1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn ThS. Du lịch

120 799 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Sự sôi động trong các hoạt động sống của cư dân thành phố Hồ Chí Minh về đêm là nét đặc sắc thu hút khách du lịch cả quốc tế và nội địa.. Chính sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch đêm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

LỜI CẢM ƠN 6

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Kết cấu luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM 12

1.1 Hoạt động du lịch đêm 12

1.1.1 Khái niệm 12

1.1.2 Các đối tượng tham gia hoạt động du lịch đêm 14

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm 17

1.2 Phát triển hoạt động du lịch đêm 17

1.2.1 Xác định thị trường khách du lịch đêm mục tiêu 18

1.2.2 Quảng bá hình ảnh du lịch đêm 20

1.2.3 Xúc tiến bán sản phẩm du lịch đêm 22

1.2.4 Thực hiện các tour du lịch đêm 23

1.2.5 Sản phẩm du lịch đêm 24

1.2.6 Các thành phần của sản phẩm du lịch đêm 25

1.2.7 Phát triển sản phẩm du lịch đêm 25

1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch đêm tại một số nơi trên thế giới 26

Trang 4

2

1.3.1 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch đêm tại Siêm Riệp –

Camphuchia 26

1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch đêm tại Pattaya – Thái Lan 27

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30

2.1 Khái quát chung về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh 30

2.2 Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh 33

2.2.1 Các điều kiện về tài nguyên du lịch của thành phố Hồ Chí Minh 33

2.2.2 Các điều kiện về an ninh chính trị, an toàn xã hội và các chính sách phát triển du lịch 40

2.2.3 Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch 40

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh 44

2.4 Những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh 58

2.4.1 Thuận lợi 58

2.4.2 Hạn chế 59

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 64

3.1 Định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh 64

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh 66

3.2.1 Quảng bá hình ảnh du lịch đêm thành phố Hồ Chí Minh 66

3.2.2 Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch đêm 68

3.2.3 Quản lý tốt hoạt động du lịch đêm 70

3.2.4 Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch đêm 71

3.3 Một số kiến nghị 72

Trang 5

3

3.3.1 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh 72

3.3.2 Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 73

3.3.3 Đối với các công ty lữ hành 74

Tiểu kết chương 3 75

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 81

Trang 6

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UNESCO = United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

= Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

MICE = Meeting Incentive Conference Event = Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng

GDP = Gross Domentic Product = Tổng sản phẩm trong nước

Trang 8

6

LỜI CẢM ƠN

Với những người vừa đi học vừa đi làm, lại học vào ban ngày như chúng em,

để hoàn thành khóa học này là cả một sự cố gắng và nỗ lực không ngừng Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy/cô trong Khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội và Khoa Sau Đại học trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh thì chúng em không có được kết quả như ngày hôm nay Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành vì sự quan tâm đó

Em xin đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Vũ Mạnh Hà – người đã đồng hành cùng với

em, cho em những ý kiến quý báu từ ngày đầu lựa chọn đề tài đến suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài Tuy xa cách về mặt địa lý nhưng thầy vẫn luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em, có tài liệu nào hay thầy lại photo và gửi vào cho em Cũng nhờ sự động viên và khích lệ của thầy, em mới tiếp tục và hoàn thành được đề tài này

Qua đây, em cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, quý thầy/cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, trao đổi và cho em nhiều ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài

Do trình độ có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài này của em không tránh khỏi những sai sót Mặt khác, đây là một vấn đề khó đối với em Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy/cô để đề tài này được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn

ĐỖ HIỀN HÒA

Trang 9

du lịch phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch

Sự sôi động trong các hoạt động sống của cư dân thành phố Hồ Chí Minh về đêm là nét đặc sắc thu hút khách du lịch cả quốc tế và nội địa Tuy nhiên, việc khai thác nét đặc sắc này của thành phố để biến thành các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức Theo các hãng lữ hành, có đến 80% du khách nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh muốn tham quan “Sai Gon by night” (Sài Gòn về đêm) nhưng phần lớn không biết đi đâu Còn người Sài Gòn buổi tối muốn tìm nơi giải trí, vui chơi cũng quanh quẩn chỉ có bar, karaoke, quán nhậu, cà phê “hộp” ngột ngạt Chính sự nghèo nàn của các sản phẩm

du lịch đêm làm cho hoạt động du lịch đêm của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

và của Việt Nam nói chung kém phát triển hơn hoạt động du lịch đêm tại các thành phố khác trong khu vực

Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh” là một việc làm cấp thiết, góp phần giải quyết

những vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với du lịch thành phố Hồ Chí Minh

2 Lịch sử nghiên cứu

Có rất nhiều sách, báo, tài liệu viết về hoạt động du lịch đêm ở các thành phố khác nhau ở Việt Nam và trên thế giới Có thể kể tên như:

Trang 10

8

- Tạp chí Phuket Guide (2004), “Into the night” (trang 36 - 37) Bài viết này

giới thiệu cho độc giả những hoạt động vui chơi – giải trí về đêm tại Phuket – Thái Lan

- Đặng Thanh Vũ (2004), “Phố cổ Hội An lung linh cổ tích”, Tạp chí Du lịch

TP.HCM (số 8) Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về hình ảnh một Hội An đẹp lung linh, huyền ảo trong đêm rằm phố cổ

- Vũ Đức Thanh (2006), “Phố Tây - nửa đêm về sáng”, Tạp chí Du lịch

TP.HCM (số 4) Với bài viết này, tác giả giới thiệu các hoạt động nhộn nhịp tại khu phố Tây - thành phố Hồ Chí Minh – trong thời gian từ nửa đêm về sáng

- Phương Nguyễn (2006), “Lời thì thầm đêm phố cổ Hội An”, Tạp chí Du lịch

TP.HCM, (số 7) Cũng giống như tác giả Đặng Thanh Vũ, bài viết này tác giả Phương Nguyễn giới thiệu với độc giả hoạt động du lịch đêm phố cổ qua góc nhìn của một khách du lịch

- Phan Thanh Hải (2006), “Tĩnh lặng Mỹ Sơn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số

