1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản full năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc tổng công ty du lịch sài gòn tại thành phố hồ chí minh luận văn ths du lịch

136 777 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Paul Ingram và Peter W Robert 2000 trong nghiên cứu về tăng cường khả năng cạnh tranh ngành khách sạn tại Úc chỉ ra sự hợp tác thiện chí giữa các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau trong n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ MAI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN

4 SAO THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ MAI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN

4 SAO THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

5 Ý nghĩa của đề tài 11

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Kết cấu của đề tài 13

Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 14

1.1 Khái quát về kinh doanh khách sạn 14

1.1.1 Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn 14

1.1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn 16

1.1.3 Nội dung kinh doanh khách sạn 19

1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn 20

1.2.1 Các khái niệm 20

1.2.2 Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 24

1.2.3 Sự tất yếu của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 26

ặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 27

1.2.5 Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 31

1.2.6 Một số nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của khách sạn 32

1.2.7 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 33

Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN 38

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty du lịch Sài Gòn 38

2.2 Khái quát về các khách sạn nghiên cứu 39

2.2.1 Khách sạn Continental (Hoàn Cầu) 39

Trang 4

2.2.2 Khách sạn Kim Đô 40

2.2.3 Khách sạn Palace 40

2.3 Điểm mạnh, điểm yếu của các khách sạn nghiên cứu 41

ực cạnh tranh của các khách sạn nghiên cứu 44

2.4.1 Đánh giá các yếu tố nội bộ 44

2.4.2 Đánh giá các yếu tố bên ngoài 67

2.5 Nhận xét năng lực cạnh tranh của các khách sạn nghiên cứu 72

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO THUỘC SAIGONTOURIST TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 75

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 75

3.1.1 Quan điểm của TP.HCM về phát triển du lịch 75

3.1.2 Xu hướng phát triển khách sạn tại TP.HCM 76

3.1.3 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Saigontourist 82

3.1.4 Định hướng, muc tiêu của khách sạn Kim Đô, Continental, Palace 84

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Kim Đô, Continental, Palace 93

3.2.1 Giải pháp tổng thể 93

3.2.2 Giải pháp cụ thể 104

: 110

3.3.1 Đối với nhà nước: 110

3.3.2 Đối với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn 110

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4 sao của

Saigontourist tại thành phố Hồ Chí Minh 39

4 sao của Saigontourist tại thành phố Hồ Chí Minh 40

Palace 4 sao của Saigontourist tại thành phố Hồ Chí Minh 41

tranh 42

58

63

64

66

ản ứng củ ạ với các yếu tố bên ngoài 71

78

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây thị thường kinh doanh du lịch tại Việt Nam đang diễ ộng, số lượng khách du lị ội đị

Thành phố Hồ

2,8 triệu

Theo báo cáo khảo sát ngành du lịch khách sạn Việt Nam năm 2014 của công ty Grant Thornton (một trong những công ty dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất trên thế giới) vừa công bố, ngành khách sạn đang có nhiều tiềm năng triển vọng cũng như cơ hội để phát triển, trong đó phân khúc khách sạn 3-4 sao đang có triển vọng kinh doanh tốt nhất Theo dự báo của công ty, tại hà Nội và TP.HCM trong 3 năm tới sẽ có thêm lượng lớn phòng khách sạn đưa ra thị trường hoạt động với mức tăng khoảng 8% so với nguồn cung hiện nay

Theo đó, phân khúc khách sạn 3-4 sao có tình hình kinh doanh khá ổn định trong thời gian qua Thị trường miền Nam hoạt động ổn định hơn thị trường miền Bắc và miền Trung Riêng khu vực miền Trung hoạt động kinh doanh trên đà tăng trương trong 2 năm trở lại đây Tính riêng về phân khúc 3-5 sao, đến 2014 cả nước đang có 686 khách sạn, trong đó TP.HCM có nhiều khách sạn nhất (140), Hà Nội là

127, Đà Nẵng là 114

Riêng thị trường khách sạn TP.HCM sẽ lần lượt đón hơn 15 dự án khách sạn Như khách sạn 5 sao Majestic trên đường Đồng Khởi đang được tiến hành mở rộng

ở mặt đường Nguyễn Huệ Công ty cổ phần Quê Hương – Liberty và công ty Invesco đang xây dựng dự án khách sạn Novotel Saigon Center tại góc Hai Bà Trưng – Nguyễn Định Chiểu (quận 1) với quy mô 252 phòng theo tiêu chuẩn 4 sao của tập đoàn Acor quản lý

Trang 8

Như vậ , thị trường kinh doanh lưu trú ở phân

, các khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lị

Xuất phát từ

thực tế trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Năng lực cạnh tranh của các

khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh”

làm đề tài luận văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn tại TP.HCM

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng cạnh tranh của các khách sạn 4

sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn

- Phạm vi không gian: Hiện tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn có 4 khách 4 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, được phân chia cụ thể như sau:

1 CONTINENTAL 86 132 Đồng Khởi Bến Nghé 1 Nhà nước

2 KIM ĐÔ 124 133 Nguyễn Huệ Bến Nghé 1 Nhà nước

3 PALACE 144 56 Nguyễn Huệ Bến Nghé 1 Cổ phần

4 ĐỆ NHẤT 108 18 Hoàng Việt 02 Tân Bình Nhà nước

ả lựa chọn 3 khách sạ , Palace và Kim Đô để thực hiện nghiên cứu vì cả 3 khách sạn đều tọa lạc ở vị trí phường Bến Nghé, quận

1 và duy chỉ có hình thức sở hữu là khác nhau Hai khách sạn Continental và Kim

Đô thuộc sở hữu của nhà nước, khách sạn Palace thuộc sở hữu cổ phần

Trang 9

Phạm vi thờ ạn từ

4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

4.1.1 Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Vấn đề nghiên cứu lý thuyết về nâng cao lợi thế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tác giả đã nghiên cứu và tổng kết thành 2 trường phái nghiên cứu và 2 cách tiếp cận khách nhau Cụ thể như sau:

Thứ nhất, trường phái nghiên cứu lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh

của doanh nghiệp Đại diện xuất sắc nhất là các công trình nghiên cứu của Micheal Porter (1980, 1985, 1986) Các nghiên cứu này đưa ra nhiều mô hình phân tích về lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chỉ ra được cách thức mà doanh nghiệp cần phải làm cũng như các yếu tố cần phải có để đạt được lợi thế cạnh tranh

Thứ hai, các nhà nghiên cứu Barney (1991), Hamel và Prahalad (1994), Teece, Pisano và Shuen (1997) tập trung nghiên cứu khả năng của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét nguồn lực như là yếu tố sống còn trong cạnh tranh Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác nguồn lực doanh nghiệp để có được lợi thế cạnh tranh

4.1.2 Các nghiên cứu về lý thuyết cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Tại Anh, Brotherton và Shaw (1996) đã nghiên cứu các yếu tố thành công trong ngành khách sạn trên cơ sở nhận diện và phân tích từng yếu tố quyết định sự thành công tại các bộ phận trong khách sạn Các yếu tố đó là các yếu tố nội sinh và ngoại sinh cần đạt được mà các doanh nghiệp cần đạt được Các yếu tố quyết định

sự thành công được chia thành hai loại: yếu tố con người (thái độ nhân viên, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, đào tạo và phát triển) và yếu tố kỹ thuật (quy trình cung cấp sản phẩm của khách sạn và hoạt động quản lý khách sạn)

Học giả Cho (1996) sử dụng phương pháp phân tích tình huống nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra lợi thế cạnh tranh và các tác dụng của ứng

Trang 10

dụng công nghệ thông tin lên lợi thế cạnh tranh trong ngành kinh doanh khách sạn Nghiên cứu của học giả cũng theo trường phái nghiên cứu năng lực cạnh tranh dựa vào nguồn lực và đã phát triển thành mô hình cạnh tranh thông qua việc phát triển các ứng dụng của công nghệ thông tin lên các lợi thế cạnh tranh Mối quan hệ giữa các ứng dụng công nghệ thông tin với các chiến lược, chính sách marketing của khách sạn cũng được làm rõ trong nghiên cứu này

Trong nghiên cứu quản trị chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, học giả Olsen et al (1998) đã đưa ra mô hình cạnh tranh liên kết các yếu tố cơ bản

để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành khách sạn Học giả có khẳng định tầm quan trọng của việc liên kết tất cả các chức năng của nguyên lý quản trị chiến lược Học giả cũng cho rằng để thành công các doanh nghiệp phải kết hợp với các yếu tố cạnh tranh của mình với cơ hội và thách thức được tạo ra bởi lực lượng cạnh tranh

và phân bổ nguồn lực phù hợp nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh đó Mô hình liên kết các yếu tố cạnh tranh cho rằng các biến động và các sự kiện phát sinh từ môi trường kinh doanh sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược hợp lý

Paul Ingram và Peter W Robert (2000) trong nghiên cứu về tăng cường khả năng cạnh tranh ngành khách sạn tại Úc chỉ ra sự hợp tác thiện chí giữa các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau trong ngành kinh doanh khách sạn có thể nâng cao hiệu quả hoạt động khách sạn thông qua cơ chế thúc đẩy hợp tác lẫn nhau, giảm nhẹ sự cạnh tranh và có sự trao đổi thông tin tốt hơn Nghiên cứu này xem xét khía cạnh tối

ưu hóa doanh thu của khách sạn thông qua sự hợp tác giữa các khách sạn là đối thủ của nhau Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra cách thức hợp tác giữa các khách sạn với nhau nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh chung của các khách sạn

Hai học giả Kevin K.F Wong và Cindy Kwan (2001) đã phân tích chiến lược cạnh tranh của các khách sạn Hồng Kông và Singapore Trong nghiên cứu của mình, họ đã tiến hành phân tích sự giống nhau và khác nhau về chiến lược cạnh tranh của các khách sạn và đại lý lữ hành tại Hồng Kông và Singapore trong việc cạnh tranh thu hút khách lẫn nhau Kết quả nghiên cứu cho rằng lợi thế cạnh tranh

