Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 51)

1.3.1.1. Hải Dương

Trƣớc thực trạng công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trong thời gian qua kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, tỉnh Hải Dƣơng đã tập trung đƣa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trƣờng tại các khu công nghiệp, làng nghề.

Hải Dƣơng đã tăng cƣờng tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trƣờng; tạo cơ chế khuyến khích cộng đồng làng nghề tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng. Hải Dƣơng cũng đã công bố danh sách các làng nghề, các KCN gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trên các

40

phƣơng tiện thông tin đại chúng; phổ biến, tuyên truyền các mô hình KCN, làng nghề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng; tập trung quy hoạch các làng nghề, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung.

Đối với các làng nghề phải chuyển đổi hoặc di dời, tỉnh Hải Dƣơng đã đƣa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời nhƣ miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất... Trong đó, tập trung vào các nhóm tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, nhuộm, giết mổ gia súc, chế biến thực phẩm. Để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trƣờng, tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở hoạt động trong các làng nghề chủ động đầu tƣ xử lý môi trƣờng theo nguyên tắc “Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng, Hải Dƣơng cũng lồng ghép chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng với các chƣơng trình khác nhƣ: chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn để hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề sản xuất và xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trƣờng làng nghề nhƣ hệ thống tiêu thoát nƣớc, các điểm thu gom, xử lý chất thải...

Đến năm 2020, Hải Dƣơng phấn đấu 100% làng nghề đƣợc công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trƣờng; 100% các cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng; 100% số làng nghề truyền thống, 50% số làng nghề thuộc nhóm A, 20% đến 30% số làng nghề thuộc nhóm B và nhóm C đƣợc đầu tƣ về quản lý và xử lý môi trƣờng đạt quy chuẩn môi trƣờng cho phép. [2; 165]

1.3.1.2. Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh có trình độ phát triển công nghiệp cao của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đất đai, dân số, lao động là những yếu tố tác động tích cực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH của tỉnh trong những năm gần đây. Nhiều vấn đề môi trƣờng phức tạp đã và đang nảy sinh đòi hỏi phải xem xét phòng ngừa, khắc phục.

Với quan điểm đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng là đầu tƣ phát triển bền vững, ngay sau khi Nghị quyết số 41-NQ/TW (khóa IX) đƣợc ban hành, tỉnh Vĩnh Phúc đã có Chỉ thị số 13-CT/TU về tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trƣờng của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nƣớc. Theo đó, cùng với tổ

41

chức học tập, quán triệt, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo; Tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; chỉ đạo các cấp, ngành và các tổ chức đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ môi trƣờng, xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, đƣa tiêu chí về bảo vệ môi trƣờng vào để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình bầu gia đình văn hóa, thôn, làng, xã văn hóa... qua đó làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng thời kỳ CNH-HĐH, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đến nay, tỉnh bố trí ngân sách trên 1.000 tỷ đồng cho bảo vệ môi trƣờng; hỗ trợ trên 17.000 hầm biogas để xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do chất thải chăn nuôi; phê duyệt 220 báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, 28 đề án bảo vệ môi trƣờng chi tiết; thẩm định và cấp hơn 300 sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, 34 giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu… Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với các cơ quan liên quan thanh, kiểm tra 925 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, giải quyết 143 vụ khiếu nại, tố cáo; qua đó, phát hiện vi phạm, xử lý hành chính hơn 200 đơn vị với số tiền phạt gần 3,6 tỷ đồng. [ 2; 189]

Để giảm thiểu lƣợng chất thải công nghiệp và sinh hoạt phát sinh trên địa bàn hàng năm rất lớn, tỉnh đã triển khai nhiều chƣơng trình, dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng. Hàng năm, các cơ quan chức năng tổ chức điều tra tổng thể nguồn và lƣợng chất thải nguy hại ở các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế; đánh giá, xây dựng mạng lƣới các điểm quan trắc hiện trạng môi trƣờng. Đồng thời triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án hỗ trợ, thí điểm nhƣ xây dựng mô hình điểm bảo vệ môi trƣờng nông thôn; cải thiện môi trƣờng khu du lịch danh thắng Tây Thiên; nhân rộng mô hình hầm Biogas; hỗ trợ xây dựng hố thu gom chất thải nguy hại trong nông nghiệp; xử lý nƣớc thải phân tán ở khu dân cƣ bằng bể Bastaf... Ngoài ra, các dự án: xây dựng hệ thống thoát và xử lý nƣớc thải của thành phố Vĩnh Yên; nhân rộng mô hình xử lý rác thải nông thôn bằng lò đốt khí tự nhiên; mở rộng trạm quan trắc tự động...đang đƣợc triển khai thực hiện.

42

Xác định xã hội hóa bảo vệ môi trƣờng là một trong những biện pháp tích cực góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng, thời gian qua, Vĩnh Phúc tập trung xây dựng nhiều cơ chế chính sách và biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, trong đó tập trung vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ dây chuyền công nghệ xử lý, tái chế chất thải với quy mô lớn nhƣ Công ty tái chế Covi (KCN Bình Xuyên); Trung tâm tái chế và xử lý chất thải công nghiệp của Công ty TNHH Môi trƣờng công nghiệp xanh, Công ty TNHH Song Tinh (thị xã Phúc Yên); Công ty TNHH chuyển giao công nghệ và xử lý môi trƣờng (thành phố Vĩnh Yên)....Đến nay, ở hầu hết các xã, thị trấn của tỉnh đã có đội ngũ thu gom rác thải, với tỷ lệ thu gom đạt 50% góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trƣờng, tận dụng đƣợc nguồn tài nguyên và đặc biệt là giải quyết một lƣợng lao động nhàn rỗi cho địa phƣơng.[2; 189]

Để công tác bảo vệ môi trƣờng thời kỳ CNH-HĐH của tỉnh thực sự đi vào cuộc sống, bên cạnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tƣ của tỉnh sự vào cuộc của các cấp, ngành thì mỗi ngƣời dân là một tuyên truyền viên tích cực về bảo vệ môi trƣờng, góp phần xây dựng môi trƣờng sống ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường sinh thái ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 51)