công nghệ mới để bảo vệ và cải thiện môi trƣờng nƣớc.

Quá trình phát triển công nghiệp đã thải ra môi trƣờng một lƣợng nƣớc thải lớn chủ yếu từ công nghiệp chế biến, dệt, nhuộm, giấy… Trong quá trình sản xuất với việc ứng dụng công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả trong quá trình xử lý nƣớc thải, ngăn chặn sự ô nhiễm ra môi trƣờng. Hơn nữa, bằng những công nghệ sạch, có thể dùng những nguyên liệu sạch thay thế trong sản xuất, nhằm khắc phục, giảm thiểu sự ô nhiễm. Điển hình, trƣớc đây trong nghành công nghiệp sản xuất gạch lát ngƣời ta vẫn hay sử dụng nguyên liệu thủy tinh chứa flo và chì để sản xuất thì nay khi ứng dụng công nghệ mới các cơ sở sản xuất là làm sạch nguồn

23

nƣớc thải bằng việc sử dụng nguyên liệu thủy tinh không có flo và chì thay thế cho loại nguyên liệu cũ.

Cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến mà giúp cho việc cung cấp nƣớc sạch hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu cho các khu đô thị và vùng nông thôn thông qua quy trình thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải tập trung…

Chất lƣợng nƣớc trong chăn nuôi thủy sản cũng đƣợc cải thiện nhờ ứng dụng những chế phẩm sinh học. Thí dụ hiện nay, ngƣời ta đã sử dụng chế phẩm BRF – 2 quakit, nhằm tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trƣởng của vật nuôi trong ao hồ, tạo đƣợc sự ổn định, duy trì chất lƣợng nƣớc trong ao đồng thời giảm các vi sinh vật gây bệnh cho vật nuôi.

+ Công nghệ hiện đại cho phép hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm đất, cho phép xử lý trực tiếp những chất thải gây ô nhiễm cho đất nhƣ chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, sản xuất linh kiện điện tử.

Thiêu hủy chất thải rắn đƣợc coi là một phƣơng pháp hữu hiệu để khắc phục sự ô nhiễm. Trên cơ sở công nghệ cao, có thể xây dựng các lò đốt rác có nhiệt độ cao, có thể đốt đƣợc chất thải rắn thông thƣờng và nguy hại mà không gây ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh đó, còn có những công nghệ đang đƣợc triển khai, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng từ các nguồn rác thải, tái chế để sản xuất lại: Ví dụ nhƣ xử lý rác thải bằng giun, xử lý rác thải bằng ruồi đen. Những chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy nhƣ rau, cỏ, lá cây… qua việc áp dụng công nghệ yếm khí có thể chế thành phân compost dùng cho nông nghiệp.

Nhƣ vậy, CNH, HĐH thúc đẩy sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy việc áp dụng những phƣơng pháp sản xuất tiên tiến, đây chính là yếu tố góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, cải thiện môi trƣờng sinh thái.

 CNH, HĐH thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế góp phần cung ứng các yếu tố nguồn lực nhƣ vốn, nguồn nhân lực, KH và CN… cho việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái.

24

 CNH, HĐH làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn khiến cho việc quy hoạch về cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn cũng góp phần cải thiện môi trƣờng bằng việc trồng cây xung quanh các khu đô thị, xây dựng các công viên xanh, công viên sinh thái. Từ đó, ngăn chặn, hạn chế sự ô nhiễm và tiến tới cải thiện môi trƣờng.

 CNH, HĐH làm cho cách thức sản xuất và tiêu dùng của con ngƣời cũng thay đổi theo hƣớng hiện đại. Ngƣời ta sẽ lựa chọn những phƣơng thức sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng có chất lƣợng mà không gây ô nhiễm môi trƣờng.

 Bên cạnh đó, CNH, HĐH giúp cho việc nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao nhận thức của con ngƣời. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của con ngƣời đối với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Bởi việc nâng cao về nhận thức khiến cho con ngƣời trở lên hiểu biết. Từ đó hình thành một hệ thống ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống văn minh của loài ngƣời. Con ngƣời sẽ tự giác và biết cách giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái.

Tóm lại, CNH, HĐH không những tạo điều kiện quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế - xã hội mà còn giúp cho việc bảo vệ, cải thiện môi trƣờng sinh thái tốt hơn. Từ đó đáp ứng đƣợc những yêu cầu của quá trình phát triển bền vững.

1.2.2.3. Tác động tiêu cực và hệ quả của tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái a)Các tác nhân tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cũng nhƣ ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Thậm chí so với nhiều nƣớc công nghiệp phát triển, vấn đề môi trƣờng của Việt Nam còn phức tạp và gay gắt hơn. Những tác động tích cực của quá trình CNH, HĐH đến môi trƣờng sinh thái là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhìn chung những tác động tích cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua ở nhiều nƣớc còn ở mức khiêm tốn, về cản bản còn ở dạng tiềm năng mang tính xu hƣớng và định tính. Nhƣng những tác động

25

tiêu cực của quá trình CNH, HĐH đến môi trƣờng sinh thái đã và đang tăng lên về quy mô, loại hình và hậu quả.

