3.3.2.1. Tác động của quá trình phát triển công nghiệp và xây dựng
Tác động của phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Trong quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, việc bố trí một số doanh nghiệp vào các khu công nghiệp không theo đúng phân khu chức năng đã phá vỡ cảnh quan, ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ xử lý môi trƣờng của khu công nghiệp. Một số nơi đã xảy ra trƣờng hợp khiến kiện do khí thải không đƣợc xử lý đã ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xung quanh.
Công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng của các khu công nghiệp tập trung mặc dù đã đƣợc chú trọng hơn trong thời gian qua, nhƣng đa số các khu công nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn môi trƣờng theo quy định. Các khu công nghiệp liền kề đang gặp nhiều khó khăn về xử lý nƣớc thải.
67
Hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung của các khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề không đƣợc triển khai xây dựng. Nƣớc thải của các khu, cụm công nghiệp này có hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn tiêu chuẩn 7-10 lần; hàm lƣợng oxy hóa học (COD) cao hơn tiêu chuẩn từ 12 - 15 lần… thải ra hệ thống kênh tiêu đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc mặt và sản xuất nông nghiệp, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài tại một số địa phƣơng.
Chất thải rắn của các cơ sở sản xuất công nghiệp có chứa thành phần chủ yếu là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm và đất. Lƣợng chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại khoảng 48 tấn/ngày (chiếm 10,7%) [36;158] hầu hết các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều không xây dựng khu vực tập kết, trung chuyển chất rắn tập trung.
Khí thải ở hầu hết các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp không đƣợc xử lý đã làm ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân các khu vực xung quanh. Điển hình nhƣ Nhà máy sản xuất phôi thép Hƣng Tài có hàm lƣợng bụi từ 750 – 3.450 mg/m3 vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 10 lần; các cơ sở tái chế sắt thép trong cụm công nghiệp Châu Khê có hàm lƣợng SO2 phát sinh vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 160 – 480 lần; Hơi dung môi hữu cơ của các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Đồng Quang vƣợt tiêu chuẩn 22 – 180 lần. Tiêu biểu ở một số ngành công nghiệp sau:
Ngành công nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (không tính những cơ sở nằm trong làng nghề) hiện nay lƣợng thải ra mỗi năm ƣớc tính 3053 tấn chất thải, riêng chất thải nguy hại là 458 tấn, chiếm khoảng 15% bao gồm: 124 tấn phế thải dầu mỡ, 171 tấn bã thải chứa kim loại nặng; 87 tấn chất ăn mòn; 29 tấn chất khó phân huỷ; 47 tấn chất thải nguy hại khác. [36; 234]
Mỗi năm ngành công nghiệp Điện và Điện tử ƣớc tính thải ra 1855 tấn chất thải trong đó có 742 tấn chất thải nguy hại, chiếm 40%. Trong đó, có 95 tấn bã thải có kim loại nặng; 143 tấn chất ăn mòn; 96 tấn chất dễ
68
cháy; 237 tấn chất khó phân huỷ và 171 tấn chất thải nguy hại khác. [36; 234]
Ngành công nghiệp hoá chất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ƣớc tính mỗi năm thải ra 106 tấn chất thải rắn, riêng chất thải nguy hại là 39.16 tấn chiếm khoảng 37% bao gồm: 11 tấn chất dễ cháy; 6.16 tấn bã thải chứa kim loại nặng; 1.98 tấn chất ăn mòn; 5.94 tấn chất thải hữu cơ 9.68 tấn chất thải khó phân huỷ; 4,4 tấn chất thải nguy hại khác. [36; 235]
