Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 75)

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển đồng bộ của các nghành kinh tế đã mang lại những tác động tích cực đối với môi trƣờng sinh thái.

Bắc Ninh đã tiến hành quy hoạch xây dựng các KCN tập trung gắn liền với phát triển đô thị và công nghiệp làng nghề.

Trong công nghiệp, việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xử lý các vấn đề môi trƣờng.

Hiện nay Hiện nay, Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ( KCN) đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN tập trung bao gồm 9 KCN đã đi vào hoạt động và 6 KCN đang trong giai đoạn xây dựng với tổng diện tích quy hoạch khoảng 7.525 ha. [49; 38]

Quy hoạch các khu công nghiệp đƣợc gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính đến sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh và mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các Khu, Cụm công nghiệp của tỉnh và các địa phƣơng lân cận. Các KCN đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ, tổng vốn đầu tƣ 865 triệu USD. Đến hết 30/6/2013, 500 dự án đầu tƣ đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ (trong đó: 266 dự án đầu tƣ trong nƣớc và 234 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Tổng số vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án là 3.782,21 triệu USD, trong đó vốn FDI là 2.682,89 triệu USD, thuê 1.035,87ha đất công nghiệp.[37; 56]

Một số KCN nhƣ KCN Tiên Sơn, Quế Võ, Thuận Thành, Yên Phong, Nam Sơn – Hạp Lĩnh đã tiếp nhận các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài từ các tập đoàn lớn nhƣ Samsung, Canon, P&Tel, Hồng Hải, Mapletree… Đây là các doanh nghiệp có năng lực công nghệ cao, có năng lực tài chính mạnh, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng trong vào ngoài hàng rào khu vực công nghiệp. Hiện nay toàn tỉnh có 130 dự án đầu tƣ trong các KCN xử lý nƣớc thải công nghiệp với công suất 2.000 m3 – 5.000 m3 nƣớc thải/ngày đêm.

Bắc Ninh đã ƣu tiên đầu tƣ một số dự án nhƣ: Dự án đầu tƣ xây dựng khu xử lý chất thải tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ; xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung

64

làng nghề giấy Phong Khê, hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt thành phố Bắc Ninh; hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung thị xã Từ Sơn; xử lý nƣớc thải các KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong, VSIP; Dự án đầu tƣ xử lý nƣớc thải Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, xử lý chất thải các bệnh viện tuyến huyện. Dự án xử lý nƣớc thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm; Dự án 06 mô hình xử lý khí thải làng nghề đúc kim loại mầu Văn Môn, Quảng Bố và Đại Bái do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; Dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải thôn Đào Xá, xã Phong Khê, TP Bắc Ninh. (trong giai đoạn 3 của dự án cải thiện môi trƣờng làng nghề giấy Phong Khê do tổ chức phi chính phủ Cộng hoà Séc và Canada hỗ trợ với tổng số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng).

Công nghiệp Bắc Ninh đã bƣớc đầu có những điều chỉnh thông qua các chƣơng trình xử lý và di dời nhằm giảm các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu đô thị, khu dân cƣ. Hiện nay Bắc Ninh đã xây dựng đƣợc nhà máy xử lý chất thải công nghiệp ở Từ Sơn, Quế Võ. Việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp hệ thống lò đốt hai cấp, hệ thống hóa rắn công suất 6250kg/ 1 giờ, hệ thống phá dỡ thiết bị linh kiện điện tử công suất 3 tấn/ngày [37; 58] giúp cho việc xử lý các chất thải rắn, chất thải nguy hại trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng.

Việc sử dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp ở một số doanh nghiệp đã thu đƣợc kết quả khả quan trong xử lý rác thải và tiết kiệm năng lƣợng. Thí dụ nhƣ nhà máy sản xuất giấy Đức Huỳnh xã Phong Khê, huyện Yên Phong sử dụng công nghệ Plasma trong quá trình xử lý rác, trung bình mỗi ngày xử lý 2000 tấn rác thải. Đặc biệt các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng đƣợc áp dụng tại cơ sở có thể giảm phát thải CO2 tới 102,29 tấn/ năm đồng thời cũng giảm tiêu thụ nƣớc trong quá trình sản xuất.