Trang 11

về chi phí, khả năng huy động nhân lực và đối tác, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ nhanh chóng hiệu quả là ba chiến lược hàng đầu mà giám đốc áp dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh khách sạn

Một nghiên cứu khác liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn, trong một nghiên cứu ứng dụng của Brown, J (2002) về hiệu quả cạnh tranh thị trường của thương hiệu khách sạn bằng công cụ phân tích DEA (data envelopmemnt analysis) đánh giá độ thỏa mãn của khách hàng và cung cấp giá trị cho khách hàng Nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả cạnh tranh các thương hiệu khách sạn phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết phàn nàn của khách, việc tuyển dụng nhân viên lễ tân, diện tích phòng ngủ theo tiêu chuẩn,

Nổi bật trong các nghiên cứu về cạnh tranh trong ngành kinh doanh lưu trú trên thế giới gần đây là nghiên cứu về cấu trúc thị trường cạnh tranh của ngành kinh doanh lưu trú tại Hoa Kỳ và những ảnh hưởng của cấu trúc thị trường cạnh tranh lên hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú của nhà nghiên cứu Mantovic (2002) Nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên cấu trúc thị trường khác nhau và tác động lên tiềm tàng tình hình hoạt động kinh doanh Thông qua việc áp dụng các lý thuyết nền tảng như nguyên lý marketing, chiến lược

và kinh tế tổ chức công nghiệp ứng dụng chúng vào việc phân tích thị trường Học giả đã thiết lập mô hình phân tích thị trường kinh doanh lưu trú và mô hình này là một công cụ hữu hiệu để phân tích cấu trúc thị trường cạnh tranh trong kinh doanh lưu trú một cách toàn diện nhất

4.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

4.2.1 Các đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong du lịch

Như tác giả đã trình bày mặc dù ngành du lịch của Việt Nam đã trải qua mấy thập niên hoạt động Nhưng nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế, có rất ít các công trình nghiên cứu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong một vài năm trở lại đây đã có hai công trình khoa học nghiện cứu đến năng lực cạnh tranh trong du lịch được nghiên cứu

Trang 12

Thứ nhất, “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” của TS Nguyễn Quang Vinh Đề tài đã có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng lý thuyết và đưa ra mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam đồng thời cung cấp những giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam

Thứ hai, “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” của TS Nguyễn Anh Tuấn Đề tài cũng đã cung cấp những góc nhìn mới khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia, trình bày kinh nghiệm trong việc năng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của một số quốc gia có ngành du lịch phát triển và cung cấp những giải pháp mang tính thực tiễn và thực sự có ý nghĩa với ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn còn nhiều tồn tại

4.2.2 Các đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Ngành kinh doanh khách sạn là ngành mới phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây, do đó, số lượng các bài viết, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn được công bố còn rất hạn chế Các đề nghiên cứu đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn chủ yếu đều là công trình của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải Trong đó, Tiến sĩ Hà Thanh Hải nổi bật với đề tài

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong thời gian tới” Hay một số công trình nghiên cứu khác của Tiến sĩ như: “Các biện pháp quản lý để nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn”, “Tìm hiểu một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn”, “Năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, “Giải pháp thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh

và hiệu quả kinh doanh khách sạn” Tuy nhiên các đề tài mới dùng lại ở việc cứu một cách tổng thể các khách sạn ở Việt Nam và đưa ra giải pháp mang tính nhà nước đối với ngành Nhưng chưa có các nghiên cứu cho cụ thể một khách sạn nào Như thế cũng rất khó khăn cho các khách sạn muốn áp dụng phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh vào đánh giá cho khách sạn của mình

Trang 13

5 Ý nghĩa của đề tài

Trước hết, đề tài nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về năng lực cạnh tranh cũng như phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việc xây dựng các luận cứ khoa học dựa trên cơ sở cả

lý luận và thực tiễn sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có những định hướng hiệu quả hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

Đề tài cũng đưa ra xem xét sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanh nghiệp khách sạn trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực điều hành, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn như các cán bộ quản lý nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về du lịch, khách sạn và các sinh viên chuyên ngành du lịch, khách sạn và các sinh viên chuyên ngành du lịch, khách sạn

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan đến các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực cạnh tranh khách sạn làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở thu thập dữ liệu thứ cấp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, và các nguồn như báo, tạp chí được phát hành bởi các cơ quan có

uy tín, tài liệu nội bộ và dữ liệu sơ cấp từ quá trình khảo sát, quan sát làm cơ sở cho các nhận định của đề tài

Phương pháp phân tích tổng hợp

Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong đề tài như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng

Trang 14

phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu Tác giả đã tiến hành khảo sát quy trình phục vụ khách, các dịch vụ trong khách sạn cũng như các hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch của các khách sạn nghiên cứu nhằm tìm ra bức tranh có tính chính xác cao nhất về tình hình và kết quả kinh doanh của từng khách sạn

Phương pháp điều tra xã hội học

Nhằm đưa ra những kết luận một cách khách quan và có căn cứ, tác giả đã tiến hành điều tra theo nhiều đợt nhằm thu thập ý kiến của số lượt khách đến lưu trú tại các khách sạn

Thời gian: Tiến hành phỏng vấn từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2014 Có tổng

cộng 300 bảng hỏi được phát ra, số bảng hỏi thu về là 250, số bảng hỏi được đưa vào xử lý là 200 bảng hỏi

Bảng hỏi đóng được thiết kế theo thang điểm từ 1 đến 5, để lấy đánh giá mang tính định lượng của những đối tượng được khảo sát, làm cơ sở đưa ra điểm số chính xác về năng lực cạnh tranh của các khách sạn nghiên cứu

: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã hệ thống được các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp và đóng vai trò quan trọng đến năng lực cạnh tranh của khách sạn

Các bảng hỏi được phát ra cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, các công ty

lữ hành gửi khách và khách du lịch

Trên cơ sở số điểm trung bình mà mỗi yếu tố nhận được, tác giả xác định tầm quan trọng của yếu tố đó đến năng lực cạnh tranh của khách sạn và tiến hành cho điểm từng khách sạn

Trang 15

Kết quả cuối cùng thu được phản ánh tính chính xác tương đối về năng lực cạnh tranh của khách sạn

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1 Các vấn đề về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong kinh

doanh khách sạn

Chương 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao

thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các

khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 16

Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANHTRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN

1.1 Khái quát về kinh doanh khách sạn

1.1.1 Khái niệm khách sạn và kinh doanh khách sạn

1.1.1.1 Khái niệm khách sạn

Thuật ngữ khách sạn được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau như: Khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống, phương tiện giao thông, thông tin, các chương trình giải trí cho khách đến với điều kiện khách phải trả các khoản tiền trên Có loại khách sạn không cung cấp dịch vụ: ăn uống cho khách Trong ngành

du lịch, khách sạn đóng vai trò không thể thiếu được vì nói chung không có khách sạn thì không thể hoạt động du lịch Hay khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch Chúng sản xuất, bán và trao cho khách những dịch

vụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí… phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi.Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ hàng hoá trong khách sạn qui định thứ hạng của

nó Mục đích hoạt động là thu được lợi nhuận”

Theo TCVN về xếp hạng khách sạn, khách sạn được định nghĩa là:Cơ sở lưu

trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách

1.1.1.2 Khái niệm kinh doanh khách sạn

Ngày nay, ngành kinh doanh khách sạn là một trong những ngành phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng, thu về nhiều ngoại t

Để có được cái nhìn khái quát về ngành này, cần tìm hiểu một số khái niệm về kinh doanh khách sạn Khởi đầu, kinh doanh khách sạn chỉ là những buồng thô sơ, cho khách bộ hành thuê chỗ ngủ qua đêm có trả tiền, nhưng sau này cùng với sự đòi hỏi cao hơn của khách lưu trú các chủ kinh doanh đã tổ chức thêm các hoạt động kinh doanh ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách Từ đó, các chuyên gia trong ngành này đã sử dụng những khái niệm để chia việc kinh doanh khách sạn theo 2 nghĩa:

Trang 17

Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ

phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách [17, tr.10]

Còn theo nghĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu

ngủ, nghỉ cho khách [17, tr.10]

Nền kinh tế hiện nay càng phát triển, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho đời sống tinh thần hơn, số người đi du lịch ngày càng tăng nhanh Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, sự cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất

là những khách có khả năng tài chính cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt động của ngành Ngoài hai hoạt động chính đã nêu, điều kiện cho các cuộc họp, cho các mối quan hệ, cho việc chữa bệnh, vui chơi giải trí… cũng ngày càng tăng nhanh Các điều kiện đó đã làm cho nội dung của khái niệm kinh doanh khách sạn có them hoạt động tổ chức các dịch vụ bổ sung (các dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt ủi…)

Như vậy, nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng và phong phú, đa dạng về thể loại Do sự phát triển đó mà ngày nay người ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng và nghĩ hẹp của khái niệm “kinh doanh khách sạn” Tuy nhiên, ngày nay các khái niệm kinh doanh khách sạn theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm các hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung Các dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về hình thức và phù hợp với vị trí, thứ hạng, quy mô thị trường và khách hàng mục tiêu của từng cơ sở kinh doanh lưu trú Trong nghĩa hẹp của khái niệm kinh doanh khách sạn, lẽ ra phải loại trừ nhóm dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống của khách, nhưng ngày nay ta thật khó tìm được cơ sở lưu trú mà không đáp ứng dịch vụ ăn uống cho khách, dù có thể chỉ là bữa ăn sáng

Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra khái niệm kinh doanh khách sạn như sau:

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch

vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi [17, tr.12]

Trang 18

1.1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp trong đó không thể thiếu hoạt động kinh doanh lưu trú (kinh doanh khách sạn) Kinh doanh lưu trú là lĩnh vực kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch Các loại hình lưu trú rất đa dạng và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: theo vị trí địa lý, theo mức độ cung cấp dịch vụ, theo quy

mô của khách sạn, theo hình thức sở hữu và quản lý Thông thường các loại hình kinh doanh lưu trú bao gồm kinh doanh khách sạn, kinh doanh làng du lịch, kinh doanh biệt thự du lịch, kinh doanh căn hộ du lịch, kinh doanh bãi cắm trại, kinh doanh bungalow trong các khu du lịch…

Tùy vào quan điểm và trình độ phát triển du lịch, mỗi quốc gia có hệ thống

Trên phương diện chung nhất, kinh doanh khách sạn được hiểu là hoạt đông kinh doanh trên cơ sở cung cấp các cơ sở lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu câu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi Ở Việt Nam theo tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật biểu điểm trong quy định tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn thì khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 15 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này các phân tích được giới hạn trong việc phân tích năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh Do

đó, kinh doanh của các khách sạn 4 sao thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh cũng mang nhưng đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam

 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch và vị trí xây dụng

khách sạn

Đặc điểm chung của kinh doanh khách sạn là phụ thuộc tài nguyên du lịch và

vị trí xây dựng của khách sạn Không chỉ dừng lại ở phụ thuộc mà tài nguyên du

Trang 19

lịch có tác động mạnh mẽ tới việc kinh doanh khách sạn Ở góc độ nhất định, tài nguyên du lịch, đặc điểm kiến trúc và cơ sở vật chất có tác động qua lại với nhau Một khách sạn đẹp, sang trọng, đầy đủ tiện nghi cũng làm tăng tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch Thêm vào đó, hệ thống khách sạn tại các điểm du lịch đóng vai trò cần thiết để du khách có thể khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch Ngoài ra, đặc điểm của tài nguyên và sức chứa của tài nguyên ảnh hưởng tới quy mô, loại hình và thị trường tiêu thụ của khách sạn Chẳng hạn, Bình Thuận là tỉnh được thiên nhiên ban tặng bờ biên dài với các bãi biển đẹp là điều kiện để các nhà đầu tư có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng dành cho đối tượng khách muốn thư giãn sau khoảng gian vất vả để có thể gần gũi với thiên nhiên

Do đặc điểm kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch cho nên kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tời tiết tại điểm du lịch

đó Điều này tạo ra tính mùa vụ cũng như làm cho lượng khách tới khách sạn có thể

co giãn theo yếu tố thời tiết đó Đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng tại các vùng biển và vùng núi chịu ảnh hưởng theo mùa rất rõ rệt

Địa điểm xây dựng khách sạn là một trong những yếu tố đầu tiên để giúp xếp loại khách sạn, là yếu tố nhiều khách du lịch dựa vào đó để tìm địa điểm để lưu trú Hay nói cách khách địa điểm xây dựng khách sạn là một trong những lợi thế so sánh, điều kiện tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn

 Sản phẩm chủ yếu của kinh doanh khách sạn là dịch vụ

Sản phẩm chính của khách sạn là cung cấp dịch vụ đêm ngủ cho khách và dịc vụ ăn uống trong thời gian khách lưu lại khách sạn Tuy nhiên, sản phẩm của khách sạn mang tính tổng hợp cao xuất phát từ nhu cầu của khách cho nên trong cơ cấu sản phẩm được cung cấp gồm nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách Các khách sạn bên cạnh việc lựa chon các trang thiết bị nội thất phù hợp với tiêu chuẩn khách sạn mà họ đã đăng ký với cơ quan quản lý của mình thì họ luôn bổ sung thêm các phòng tập thể dục thể hình, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp cho quý bà, các sân goft (các khu nghỉ dưỡng), các phòng họp, các trung

Trang 20

tâm phục vụ doanh nhân, các trung tâm thông tin du lịch và các dịch vụ khách phục

vụ khách du lịch

Sản phẩm của khách sạn chất lượng được đánh giá không chỉ là phản ánh mức độ đầu tư các trang thiết bị sang trong và tiên tiến mà còn phụ thuộc vào cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên Từ đó có thể rút ra rằng, các khách sạn có thể giống nhau về các trang thiết bị nhưng khả năng cạnh tranh và giá cả lại khác nhau nhiều vì chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách khác nhau Các sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ do đó có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng khiến các nhà đầu tư khách sạn khó khăn trong việc kiểm soát Do đó, phải chấp nhận những lãng phí có thể và sự không hiệu quả của một số hoạt động