Ngành công nghiệp may, dệt nhuộm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (không tính các cơ sở nằm trong làng nghề dệt nhuộm) mỗi năm ƣớc tính thải ra 5200 tấn chất thải rắn, riêng chất thải nguy hại là 364 tấn chiếm khoảng 7% bao gồm: 9,2 tấn bã thải có kim loại; 3,8 tấn chất ăn mòn; 263 tấn phế thải dầu mỡ, dễ cháy; 16,18 tấn chất dễ phân huỷ; 52,12 tấn chất khó phân huỷ; 19,7 tấn chất thải nguy hại khác. [36; 236]
Ngành công nghiệp giấy (không tính những cơ sở nằm trong khu vực làng nghề) mỗi năm thải ra 1057 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 73.8 tấn, chiếm 7 %, trong đó có 1.35 tấn chất thải có kim loại; 38.25 tấn chất ăn mòn; 15.5 tấn chất dễ cháy; 2.7 tấn chất khó phân huỷ; và 16.2 tấn các loại chất thải nguy hại khác.[36; 236]
Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh mỗi năm thải ra khoảng 1868 tấn chất thải rắn, riêng chất thải nguy hại là 840 tấn, chiếm 45% trong đó có 6 tấn bã thải chứa kim loại nặng; 150 tấn chất ăn mòn; 40 tấn chất dễ cháy; 141 tấn chất thối rữa; 497 tấn chất dễ phân huỷ và 6 tấn chất thải nguy hại khác.[36; 236]
Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhựa và chất dẻo thải ra khoảng 897 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 174 tấn, chiếm 19.4%, trong đó có 6 tấn chất thải có chứa kim loại nặng, 24 tấn chất ăn mòn, 92 tấn chất dễ cháy, 14 tấn chất khó phân huỷ và 38 tấn các loại chất thải nguy hại khác. [36; 236]
69 Tác động của phát triển làng nghề:
Phát triển kinh tế làng nghề hiện nay đang tác động xấu đến môi trƣờng làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của ngƣời dân, nhất là thế hệ tƣơng lai.
Làng nghề sắt thép Đa Hội mỗi năm ƣớc tính thải ra 10.000 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 2800 tấn, chiếm 28% bao gồm: 1.470 tấn bã thải có kim loại; 378 tấn chất ăn mòn; 434 tấn phế thải dầu mỡ, 518 tấn chất thải nguy hại khác.[36; 237]
Làng nghề Văn Môn thải ra mỗi năm ƣớc tính 1667 tấn chất thải rắn, riêng chất thải nguy hại là 750 tấn chiếm khoảng 45% bao gồm: 85 tấn phế thải dầu mỡ; 40 tấn chất ăn mòn; 339 tấn bã thải có kim loại nặng; 248 tấn chất thải khó phân huỷ; 38 tấn chất thải nguy hại khác.[36;237] Làng nghề Đại Bái hiện nay có 276 hộ làm nghề cô đúc và gia công sản phẩm từ nhôm đồng, hàng ngày tạo công ăn việc làm cho 828 lao động. Mỗi năm làng nghề này thải ra ƣớc tính 1126 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 507 tấn, chiếm 45%, trong đó có 260 tấn chất thải chứa kim loại nặng; 103 tấn chất ăn mòn; 69 tấn chất dễ cháy; 51 tấn chất khó phân huỷ và 24 tấn các loại khác.[36;237]
Làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm và Phong Khê. Hai làng nghề này mỗi năm ƣớc tính thải ra 5328 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 373 tấn chiếm, 7% bao gồm: 7 tấn bã thải có kim loại; 165 tấn chất ăn mòn; 106 tấn chất dễ cháy, 16 tấn chất khó phân huỷ 79 tấn chất thải nguy hại khác.[36; 237]
Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ có khoảng 72000 lao động tại địa phƣơng và hơn 3000 lao động từ nơi khác đến. Mỗi năm làng nghề Đồng Kỵ thải ra một lƣợng chất thải công nghiệp là 7783 tấn chất thải rắn. Riêng chất thải nguy hại là 852 tấn, chiếm 11%, trong đó có 10,2 tấn chất thải có kim loại nặng; 25,5 tấn chất ăn mòn; 357 tấn chất dễ cháy 275,7 tấn chất khó phân huỷ và 183,6 tấn các chất khác.[36; 237]
70
Có thể thấy rằng, khối lƣợng chất thải tại các làng nghề là rất lớn và có xu hƣớng gia tăng. Những chất thải này đa phần là chất thải nguy hại đã trực tiếp tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái của tỉnh.
Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng cho thấy các mẫu nƣớc mặt, nƣớc ngầm, đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lƣợng các nguồn nƣớc suy giảm mạnh.