6) Bài viết này giới thiệu hình ảnh một Mỹ Sơn mới mẻ và yên ắng lúc đêm về

- Đoàn Đình Hậu (2006), “Sắc màu Sài Gòn đêm”, Tạp chí Du lịch TP.HCM

(số 10) Hình ảnh Sài Gòn nhộn nhịp, rực rỡ, lung linh, huyền ảo được thể hiện rất

rõ nét qua bài viết này

- Trần Quốc Thái (2006), “Thư giãn, giải trí hàng đêm phục vụ du khách quốc

tế”, Tạp chí Du lịch TP.HCM (số 10) Bài viết giới thiệu những hoạt động vui chơi

– giải trí vào ban đêm dành cho khách du lịch quốc tế

- …

Ngoài ra, cũng có một số khóa luận tìm hiểu hiểu về hoạt động du lịch đêm

như: Khóa luận “Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước

ngoài trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long” của sinh viên Nguyễn Thị Ngân, lớp

VH1004, Đại học Văn hóa Hà Nội Trong khóa luận này, tác giả đã giới thiệu một

số sản phẩm du lịch đêm hiện có tại Hà Nội và xây dựng thêm một số sản phẩm du lịch đêm mới dành cho khách du lịch quốc tế trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Đưa ra một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động du lịch đêm

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố

Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian, tác giả chỉ nghiên cứu sự phát triển của hoạt động du lịch đêm tại 3 quận (quận 1, quận 3 và quận 5) tại thành phố Hồ Chí Minh

- Về thời gian, chủ yếu từ năm 2012 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát thực địa

Trang 12

10

Phương pháp này giúp tác giả có những trải nghiệm thực tế về hoạt động du lịch tại ba quận đề tài nghiên cứu (quận 1, quận 3 và quận 5) Tác giả thường đi khảo sát vào những buổi tối cuối tuần và vào những dịp lễ Tết như Tết Nguyên đán, Noel… Vào thời gian nghỉ hè hoặc nghỉ Tết, tác giả mới đi khảo sát được vào buổi tối các ngày trong tuần

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, tư liệu có liên quan đến

đề tài

Tác giả sưu tầm các tài liệu, bài báo, các đề tài nghiên cứu… về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh trên các trang web thông tin của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, báo Du lịch và các báo có nội dung liên quan

Số liệu sử dụng trong đề tài được tác giả thu thập qua Cục Thống kê thành phố

Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (trực thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam) và qua điều tra xã hội học của tác giả

- Phương pháp chuyên gia

Với đề tài này, tác giả có tham khảo ý kiến của ông Lã Quốc Khánh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh về sự phát triển của hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố hiện nay

- Phương pháp điều tra xã hội học

Để có những ý kiến và nhận định khách quan về đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học

Đối tượng điều tra thứ nhất là khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn quận 1, quận 3 và quận 5 Nội dung là điều tra xem khách du lịch thích tham gia vào loại hình du lịch đêm nào và họ có hài lòng về các dịch vụ du lịch đêm hay không Số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu, thu về 215 phiếu hợp lệ

Đối tượng điều tra thứ 2 là những đơn vị cung ứng du lịch Nội dung là điều tra xem các dịch vụ của họ có thu hút được đông khách du lịch hay không Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu, thu về 68 phiếu hợp lệ

Trang 13

11

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương sau đây: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 14

Du lịch là một khái niệm và có nhiều quan niệm khác nhau Tùy theo góc nhìn

mà mỗi người có những định nghĩa về du lịch khác nhau

Theo các chuyên gia tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp ở Roma - Italia

(21/8 – 05/9/1963) thì khái niệm du lịch được hiểu: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ,

hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối

quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.”

Ở Việt Nam, dù ngành du lịch chỉ mới phát triển trong khoảng gần một thế kỷ nay, nhưng cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra Tuy nhiên, quan trọng và

phổ biến nhất là định nghĩa về du lịch được dùng làm căn cứ pháp lý trong Luật Du lịch của Việt Nam, được ban hành năm 2005 Theo đó, “Du lịch là các hoạt động có liên

quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất

định” [21, tr.2]

(ii) Du lịch đêm

Từ định nghĩa về du lịch, ta có thể hiểu du lịch đêm là các hoạt động có liên

quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng vào ban đêm

Trang 15

13

(iii) Hoạt động du lịch

Cũng như khái niệm về du lịch, có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động du lịch Trước đây, người ta chỉ quan niệm hoạt động du lịch là một hoạt động mang tính chất văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, hoạt động du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư Ngày nay, khi du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới xem là một ngành kinh tế quan trọng thì quan niệm về hoạt động du lịch được hiểu một cách đầy đủ hơn

Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông

qua ngày 14/06/2005 đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch như sau: “Hoạt động

du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” [21, tr.2]

Theo đó, hoạt động du lịch được nhìn nhận ở ba khía cạnh như sau:

Thứ nhất, “hoạt động của khách du lịch” nghĩa là việc di chuyển và lưu trú

tạm thời của người đi du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật

Thứ hai, “tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch” là những người hoạt động tổ

chức lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan, vận chuyển đưa đón khách du lịch, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác nhằm mục đích lợi nhuận

Thứ ba, “cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan” tức là

cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan tại địa phương có tài nguyên du lịch,

tổ chức, điều phối, phục vụ hoạt động của “khách du lịch” và “tổ chức, cá nhân

hoạt động kinh doanh du lịch” nhằm đảm bảo cho các đối tượng này thực hiện

quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động du lịch theo đúng quy định của pháp luật

(iv) Hoạt động du lịch đêm

Trước đây, các hoạt động du lịch thường được diễn ra vào ban ngày Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm đang ngày càng

Trang 16

ra Dần dần, người ta thấy được lợi ích của các hoạt động kinh doanh, các dịch vụ vào ban đêm, nên các nhà cung ứng du lịch nói chung và người dân đã khéo léo khai thác, tạo ra các sản phẩm đa dạng để phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch, tạo điều kiện cho du lịch đêm phát triển Du lịch đêm dần dần được chú trọng nhiều hơn Tại một số nơi trên thế giới, du lịch đêm đã trở thành điểm nhấn du lịch

1.1.2 Các đối tượng tham gia hoạt động du lịch đêm

(i) Khách du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, khách du lịch (Tourist) là

người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành

nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [21, tr.2]

Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

- Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): là công dân Việt Nam, người nước

ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam [21, tr.13]

