Ở nước ta, có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đưa di sản văn hóa vào khai thác để phục vụ hoạt động du lịch: “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa tại các di
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN HỒ HẢI ANH
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC BẢO TÀNG Ở
Trang 21
MỤC LỤC
Danh mục các bảng biểu 5
Danh mục các biểu đồ 5
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 7
3 Nhiệm vụ của đề tài 8
4 Mục đích nghiên cứu 9
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của đề tài 11
8 Bố cục của luận văn 11
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ BẢO TÀNG 12
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1.1 Các vấn đề cơ bản về du lịch và bảo tàng 12
1.1.1.1 Các vấn đề cơ bản về du lịch 12
1.1.1.2 Các vấn đề cơ bản về bảo tàng 16
1.1.2 Phân loại bảo tàng 22
1.1.2.1 Phân loại theo qui định pháp lý về sở hữu 23
1.1.2.2 Phân loại theo phạm vi hoạt động 24
1.1.2.3 Phân loại theo lãnh thổ 24
1.1.2.4 Phân loại theo chuyên ngành 24
1.1.2.5 Các cách phân loại khác 24
1.1.2.6 Phân loại bảo tàng ở Việt Nam 25
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TÀNG VÀ DU LỊCH 25
1.2.1 Bảo tàng trong phát triển du lịch 25
Trang 32
1.2.2 Tầm quan trọng của bảo tàng đối với việc phát triển du
lịch 26
1.2.3 Tác động của hoạt động du lịch đối với bảo tàng 28
1.2.3.1 Tác động tích cực 28
1.2.3.2 Tác động tiêu cực 29
1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC BẢO TÀNG TẠI TPHCM 29
1.3.1 Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM 30
1.3.2 Quá trình phát triển hệ thống các bảo tàng tại TPHCM 33
1.3.3 Giới thiệu sơ lược về các bảo tàng nghiên cứu 36
1.3.3.1.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 36
1.3.3.2.Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM 39
1.3.3.3.Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 41
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC BẢO TÀNG Ở TPHCM 42
2.1.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC BẢO TÀNG TẠI TPHCM 42
2.1.1 Tiềm năng du lịch của hệ thống bảo tàng ở TPHCM (không bao gồm các bảo tàng được lựa chọn phân tích) 42
2.1.1.1.Số lượng bảo tàng 42
2.1.1.2.Phân bố 42
2.1.1.3.Hiện vật 43
2.1.1.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách 44
2.1.1.5.Lao động tronghệ thống bảo tàng 46
2.1.1.6.Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 46
2.1.2 Tiềm năng du lịch của các bảo tàng nghiên cứu 47
2.1.2.1.Vị trí 47
2.1.2.2.Hiện vật 48
2.1.2.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách 49
Trang 43
2.1.2.4.Lao động trong bảo tàng 52
2.1.2.5.Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách 54
2.1.2.6 Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác trên địa bàn thành phố 55
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC BẢO TÀNG TẠI TPHCM 55
2.2.1 Thực trạng trưng bày, giới thiệu hiện vật cho khách du lịch 55
2.2.1.1.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh 55
2.2.1.2.Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM 58
2.2.1.3.Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 59
2.2.1.4.Đánh giá thực trạng trưng bày và giới thiệu hiện vật đến du khách của các bảo tàng 62
2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức đón và phục vụ khách du lịch 66
2.2.3 Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch 72
2.2.4 Kết quả đạt được trong khai thác du lịch thời gian qua 75
2.2.5 Đánh giá chung 82
2.2.5.1.Những mặt thuận lợi 82
2.2.5.2.Những mặt hạn chế 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 85
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO TÀNG Ở TPHCM CÓ HIỆU QUẢ NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 86
3.1.ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC BẢO TÀNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 86
3.1.1 Định hướng chung 86
3.1.2 Định hướng cụ thể 86
3.2.CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ BẢO TÀNG NHẰM PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 88
Trang 54
3.2.1 Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác bảo tàng 88
3.2.1.1.Đa dạng hóa các hoạt động bảo tàng 88
3.2.1.2.Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng các công tác chuyên môn và công tác phục vụ du khách 90
3.2.2 Tăng cường hoạt động quảng bá tuyên truyền bảo tàng 94
3.2.3 Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong hoạt động của bảo tàng 95
3.2.4 Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành nhằm xây dựng chương trình du lịch có hoạt động tham quan bảo tàng 97
3.2.5 Nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường 97
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 107
Trang 6Biểu đồ 2.6: Lƣợng du khách đến tham quan các bảo tàng từ 2009 - 2013
Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ hấp dẫn của các hoạt động tại bảo tàng ở TPHCM (khảo sát du khách tại doanh nghiệp lữ hành)
Trang 7đã xác định: “…phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch
sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM) nói riêng”
Sản phẩm để thu hút khách du lịch đến, quay lại TPHCM thực sự là một bài toán khó được đặt ra không chỉ đối với riêng ngành du lịch mà còn đòi hỏi sự tham gia của các ngành, địa phương có liên quan Trên thực tế, lượng khách du lịch đến TPHCM ngày càng nhiều, nhưng để thu hút khách quay trở lại thì gặp không ít khó khăn Vả để đạt được điều đó, du lịch TPHCM cần phát triển và khách phục các yếu kém về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, phong phú hóa sản phẩm du lịch, trong
đó có hoạt động du lịch tại các bảo tàng
Bảo tàng là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn được các giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ Xét dưới góc độ bảo tàng học thì chúng là những biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, và nguồn tài nguyên nhân văn phong phú đối với hoạt động du lịch nhằm thu hút khách đến với TPHCM
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thống yêu nước, đoàn kết để tạo nên sức mạnh chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, chống lại áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm… luôn luôn gắn liền với truyền thống hiếu học,
Trang 87
sáng tạo trong văn hóa, trong nghệ thuật và trong giao tiếp ứng xử Bằng chứng chứng minh cho đặc trưng cho văn hóa dân tộc, cho các truyền thống lịch sử - văn hóa nói trên, chính là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, các tài liệu, hiện vật bảo tàng và hệ thống các bảo tàng Việt Nam
Hồ Chí Minh là một thành phố trung tâm, tập trung mọi sự đầu tư, phát triển của đất nước Bên cạnh đó, cũng là TPHCMnơi đã chứng kiến khá nhiều sự kiện lịch sử
- văn hóa của đất nước Các giá trị lịch sử - văn hóa đó được giới thiệu qua các trang sách, các thước phim; còn được phản ánh khá đậm nét trong các bảo tàngcủa thành phố