Nƣớc thải của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đều không đƣợc xử lý mà thải thẳng vào hệ thống thủy nông. Đặc biệt tại các làng nghề giấy Phong Khê, hàng ngày thải ra môi trƣờng 4.500 – 5000 m3 nƣớc thải chứa nhiều độc tố gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt toàn khu vực. Đến nay, sông Ngũ Huyện Khê đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trở thành kênh dẫn nƣớc thải của các làng nghề trong lƣu vực sông.
Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã gây ô nhiễm và làm thay đổi môi trƣờng sinh thái, cảnh quan khu vực, ở một số ao hồ đã có hiện tƣợng cá chết hàng loạt. Vấn đề an toàn và sức khỏe của ngƣời lao động trong làng nghề không đƣợc đảm bảo. Số giờ làm việc liên tục trung bình mỗi ngày 10 – 12 giờ trong điều kiện diện tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao. Trong các nhà xƣởng hầu nhƣ không có phƣơng tiện phòng chống cháy nổ
Tất cả các yếu tố trên đã tác động trực tiếp và thƣờng xuyên tới môi trƣờng sống của ngƣời lao động và dân cƣ trong làng nghề. Các loại bệnh thần kinh, đƣờng hô hấp, ngoài da, khô mắt, điếc, chiếm tỷ lệ trên 60 đến 70% tổng số dân cƣ trong khu vực làng nghề.
Trong các làng nghề, các trƣờng học và khu vực công cộng đều nằm trong khu vực bị ô nhiễm nặng, nhà ở không đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu, do luôn bị ô nhiễm bụi, khí thải, ồn, thiếu ánh sáng (do phải đóng các cửa).
Tác động của phát triển khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng
Hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông ở 2 tuyến sông (Sông Cầu và Sông Đuống) và ở sông Thái Bình đang tiếp tục tăng mạnh. Tổng số khu vực khai thác cát sỏi trên địa bàn là 17 khu vực; Tổng số phƣơng tiện (tàu, thuyền khai thác): 183 phƣơng tiện, trọng tải từ 40 - 60m3/tàu. Tổng khối lƣợng khai thác trong năm khoảng 1,2 triệu m3; Tổng số bến, bãi tập kết cát sỏi trên địa bàn là 130; Tổng diện tích đất làm bãi tập kết cát, sỏi là: 628.361m2
71
Việc khai thác cát sỏi dƣới lòng sông đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; làm thay đổi dòng chảy dẫn đến sụt lở đất đê điều, tiềm ẩn nguy cơ vỡ đê ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống.
Trong quá trình khai thác, hoạt động của tàu thuyền, máy hút cát dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng nƣớc (do dầu mỡ thải ra) làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng nƣớc. Điều đó ảnh hƣởng đến các loài thủy sản, đến nguồn nƣớc sinh hoạt và tƣới trong nông nghiệp.
Ô nhiễm không khí do khí thải của máy móc, tàu thuyền khai thác cát, do vận chuyển cát sỏi, (đặc biệt ở các tuyến đê trên địa bàn huyện Thuận Thành) không ngừng gia tăng.
Hiện nay trên địa bản tỉnh có khoảng gần 1.292 khẩu lò sản xuất gạch gói thủ công năm ở địa bàn 51 xã của 7 huyện: Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Lƣơng Tài và thị xã Từ Sơn. Có khoảng 89 % khẩu lò nằm trong qui hoạch sản xuất gạch ngói (ngoài bãi sông), còn lại 11% lò trong đồng không nằm trong qui hoạch. Số lò có hệ thống xử lý khí thải chiếm 56% tổng khẩu lò và 44% còn lại chƣa có hệ thống xử lý khí thải. Ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái và sức khỏe của ngƣời dân ở những khu vực này. [36, 271]
3.3.2.2. Tác động của quá trình phát triển nông nghiệp
Tác động của phát triển ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là thâm canh cây lúa, ngoài ra còn thâm canh các loại rau đậu, khoai, lạc, đỗ. Hệ số sử dụng ruộng đất là 2.09. Trong những năm qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, trên 1 ha đất canh tác ngƣời nông dân liên tục làm tăng sản lƣợng. Nhƣng chính sự tăng trƣởng đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái của tỉnh. Bởi vì, hiện nay hầu hết các hộ nông dân trong tỉnh đã quá lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trƣởng gây nên hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, đặc biệt là môi trƣờng đất và nƣớc. Hàng năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 200.000 – 300.000 tấn phân bón NPK và khoảng 150 tấn thuốc trừ sâu bệnh các loại [37; 121], cùng các chất kích thích sinh trƣởng có nguồn gốc hóa học. Các loại hóa
