Tình hình CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 66)

Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” thời gian qua kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng CNH, HĐH. CNH, HĐH của tỉnh đang đƣợc đẩy mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, nhất là từ năm 2005 trở lại đây, là giai đoạn CNH, HĐH của tỉnh có bƣớc bứt phá.

55

3.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Trƣớc hết biểu hiện rõ rệt ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghành, lĩnh vực có nhiều tiến bộ, theo xu hƣớng CNH, HĐH. Sự chuyển dịch đó nhƣ sau:

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh ( đơn vị %)

Chỉ tiêu 2006 2010 2012 2013

Toàn nền kinh tế 100,0 100,0 100,0 100,0

1. CN – XD 36,0 46,5 73,3 74,5

2. NL – TS 28,0 25,3 7,5 6,0

3. DV 26,0 28,2 19,2 19,5

Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2013

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từ 28% năm 2006 giảm xuống còn 7,5% năm 2012 và giảm xuống còn 6% năm 2013; khu vực công nghiệp và xây dựng từ 36% năm 2006 tăng lên 73,3% năm 2012 và đến năm 2013 tăng lên 74,5%; khu vực dịch vụ từ 26,0 năm 2006,năm 2012 là 19,2% và tăng lên 19,5% năm 2013.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đi đôi với chuyển dịch lao động xã hội. Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hƣớng CNH - HĐH. Lao động từ khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) đƣợc đào tạo ngành nghề để chuyển sang làm việc cho khu vực khác, chủ yếu là trong Công nghiệp - Xây dựng. Sự chuyển dịch này diễn ra khá nhanh. Năm 2009, cơ cấu lao động tƣơng ứng 3 khu vực Nông nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ là 63,9%, 21,8%, 14,3%. Đến năm 2013, tỷ lệ tƣơng ứng đạt 12,65%, 63,52%, 23,83%. [50; 31]

Nhƣ vậy, sự chuyển dịch của các nghành kinh tế của tỉnh đã tạo điều kiện cho việc khai thác tiềm năng, thế mạnh các vùng, thành phần kinh tế và năng lực của ngƣời lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. CNH, HĐH đã thúc đẩy sự ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao trình độ của lực lƣợng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

56

3.2.2.2. Phát triển công nghiệp

Bắc Ninh là tỉnh có công nghiệp phát triển từ rất sớm so với các tỉnh trong khu vực. Công nghiệp là điểm sáng nhất và là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể, tiểu thủ công nghiệp đa phần là ở các làng nghề. Tuy nhiên đến hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nƣớc, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng cao so với cả nƣớc trong nhiều năm qua. Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 180.931 tỷ đồng là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 2 cả nƣớc sau tỉnh Bình Dƣơng. Động lực cho tăng trƣởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao nhƣ SamSung, Canon ...

Hiện nay, Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN tập trung bao gồm 9 KCN đã đi vào hoạt động là: KCN Tiên Sơn 600 ha; KCN Quế Võ 1 là 750 ha; KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn là 570 ha; KCN Quế Võ 2 là 270 ha; KCN Yên Phong 1 là 350 ha; KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh là 1.000 ha; KCN Hanaka là 74 ha; KCN, VSIP Bắc Ninh 700 ha; KCN Thuận Thành 2 là 400 ha và 6 KCN đang trong giai đoạn xây dựng là: KCN Yên Phong 2 là 1.200 ha; KCN Thuận Thành 3 là 300 ha; KCN Quế Võ 3 là 300 ha; KCN Từ Sơn là 300 ha; KCN Đại Kim là 742 ha; KCN Gia Bình là 300 ha. Tổng diện tích quy hoạch khoảng 7.525 ha. [49; 38]

Đối với khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đã quy hoạch 43 khu/cụm công nghiệp với diện tích 1.310 ha; đến nay 25 CCN nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề đã đƣợc quy hoạch và đầu tƣ xây dựng với tổng diện tích 628 ha, trong đó, 18 khu/cụm đã có các cơ sở sản xuất đầu tƣ và đi vào hoạt động, 7 khu/cụm đang quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ, tiếp tục quy hoạch và triển khai đầu tƣ, xây dựng 18 khu/cụm đến năm 2015-2020 (682 ha).[ 49;40]

Sự tăng trƣởng đột phá của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc đã góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, mở rộng thị trƣờng

57

tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, doanh nghiệp có tỷ trọng lớn của khu vực này phải kể đến là các công ty cơ khí công nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn Fujikin Việt Nam, nhà máy sữa đậu nành Vinasoy, công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Electronics Việt Nam, công ty Canon, que hàn Đại Tây Dƣơng, Long Khánh… đều giữ nhịp độ tăng trƣởng khá, thêm một số cơ sở mới đi vào sản xuất ổn định và mở rộng thị trƣờng nhƣ E.H Việt Nam, may Việt Pacific, Công ty Trendsettres Fashion PTE, Hƣơng gia vị Sơn Hà…