Hệ thống bảo tàng ở TPHCM đã góp phần giáo dục, khích lệ thế hệ trẻ góp sức mình nối tiếp cha ông vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thành phố nói riêng và đặc biệt, các bảo tàng còn là tiềm năng rất lớn góp phần phát triển du lịch của thành phố Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM đến nay vẫn chưa được khai thác hết hiệu quả Xuất phát từ những thực tế như trên cùng với quá
trình hoạt động trong ngành du lịch tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề đề tài
Phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch di sản đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam Ở nước ta, có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đưa di sản văn hóa vào khai thác để phục vụ hoạt
động du lịch: “Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa tại các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam (giới hạn tại các di sản Huế, Hội An và Mỹ Sơn)” do tác giả Hoàng Thị Điệp chủ nhiệm, “Đánh giá và đề xuất phương án khai thác giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa điển hình ở Việt Nam phục vụ du lịch”
do tác giả Trần Đình Nhoãn chủ nhiệm…
Bảo tàng được đánh giá là nguồn tài nguyên hấp dẫn để đưa vào khai thác phục
vụ cho hoạt động du lịch Ở nước ta, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề phát triển của bảo tàng ở Việt Nam: “Thực trạng và những giải pháp chính nhằm kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vicả nước” của TS Lê Thị Minh Lý,
Trang 98
“Nghiên cứu đổi mới trưng bày và giới thiệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia” do tác giảNguyễn Văn Cường chủ nhiệm, “Những kiến giải nhằm đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động bảo tàng ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” tác giảTrương Quốc Bình
chủ nhiệm, “Hiện trạng và giải pháp đổi mới hoạt động bảo tàng tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng Bắc Bộ”do tác giả Nguyễn Thị Huệchủ nhiệm, “Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại các bảo tàng khu vực đồng bằng sông Cửu Long”do tác
tác giả Nguyễn Đình Thanh chủ nhiệm Các công trình nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng các hoạt động chuyên môn, nguồn nhân lực và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện các hoạt động tại các bảo tàng Hơn thế nữa các thực trạng khai thác các giá trị của bảo tàng vào hoạt động du lịch cũng đã được các các nhà nghiên cứu bắt
đầu quan tâm và nghiên cứu đến Trong đó: “Bảo tàng với sự phát triển du lịch ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thị Huệ chủ nhiệm và luận văn thạc sĩ “Museums and
tourism - Stakeholders, resource and sustainable development” của tác giả Guðbrandur Benediktsson (2004) là nền tảng phát triển cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM
Trong những năm gần đây, việc khai thác các giá trị của bảo tàng để phục vụ hoạt động du lịch, đặc biệt là tại các bảo tàng ở TPHCM đã bước đầu thực hiện và đạt được kết quả nhất định Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu và đánh giá cụ thể về việc phát triển hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM Chính vì thế, luận văn “Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM” trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình này đồng thời tiếp tục trình bày kết quả nghiên cứu và ý kiến để bổ sung thêm vào việc nghiên cứu khai thác các giá trị của bảo tàng phục vụ cho hoạt động du lịch một cách hiệu quả
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu vai trò của các bảo tàng ở TPHCM đối với sự phát triển du lịch của TPHCM
- Phân tích, thực trạng của hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, phong phú hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM để thu hút du khách đến và quay lại TPHCM
Trang 105 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động du lịch ở các
bảo tàng tại TPHCM: công tác trưng bày và giới thiệu hiện vật, công tác đón tiếp và
phục vụ du khách, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch tại các bảo tàng
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bảo tàng tại và các
doanh nghiệp lữ hành tại TPHCM Trong khuôn khổ luận văn, người viết tập trung phân tích cụ thể tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộđể làm các trường hợp nghiên cứu điển hình Về phía doanh nghiệp: Công ty Dịch vụ Du lịch Đất nước Việt, Công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ Kiwi, The Sinh Tourist
Về thời gian:Đề tài tập trung thu thập số liệu, điều tra, nghiên cứu, phân
tích nguồn số liệu trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về bảo tàng cũng như các hoạt động tại các bảo tàng ở TPHCM, phân tích những tài liệu và lý luận này thành từng bộ phận để hiểu rõ các vấn đề được đề cập trong luận văn
Phương phápnày cũng hỗ trợ tổng hợp, sắp xếp và hệ thống các vấn đề lý thuyết về bảo tàng và hoạt động du lịch tại bảo tàng đã được đề cập trong luận văn
Trang 1110
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã tìm hiểu các văn bản,
đề tài nghiên cứu về bảo tàng, hoạt động của bảo tàng và hoạt động du lịch tại các bảo tàng…
- Phương pháp thực địa: Là phương pháp đi khảo sát thực tế nhằm quan sát trực tiếp, gián tiếp tình hình hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM Phương pháp này chủ yếu thu thập thông tin thực tế, từ đó kiểm chứng và đối chiếu với lý thuyết để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã đi khảo sát thực tế tại các bảo tàng cũng như các doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn
để quan sát tìm hiểu phân tích thực tế hoạt động du lịch tại các bảo tàng
- Phương pháp điều tra, thu thập xử lý số liệu, các tài liệu có liên quan:
Phương pháp điều tra: Người viết đã xây dựng bảng hỏi khảo sát trực tiếp đối với du khách tại các bảo tàng và các doanh nghiệp (khách quốc tế và khách trong nước)
Bảng khảo sát 1:Nhu cầu củ a du khách với các hoa ̣t đô ̣ng của b ảo tàng tại TPHCM (Surveyon visistors’ demand for activities of museumsin Ho Chi Minh City)
Bảng Khảo Sát 2: Nhu Cầu Du Khách Vớ i Các Hoa ̣t Đô ̣ng B ảo Tàng Tại TPHCM (Surveyon visistors’ demand for activities of museumsin Ho Chi Minh City)
Bảng khảo sát 1: Phát ra 250 phiếu, thu lại được 223 phiếu hợp lệ (khách trong nước: 118 phiếu, khách quốc tế: 105 phiếu)
Bảng khảo sát 2: Phát ra 300 phiếu, thu lại được 266 phiếu hợp lệ (khách trong nước: 134 phiếu, khách quốc tế: 132 phiếu)
Kết quả thu được sau khi khảo sát đã hỗ trợ người viết đánh giá được mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động của bảo tàng và nhu cầu của du khách đối với hoạt động của bảo tàng
Thu thập xử lý số liệu, các tài liệu có liên quan: Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã thu thập những dữ liệu thứ cấp do các các bảo tàng và doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu cung cấp và xử lý
Trang 1211