- Khách du lịch quốc tế (International Tourist): là người nước ngoài, người

Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch (Inbound tourist); công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (Outbound tourist) [21, tr.13]

Một số khái niệm khác liên quan đến khách du lịch:

Trang 17

15

- Khách thăm viếng (Visitor): là bất kỳ người nào đến thăm một quốc gia khác

với quốc gia người đó đang sống với bất kỳ lý do nào khác hơn là để làm việc hưởng lương tại quốc gia mà người đó đến thăm

- Khách tham quan (Excursionist): là hoạt động của khách du lịch trong ngày

tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng một ngày (Day Visitor) hay lưu lại ở một khu vực 24 giờ và những người đi tới một quốc gia khác hay một nơi bằng tàu thuỷ theo tuyến cũng gọi là khách tham quan Nhân viên của thuỷ thủ đoàn hay phi hành đoàn nếu không lưu trú tại khu vực đó cũng được gọi là khách tham quan, ngoại trừ họ nghỉ ngơi tại khách sạn

- Khách tham quan quốc tế (International Excursionist): một người đáp ứng

được các tiêu chuẩn của khách du lịch quốc tế nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan quốc tế

- Khách tham quan nội địa (Domestic Excursionist): một người đáp ứng được

các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng không ở qua đêm được gọi là khách tham quan nội địa

(ii) Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Nhà cung ứng dịch vụ du lịch được hiểu là tất cả các doanh nghiệp du lịch, các

tổ chức du lịch cung cấp dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch Ví dụ như các công ty lữ hành, các đơn vị vận chuyển du lịch, các cơ

sở kinh doanh lưu trú du lịch…

(iii) Cộng đồng dân cư địa phương

Cộng đồng địa phương là tập hợp những người cùng chung sống trên một phạm vi lãnh thổ nhất định

- Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch [21, tr.4]

Trang 18

16

Với họ, hoạt động du lịch tại địa phương mình đang sinh sống vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài; là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập, nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như vấn đề về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở…

(iv) Các cơ quan quản lý du lịch địa phương

Cơ quan quản lý du lịch địa phương là khái niệm chỉ tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn địa phương có chức năng quản lý về hoạt động du lịch của địa phương đó chủ yếu là về vấn đề hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách Các cơ quan đó là:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ

ban nhân dân cấp tỉnh): thực hiện việc quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương;

cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [21, tr.5]

- Sở du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có chức

năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện quản lý nhà nước về du lịch theo

phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phương

- Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho

khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phương

Trang 19

17

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm

Từ khái niệm về hoạt động du lịch đêm, ta có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động du lịch đêm như sau:

Một là, hoạt động du lịch đêm là loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho khách du lịch vào các buổi tối trong suốt thời gian đi du lịch

Dịch vụ du lịch khác các dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học - kỹ thuật hay dịch vụ đời sống ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch chứ không thỏa mãn nhu cầu cho tất cả mọi người dân Người dân khi đi du lịch (khách

du lịch) vào ban đêm sẽ được hưởng thụ các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác vào ban đêm Như vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại Thực tế cho thấy, khi người ta đủ ăn, mặc, ở thì du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, bởi

lẽ ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm và lý trí, du lịch còn là một hình thức nghỉ dưỡng tích cực nhằm tái tạo lại sức lao động của con người

Hai là, hoạt động du lịch đêm chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định

Du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị - xã hội Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc Chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, gây mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, tổn hại đến môi trường tự nhiên Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động du lịch Ngược lại, du lịch cũng có tác động trở lại đến việc cùng tồn tại hòa bình, tăng tính hữu nghị, làm cho con người của các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn

Hoạt động du lịch đêm chỉ có thể tồn tại và phát triển khi môi trường du lịch đảm bảo tính an toàn cho du khách Chẳng vị khách nào muốn ra đường vào buổi tối khi phải nơm nớp lo sợ bị móc túi, giật giỏ… Mà nếu không có khách thì sẽ không có hoạt động du lịch đêm

1.2 Phát triển hoạt động du lịch đêm

Trang 20

18

1.2.1 Xác định thị trường khách du lịch đêm mục tiêu

Bàn luận về kinh doanh du lịch, không thể không nói đến thị trường du lịch Thị trường du lịch là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch,

nó là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và người kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi

Theo nghĩa hẹp: “Thị trường du lịch chỉ là thị trường nguồn khách du lịch, tức

là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch”

Theo nghĩa rộng: “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”

Các cách phân loại thị trường du lịch:

- Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ:

+ Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác Trên thị trường du lịch quốc tế, các doanh nghiệp

du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài Quan hệ tiền – hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia

+ Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia Vận động tiền – hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác

- Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch :

+ Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch

Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch

+ Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy

đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch

- Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch :

Trang 21

19

+ Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm du lịch

+ Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện

để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua – bán sản phẩm ở tương lai

+ Thị trường du lịch mục tiêu: Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng buôn bán của một hay các khu vực thị trường, nó bao gồm việc xác định số lượng du khách hiện nay cũng như du khách tiềm năng và đánh giá mức tiêu xài mỗi ngày của mỗi du khách

- Sau khi đã phân khúc thị trường và đánh giá các khúc thị trường khác nhau, các doanh nghiệp du lịch phải quyết định xem có bao nhiêu khúc thị trường được lựa chọn, hay những khúc thị trường nào sẽ được lựa chọn làm thị trường mục tiêu được doanh nghiệp hướng tới phục vụ Đó chính là quá trình đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp du lịch [8, tr.94]

Thị trường mục tiêu được hiểu là một tập hợp người mua có cùng nhu cầu, đòi hỏi hay những đặc tính giống nhau mà doanh nghiệp du lịch có khả năng đáp ứng

[8, tr.94]

Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo một trong năm phương án sau:

- Phương án 1: Tập trung vào một khúc thị trường tức là doanh nghiệp chỉ tập

trung vào một khúc thị trường mục tiêu đơn lẻ, cụ thể Ví dụ doanh nghiệp chỉ chọn thị trường khách du lịch Nhật Bản hoặc chỉ chọn thị trường khách du lịch MICE… [8, tr.95]