Cùng với sự tăng trƣởng của công nghiệp là sự phát triển với quy mô ngày càng lớn của các làng nghề, đã đem lại những hiệu quả tích cực trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Hiện cả tỉnh có 60 làng nghề, với nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ các ngành chế biến lƣơng thực, đồ gỗ, mây tre đan, đúc đồng, …Mỗi năm khu vực sản xuất này tạo thêm 2.985 việc làm mới. Thu nhập của ngƣời lao động trung bình đạt 1,5 triệu đến 3,5 tr/tháng, cao gấp 2 – 3 lần so với thu nhập thuần nông. [49; 36]

3.2.2.1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2010 – 2013 nhìn chung tăng trƣởng khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,9% năm (theo giá năm 1994).

 Trồng trọt:

Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong nông nghiệp của tỉnh, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng bình quân đã giảm, giai đoạn 2006 – 2010 là 3,29% đến giai đoạn 2010 – 2014 là 2,49%, thay vào đó là tốc độ tăng trƣởng bình quân về chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng.

Năm 2013 năng suất lúa đạt 60 tạ/ha, sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 445 nghìn tấn, giá trị trồng trọt đạt 71 triệu/ha, tăng gần gấp 2 lần so với bình quân giai đoạn (2006 – 2010) (33,7 tr/ha). Năm 2014 diện tích gieo trồng cả năm đạt 100,74 nghìn ha, bằng 98,9% năm 2010. [50; 24]

58  Chăn nuôi:

Trong giai đoạn 2010 – 2014 chăn nuôi phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Chăn nuôi bƣớc đầu chuyển sang tập trung, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,6%/năm (giai đoạn 2010 – 2014). Ngành chăn nuôi đã trở thành một ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao cung cấp cho nhân dân trong tỉnh và các thành phố lân cận nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên.[50; 25]

 Thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu là mặt nƣớc ao, hồ nhỏ. Giá trị sản xuất khu vực nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm trong giai đoạn (2010 – 2014). Trong những năm qua, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện chuyển đổi vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, đƣa diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 3.960 ha, đạt sản lƣợng nuôi trồng thủy sản 11.763 tấn. Năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5.000 ha, sản lƣợng đạt 17.500 tấn. Nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện nhƣ Gia Bình, Lƣơng Tài. [50;25]

 Dịch vụ nông nghiệp:

Trong những năm gần đây, dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã phát triển cả về số lƣợng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 2010 đạt 50,2 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 79,8 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2014 là 9,7%. Các loại dịch vụ nông nghiệp chủ yếu là dịch vụ thủy nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y… Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xuât hiện nhƣ hợp tác xã thôn Ngang Nội (huyện Tiên Du), hợp tác xã thôn Lựa xã Việt Hùng, hợp tác xã Mộ Đạo (huyện Quế Võ). Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã dịch vụ chƣa nhiều, quy mô hoạt động còn nhỏ, vốn đầu tƣ còn thiếu.

 Sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hóa:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặt ra yêu cầu dồn điền, đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, nên đã hình thành một số vùng sản xuất

59

tập trung theo hƣớng “liền vùng, cùng trà, khác chủ” thuận lợi trong thâm canh, ứng dụng kĩ thuật mới, thu hoạch sản phẩm, tạo đƣợc khối lƣợng sản phẩm hàng hóa lớn, thuận tiện trong thu mua và tiêu thụ sản phẩm.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã hình thành các vùng sản xuất tập trung một số sản phẩm hàng hóa, gắn với thị trƣờng. Toàn tỉnh đã hình thành 13 vùng lúa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa cây cảnh. Phong trào xây dựng cánh đồng 50tr đồng/ha có tác dụng tích cực đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điển hình là vùng sản xuất lúa hàng hóa có quy mô 50 – 100 ha ở các xã Tam Sơn, Tƣơng Giang ( thị xã Từ Sơn), đƣợc cấp các giống lúa chất lƣợng cao, hiệu quả kinh tế gấp 1,5 – 2 lần lúa thƣờng. Vùng khoai tây thƣơng phẩm ở các xã Việt Hùng, Quế Tân, Nhân Hòa (huyện Quế Võ) gần 2000 ha, đạt doanh thu từ 45 – 55tr đồng/ha.Vùng sản xuất giống đậu tƣơng đông ở Gia Bình, vùng cà chua huyện Yên Phong, vùng rau ở huyện Lƣơng Tài… cho doanh thu 160 – 170 triệu đồng/ha/năm…[36; 12 ]