Giải pháp tuần hoàn làm mát của Công ty cổ phần Lilama 69 – 1 ở thành phố Bắc Ninh đã giảm tiêu thụ nƣớc 330.000 m3 nƣớc/ năm, tƣơng đƣơng với giảm 330.000 m3 nƣớc thải tuần hoàn. Việc sử dụng công nghệ xử lý hóa chất thu hồi bột giấy và tuần hoàn nƣớc thải của các công ty sản xuất giấy ở Yên Phong đã giảm tiêu thụ nƣớc, tƣơng đƣơng giảm thải khoảng 310.000 m3/ năm. [37; 60]

Sử dụng công nghệ cao - công nghệ ABR trong việc xử lý nƣớc thải đã xử lý đƣợc các loại nƣớc thải nhƣ: Cyanua, HF, nƣớc thải có chứa Crom, nƣớc thải lẫn

65

kim loại nặng…ở một số làng nghề nhƣ đúc đồng (Đại Bái), làng tơ tằm Vọng Nguyệt (Yên Phong), tái chế thép (Phù Khê thị xã Từ Sơn)…

Phát triển công nghiệp theo hƣớng xuất khẩu cũng góp phần không nhỏ vào cải thiện môi trƣờng sinh thái do phải thực hiện các chế định quốc tế về môi trƣờng, vệ sinh và sức khỏe.

Các chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng mang lại những hiệu quả tích cực đối với môi trƣờng sinh thái. Đó là các chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; chƣơng trình công nghệ sinh học trong nông nghiệp, chƣơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản…

Tỉnh Bắc Ninh đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng để xây dựng hệ thống đƣờng bê tông, cống rãnh tiêu, thoát nƣớc thải nông thôn; xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phƣơng trong toàn tỉnh, xây dựng hạ tầng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt với tổng vốn hơn 10 tỷ đồng.Tỉnh đầu tƣ mua 3000 xe chở rác đẩy tay ba bánh và nhiều thùng chứa rác công cộng để trang bị cho các thôn và cơ quan, đơn vị, hỗ trợ kinh phí cho nhân dân mua chế phẩm Bio-plant dùng ủ rơm, rạ tạo nguồn phân hữu cơ và tránh đốt rơm, gây mất an toàn giao thông, ảnh hƣởng môi trƣờng.

Một số doanh nghiệp tƣ nhân tham gia cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, cấp thoát nƣớc nhƣ: Công ty Cổ phần công nghệ Đại Bái (Gia Bình), đầu tƣ xây dựng hệ thống cấp nƣớc sạch xã Đại Bái với tổng số vốn đầu tƣ khoảng 35 tỷ đồng. Địa phƣơng vận động các hộ dân đúc kim loại tại làng nghề Đại Bái tự đầu tƣ xây dựng ống khói của lò đúc với số lƣợng trên 100 ống khói, kinh phí khoảng 2 tỷ đồng...

Việc xây dựng hầm khí Biogas là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc cung cấp chất đốt cho nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho khu vực nông thôn. Tính đến năm 2013, Bắc Ninh có 1.300 hầm khí Biogas [37; 89] tập trung ở các địa phƣơng nhƣ: Lƣơng Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Quế Võ…

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Bắc Ninh. Thí dụ thuốc trừ sâu TRUTAT 0.32 EC, hoạt chất Azadirachtin 0,32%, phụ gia 99,68% có tác động rộng trong diệt trừ các loài sâu miệng nhai, miệng hút chích trên nhiều cây trồng chính; Thuốc trừ rầy DISARA

66

10WP, hoạt chất imđaclopric 6,7%, phụ gia 90% có tác dụng làm tê liệt ức chế sinh trƣởng, ngăn cản sự lột xác của bọ rầy; Thuốc trừ bệnh ALOANNG 50SL loài trừ các loại nấm, vi khuẩn; Kích thích sinh trƣởng GA3, với tác dụng kích thích hạt nảy mầm, cây ra rễ, đâm chồi đẻ nhánh, ra hoa đồng loạt, tăng năng suất cây trồng… [37; 90]. Đồng thời trên cơ sở quy hoạch, chiến lƣợc sử dụng đất, đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, dựa trên tiêu chí bảo vệ môi trƣờng, với phƣơng thức canh tác đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững, đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm diện tích đất thoái hóa, bạc màu.

Phát triển thƣơng mại và du lịch trong quá trình CNH, HĐH cũng có tác động tích cực đến môi trƣờng sinh thái của tỉnh. Coi trọng việc phát triển du lịch văn hóa, tỉnh đã thực hiện các dự án để bảo vệ và phát triển các di tích lịch sử, văn hóa. Môi trƣờng sinh thái các khu du lịch cũng đƣợc bảo vệ.

Nhƣ vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh đã và đang tạo những điều kiện tiền đề cho bảo vệ, cải thiện môi trƣờng sinh thái cả về tài chính, công nghệ và nhân lực (đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực về phẩm chất và chuyên môn cho bảo vệ môi trƣờng). Góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)