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp trao đổi trực tiếp lấy ý kiến cácchuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng và du lịch để xem xét nhận định bản chất của thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM và tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã thực hiện phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với ban quản lý, chuyên gia về lĩnh vực bảo tàng và du lịch tại các bảo tàng và các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu để thu thập những thông tin sát thực cũng như phù hợp với nội dung luận văn
7 Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được học và tham khảo một số tài liệu có liên quan, đề tài hệ thống lại một số vấn đề cơ sở lý luận về bảo tàng, hoạt động du lịch tại bảo tàng và một số vấn đề liên quan
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài điều tra và phân tích thực trạng hoạt động
du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM, đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM
8 Bố cục của luận văn
Trang 13- Một số khái niệm do các nhà khoa học nước ngoài đưa ra:
1 Theo Giáo sư, tiến sĩ W Hunziker và tiến sĩ Kraff (Thụy Sĩ)– 1941 (theo góc độ tổng hợp):Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy
sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến [17, tr.13]
2 Theo Guer Freuler (Góc độ sinh lý và tâm lý):Du lịch là một hiện tượng
thời đại của chúng ta dựa trên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên [50]
3 Theo Kalifiotis (Góc độ kinh tế):Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá
nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động về kinh tế [50]
4 Theo Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie (Góc độ tổng hợp các mối quan hệ):Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ mối
quan hệ qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch [50]
5 Tổ chức du lịch thế giới:Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.[38, tr.12]
Trang 1413
- Một số khái niệm ở Việt Nam
1 Theo bách khoa toàn thư Việt Nam – 1966 (góc độ nhu cầu):Du lịch là một
loại nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.[47]
2 Theo Luật du lịch Việt Nam– 2005 (chương 1, điều 4, khoản 1): Du lịch là
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [34, tr.9]
b Khái niệm văn hóa
Trên thế giới hiện tại có hơn 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa, trong khuôn khổ luân văn người viết chỉ đề cập đến những khái niệm sau:
1 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa.[30, tr.431]
2 Theo Unesco– 1986:Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
(của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế
kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [45, tr.32]
3 Theo Unesco– 2002: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của
những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,
phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [49]
c Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Văn hóa và du lịch có mối quan hệ khá khăng khít, luôn tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển Đó là sự khai thác và phát huy các di sản và giá trị văn hoá, một bộ phận thiết yếu nhất của nguồn tài nguyên du lịch, việc phát
Trang 1514
triển du lịch hướng vào mục tiêu văn hoá, nâng cao tố chất văn hoá trong kinh doanh du lịch…
- Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch: Phần
lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội Thêm vào đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ nhu cầu du lịch hiện tại, nhưng nếu khai thác một cách triệt để không bảo tồn sẽ làm mất đi những nét đặc trưng và hấp dẫn vốn có của văn hóa đối với du lịch Do
đó, để du lịch phát triển lâu dài và bền vững thì nó phải tuân thủ một yêu cầu khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo sự bền vững về văn hoá, khai thác các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch song không được làm tổn hại đến các giá trị văn hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau
- Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển: Du lịch và văn hoá có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội
Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc
tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách tham quan
Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời gian quađã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách
Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái
Trang 16 Du lịch chính là cầu nốiđể thúc đẩy trao đổi, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia, cộng đồng với nhau đồng thời du lịch chính là động lực góp phần vào phát triển, giữ gìn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc
- Tuy nhiên sự phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho văn hoá dân tộc những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”:
Sự phát triển du lịch có hiệu quả sẽ song hành với sự bùng nổ số lượng khách du lịch đến Việt Nam Đối với các di sản văn hoá, đặc biệt các di sản văn hoá vật thể có giá trị đã trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di tích này
Sự có mặt quá đông của du khách cùng một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ như các vật thờ, các dụng cụ trang trí
Sự phát triển của các dịch vụ du lịch tự phát thiếu sự kiểm soát đã tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích Hiện tượng viết và khắc chữ lên một số di tích, sự ô nhiễm môi trường từ khói bụi, các loại rác thải… đang xảy ra tác động trực tiếp đến các di tích…
Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể là các điểm nổi bật trong văn hoá của mỗi dân tộc Do tác động của quá trình thương mại hoá, các giá trị này đang bị mai một
d Khái niệm du lịch văn hóa
Theo luật du lịch – 2005 (chương 1, điều 4, khoản 20): Du lịch văn hóa là hình
thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm
Trang 1716
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [34, tr.11]
1.1.1.2 Các vấn đề cơ bản về bảo tàng
a Khái niệm bảo tàng
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về bảo tàng:
- Một số khái niệm do các nhà khoa học nước ngoài đưa ra:
1 Theo các nước Đông Âu: Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, giáo dục, tiến
hành nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài liệu hiện vật gốc tiêu biểu của lịch sử, tự nhiên và xã hội, phù hợp với nội dung và loại hình bảo tàng Bảo tàng dành để phục vụ cho công chúng vì những mục đích nghiên cứu và sưu tầm [51]
2 Theo quan niệm của nước Pháp: Bảo tàng là một cơ quan thông tin đa chức
năng, trong đó chức năng thông tin là quan trọng nhất, ngoài ra còn có chức năng giáo dục và chức năng giải trí [51]
3 Định nghĩa của Liên hiệp Hội Bảo tàng Anh (The Museum Association United Kingdom): Bảo tàng là thiết chế thu thập, tư liệu hóa, giữ gìn, trưng bày và