- Phương án 2: Chuyên môn hóa có lựa chọn Theo phương án này, doanh

nghiệp có thể chọn 2 hoặc nhiều hơn các khúc thị trường mục tiêu phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp Ví dụ, khách sạn 5 sao không chỉ nhằm vào phân khúc khách quốc tế đi công tác mà mở rộng đến phân khúc khách du lịch thuần túy có khả năng thanh toán cao từ các quốc gia phát triển [8, tr.95]

Trang 22

20

- Phương án 3: Chuyên môn hóa theo thị trường Theo phương án này, doanh

nghiệp chỉ tập trung vào một loại sản phẩm nhưng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng riêng biệt nhưng có điểm giống nhau trong tiêu dùng du lịch

Ví dụ, doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm dịch vụ hội họp nhưng cho các hình thức, mục đích tổ chức hội họp khác nhau [8, tr.95]

- Phương án 4: Chuyên môn hóa theo sản phẩm Theo phương án này, sản

phẩm của doanh nghiệp tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của một nhóm khách hàng riêng biệt Ví dụ, khách sạn nghỉ dưỡng tạo ra dịch vụ phục hồi sức khỏe, điều dưỡng cho nhiều đối tượng khác nhau [8, tr.95]

- Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường Theo phương án này, doanh

nghiệp cố gắng đáp ứng mong muốn của mỗi khách hàng về tất cả các loại sản phẩm mà họ cần [8, tr.95]

1.2.2 Quảng bá hình ảnh du lịch đêm

Trong Từ điển Việt – Việt, quảng cáo được giải thích là “sự trình bày, giới

thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”

Theo tài liệu “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của tác giả Trịnh

Xuân Dũng, quảng cáo du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch Bản chất của quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng để phổ biến những tài nguyên du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước

và người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất nước và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh du lịch [5, tr.13]

Quảng cáo trong du lịch có những điểm khác với các ngành kinh doanh hàng hóa và dịch vụ khác do tính đặc thù của sản phẩm du lịch Khi quảng cáo hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện quá trình truyền thông tin về nó tới khách hàng để kích thích họ đến cửa hàng quan sát, sử dụng thử và quyết định mua hàng Nhưng quảng cáo trong du lịch lại khác, chẳng hạn, để kích thích người ta đi du lịch, doanh nghiệp phải tìm cách để có thể mô tả khung cảnh của điểm đến, không khí của khách sạn, nhà hàng

Các hình thức quảng cáo trong du lịch:

Trang 23

21

- Quảng cáo bằng in ấn như quảng cáo bằng in ấn trên báo và tạp chí Đây là

loại thường được dùng trong du lịch Ưu điểm của nó là có thể trình bày số lượng thông tin lớn trên một diện tích nhỏ, khách hàng có thể đọc khi rảnh rỗi, thời gian lưu trữ thông tin lâu hơn [30, tr.223]

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng Quảng cáo trên các

phương tiện truyền thanh, truyền hình là phổ biến nhất, chúng thường có nội dung ngắn hơn và được phát đi phát lại nhiều lần trong cùng một buổi phát tin [30, tr.226]

- Các hình thức quảng cáo khác Doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng các

hình thức quảng cáo khác, với các phương tiện quảng cáo đa dạng như sau [30, tr.227]:

+ Phát tuyến hẹp: là hình thức quảng cáo trên truyền hình cáp, bằng cách thuê những phát tuyến thương mại đến thẳng những khu vực thị trường đã lựa chọn

+ Trưng bày du lịch và phim ảnh du lịch: là các hình thức quảng cáo thông qua các phòng trưng bày du lịch và chiếu phim du lịch tại điểm du lịch để lôi kéo du khách

+ Tài liệu hướng dẫn du lịch: bao gồm các tài liệu giới thiệu về những khách sạn, nhà hàng, những điểm du lịch phục vụ khách trên các đoạn thị trường mục tiêu của điểm đến du lịch

+ Quảng cáo trong các tổ chức, hiệp hội du lịch: doanh nghiệp du lịch có thể

sử dụng cách quảng cáo trong các văn phòng du lịch, các hiệp hội vận chuyển, các nhà tổ chức hội nghị, các hiệp hội du lịch để truyền tin đến khách hàng trên thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả

+ Thư riêng qua bưu điện: bao gồm các tài liệu quảng cáo được gửi qua đường bưu điện như: danh thiếp, catalog, bảng giá

+ Quảng cáo phát tay và truyền đơn: là những tờ in quảng cáo được phát trực tiếp cho người nhận tin tại nhà hay nơi công cộng

+ Pano, áp phích: quảng cáo pano thường được đặt trên quốc lộ lớn, đặc biệt trên đường ra sân bay, bến cảng với nội dung ngắn gọn, chữ đơn giản, dễ đọc Áp phích là quảng cáo được dán trên các phương tiện vận chuyển để quảng cáo lưu

Trang 24

22

động, hoặc dán ở các nơi công cộng để công chúng có thể đọc được các thông tin quảng cáo

+ Tập sách quảng cáo (Brochure), bao gồm sách do các hiệp hội, văn phòng

du lịch, ban quản lý khu du lịch phát hành với mục đích thu hút khách du lịch đến một điểm du lịch hay vùng nào đó, giới thiệu với du khách về các khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, bản đồ của khu du lịch Thứ hai là sách do các điểm du lịch phát hành để giới thiệu với du khách về điểm du lịch đó

1.2.3 Xúc tiến bán sản phẩm du lịch đêm

PGS.TS Hoàng Văn Thành có nêu định nghĩa về xúc tiến trong hoạt động du lịch Theo đó, xúc tiến được hiểu là việc doanh nghiệp sử dụng phối hợp một cách hiệu quả nhất các công cụ khác nhau trong quá trình truyền thông tin về sản phẩm

và doanh nghiệp tới khách hàng, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm [30, tr.206]

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích: xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch

Trang 25

23

nhà nghiên cứu cho rằng, ngoài năm công cụ chủ yếu mang tính truyền thống (quảng cáo, khuyến mãi, makerting trực tiếp, tuyên truyền và quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân), xúc tiến trong du lịch còn có các công cụ mang tính đặc thù khác Một trong những công cụ đó là cách truyền tin trực tiếp từ khách hàng quá khứ đến khách hàng tiềm năng, được gọi là “thông tin truyền miệng” rất hiệu quả trong du lịch [30, tr.210]

