Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 102)

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hóa mà cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế đang tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh. Do đó con ngƣời và tri thức ngày càng trở thành nhân tố quyết định của mỗi quốc gia.

Toàn cầu hóa làm cho các nƣớc xích lại gần nhau hơn, liên kết với nhau trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là những vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó có vấn đề môi trƣờng sinh thái. Môi trƣờng sinh thái đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để xác định thế mạnh của mỗi quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới đang bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. Điều đó đặt các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam trƣớc những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng trƣớc

91

những tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, trong đó có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ dƣới hình thức mới – các hàng rào kỹ thuật, trở thành rào cản lớn cho thƣơng mại quốc tế.

Trong các hàng rào kỹ thuật có vấn đề môi trƣờng sinh thái trong đó sản phẩm đƣợc sản xuất ra. Đây là thách thức to lớn đối với Việt Nam, đòi hỏi quá trình CNH, HĐH phải đƣợc đặt trong quỹ đạo của phát triển bền vững, mà thách thức lớn nhất ở đây là phải giảm thiểu những tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trƣờng sinh thái.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra nhƣ vũ bão, trong đó có những tiến bộ vƣợt bậc trong công nghệ sản xuất thân thiện với môi trƣờng trong ngành công nghiệp cũng nhƣ nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải có năng lực hấp thụ và có nguồn lực tận dụng cơ hội mới này trong nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Một trong những quan điểm chủ đạo trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Việt Nam là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lƣợc.

Theo đó, phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển bền vững là cơ sở đề phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và phát triển bền vững phải gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

92

Đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nhanh và bền vững là một nhiệm vụ trọng yếu trong giai đoạn hiện nay. Những nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là:

- Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững.

- Cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành kinh tế, thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp.

- Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hƣớng hiện đại

- Phát triển nông – lâm – ngƣ nghiệp toàn diện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết những vấn đề nông dân, nông thôn.

- Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thƣơng mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Bắc Ninh đang đứng trƣớc những thuận lợi và cơ hội mới trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH đối với môi trƣờng sinh thái.

Tuy nhiên, những thách thức đặt ra ở đây là Bắc Ninh phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, đổi mới mô hình tăng trƣởng tăng trƣởng trong điều kiện đất chật ngƣời đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, những vấn đề môi trƣờng sinh thái nảy sinh dƣới tác động của quá trình CNH, HĐH đã và đang hết sức gay gắt cả về quy mô, mức độ và hậu quả.

4.1.2. Bối cảnh ở địa phương

Bắc Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về phát triển công nghiệp. Môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh đã đƣợc cải thiện đáng kể, là một trong những tỉnh thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Là tỉnh dẫn đầu trong xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề. Cho đến nay, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng đã chiếm hơn 75% GDP của tỉnh. Đây là tiền đề rất căn bản

93

để Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH đến môi trƣờng sinh thái.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng Bắc Ninh sẽ tiếp tục đứng trƣớc những thách thức to lớn vể vấn đề môi trƣờng sinh thái.

Thứ nhất, tình trạng gia tăng nhanh mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng sinh thái do tác động của quá trình CNH, HĐH thời gian qua, đòi hỏi phải khắc phục, đặc biệt là ô nhiễm môi trƣờng ở các khu công nghiệp, các làng nghề đang hoạt động. Xử lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng đất và môi trƣờng không khí đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, nhƣng điều quan trọng hơn là phải hạn chế đƣợc tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng từ chính những tác nhân của tình trạng này. Thứ hai, nông nghiệp của tỉnh còn ở tình trạng lạc hậu, manh mún và diện tích canh tác tiếp tục bị thu hẹp bởi phát triển công nghiệp và đô thị. Thâm canh theo lối truyền thống (sử dụng ngày càng nhiều chế phẩm hóa học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng) chắc chắn chƣa dừng lại khi nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm của tỉnh tiếp tục tăng lên từ các khu công nghiệp, khu đô thị cũ và mới.

Thứ ba, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhiều khu công nghiệp tập trung mới sẽ đi vào hoạt động, một số làng nghề trong các ngành chế biến kim loại, chế biến nông sản đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục mở rộng quy mô. Điều đó tiềm ẩn những thiệt hại về môi trƣờng sẽ tiếp tục gia tăng.

Thứ tƣ, trong thời gian tới, một số địa điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề sẽ đƣợc hình thành và đi vào hoạt động. Đây là một nỗ lực lớn của Bắc Ninh nhằm phát huy những lợi thế của tỉnh trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, kinh nghiêm thực tế cho thấy, du lịch là một tác nhân quan trọng của tình trạng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái.