 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Khách của khách sạn chủ yếu là khách du lịch và là đối tượng có khả năng thanh toán và sẵn sàng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thường do đó họ luôn đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua Vì vậy, lực lượng lao động trong khách sạn cần phải có chuyên môn, tay nghề cao Bên cạnh đó lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách nên đòi đỏi lao động trực tiếp tương đối lớn so với các ngành khác Điều này làm các nhà quản lý gặp không ít khó khăn trong bài toán tuyển dụng và bố trí nhân sự vào mùa cao điểm và mùa thấp điểm

 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của môi trường kinh tế xã hội Thật vậy, tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo ra lượng khách du lịch công vụ lớn, bên cạnh đó làm tăng mức thu nhập cũng như nhu cầu nghỉ ngơi của con người, dẫn tới việc tăng lượng cầu và khả năng chi trả của khách cho khách sạn Trình độ phát triển của nền kinh tế cũng tác động mạnh tới năng lực quản lý của các nhà quản lý

và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh khách sạn Như vậy, có thể khẳng định rằng môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho nhu cầu du lịch phát triển cũng như duy trì cho hoạt động kinh doanh khách sạn được đảm bảo

Trang 21

1.1.3 Nội dung kinh doanh khách sạn

Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn bao gồm: Hàng hóa vật chấ ản phẩm dịch vụ

* Hàng hóa vật chất bao gồm:

- Đồ ăn, thức uống và những hàng hóa bán kèm với nó Hàng hoá này có thể tự chế bởi nhân viên khách sạn hay sản phẩm thành phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác

- Hàng lưu niệm: Đây là loại hàng rất quan trọng đối với khách du lịch, nó

là chiếc cầu nối giữa điểm du lịch với khách du lịch Nó là sản phẩm đặc trưng cho điểm du lịch đó, đặc trưng cho phong cảnh, văn hoá, truyền thống… của điểm du lịch

- Các hàng hoá khác: hàng tiêu dùng sinh hoạt, hàng có giá trị cao…

Tất cả những hàng hoá là vật chất sau khi thực hiện bán cho khách đều có

sự chuyển giao quyền sở hữu

* Đối với những sản phẩm dịch vụ:

- Dịch vụ cơ bản: là sản phẩm thoả mãn nhu cầu chính của khách hàng và được coi là lí do chính khi khách hàng đến với khách sạn Trong đó thì dịch vụ lưu trú, ăn uống là dịch vụ chủ yếu trong kinh doanh khách sạn

- Dịch vụ bổ sung là loại dịch vụ tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà khách sạn mở ra để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một phong phú của khách hàng

- Dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của khách như dịch vụ đưa đón khách, dịch vụ giặt là, vui chơi giải trí, tắm hơi, massage, thông tin liên lạc

- Dịch vụ nâng cao nhận thức: thông tin kinh tế, khoa học kĩ thuật Khách sạn cung cấp hàng ngày cho khách hàng thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội biến đổi trong ngày nếu có nhu cầu Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

- Dịch vụ nâng cao tiện nghi sinh hoạt: Bổ sung một số trang thiết bị theo yêu cầu của khách

Trang 22

- Dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao: Đó là các dịch vụ nằm ngoài khách sạn như đặt vé xem phim, xem ca nhạc…

1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là thuật ngữ tốn khá người công sức của các nhà nghiên cứu để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh cho nó Lý do nó không có một khái niệm chung

là do quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu khác nhau cộng thêm vào đó là môi trường

mà họ nghiên cứu cũng hoàn toàn không giống nhau Chính vì vậy, tác giả cũng đứng ở góc độ là người nghiên cứu sẽ đưa ra quan niệm của những người đi trước

về cạnh tranh, sau đó sẽ đưa ra ý kiến của tác giả dựa trên các quan điểm trước đây cũng như thực tế được tiếp cận

Theo K Marx, cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa

để thu được lợi nhuận siêu ngạch Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng, cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa

Trang 23

các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)

Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S Fischer và R Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết Một cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua

Cùng quan điểm như trên, R.S Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào

có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả

Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh”, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho rằng cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một

số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường,

để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua

Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: "Cạnh tranh là ganh đua hơn thua"

Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống

Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực

tế của người dân nước đó

Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là "Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”

Trang 24

Ở Việt Nam, khi nói đến cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả, hàng hóa dịch vụ mua bán và đó là phương thức dành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh

tế Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển Mặt khác với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng dẫn đến yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp

Từ những khái niệm trên đây tác giả thấy rằng thực chất của cạnh tranh là

cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Đối với quốc gia đó là giành phần lớn sự đầu tư từ nước ngoài vào nước mình và biến những cái tiềm năng thành thứ đem lại lợi ích cho mình Với các

doanh nghiệp thì cạnh tranh là việc mà cố gắng giành thị phần lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực đang hoạt động Để có cạnh tranh phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể canh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình

- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,

đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông kệ kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua

Trang 25

- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước)

1.2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể như hành vi của doanh nghiệp, của cá nhân kinh doanh và một nền kinh tế Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để dành lợi thế về phía mình các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó của chủ thể, được gọi là NLCT hay sức cạnh tranh hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả năng duy trì được

vị trí của một hàng hóa nào đó trên thị trường thì người ta dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa” hoặc “NLCT của hàng hóa” Đó cũng chỉ là mức độ hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng

Hiện nay, các thuật ngữ “NLCT”, “sức cạnh tranh” hay “khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng tiếng Anh đều dùng là

“competitiveness” cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có thể dùng thay thế cho nhau Một định nghĩa chính xác cho khái niệm này đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi của các nhà nghiên cứu Theo M Porter, hiện chưa có một định nghĩa nào về NLCT của sử dụng phổ biến Dưới đây là một số khái niệm về NLCT:

 Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, NLCT có nghĩa là sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toán cầu mà có được

 Trong từ điển thuật ngữ chính sách thương mại “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”

Nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về NLCT do quan niệm khác nhau:

Trang 26

 Theo M Porter, NLCT chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất

 Theo Krugman thì NLCT chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí hiện tại thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản

Do vậy khi nghiên NLCT, người ta thường xem xét, phân biệt NLCT 4 cấp độ: NLCT quốc gia, NLCT ngành, NLCT doanh nghiệp, NLCT sản phẩm

1.2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Sau khi nghiên cứu các lý thuyết về khách sạn, kinh doanh khách sạn cũng như các khái niệm về cạnh tranh và NLCT, tác giả khái quát NLCT trong khách sạn

như sau: NLCT trong kinh doanh khách sạn là năng lực của một khách sạn trước sự

cạnh tranh gay gắt của ngành kinh doanh và khả năng của khách sạn đó vượt qua những thách thức của cạnh tranh

1.2.2 Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường đồng thời

là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển Chính sự đòi hỏi khắt khe của quy luật cạnh tranh đã làm cho các doanh nghịêp năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ sau bán, hạ giá bán hàng làm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với khách hàng

và mang lại lợi nhuận cho doanh nghịêp Khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vai trò cạnh tranh càng phát huy rõ sức mạnh

* Đối với nền kinh tế

Cạnh tranh là động lực cho nền kinh tế phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội Một nền kinh tế mạnh là một nền kinh tế mà trong đó các tế bào của nó

là các doanh nghịêp có khả năng cạnh tranh cao

Tuy nhiên cạnh tranh ở đây phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững Nếu các nhà kinh doanh chỉ vì mục tiêu lợi nhuận

mà áp dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như đầu cơ, phá giá, làm

Trang 27

hàng giả, hàng kém chất lượng thì sẽ gây ra sự xáo trộn trên thị trường, làm giảm uy tín của doanh nghiệp, của quốc gia trên trường quốc tế Còn cạnh tranh độc quyền

sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng, dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định

Vì vậy, Nhà nước cần ban hành luật chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đủ sức mạnh pháp lý giúp doanh nghịêp có niềm tin để kinh doanh, phục vụ lợi ích của bản thân doanh nghịêp cũng như cho nền kinh tế Khi đã có môi trường cạnh tranh thuận lợi thì các doanh nghịêp buộc phải lựa chọn cho mình phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại

sự tăng trưởng kinh tế

* Đối với người tiêu dùng

Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ làm cho người tiêu dùng được lợi Trong cạnh tranh thì người tiêu dùng là những người được hưởng lợi nhiều nhất do các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tạo ấn tượng, gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, uy tín cũng như chỗ đứng trong lòng khách hàng Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá bán rẻ hơn và được phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn Nhiều khi còn nhận được các sản phẩm khuyến mại, dùng thử không mất tiền

Khi nhu cầu của người tiêu dùng càng cao thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng mãnh liệt để giành được thị phần, thu hút khách hàng nhiều hơn

* Đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh là một tất yếu đối với doanh nghịêp trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh có thể là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể né tránh mà phải tìm mội cách đối diện với nó để vươn lên chiếm ưu thế và chiến thắng Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã, cải tiến đáp ứng nhu cầu khách hàng Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng khoa

Trang 28

học kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Từ đó, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, chất lượng được nâng cao, mẫu

mã được cải tiến, tạo ra các sản phẩm khác biệt có sức cạnh tranh cao

Cạnh tranh cũng sẽ tạo điều kiện kéo dài chu kì sống của sản phẩm, giảm bớt rủi ro do khách hàng đem lại

Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh

tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng nên viêc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường

1.2.3 Sự tất yếu của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại, đứng vững và phát triển Để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay thì hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp phải được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên để làm được điều này, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong nước và quốc tế đầy biến động, tức là doanh nghiệp phải thoả mãn tốt hơn những nhu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm tốt nhất, dịch vụ hoàn hảo và chi phí hợp lý nhất Cũng trong thị trường đó, khách hàng tự do lựa chọn nhà cung cấp và cũng là người quyết định đến sự tồn tại của nhà cung ứng Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, cung cấp cho họ những dịch vụ thuận tiện và tốt nhất với mức giá phù hợp nhất thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại trong điều kiện hiện nay