Yêu cầu trước hết đối với xúc tiến trong du lịch là các thông điệp truyền tới khách hàng phải làm thế nào để “hữu hình hóa” được các dịch vụ vô hình càng nhiều càng tốt Mặt khác, những thông tin trong xúc tiến du lịch phải là những thông tin thuyết phục và góp phần làm thay đổi thói quen, nhận thức, thái độ, nhằm mục đích tạo sự chú ý, quan tâm, mong muốn và dẫn đến quyết định mua của khách; nhắc nhở khách hàng hiện tại về sản phẩm của doanh nghiệp; thuyết phục khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tin rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ và họ nên mua ngay sản phẩm của doanh nghiệp [30, tr.210 - 2011]

1.2.4 Thực hiện các tour du lịch đêm

Việc thực hiện các tour du lịch cho du khách ở nước ta chủ yếu qua hai hình thức có tổ chức hoặc tự phát

- Thực hiện tour du lịch có tổ chức theo hai hình thức sau:

+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch được các tổ chức trung gian (các doanh nghiệp lữ hành), các tổ chức vận tải (thường là các hãng hàng không), hoặc các tổ chức du lịch khác (khách sạn…) tổ chức cuộc hành trình Các tổ chức đó chuẩn bị và thỏa thuận trước chuyến hành trình và lịch đi cho đoàn Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương trình của chuyến đi

+ Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch: Cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của các tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác Khách du lịch không phải đi cùng đoàn mà chỉ tuân thủ theo những điều kiện

đã được thông báo và chuẩn bị trước

- Thực hiện tour du lịch không có tổ chức (tự phát) theo hai hình thức sau:

Trang 26

24

+ Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch tự chọn tuyến hành trình, tự xác định thời gian đi, số ngày đi, những nơi sẽ đến thăm… Có thể đoàn đã thỏa thuận trước hoặc tới nơi mới tìm cơ sở lưu trú, ăn uống…

+ Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch (đi tự do) tức là khách du lịch tự lên kế hoạch thực hiện chuyến đi theo sở thích và nhu cầu của mình mà không cần sự hỗ trợ của các tổ chức du lịch

Các tour du lịch đêm ở nước ta hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức tự phát (khách tự đi) bởi có rất ít tổ chức du lịch thực hiện tour du lịch đêm cho

Michael M.Cotlman cho rằng: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các

thành phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” Nói cách khác, sản phẩm du lịch là tổng

hợp nhiều yếu tố khác nhau nhằm cung cấp cho khách du lịch những kinh nghiệm

về du lịch tương đối trọn vẹn và sự hài lòng

Trong cuốn Giáo trình “Kinh tế du lịch”, tác giả Nguyễn Văn Đính và Trẩn Thị Minh Hòa có định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp

cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên,

xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một

cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [6, tr.31]

Trang 27

25

Trong Luật Du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm

2005, chương 1, điều 4 định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần

thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [21, tr.2]

Dựa vào định nghĩa trên ta có thể nêu khái niệm: Sản phẩm du lịch đêm là tập

hợp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đi du lịch vào ban đêm

1.2.6 Các thành phần của sản phẩm du lịch đêm

Qua khái niệm về sản phẩm du lịch đêm, chúng ta có thể thấy sản phẩm du lịch đêm bao gồm cả những yếu tố hữu hình và vô hình Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ [6, tr.31]

Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch đêm theo các nhóm cơ bản sau [6, tr.32]:

- Dịch vụ vận chuyển;

- Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống;

- Dịch vụ tham quan, giải trí;

- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm;

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch vào ban đêm

1.2.7 Phát triển sản phẩm du lịch đêm

Hiện các loại hình du lịch ở các địa phương ở Việt Nam chưa thật sự đặc sắc

để thu hút khách du lịch quay trở lại Tồn tại lớn nhất chính là sản phẩm du lịch trùng lắp, chủ yếu dựa vào cái có sẵn mà chưa quan tâm đến nhu cầu của khách du lịch, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù và liên kết với nhau Ví dụ, đến du lịch tại địa phương nào cũng có chợ đêm, hàng lưu niệm thì na ná giống nhau, đến Huế và thành phố Hồ Chí Minh thì có du thuyền trên sông…

Để đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đêm, ngành du lịch cần phải đưa ra định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên đặc điểm về tài nguyên du lịch và thế mạnh về đại lý Ngoài việc hoàn thiện và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch hiện có, các địa phương cần liên kết để mở các tour, tuyến du lịch nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn,

Trang 28

26

không trùng lắp ngoài đem lại lợi ích phát triển du lịch cho mỗi địa phương còn tạo thêm khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách

du lịch đến mỗi địa phương

1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch đêm tại một số nơi trên thế giới

1.3.1 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch đêm tại Siêm Riệp – Camphuchia

Đêm Siêm Riệp, du khách sẽ cảm nhận được sự bình yên và vẻ đẹp quyến rũ của vùng đất cố đô Các khách sạn mọc lên nhiều vô kể, đèn chạy bằng máy phát điện sáng trưng, lung linh và huyền ảo Theo kiến trúc ở đây, các khách sạn chỉ cao

3 tầng và không được cao hơn Angkor Wat Ở thành phố này, không có nhiều taxi, việc đi lại chủ yếu bằng xe tuk tuk Chỉ mất khoảng 5USD, du khách sẽ được ngắm

vẻ yên bình của Siêm Riệp về đêm

Sầm uất nhất có lẽ là chợ đêm và "khu phố Tây" Ở đây, người ta bày bán rất nhiều đồ lưu niệm, từ những hình Angkor làm bằng đất nung tới những chiếc khăn đầy màu sắc, những chiếc gạt tàn chạm khắc tỉ mỉ, hay những món đồ trang sức bạc, vàng lấp lánh sắc màu

Sau khi tản bộ ở chợ, mặc sức trả giá mà người bán vẫn mỉm cười thân thiện,

du khách đi bộ về "khu phố Tây", thưởng thức ly cà phê và nhìn ngắm đường phố Thú vị nhất là vừa ăn tối vừa thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc, quyến rũ