Những dự báo về tác động của CNH, HĐH đến môi trƣờng sinh thái của tỉnh Bắc Ninh trên đây chính là những căn cứ quan trọng để đƣa ra những giải pháp hữu hiệu phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH hóa đên trƣờng sinh thái ở Bắc Ninh trong thời gian tới.

94

4.2. Quan điểm và định hƣớng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trƣờng sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh

4.2.1. Quan điểm

- Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Ninh cần phải thống nhất với chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta hiện nay, dựa trên việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Mặt khác, chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng phải thống nhất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Ninh; giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với môi trƣờng. Đó là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững trong quá trình CNH, HĐH.

- Phát triển kinh tế , đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc và bảo vệ môi trƣờng, theo xu hƣớng phát triển bền vững, không làm suy thoái cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa để Bắc Ninh xứng đáng là cái nôi văn hóa của ngƣời Việt. Coi trọng chiến lƣợc phát triển con ngƣời, không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ nhận thức và đời sống của nhân dân.

- Khoa học và công nghệ đóng vai trò là đầu tầu đối với toàn bộ sự phát triển. Công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Phải chú trọng phát triển năng lực khoa học công nghệ. Công nghệ hiện đại thân thiên với môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên sử dụng ở những nghành và lĩnh vực có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau.

- Coi bảo vệ môi trƣờng sinh thái là nhiệm vụ trung tâm của toàn xã hội, các cấp, các nghành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi ngƣời dân. Đó là biểu hiện của nếp sống, nét văn hóa, đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật của con ngƣời. Bảo vệ môi trƣờng mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu do đó phải có sự liên kết giữa

95

Bắc Ninh với các tỉnh, thành phố trong vùng, các quốc gia khác để thực hiện các đề án bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong quá trình CNH, HĐH.

- Bảo vệ môi trƣờng sinh thái là nhiệm vụ cấp bách, phức tạp, lâu dài. Vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc, thể chế pháp luật và tinh thần, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, của nhân dân.

- Bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc thực hiện trên phƣơng châm lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng, nhằm bảo vệ, cải thiện môi trƣờng sinh thái. Tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, coi khoa học, công nghệ là công cụ hữu hiệu để chuyển nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của CNH, HĐH đến môi trƣờng sinh thái nhằm bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái của tỉnh.

4.2.2. Định hướng

- Duy trì tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lƣợng khoa học, công nghệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣơng.

- Thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, dựa trên cơ sở tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo đƣợc, giảm tối đa việc thải các chất độc hại và khó phân hủy vào môi trƣờng, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa với thiên nhiên.

- Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, “công nghiệp xanh”.Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trƣờng, phải đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển đƣợc các nguồn tài nguyên đất, nƣớc, không khí, đa dạng sinh học.

- Phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng ngay từ khâu lập và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tƣ, đảm bảo các quy hoạch, dự án đầu tƣ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng.

- Ngăn chặn không để ô nhiễm môi trƣờng gia tăng, từng bƣớc cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trƣờng

96

trong các KCN tập trung, CCN và một số làng nghề; cải thiện và nâng cao chất lƣợng nƣớc của hệ thống các lƣu vực sông trên địa bàn tỉnh.

- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát môi trƣờng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trƣờng sinh thái ở Bắc Ninh thời gian tới

4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

4.3.1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

 Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp

Thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ XVIII của Tỉnh, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có sự quy hoạch phát triển công nghiệp một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn.Việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phải đảm bảo sản xuất có hiệu quả đồng thời phải kết hợp với phòng chống ô nhiễm môi trƣờng, hạn chế các chất thải độc hại, khói bụi, chất thải rắn từ các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ các làng nghề.

Ƣu tiên thu hút các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tạo điều kiện tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc. Tập trung thu hút nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên tinh thần khuyến khích tỷ lệ nội địa hóa cao, ƣu tiên phát triển các dự án có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, các sản phẩm sạch.

97

 Chính sách bảo vệ môi trƣờng trong công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là phòng ngừa, trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên 3 nội dung sau:

+ Phòng ngừa ngay từ doanh nghiệp, tạo ra các năng lực cần thiết để tự kiểm soát và giải quyết bảo vệ môi trƣờng ngay từ doanh nghiệp.

+ Phòng ngừa ngay trong quá trình xây dựng chiến lƣợc, chính sách phát triển ngành.

+ Thực hiện chiến lƣợc liên tục về sản xuất sạch hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)