giới thiệu những bằng chứng vật chất và thông tin liên quan vì lợi ích công chúng [42, tr15]
4 Định nghĩa của Hiệp hội các Bảo tàng Mỹ (The American Association ò Museums):Bảo tàng là một cơ quan thành lập hợp thức, hoạt động lâu dài và không
có lợi nhuận, không chỉ nhằm mục đích thực hiện các trưng bày đương đại, được miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa đón công chúng Có mục đích bảo quản và bảo tồn nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp và trưng bày có hướng dẫn phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của người xem Những hiện vật trưng bày phải có giá trị văn hoá và giáo dục, bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học (cả hiện vật gốc và những vật vô tri vô giác), những hiện vật lịch sử và những hiện vật khoa học ứng dụng Do vậy các bảo tàng sẽ bao gồm cả những khu vườn thực vật, những sở thú, những khu thuỷ sinh, các cung thiên văn, những di tích, và những toà nhà lịch sử hay lịch sử xã hội… đáp ứng được những nhu cầu vừa đưa ra ở trên [27, tr21]
Trang 1817
5 Theo hội đồng Bảo tàng thế giới (ICOM) (2004): Bảo tàng là một thiết
chếphi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên mở của cho công chúng đến xem, phục
vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, thông tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và môi trường sống của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức
Định nghĩa này có thể thích ứng với mọi bảo tàng không tính đến giới hạn tính chất của cơ quan lãnh đạo bảo tàng, đặc điểm vùng lãnh thổ, cơ cấu mang tính chức năng hoặc phương hướng của các sưu tập hiện vật của mỗi bảo tàng
Cùng với các cơ quan được chỉ định rõ là “các bảo tàng”, định nghĩa này có mục đích chỉ cả các cơ quan có những đặc tính sau đây giống như những đặc tính của
“bảo tàng”:
Các công trình và địa điểm tự nhiên, địa điểm khảo cổ học và dân tộc học của một bảo tàng tự nhiên, có nhiệm vụ thu nhận, bảo quản và tuyên truyền các nhân chứng vật chất về con người và môi trường xung quanh con người
Các cơ quan lưu giữ và trưng bày mẫu thực vật, động vật sống, chẳng hạn các khu vườn thực vật và vườn thú, khu thủy sinh hay các khu nuôi dưỡng thú tự nhiên khác
Các trung tâm khoa học và mô hình vũ trụ
Các học viện bảo quản và gallery trưng bày cố định do các thư viện và trung tâm lưu trữ quản lý
Các khu bảo tồn tự nhiên
Các cơ quan khác như ủy ban điều hành, sau khi ban cố vấn thông báo kết quả xem xét, được công nhận có một số hoặc tất cả các đặc trưng của một bảo tàng, hoặc có sự hỗ trợ cho các bảo tàng và cán bộ bảo tàng qua các hoạt động nghiên cứu, giáo dục hoặc đào tạo chuyên ngành bảo tàng học
- Ở Việt Nam hiện nay, bảo tàng được hiểu như sau:
1 Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:Bảo tàng là cơ quan sưu tầm, lưu giữ,
trưng bày tài liệu hiện vật, di tích về lịch sử tự nhiên, văn hóa vật chất và tinh thần của một tộc người, một đất nước, một ngành, một thời đại để mọi người hiểu và để giáo dục truyền thống [48]
Trang 1918
2 Theo “luật về Di sản và Văn hoá” – 2001: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng
bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân [29, tr.14]
Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập
Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa
Tổ chức, phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của xã hội
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật
Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật
b Các hoạt động của bảo tàng
Theo “Thông tư Quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng” 2010: Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định hoạt động của bảo tàng như sau:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học:Được thực hiện thường xuyên thông qua
việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn.[44]
Hoạt động nghiên cứu khoa học phải gắn kết và nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng để phục vụ công chúng và góp phần phát triển lý luận bảo tàng học
Bảo tàng được liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định của pháp luật
- Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể: Là hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể
ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo
tàng [44]
Trang 2019
Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể; khai quật khảo cổ; tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng; mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp sau:không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng;bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi;được xác định gây hại cho con người và môi trường;được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học;được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; được xác định nguồn gốc bất hợp pháp
- Hoạt động kiểm kê:Bảo tàng tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo quy chế
kiểm kê hiện vật bảo tàng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ bằng công nghệ thông tin [44]
- Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật:Là các hoạt động sắp xếp tài liệu, hiện
vật và tổ chức kho để bảo quản; lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản, tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật [44]
Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng
Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng có liên quan đến tài liệu, hiện vật
- Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể [44]
Trang 2120
Trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng phải bảo đảm:phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng; chú trọng trưng bày tài liệu, hiện vật gốc; việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật, nội dung trưng bày của bảo tàng, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thuyết minh trưng bày cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin về tài liệu, hiện vật và phù hợp với đối tượng khách tham quan; bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác, khoa học và được ghi chú rõ ràng; thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh,
an toàn cho tài liệu, hiện vật, khách tham quan; tuân thủ các quy định của pháp luật
về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Hoạt động giáo dục bao gồm:Hướng dẫn tham quan;tổ chức chương trình
giáo dục; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề; xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng [44]
Chương trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động
và đối tượng công chúng của bảo tàng
Chương trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng
- Hoạt động truyền thôngbao gồm: Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo
tàng trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của bảo tàng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước [44]