Ở Campuchia, hầu như nhà hàng, khách sạn lớn nào cũng có múa Apsara phục vụ

du khách yêu nghệ thuật Điệu nhạc truyền thống nổi lên, các cô gái trẻ trong trang phục sặc sỡ, váy áo dát vàng, uyển chuyển bước ra theo từng điệu múa cung đình mềm mại

Đêm tại thành phố Hồ Chí Minh không tĩnh lặng như đêm ở Siêm Riệp nhưng việc phát triển hoạt động du lịch đêm tại Siêm Riệp cũng có nhiều vấn đề để ngành

du lịch thành phố Hồ Chí Minh học tập Đó là:

Trang 29

27

- Làm sao xây dựng được các dịch vụ với giá rẻ, mang tính cạnh tranh Giá taxi và giá các mặt hàng niêm yết tại chợ Bến Thành và các cửa hàng bán đồ lưu niệm còn khá cao

- Đưa thêm nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống vào các hoạt động du lịch phục vụ du khách Các hoạt động du lịch ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực đều có những nét na ná giống nhau nhưng điều hấp dẫn khách du lịch quốc tế chính là những nét riêng, nét truyền thống của mỗi quốc gia

1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động du lịch đêm tại Pattaya – Thái Lan

Cuộc sống thành phố trở nên nhộn nhịp khác thường vào ban đêm Những quán bar, vũ trường, sòng bạc, các tụ điểm ăn chơi và tấp nập du khách đến thư giãn giải trí Bởi thế, Pattaya còn được gọi là "thành phố đêm" Những họat động vui chơi giải trí về đêm đa dạng ở Pattaya kéo dài đến tận 2 giờ sáng Khi màn đêm buông xuống, khu vực đường bờ biển ở Nam Pattaya được biến thành nơi để dạo chơi (cấm tất cả xe cộ) Đây chính là một trong những "điểm nóng" về hoạt động vui chơi giải trí về đêm của Pattaya Nếu Pattaya nổi tiếng với các họat động về đêm thì Nam Pattaya chính là viên ngọc tỏa sáng nhất trong khu vực nhờ sự phong phú đa dạng trong các loại hình vui chơi giải trí Du khách có thể thưởng thức môn

muay Thái, hoặc vừa mua sắm tại các cửa hiệu, vừa ăn uống và vui chơi tại các nhà

hàng, câu lạc bộ, quán rượu và sàn nhảy

Đến Pattaya, không ai không biết đến show diễn của những người chuyển giới gồm hai chương trình biễu diễn là Alcazar show và Tiffany show đều nằm trên đường Pattaya Road mà khách du lịch Việt Nam thường gọi nôm na là "show pê-đê" Đó là hai hoạt động mang lại sự nổi tiếng cho Pattaya trong suốt những thập kỷ qua Chương trình diễn ra trong 1 giờ 30 phút và mang đầy màu sắc của các quốc gia châu Á, với những tiết mục múa lộng lẫy trong nền nhạc truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Việt Nam

Giữa những gian hàng rực màu và lấp lánh, giữa những du khách cuồng nhiệt

và phấn khích, giữa những cô gái ăn mặc cực kỳ sexy lượn vòng trên phố, có cả

Trang 30

an ninh trật tự và hỗ trợ cho khách du lịch trong trường hợp cần thiết

Ở Việt Nam, do vướng vấn đề về chính sách nên hoạt động “du lịch sex” tại thành phố Hồ Chí Minh không được phép phát triển Nếu chính sách của Việt Nam cởi mở hơn hoặc thành phố Hồ Chí Minh có những chủ trương quản lý thật tốt, thật chặt chẽ và học tập kinh nghiệm từ Thái Lan thì vẫn có thể đưa hoạt động “du lịch sex” vào hoạt động để phục vụ nhu cầu của du khách

Trang 31

29

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của đề tài đề cập tới khái niệm và đặc điểm của hoạt động du lịch đêm để từ đó làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn; một số vấn đề về phát triển hoạt hoạt động du lịch đêm trong ngắn hạn và dài hạn sẽ là cơ sở để từ đó có thể đánh giá về thực trạng việc phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh trong chương 2

Dựa vào những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển hoạt động du lịch đêm ở một số nơi trên thế giới được đề cập trong chương này, tác giả sẽ rút ra những đề xuất để phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh ở chương 3

Trang 32

Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế

Nói đến thành phố Hồ Chí Minh không chỉ nói đến tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, mà thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm về văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và du lịch của cả nước Chỉ chiếm 0,63% diện tích cả nước nhưng thành phố Hồ Chí Minh lại là mái nhà chung của hơn 8,3% dân số Việt Nam Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch Người dân thành phố lại thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời

Không chỉ dẫn đầu về kinh tế, ngành du lịch thành phố đã thu hút hơn 50% lượng khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam Thành phố là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau với những đường nét mang tính toàn cầu: Việt – Hoa – Anh

- Ấn – Nga – Hàn – Mỹ - Pháp – Nhật… tạo nên sự muôn màu muôn vẻ cho một thành phố chỉ mới 300 năm tuổi Chính sự đa dạng về văn hóa trong các loại hình sinh hoạt, lễ hội, phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc, ẩm thực, giải trí của Sài thành

Trang 33

31

Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng nét cổ kính, độc đáo của rất nhiều kiến trúc cổ bậc nhất thành phố như Nhà thờ Đức Bà, tòa nhà Trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn Thành phố…

Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều lễ hội, thu hút hàng triệu lượt

du khách đến tham quan và vui chơi Đến thành phố Hồ Chí Minh vào dịp Tết Nguyên Đán trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là đêm giao thừa du khách sẽ

được thưởng thức một không khí rất Việt Nam với Lễ hội bánh Tét ở công viên văn

hóa Đầm Sen, đường hoa xuân Nguyễn Huệ, hội hoa Tao Đàn… Tháng 4 hàng

năm, Ngày hội du lịch Thành phố được diễn ra, du khách sẽ hiểu thêm về văn hóa,

ẩm thực…, biết được các chương trình tham quan mới lạ, hấp dẫn và các thông tin

thú vị cho một chuyến du lịch Vào tháng 6, Lễ hội trái cây Nam Bộ diễn ra tại công

viên Suối Tiên quy tụ hàng trăm, hàng nghìn loại trái ngon, vật lạ của các tỉnh Nam