72
chất này một phần bị ôxy hóa thành dạng khí bay lên, một phần đƣợc cây trồng hấp thụ, còn một lƣợng lớn đƣợc ngấm vào đất, rửa trôi theo nguồn nƣớc xuống mƣơng, ao, hồ nhất là các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc vô cơ, thời gian phân hủy chậm, tồn đọng lâu dài trong môi trƣờng đã làm đất và nƣớc bị ô nhiễm nặng nề, động vật sống thuỷ sinh bị tiêu diệt gây lên hiện tƣợng mất cân bằng sinh thái. Theo kết quả phân tích lƣợng nƣớc bề mặt của hệ thống kênh mƣơng trên đồng ruộng khu vực huyện Gia Bình, Lƣơng Tài cho thấy chỉ tiêu tổng hóa chất bảo vệ thực vật của 70% số mẫu phân tích có hàm lƣợng vƣợt tiêu chuẩn môi trƣờng quy định đối với nguồn nƣớc mặt.
Tác động của phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm
Hiện nay, tại các vùng chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí. Kết quả quan trắc tại một số vùng chăn nuôi tập trung cho thấy nƣớc thải chăn nuôi đều không đạt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lƣợng các chất hữu cơ biểu thị qua các chỉ số BOD, COD đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép đặc biệt, nguồn nƣớc tại những vùng này có chứa rất nhiều vi sinh vật, các ký sinh trùng gây bệnh làm ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời dân. Ví dụ nhƣ tại xã Cảnh Hƣng (Tiên Du - Bắc Ninh) có tới 90% số hộ chăn nuôi, trong đó mật độ lớn nhất ở thôn Rền, bình quân mỗi hộ có 200m2 đất nhƣng nuôi tới 50-60 con lợn và bò. Bởi chung sống với mùi xú uế ô nhiễm nên ngƣời dân nơi đây hiện canh cánh nỗi lo “bóng đen bệnh tật”. Theo khảo sát của trung tâm y tế huyện Tiên Du, từ năm 2010 tới nay tại thôn Rền có tới 22 ngƣời chết, trong đó 10 ngƣời chết do ung thƣ (50%). [37; 125]
Tác động của phát triển nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 4.896 ha diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản theo phƣơng thức thâm canh và bán thâm canh, chiếm 91% tổng diện tích nuôi trồng. Trong đó, phƣơng thức nuôi cá bán thâm canh chiếm 75% diện tích và nuôi cá thâm canh chiếm 16% diện tích. Nuôi cá theo hai phƣơng thức này cho năng suất từ 6 - 10 tấn/ha, các giống mới nhƣ: rô phi đơn tính, chim trắng, chép lai 3 máu… cho năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha. Tiêu biểu ở các địa phƣơng nhƣ: xã Bình Dƣơng (Gia Bình); xã Long Châu (Yên Phong); xã Phù Lƣơng (Quế Võ); xã Trạm Lộ (Thuận Thành)…
73
Việc nuôi trồng thuỷ sản thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên cũng đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trƣờng sinh thái. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dƣ lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh,…
3.3.3.3. Tác động của quá trình phát triển thương mại và dịch vụ
Việc nhập khẩu thuốc trừ sâu trở lên hỗn loạn, thị trƣờng không đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Một số loại thuốc đã bị cấm lƣu hành nhƣng vẫn đƣợc nhập lậu từ Trung Quốc và đƣa vào sử dụng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều khu vực đặc biệt là khu vực nông thôn.
Hiện nay, toàn tỉnh có 130 cửa hàng bán hóa chất bảo vệ thực vật và các cửa hàng này hầu hết đều có kho chứa nhỏ thuốc bảo vệ thực vật. Theo số liệu cung cấp của Chi cục bảo vệ thực vật, tính trung bình cho 1 năm ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh nhập khẩu 120 - 160 tấn hóa chất bảo vệ thực vật. Trong đó thuốc trừ sâu chiếm