Hoạt động truyền thông của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối
tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan
- Hoạt động dịch vụbao gồm:Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và
dịch vụ khác;tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng;tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;cung cấp thông tin,
tư liệu;tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo
Trang 2221
vật quốc gia;bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật; hợp tác khai quật
khảo cổ;hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng [44]
Hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân
c Chức năng,nhiệm vụ của bảo tàng
Dựa trên những hoạt động của bảo tàng do bộ Thể thao văn hóa và du lịch quy định, và quan điểm của các nhà bảo tàng học, người viết xin đưa ra các chức năng
và nhiệm vụ cơ bản của bảo tàng như sau:
Bảo tàng có hai chức năng cơ bản: Chức năng nghiên cứu khoa học và chức năng giáo dục Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Chính sự tác động lẫn nhau giữa hai chức năng này là đặc trưng cơ bản của các bảo tàng hiện đại và là nhân tố quyết định vị trí, sự tồn tại của bảo tàng
1 Chức năng nghiên cứu khoa học:Được thể hiện rõ nét thông qua các
nhiệm vụ, hoạt động cụ thể: thu thập, cất giữ các tư liệu về lịch sử phát triển cua
tự nhiên, xã hội và nhưng vật quý, hiếm, có giá trị thẩm mỹ cao Sau khi đã nghiên cứu, xác định khoa học, hệ thống hoá các tư liệu, di tích gốc đó, bảo tàng tiến hành các biện pháp giữ gìn, bảo quản và tu sửa các di tích gốc, để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
- Những hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng bổ sung cho kho bảo quản cơ sở của bảo tàng những di tích gốc có giá trị tiêu biểu về mặt lịch sử, khoa học, thẩm mỹ
- Những hoạt động liên quan đến việc chỉnh lý, hệ thống và bảo quản các di tích của bảo tàng một cách khoa học, nhằm biến các di tích đó thành những tư liệu đáng tin cậy, phục vụ cho công tác nghiên cứu của bảo tàng cũng như các cơ quan, các nhân khác Đồng thời nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng
2 Chức năng giáo dục khoa học: Tất cả các hình thức hoạt động tuyên truyền
giáo dục khoa học của bảo tàng phải dựa trên cơ sở các phần trưng bày trong bảo
tàng và tư liệu có sẵn trong kho bảo quản
Trang 2322
- Mọi hoạt động giáo dục của bảo tàng dưới hình thức nào cũng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu di tích gốc, không có di tích gốc thì không có phần trưng bày hiện vật trong bảo tàng, sẽ không tồn tại các hoạt động giáo dục tại bảo tàng
Trong các bảo tàng, hoạt động nghiên cứu khoa học diễn ra trước, trong
đó bảo tàng lấy các di tích gốc làm đối tượng và cơ sở nghiên cứu Công tác nghiên cứu khoa học sẽ là tiền đề cho công tác giáo dục khoa học của bảo tàng
- Bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục khoa học bằng cách tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học cho người xem
Trong hoạtđộng giáo dục khoa học của bảo tàng, hình thức hướng dẫn tham quan các trưng bày cố định và triển lãm chuyên đề là hình thức quan trọng nhất Qua đó người xem được quan sát trực tiếp hiện vật gốc, tự mình suy nghĩ và đưa ra những nhận định, kết luận riêng về một sự kiện lịch sử hay một hiện tượng xã hội được giới thiệu trong phần trưng bày đó
Hoạt động giáo dục khoa học bằng cách tiếp xúc trực tiếp với hiện vật gốc, dưới sự hướng dẫn tham quan của hướng dẫn viên là đặc điểm quan trọng
nhất để phận biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa khác
1.1.2 Phân loại bảo tàng
Sự phát triển của các bảo tàng đến nay khó thống kê được về số lượng, phong phú về kiểu loại và sở hữu, quản lí và đa dạng về hình thức tồn tại như: các bảo tàng
về lịch sử, tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, dân tộc, quân sự, tính kỷ niệm, tính di chỉ, sinh thái,… ở phương diện thể chế quản lý cũng rất khác nhau có bảo tàng quốc gia, bảo tàng tỉnh, thành phố, có tư nhân, có trường học, có cơ quan nghiên cứu, quân đội, cũng có công ty, xí nghiệp, đoàn thể hoặc tập đoàn thiết lập bảo tàng Tuy vậy, các bảo tàng vẫn có những đặc trưng chung Do mục đích phục
vụ các đối tượng khác nhau, phạm vi thu thập hiện vật khác nhau, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau mà hình thành những đặc điểm riêng của các kiểu loại bảo tàng khác nhau
Đến nay các bảo tàng được phân loại theo những dấu hiệu sau:
Trang 2423
- Theo một ngành nhất định của tri thức, có nghĩa là theo chuyên ngành
- Theo loại sở hữu nhất định (bảo tàng đó thuộc về ai)
- Theo lãnh thổ ở một mức nhất định (về quy mô)
- Theo vị thế của thể chế (theo vị trí trong cơ cấu tổ chức hay thứ bậc các bảo tàng)
- Theo một trong hai hướng của di sản văn hóa và theo loại hình hệ thống hóa sưu tập (bộ sưu tập, quẩn thể)
- Theo loại (hướng chính) hoạt động và khuynh hướng nhằm hướng tới khách tham quan
Trên thực tế, có những bảo tàng xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, có bảo tàng thuộc các cơ quan giáo dục nhằm mục đích giảng dạy, có bảo tàng
do các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của mình và một số ngành hữu quan Sự khác biệt về chức năng xã hội sẽ quy định cách sắp xếp các hiện vật trong trưng bày cũng như công tác hướng dẫn tham quan học tập Có bảo tàng chỉ trưng bày những hiện vật cố định,bảo tàng lại trưng bày theo chuyên đề Tuy nhiên hầu hết các bảo tàng chọn cả hai cách trưng bày trên
Căn cứ vào nội dung và hình thức hoạt động của các bảo tàng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa bảo tàng và một ngành khoa học nào đó, các nhà nghiên cứu đã
có nhiều các phân loại bảo tàng Trong khuôn khổ luận văn, người viết trình bày một số cách phân loại sau:
1.1.2.1 Phân loại theo qui định pháp lý về sở hữu
Hệ thống các bảo tàng này thuộc sở hữu nhà nước (bảo tàng quốc gia, bảo tàng tỉnh, bảo tàng của các bộ, ngành của các nước, bảo tàng thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội và các bảo tàng thuộc sở hữu tư nhân
Các bảo tàng nhà nước là các bảo tàng do nhà nước lập ra, quản lý và hoạt động bằng nguồn kinh phí nhà nước Các bảo tàng tư nhân là các bảo tàng được thành lập theo sang kiến và sự tham gia trực tiếp của các cá nhân tự lo về kinh phí hoạt động, hoạt động trước hết theo yêu cầu của xã hội được pháp lý thừa nhận với sự giúp đỡ
về mặt phương pháp chuyên môn của các sở văn hóa
Trang 2524
1.1.2.2 Phân loại theo phạm vi hoạt động
Bao gồm các bảo tàng có ý nghĩa toàn quốc hoặc ý nghĩa địa phương Phân loại theo ngành mà bảo tàng trực thuộc Đó là việc phân chia các bảo tàng thành các bảo tàng thuộc hệ thống Bộ Văn hóa, các bảo tàng thuộc các ngành chủ quản Luật Di sản Văn hóa ở nước ta thì chia ra:
- Bảo tàng công lập (bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng cấp tỉnh)
- Bảo tàng ngoài công lập
1.1.2.3 Phân loại theo lãnh thổ