Bộ Tháng 9 diễn ra lễ hội liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước”, đến đây du

khách sẽ được tìm hiểu và khám phá những tinh hoa ẩm thực của Việt Nam và thế giới

Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua Hãy thử một chuyến du ngoạn trên sông,

du khách không chỉ ngắm cảnh, đón gió mát mà còn có cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này Tham quan Địa đạo Củ Chi, một căn cứ cách mạng với hệ thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ, nguyên là căn cứ của lực lượng đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu da cam, nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn…

Để tìm hiểu về lịch sử, đất nước con người Việt Nam, du khách có thể đến với

hệ thống các bảo tàng của thành phố Trong số các bảo tàng đó, du khách không thể

bỏ qua Bảo tàng Lịch sử - nơi lưu giữ những hiện vật, phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sinh đến ngày ra đời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, hay đến với Bảo tàng Chứng tích

Trang 34

32

chiến tranh để hiểu rõ hơn các cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đã trải qua

để giành được độc lập cho hôm nay

Ngoài ra, thành phố còn có trên 1000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật Bạn sẽ tìm thấy những ngôi chùa Phật giáo Nam Bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất Bên cạnh đó là những ngôi chùa

“cách tân” lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất cả nước với kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia

Về ẩm thực, không có gì quá khi nói rằng ẩm thực Sài Gòn thuộc loại hàng đầu trong cả nước Nơi đây vốn là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngõ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn

Một trong những thú vui khi đến thành phố Hồ Chí Minh là đi dạo phố và mua sắm Hàng hóa nơi đây thật phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông thường hàng ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng sản xuất trong nước đến những nhãn hiệu quốc tế có uy tín trên thế giới

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 100 công ty lữ hành quốc tế

và khoảng 200 công ty lữ hành nội địa Các công ty lữ hành tổ chức tour trọn gói hoặc tour từng phần, bao gồm các tour trong thành phố, tour đến mọi miền đất nước, cho thuê hướng dẫn viên, thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, gia hạn visa… cho đến những dịch vụ rất nhỏ như giúp làm thủ tục sân bay, đưa đón khách tại sân bay… Cùng với tính sáng tạo và không ngừng đưa vào chương trình tour những điểm mới cũng như những dịch vụ mới bên cạnh các tour truyền thống,

Trang 35

2.2.1 Các điều kiện về tài nguyên du lịch của thành phố Hồ Chí Minh

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên của một quốc gia hay một vùng bao gồm những tài nguyên tự nhiên hấp dẫn du khách, lôi cuốn mạnh mẽ họ tới đó để du lịch, như yếu tố địa hình, yếu tố khí hậu thích hợp với từng loại hình du lịch, hệ thực vật phong phú, độc đáo và các loài động vật đa dạng, điển hình cho vùng, tạo sự tò mò, quyến rũ đối với du khách, những vùng hồ, bãi biển, nguồn nước… cũng lôi cuốn

du khách đến tham quan, nghỉ ngơi

Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn của một vùng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đón tiếp du khách, có thể để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn bao gồm các yếu tố như lòng hiếu khách, phong tục dân tộc, di sản văn hóa, kiến trúc địa phương, lễ hội, ẩm thực, chợ địa phương…

Đề tài này chỉ tập trung đến những tài nguyên du lịch hấp dẫn khách du lịch vào ban đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

(i) Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hệ thống sông ngòi

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn Sông Sài Gòn bắt nguồn từ

Trang 36

34

vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài

200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km

Hệ thống sông, kênh rạch không chỉ giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu mà đây còn là những nơi tổ chức những chuyến du ngoạn đêm trên sông Sài Gòn với một loạt các tàu du lịch trên bến Bạch Đằng luôn sẵn sàng phục vụ du

khách

Khí hậu – nhiệt độ

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau

Khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm do khí hậu không có yếu tố bất thường, mưa thuận, gió hòa Những giai đoạn khó khăn nhất của khí hậu cũng không cản trở hoạt động của du lịch Tuy nhiên, cuối tháng 11, khi tổ chức các hoạt động du lịch cần tính đến phương án dự trù trời mưa, khách du lịch khi đi tham quan cần mang theo dù (ô) để đề phòng những cơn mưa bất chợt

Hệ thống công viên cây xanh

Hệ thống công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố đã phát triển nhanh chóng Cây xanh liên tục được trồng thêm để bổ sung, thay thế trên các tuyến đường cũ và trồng mới trên các tuyến đường vừa mở Thống kê từ ngành chức năng thành phố cho thấy từ số lượng chỉ khoảng 8.000 cây xanh cách đây hơn 30 năm, đến nay con số đó đã tăng lên hơn gấp 10 lần với 83.000 cây xanh các loại

Hệ thống công viên trong thành phố cũng có sự đầu tư, phát triển đáng ghi nhận Trong những ngày đầu sau khi thống nhất đất nước vào tháng 4-1975, diện tích công viên thành phố khi ấy chỉ trên dưới 54ha, tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm như quận 1, 3, 5; trong đó chỉ có hai công viên lớn là vườn Bách thảo và Tao Đàn Giờ đây diện tích công viên đã là 120ha Hiện nay, trên địa bàn thành phố

có khoảng 20 công viên và đó đều là những địa chỉ văn hóa quen thuộc của người dân thành phố và cả du khách thập phương

Trang 37

Phân tích theo cơ cấu dân tộc: Người Việt (người Kinh) 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc: Khmer 24.268 người, Chăm 7.819 người Tổng cộng

có đến 52/54 dân tộc được công nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố (chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống), ít nhất là người La Hủ chỉ có 01 người Ngoài ra còn 1.128 người được phân loại là người nước ngoài, có nguồn gốc từ các quốc gia khác (India, Pakistan, Indonesia, France ) Cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh là cộng đồng người Hoa lớn nhất Việt Nam (bằng 50,3% tổng số người Hoa cả nước), cư trú khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại quận 5,

6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố

Phân tích dân số theo tôn giáo: Căn cứ theo số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo Trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09%

Chính điều này làm cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm hội tụ văn hóa của các dân tộc và các tôn giáo

Văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố trẻ trung và hiện đại mới hơn 300 năm tuổi, song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn -

Trang 38

cổ như: chùa Giác Lâm, chùa bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ

như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hội văn hoá đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đất phương Nam này