Để công nghiêp hóa, hiện đại hóa thành công cần huy động mọi nguồn lực có sẵn của đất nƣớc, trong đó nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực quan trọng, nhất là khi Việt Nam vốn là một nƣớc nghèo, tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, trình độ dân trí chƣa cao, chƣa đều nên tài nguyên thiên nhiên lại càng là nguồn lực có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CNH, HĐH tăng về quy mô và phạm vi ngày càng đƣợc mở rộng. Quy mô và phạm vi công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng lớn đòi hỏi các nguồn tài nguyên thiên nhiên càng nhiều, dẫn đến môi trƣờng tự nhiên càng bị khai thác mạnh hơn, đồng thời môi trƣờng sống cũng bị ô nhiễm nặng nề hơn.

 Tác động của phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH

Sự phát triển của các nghành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa đã trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái.

- Tác động của phát triển ngành công nghiệp

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trƣớc hết là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau ( ý thức thiếu trách nhiệm với môi trƣờng của các nhà đầu tƣ, khả năng hạn chế về vốn đầu tƣ cho xử lý chất thải, sự thiếu hoặc chƣa đồng bộ và tính thực thi hạn chế của hệ thống pháp luật về môi trƣờng…) đã khiến cho các chất thải công nghiệp ( khí, rắn, lỏng) không đƣợc xử lý hoặc xử lý qua loa đã trực tiếp thải ra môi trƣờng. Vì vậy, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình môi trƣờng sinh thái ngày càng bị ô nhiễm.

Quá trình phát triển công nghiệp đã thu hút các nguồn đầu tƣ mạnh mẽ, theo đó các khu công nghiệp (KCN) khu chế xuất (KCX) đƣợc thành lập và phát triển không ngừng tạo ra các giá trị công nghiệp và xuất khẩu ngày càng lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Tính hết năm 2013 cả nƣớc có trên 300 KCN.Tuy nhiên các KCN chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm với

26

74,9% tổng số KCN của cả nƣớc, nguồn thải từ các KCN mặc dù tập trung nhƣng thải lƣợng lớn , trong khi đó công tác quản lý cũng nhƣ xử lý chất thải ở các KCN còn hạn chế. Từ đó làm cho môi trƣờng sinh thái ở các KCN bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Các nghành công nghiệp phát triển kèm theo nhu cầu cung cấp nguyên liệu và năng lƣợng liên tục tăng. Việc gia tăng mức độ sử dụng nguyên liệu, năng lƣợng luôn kèm theo nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực và làm suy giảm sự lành mạnh của môi trƣờng toàn cầu. Hơn 90% nguồn năng lƣợng sử dụng của nƣớc ta là nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Quá trình đốt cháy một lƣợng lớn nhiên liệu nhƣ vậy sẽ thải ra các khí gây ô nhiễm môi trƣờng rất lớn.

- Tác động của phát triển nông nghiệp và nông thôn

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao hàm trong đó sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa năng suất cao một mặt giúp sản lƣợng và năng xuất cây trồng không ngừng tăng lên, mặt khác lại kéo theo nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Trong khi các nƣớc phát triển có xu hƣớng giảm việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu thì ở Việt Nam chiều hƣớng này lại tăng mạnh.

Việc sử dụng phân bón hóa học sẽ để lại một lƣợng dƣ thừa do cây trồng không đƣợc hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng nhƣ làm ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng.

Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, không tuân thủ các quy trình kĩ thuật đã làm mất cân bằng sinh thái khi các loại sâu bệnh kháng thuốc BVTV, nhiều loại sinh vật có ích bị tiêu diệt. Thuốc BVTV còn gây ô nhiễm đất, nƣớc ngầm và nƣớc mặt do lƣợng thuốc dƣ thừa khi sử dụng quá nhiều mà cây trồng không hấp thụ hết sẽ thải ra ngoài môi trƣờng.

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản cũng tăng trƣởng liên tục cả về số lƣợng và quy mô trong thời gian qua cũng làm ô nhiễm môi trƣờng

27

sinh thái do chất thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản không đƣợc xử lý đúng kĩ thuật, xả thải trực tiếp ra môi trƣờng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng có những tác động tiêu cực tới môi trƣờng sinh thái. Việc phát triển các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trình độ công nghệ sản xuất tại các làng nghề rất thấp, manh mún, lạc hậu; làng nghề phân bố rải rác thiếu tập trung, nhận thức của ngƣời dân về BVMT còn yếu kém… đã làm cho làng nghề và các điểm công nghiệp làng nghề đang là tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đáng kể.

- Tác động của phát triển ngành dịch vụ

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự phát triển của các ngành dịch vụ ( thƣơng mại, du lịch, y tế…) cũng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái ở các nƣớc đang phát triển

Không phải lúc nào hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)