Hệ thống các bảo tàng này sẽ được phân chia theo các đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố…)
1.1.2.4 Phân loại theo chuyên ngành
Đó là cách phân loại theo sự tương quan với một ngành hay bộ môn khoa học (khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật) như bảo tàng khoa học tự nhiên (bảo tàng sống, bảo tàng bất động, bảo tàng kỹ thuật), bảo tàng khoa học xã hội (kiến trúc,
mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn học, sách, lịch sử, tưởng niệm, khu vực)
Bên cạnh các loại bảo tàng trên, còn có hai dạng đặc biệt:
- Bảo tàng khảo cứu địa phương bao gồm lịch sử xã hội và tự nhiên của một khu vực nhất định
- Bảo tàng lưu niệm về các danh nhân và sự kiện lịch sử thường gắn liền với
di tích
1.1.2.5 Các cách phân loại khác
Trong một số tài liệu của nước ngoài, còn có một số cách phân loại bảo tàng theo những tiêu chí khác Theo “cơ sở bảo tàng” thì có các loại hình bảo tàng như sau:
Phân loại theo sưu tập: các bảo tàng tổng hợp, các bảo tàng khảo cổ học, các bảo tàng nghệ thuật, các bảo tàng lịch sử xã hội, các bảo tàng dân tộc học, các bảo lịch sử tự nhiên, các bảo tàng địa chất học, các bảo tàng khoa học, các bảo tàng quân đội, các bảo tàng công nghiệp
Phân loại theo đối tượng chủ quản: các bảo tàng trung ương, các bảo tàng địa
Trang 26Phân loại theo đối tượng khách tham quan bảo tàng: các bảo tàng giáo dục, các bảo tàng chuyên ngành, các bảo tàng phục vụ khách tham quan nói chung (bảo tàng cộng đồng)
Phân loại theo các phương pháp trưng bày, sưu tập của bảo tàng: các bảo tàng truyền thống, các bảo tàng ngoài trời, các bảo tàng là các tòa nhà di tích lịch sử
1.1.2.6 Phân loại bảo tàng ở Việt Nam
Tìm hiểu trong “Tìm hiểu quy định về pháp luật di sản văn hoá”, Bảo tàng Việt Nam bao gồm:
- Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước
- Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành
- Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa phương
- Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề
1.2.1 Bảo tàng trong phát triển du lịch
Sự tồn tại của “bảo tàng” là một điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội Trong những xã hội khác nhau, bảo tàng vẫn luôn làmột trong những cơ quan nghiên cứu khoa học và phổ biến tri thức, giá trị văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức của con người và tiến hoá của tự nhiên Đối với việc phát triển du lịch, “bảo tàng”
đã khẳng định được vai trò không nhỏ của mình Hệ thống bảo tàng di sản, di tích không chỉ là nơi lưu trữ những điểm tinh hoa, đặc sắc của lịch sử, văn hóa, không
Trang 2726
chỉ là thể hiện lòng tự hào dân tộc, mà còn là nơi thu hút khách du lịch nhằm giới thiệu lịch sửvăn hóa của địa phương, đất nước đến khách du lịch trong và ngoài nước, và cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước
Hệ thống các bảo tàng là một thành tố quan trọng trong phát triển du lịch, là một địa chỉ ý nghĩa cho hành trình du lịch của mỗi du khách đến với các vùng miền, quê hương Có du khách từng nói, muốn hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa của đất
và người nơi ta đến thăm, hãy vào bảo tàng… Ý kiến trên rất có cơ sở Cả quá trình hình thành, phát triển, công cuộc dựng nước được lưu giữ và tái hiện trong bảo tàng
sẽ giúp cho du khách có góc nhìn toàn cảnh về mảnh đất, con người, văn hóa nơi du khách tham quan Với sự hiểu biết và có thông tin đầy đủ như thế, ý nghĩa của chuyến du lịch sẽ nhân lên rất nhiều Du lịch sẽ không chỉ đơn thuần là thưởng ngoạn ngắm cảnh nữa mà còn là dịp để du khách tìm tòi, khám phá, chiêm nghiệm, học tập, nghiên cứu, bồi bổ kiến thức của mình
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch: lượng khách Quốc tế đến Việt Nam năm
2013 là 7.572.352lượt khách tăng 10,6% so với năm 2012; trong 6 tháng đầu năm
2014 có 4.287.885 lượt khách Quốc tế đến Việt Nam tăng 21,11%so với cùng kì năm 2013.Những con số thống kê trên cho thấy rằng lượng khách Quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam luôn phải đổi mới mình tạo ra những điểm đến hấp dẫn để thu hút du khách đến với Việt Nam, trong đó du lịch di sản là một ưu thế đối với du lịch Việt Nam
Gắn kết bảo tàng với du lịch khẳng định vai trò của bảo tàng với đối khách du lịch đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa bảo tàng và ngành du lịch với mục tiêu đưa bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn du lịch sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và thế giới Do vậy, cần có sự kết hợp, quản lý khoa học giữa hoạt động của bảo tàng và hoạt động du lịch để hai hoạt động này sẽ hỗ trợ tốt cho nhau cùng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cộng đồng
1.2.2 Tầm quan trọng của bảo tàng đối với việc phát triển du lịch
Theo thống kê của Cục Di Sản Việt Nam, nước ta có khoảng 130 bảo tàng, phần lớn là các bảo tàng địa phương, ngoài racác bảo tàng trung ương tiêu biểu như: Bảo
Trang 2827
tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học… Trước kia hầu hết các bảo tàng này đều lâm vào tình trạng “ế khách” do không gian nhàm chán, hoạt động chưa có nhiều đổi mới Trong những năm gần đây, các bảo tàng từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đều có những bước chuyển mình tích cực, bảo tàng không còn chỉ là nơi trình bày những hiện vật rồi thụ động chờ khách đến mà còn tổ chức các hoạt động thiết thực, mang đến những trải nghiệm thực tế cho khách tham quan, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách du lịch
Hệ thống các bảo tàng, di tích là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá, đây cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản đặc biệt, khác biệt các loại hình du lịch khác Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng cách, sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, hấp dẫn Thực tế cho thấy, lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng nhưng lượng khách đến tham quan bảo tàng chưa nhiều Bảo tàng chưa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc trong hành trình của khách và cũng chưa là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các doanh nghiệp lữ hành Vì vậy, đổi mới cả nội dung, hình thức cũng như các dịch vụ phục vụ khách du lịch của hệ thống bảo tàng, di tích trên cả nước hiện nay rất cấp thiết, nhằm đánh thức những tiềm năng vốn có của kho tàng di sản mà các bảo tàng,
di tích đang lưu giữ
Nhìn chung, điểm nổi bật nhất của các bảo tàng tại Việt Nam gần đây là hầu hết các bảo tàng đều có xu hướng chuyển từ “tĩnh” sang “động” Gắn hoạt động của bảo tàng với những nhu cầu thiết thực của người dân, thậm chí theo đuổi mục đích kinh tế một cách chính đáng để duy trì sự tồn tại của bảo tàng Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay để tìm được chỗ đứng cho mình, các bảo tàng cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường, nắm bắt cơ hội, tạo dựng hình ảnh qua các hoạt động thực tiễn cũng như thiết lập quan hệ hợp tác để phát triển và biết kiểm soát đánh giá hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình
Sức ảnh hưởng và lực hấp dẫn của các bảo tàng phụ thuộc nhiều vào qui mô, bản sắc và cá tính của mỗi bảo tàng Một bảo tàng có quy mô lớn cùng với sưu tập độc đáo, điển hình, các loại hình dịch vụ phong phú được đánh giá có sức hấp dẫn,
Trang 2928
lôi cuốn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn thu hút một lượng khách quốc
tế đông đảo Do đó để “bảo tàng” trở thành một điểm đến hấp dẫn thực cần có những chiến lược phát triển cụ thể và hợp lý nhằm đưa “bảo tàng” đến gần du khách hơn
1.2.3 Tác động của hoạt động du lịch đối với bảo tàng
Du lịch làm sống dậy di sản nhưng cũng là mối nguy của di sản Sự vắng khách dẫn tới hạn chế trong phát huy giá trị di sản nhưng quá tải lượng khách tham quan cũng là thách thức đối với việc giữ gìn, bảo vệ di sản.Bảo tàng không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên du lịch tạo nên những sản phẩm
du lịch đặc sắc, hấp dẫn, giàu bản sắc văn hoá Song hoạt động du lịch vừa có tác động tích cực, vừa tiêu cực tới bảo tàng
1.2.3.1 Tác động tích cực
Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần giáo dục con người ý thức bảo
vệ môi trường, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống Nhu cầu nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy nhà cung ứng sản phẩm du lịch quan tâm đến việc khai thác có hiệu qủa các tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có các nhà bảo tàng để thu hút du khách
Du lịch là phương tiện quảng bá tốt nhất hình ảnh và danh tiếng của bảo tàng đến với công chúng Và hình thức quảng bá hữu hiệu nhất là quảng cáo qua truyền miệng của du khách Một du khách cảm thấy thoả mãn khi tham quan bảo tàng sẽ giúp ích rất nhiều, hơn là một du khách tham quan thấy không hài lòng - người có thể làm hỏng danh tiếng của bảo tàng
Về phía du khách, khi được tham quan trong bảo tàng, được hoà mình trong không gian của các di sản văn hoá, họ sẽ có được những cảm nhận sâu sắc những giá trị và những nét văn hoá truyền thống, những giá trị lịch sử, những ý nghĩa nhân văn cao đẹp Đây chính là yếu tố quyết định, bởi vì có yêu và tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thì con người mới ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống quý giá, tốt đẹp của quê hương mình
Trang 3029
Không một bảo tàng nào lại cô lập với thế giới bên ngoài Hiệu quả của việc hợp tác với các công ty du lịch là đôi bên cùng có lợi và đây cũng là một phần quan trọng thiết yếu của hoạt động bảo tàng Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần kích thích và thúc đẩy hoạt động của các nhà bảo tàng, việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng để thu hút khách mang lại nguồn lợi cho người dân địa phương, đưa lại công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư Đồng thời kích thích nghiệp
vụ trong bảo tàng ngày càng nâng cao hơn nữa để có được kết quả phục vụ du khách hiệu quả nhất
Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất Quá trình giao tiếp này cũng là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động bảo tàng Ngày nay vẫn còn có những du khách thông qua con đường du lịch để tìm kiếm và mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quý giá Cho nên thuật ngữ “chảy máu cổ vật ra nước ngoài” đã không còn
xa lạ gì với chúng ta Vì vậy, du lịch cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác gìn giữ, bảo tồn di sản văn hoá của các bảo tàng
Do vậy, song song với việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng cho phát triển du lịch, chúng ta cần quan tâm đến việc gìn giữ bản sắc văn hoá và trở thành các cộng tác viên đắc lực giúp các bảo tàng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC BẢO TÀNG TẠI TPHCM
Trang 31Hệ thống các bảo tàng ở TPHCM hầu hết được chính thức thành lập sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất dựa trên cơ sở vật chất hạ tầng được xây dựng trước đó Mỗi bảo tàng được thành lập trong từng giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế, nhưng các bảo tàng đều được thành lập vì một mục đích chung là nhằm ghi dấu, giới thiệu những
sự kiện lịch sử, đời sống văn hóa của nhân dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là
cư dân bản địa; lịch sử hình thành và phát triển của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung; cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc…
Trong phạm vi luận văn, người viết xin chỉ trình bày những nét sơ lược nhất về lịch sử hình thành của các bảo tàng tại TPHCM
- Bảo tàng chính thức thành lập và đổi tên năm 1979, theo quyết định số: 235/QĐ-UB ngày 23/8/1979 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TPHCM) nhằm thay đổi tính chất của một Bảo tàng mang tính mỹ thuật Á Đông trước kia thành Bảo tàng
Trang 32- Ngày 12/8/1978, UBND TPHCM quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố
- Ngày 13/8/1990, bảo tàng đƣợc đổi tên thành “Bảo tàng Tôn Đức Thắng” theo quyết định số 894/QĐ của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành
- Sau gần 5 năm chuẩn bị, Bảo tàng chính thức mở cửa đón công chúng vào năm 1992
Trang 33kỷ 20 theo thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp, chính thức hoạt động và đón tiếp du khách từ ngày 29/02/1996
7
Bảo tàng Địa
chất - Bảo tàng địa chất tại TPHCM được thành lập năm
1954, là một trong hai bảo tàng địa chất của Việt Nam
- 08/3/1977, UBND TPHCM ra quyết định số 203/QĐ-UB-TC công nhận ban điều tra và tố cáo tội ác
Mỹ - Ngụy trực thuộc UBND TPHCM
- Ngày 18/10/1978, UBND TPHCM lại ban hành quyết định số 209/QĐ-UB, quyết định giải thể ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy, tồ chức thành nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin
- Ngày 10/11/1990, tiến hành đổi tên thành “Nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược”
- Ngày 04/7/1995, đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh”
Trang 341.3.2 Quá trình phát triển hệ thống các bảo tàng tại TPHCM
Hệ thống các Bảo tàng ở TPHCM được thành lập trong từng giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế Nhưng cho đến nay, các Bảo tàng đều đã để lại những dấu ấn nhất định đối với công chúng và đạt được một số thành tích nổi bật trong quá trình phát triển Trong khuôn khổ luận văn, người viết xin chỉ trình bày những nét cơ bản nhất về quá trình phát triển của các bảo tàng tại TPHCM
Bảng 2.2: Quá trình phát triển hệ thống các bảo tàng tại TPHCM
- Năm 2012, một lần nữa, Bảo tàng Lịch sử -
Trang 3534
TPHCM được bình chọn nằm trong 5 bảo tàng tiêu biểu của chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” lần 2
- Hàng năm, Bảo tàng đón tiếp khoảng 350.000 đến 400.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan
- Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng đã đón và phục
vụ gần 1.500.000 lượt khách tham quan trong và ngoài nước