Lễ hội và sự kiện du lịch

Hàng năm, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức rất nhiều lễ hội và sự kiện du lịch

để thu hút và quảng bá hình ảnh của du lịch thành phố với khách du lịch trong nước

và quốc tế Dưới đây là một số lễ hội và sự kiện tiêu biểu:

Hội hoa Xuân Tao Đàn diễn ra hàng năm tại quận 1 là một trong những điểm

thu hút người dân thành phố và du khách vào những ngày đầu năm Ngoài sắc mai vàng đặc trưng của Tết Nam Bộ, du khách còn chiêm ngưỡng những cành đào vốn chỉ bung sắc trong không khí xuân xứ rét, các khóm hoa rực rỡ sắc màu Ngoài nét đẹp của muôn hoa, lễ hội cũng mang đến một loạt những hoạt động giàu tính truyền thống như múa lân, nặn tò he…

Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh do Sở Văn hóa, Thể thao & Du

lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức là sự kiện định kỳ diễn ra hàng năm Ngày hội thực sự trở thành thương hiệu riêng của du lịch thành phố, địa chỉ đáng tin cậy, sân chơi lành mạnh, quy tụ và giới thiệu những thương hiệu du lịch hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh, những sản phẩm du lịch, dịch vụ, chất lượng không chỉ của thành

Trang 39

37

phố mà còn của các vùng miền trong cả nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng

Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước” đã trở thành một sự kiện văn hóa -

du lịch thường niên của thành phố Hồ Chí Minh vào mỗi dịp cuối năm Qua ngày hội, du khách trong và ngoài nước có cơ hội tìm hiểu nền ẩm thực đa dạng, phong phú và hấp dẫn của Việt Nam với rất nhiều món ăn, thức uống, đặc sản từ các vùng miền Chỉ cần đi một vòng quanh các gian hàng trưng bày bắt mắt, bạn có thể chu

du tới nhiều quốc gia qua việc thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng nhất của

họ Mỗi một gian hàng đều thu hút du khách bằng cách riêng, thể hiện phong cách của đất nước, nơi xuất xứ món ăn ngon

Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của đường Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí

Minh khi được trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn Bắt đầu từ Tết Giáp Thân năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ mang diện mạo hoàn toàn mới, không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường toàn hoa được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân Sắc hoa tại đường hoa Nguyễn Huệ là một điều không thể thiếu Nhiều loại hoa khác nhau, từ những loài hoa quen thuộc đến những bông hoa quý đến từ Đà Lạt hay xa hơn như từ miền Bắc… đã được trưng bày tại đây Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ cho thành phố mỗi dịp xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi không chỉ của người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Việt kiều về nước và nhiều du khách nước ngoài

Ẩm thực

Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua - mặn của miền Bắc, cái cay nồng của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam Món bún bò Huế được "cải

Trang 40

38

biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn… “Ăn quận 5, nằm quận 3”… hay nói cho sát nghĩa hơn là "ăn ở China town" mới thực là thưởng thức được hết cái thứ ăn uống ở đất Sài Gòn Tất nhiên China town không phải là nơi có đủ mọi thứ đặc sản, sơn hào hải vị của miền đất phương Nam hoặc là tất cả những món trân châu kỳ vị quốc tế nhưng điều đáng nói ở đây là ngoài cái tài làm bếp nấu ăn còn kèm theo cái bầu không khí vui nhộn, hào sảng, nghĩa hiệp, hiếu khách của người Hoa Một cái gì đó rất đồng chất đồng điệu, rất Trung Hoa, rất Nam Bộ và cũng rất Sài Gòn

là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) hay trường Lê Hồng Phong…

Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong

đó nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, một số chùa Phật giáo…

Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới Cao ốc hàng chục tầng được xây dựng, trong đó, cao nhất là tòa nhà Bitexco

Ngày đăng: 07/07/2015, 14:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bình (2008), Bàn về sản phẩm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về sản phẩm du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2008
2. Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 48/2005/TT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 48/2005/TT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2005
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 103/2009/NĐ-CP về hoạt động văn hóa – xã hội và quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 103/2009/NĐ-CP về hoạt động văn hóa – xã hội và quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
4. Chính phủ (2008), Nghị định 107/2008/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 107/2008/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
5. Trịnh Xuân Dũng, Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch
6. Nguyễn Văn Đính & Nguyễn Thị Minh Hòa, Marketing du lịch, NXB Lao động xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
7. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia Định thành thông chí
8. TS. Hà Nam Khánh Giao, Giáo trình Makerting du lịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Makerting du lịch
Nhà XB: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
9. Trần Văn Giàu, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP.HCM, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB TP.HCM
10. Vũ Mạnh Hà, Tập bài giảng Kinh tế du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Kinh tế du lịch
11. Phan Thanh Hải (2006), Tĩnh lặng Mỹ Sơn, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tĩnh lặng Mỹ Sơn
Tác giả: Phan Thanh Hải
Năm: 2006
12. Đoàn Đình Hậu (2006), Sắc màu Sài Gòn Đêm, Tạp chí Du lịch TP HCM (số 10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc màu Sài Gòn Đêm
Tác giả: Đoàn Đình Hậu
Năm: 2006
13. Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014
Tác giả: Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2013
14. Nguyễn Văn Mạnh & Nguyễn Đình Hòa, Marketing du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
15. Huỳnh Minh, Gia Định xưa và nay, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia Định xưa và nay
16. Trần Ngọc Nam, Marketing du lịch, NXB Đồng Nai, tháng 12 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB Đồng Nai
17. Nguyễn Thị Ngân (2010), Khóa luận Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước ngoài trong dịp đại lễ 100 năm Thăng Long – Hà Nội, ĐH Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho khách nước ngoài trong dịp đại lễ 100 năm Thăng Long – Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Ngân
Năm: 2010
18. Phuông Nguyễn (2006), Lời thì thầm đêm phố cổ Hội An, Tạp chí Du lịch TP.HCM (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời thì thầm đêm phố cổ Hội An
Tác giả: Phuông Nguyễn
Năm: 2006
19. Bùi Xuân Nhàn, Marketing du lịch, NXB Thống kê, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing du lịch
Nhà XB: NXB Thống kê
20. Trần Nhoãn, Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan du lịch

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w