 Về chuyển giao khoa học kĩ thuật

Tỉnh Bắc Ninh thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho nông dân các địa phƣơng trong tỉnh về kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, kỹ thuật sản xuất 1 số giống hoa có giá trị kinh tế cao, các lớp tập huấn về kỹ thuật gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh của các giống lúa lai mới. Triển khai các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, các Hội nghị dự án khí sinh học, sử dụng khí Biogas phục vụ sinh hoạt và chạy máy phát điện. Tỉnh đã triển khai thực hiện 22 mô hình khuyến nông thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản tại các huyện, thành phố trong Tỉnh với tổng kinh phí trên 4,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung Ƣơng đầu tƣ 2 tỷ đồng, nguồn vốn còn lại do ngân sách tỉnh đầu tƣ. [36; 12]

 Về kinh tế HTX, trang trại

Hiện nay toàn tỉnh có 579 HTX nông nghiệp và 2 liên hiệp HTX trong đó có 37 HTX chuyên ngành đƣợc chuyển đổi và thành lập từ tổ hợp tác. Toàn tỉnh có 796 tổ hợp tác trong các lĩnh vực: nông nghiệp, ngành nghề, thủy sản, vận tải, công nghiệp, tín dụng…

60

Năm 2013, toàn tỉnh có 1.962 trang trại, trong đó có 22 trang trại trồng trọt (chiếm 1,12% tổng số trang trại); 1.319 trang trại chăn nuôi (chiếm 67,23%), 239 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 12,18%) và 382 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp (chiếm 19,47%); so với năm 2009 tăng 152 trang trại. Tổng giá trị sản lƣợng hàng hóa và dịch vụ bán ra của trang trại năm 2013 đạt 309,2 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại 157,6 triệu đồng, tăng 0,9% so với năm 2009. Tổng thu nhập của trang trại là 60.571 triệu đồng, bình quân 1 trang trại cho thu nhập là 30,9 triệu đồng. [36; 12]

 Về xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt đƣợc những thành tựu khá toàn diện, tƣơng đối ổn định và vững chắc. Đi đôi với phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cũng đƣợc phát triển: mở rộng mạng lƣới giao thông nông thôn, tăng tỷ lệ đƣờng nhựa, bê tông hóa mặt đƣờng, đầu tƣ cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, hoàn thiện mạng lƣới thông tin văn hóa ở cơ sở; nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ nông thôn đƣợc cải thiện. Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của ngƣời dân có nhiều tiến bộ.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới. Thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, dƣới sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, phong trào xây dựng nông thôn mới đã đƣợc các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hƣởng ứng, diện mạo nông thôn tại các địa phƣơng có nhiều đổi mới, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, Bắc Ninh trở thành một trong tốp các tỉnh có số tiêu chí đạt mức độ cao trong cả nƣớc với số tiêu chí đạt chuẩn bình quân là 13,46 tiêu chí/xã.

Đến nay, toàn tỉnh có 7 xã đạt 19 tiêu chí gồm: Đông Thọ (huyện Yên Phong), Phƣợng Mao (huyện Quế Võ); An Bình, Song Hồ (huyện Thuận Thành); Tƣơng Giang (Từ Sơn); Trung Kênh (Lƣơng Tài); Tân Chi (Tiên Du); 23 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí; 4 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí; 3 xã đạt 9 tiêu chí. Trong đó, 100% số xã đã hoàn thành các tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện nông thôn,

61

bƣu điện, nhà ở dân cƣ, tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên và hình thức tổ chức sản xuất.[ 36; 13]

Từ năm 2006 đến nay, chƣơng trình nƣớc sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện 24 dự án xây dựng cung cấp nƣớc sạch và 3 dự án VSMTNT với tổng mức đầu tƣ (theo dự án đƣợc phê duyệt) là 67.590 triệu đồng, trong đó đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc là 41.313 triệu đồng, còn lại là vốn huy động trong dân. Đến nay số dân nông thôn tỉnh Bắc Ninh sử dụng nƣớc hợp vệ sinh là 736.700 ngƣời, tƣơng đƣơng 87,69% dân số nông thôn và năm 2014 là 825.900 ngƣời, đạt 98,21% dân số nông thôn. [36; 42]

3.2.2.2. Phát triển ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ bao gồm thƣơng mại, du lịch, thông tin tryền thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, phát thanh truyền hình, kho học công nghệ, dịch vụ hỗ trọ kinh doanh… Trong những năm qua các ngành dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh có bƣớc tiến đáng kể.

Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đƣợc mở rộng. Đã thành lập một số điểm giao dịch kết nối trực tuyến với các sàn giao dịch chứng khoán. Đến năm 2014, đã có trên 20 chi nhánh ngân hàng cấp 1 với hơn 200 điểm giao dịch và gần 30 quỹ tín dụng nhân dân đƣợc phân bố rộng khắp trong tỉnh. Bình quân từ 2009- 2013, giá trị tăng thêm của hoạt động tài chính, tín dụng tăng 33,3%.năm. Hoạt động bảo hiểm với nhiều hình thức từ bảo hiểm con ngƣời, phƣơng tiện đến bảo hiểm cho sản xuất, kinh doanh nên đạt tốc độ tăng 21,3%/năm. Dịch vụ bất động

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)