- Hàng năm Bảo tàng thường xuyên tổ chức triển lãm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Mỗi năm trung bình từ 10 – 25 đợt trưng bày; trong đó có nhiều triển lãm quốc tế: kỷ niệm 50 ngày
Trang 3635
thành lập Liên Hiệp quốc, tác phẩm của các nước khối ASEAN, tranh của các họa sỹ Nga, Trung Quốc, Mỹ, Italia, Canada, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia …
8
Chứng tích
Chiến tranh
- Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1995)
- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001)
- Được công nhân nhận là thành viên của hệ thống
“bảo tàng Vì hòa bình thế giới” (năm 1998)
- Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài
Trang 37- Huân chương Lao động hạng Ba (1997)
- Huân chương Lao động hạng Nhì (2009)
- Đượccông nhận Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp thành phố
- Bảo tàng đã đón tiếp trên 30 triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt
có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh
10
Bảo tàng Phụ
nữ Nam bộ
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1998)
- Nhiều năm liền nhận bằng khen của Bộ Văn hóa thông tin và bằng khen UBND TPHCM
- Đến nay, đã có hơn 3 triệu lượt khách đến tham quan và tham gia những hoạt động của Bảo tàng trong
đó có hơn 4.000 đoàn khách trong nước và gần 1.500 đoàn khách quốc tế, trên 50 đoàn lãnh đạo cao cấp trong và ngoài nước
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TPHCM, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo Tàng Mỹ Thuật TPHCM, Bảo tàng Lực lượng
Vũ Trang miền Đông Nam bộ, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ
1.3.3 Giới thiệu sơ lược về các bảo tàng nghiên cứu
1.3.3.1 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn: hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được khôi phục
Trang 3837
Để lưu lại những chứng tích anh hùng của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, đồng thời tố cáo tội ác của đế quốc xâm lược đã gây ra với nhân dân ta; ngày 13/8/1975, Ban thường vụ thành ủy Thành phố Sài Gòn ban hành thông tư số 6/TT-75, quyết định chính thức thành lập “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” Trên cơ sở đó, ngày 04/9/1975, Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng với nhiệm vụ chủ yếu là sưu tầm và lưu giữ những chứng tích vẻ vang của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh chống Mỹ, đồng thời tổ chức trưng bày, giới thiệu nhằm tố cáo tội ác của Đế quốc Mỹ và tay sai Ngụy quyền trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm ở Việt Nam
Ngày 08/3/1977, UBND TPHCM đã ban hành quyết định số 203/QĐ-UB-TC công nhận ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy là đơn vị trực thuộc UBND TPHCM
Đến ngày 18/10/1978, UBNDTPHCM lại ban hành quyết định số 209/QĐ-UB, quyết định giải thể ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy, tổ chức thành nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin
Ngày 10/11/1990, UBNDTPHCM đã ban hành quyết định 392/QĐ/UB, tiến hành đổi tên “Nhà trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy” thành “Nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược” trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin
Theo đó, phạm vi sưu tầm của nhà trưng bày lúc này không dừng lại ở chiến tranh Mỹ - Ngụy mà còn chủ trương mở rộng sang các cuộc chiến tranh khác như: Cuộc xâm lược của thực dân Pháp và Phát xít Nhật, diệt chủng Pôn Pốt… Phạm vi
và đối tượng sưu tầm ngày mở rộng và chuyên sâu ra các vùng miền khác trong cả nước Bên cạnh việc tiến hành những công tác sưu tầm mới, Bảo tàng không ngừng củng cố các bộ sưu tập để đáp ứng nội dung trưng bày trong giai đoạn này Nội dung chủ yếu vẫn là tố cáo tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm lược Mỹ ở Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1975 Cũng trong giai đoạn này, Bảo tàng đã bước đầu định hình kế hoạch trưng bày tội ác thực dân Pháp và phát xít Nhật
Ngày 04/7/1995, UBNDTPHCM đã ban hành quyết định 4789/QĐ-UB, đổi tên
“Nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược” thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh”, trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin
Trang 3938
Ở giai đoạn này, nhiệm vụ của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trở nên rộng hơn và chuyên sâu hơn, cụ thể là: nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến tội ác tàn bạo của thực dân, đế quốc và tay sai trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; cảnh báo công khai trước thế giới về hậu quả nghiêm trọng của những di chứng chiến tranh đối với con người và sự hủy diệt khủng khiếp đối với môi trường sống; khẳng định khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam để qua đó những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới hiểu rõ thiện chí của nhân dân ta và tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn các ý đồ đen tối cũng như dã tâm xâm lược của thế lực phản động
Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM,nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng
vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM) Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội
ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch
có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước
Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001); và tại hội nghị Quốc tế lần 3 các bảo tàng vì hòa bình thế giới tổ chức ở Osaka – Kyoto (Nhật Bản), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh chính thức được công nhân nhận là thành viên của hệ thống “bảo tàng Vì hòa bình thế giới” (năm 1998)
Trang 4039
1.3.3.2 Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM
Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước
Tại nơi này, ngày 05/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã
ra đi tìm đường cứu nước Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Người trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng
8, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Người thanh niên ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này
Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quyết định số 1315/QĐ-UB, ngày 7/9/1979, của UBNDTPHCM Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)" Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, UBNDTPHCM ra quyết định số 7492/QĐ-UB-NCVX chuyển "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM" Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ Hơn 30 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo tàng đã đón tiếp trên 30 triệu lượt khách tham quan từ khắp nơi trong nước và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nước đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh Với những thành tích trên, Bảo tàng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1997), Huân chương Lao động hạng Nhì (2009)