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, có được khách hàng đã khó nhưng giữ được khách hàng lại càng khó hơn Lúc này, cạnh tranh là điều kiện tất yếu đối với các doanh nghiệp để kích thích kinh doanh, trong chừng mực nào đó nó còn được coi

là thước đo sự lớn mạnh của doanh nghiệp Và khi mà quy luật cạnh tranh là động lực của sự phát triển thì không một doanh nghiệp nào nằm ngoài vòng quay của nó Kết quả những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không có khả năng cạnh tranh hoặc không tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải Ngược lại, một khi khả năng cạnh tranh được nâng cao, sức cạnh tranh vững vàng thì doanh nghiệp sẽ có cơ

Trang 29

hội và thực sự chiếm lĩnh thị trường Khi đó doanh nghiệp không những duy trì được những khách hàng đã có mà còn có thể thu hút thêm được khách hàng mới, khách hàng tiềm năng Từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô kinh doanh

Hơn thế nữa, mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi kinh doanh đều có mục tiêu nhất định Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng được người lao động, tiết kiệm nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp bền vững

Những năm gần đây, việc đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn đã phát triển tuy nhiên vẫn chưa bắt kịp với các nước trong khu vực và thế giới Việc các khách sạn liên doanh được xây dựng và đưa vào hoạt động với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã cải thiện phần nào cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành khách sạn Việt Nam Các khách sạn này đã thu hút phần lớn khách

du lịch quốc tế đến Việt Nam Trong thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật hiện tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Tuy nhiên khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành khách sạn nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại là một thách thức lớn đối với ngành

Trang 30

* Khoảng cách về tổ chức quản lý

Khoảng cách về tổ chức quản lý giữa các nhà quản lý Việt Nam với các nhà quản lý trong khu vực và trên thế giới là quá lớn Trình độ tổ chức quản lý ở nước ta chưa cao do sự chuyển đổi cơ chế nên công tác tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế Người có trình độ học vấn lại không có chuyên môn, còn người có chuyên môn thì lại không có trình độ học vấn Với đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức quản lý còn yếu kém về chuyên môn thì khó có thể đưa các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả

và có khả năng Trong cơ chế bao cấp, vai trò của nhà quản lý còn chưa được phát huy vì không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, nhà quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng vì có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Vì vậy, các cán bộ tổ chức quản lí cần phải có trình độ cao, có khả năng tổ chức xây dựng nề nếp văn hoá, lựa chọn êkíp, tận dụng những cơ hội để hoạt động có hiệu quả Hiện tại các khách sạn tăng cường công tác tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn Số các nhà quản trị trình độ thấp chủ yếu tồn tại ở các nhà nghỉ, nhà khách chuyển sang kinh doanh, khách sạn tư nhân Riêng các khách sạn liên doanh

có trình độ lao động cao hơn cả

* Khoảng cách về trình độ phục vụ

Khoảng cách về trình độ phục vụ giữa các khách sạn ở Việt Nam với các khách sạn trong khu vực và trên thế giới Trải qua những năm tháng trong cơ chế bao cấp và phần lớn các khách sạn là chuyển từ nhà nghỉ sang kinh doanh, do đó đội ngũ nhân viên phục vụ phần lớn là không có nghiệp vụ chuyên môn chỉ có một

số ít người được đào tạo để phục vụ các chuyên gia ở nước ngoài Trình độ ngoại ngữ của các nhân viên chưa cao, thái độ phục vụ chưa đáp ứng được mong mỏi của khách Những người được đào tạo bài bản, có ngoại ngữ thì họ lại làm việc cho những khách sạn liên doanh Các khách sạn liên doanh và quốc tế đòi hỏi nhân viên phục vụ có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt và sự phục vụ tận tình đối với khách hàng Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà nước và tư nhân bị hạn chế so với các doanh nghiệp liên doanh Đồng thời khó khăn này cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch

Trang 31

quốc tế đến Việt Nam Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với ngành kinh doanh khách sạn ở nước ta trong thời kì này

* Quan hệ trên thị trường

Quan hệ cung cầu trong kinh doanh khách sạn ở Việ

đối Nền kinh tế chuyển sang kinh doanh thị trường với sự mở cửa đón các doanh nghiệp nước ngoài và khách du lịch đến Việt Nam Điều này kích thích xây dựng thêm khách sạn nhằm đáp ứng lượng cầu lớn Những năm gần đây, việc xây dựng khách sạn một cách ồ ạt đã khiến cho quan hệ cung cầu về khách sạn thay đổi Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Châu Á đã làm cho nền kinh tế các nước trong khu vực bị suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm dần Một trong những chính sách mà các khách sạn áp dụng là hạ giá thành Các doanh nghiệp tư nhân rất năng động trong vấn đề giảm giá Do đó, họ thu hút được lượng khách đến nghỉ ở khách sạn của họ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Một số khách sạn không giảm giá để giữ vững uy tín doanh nghiệp dẫn đến công suất phòng giảm Hiện tại ở Việt Nam, công suất sử dụng buồng phòng đã có xu hướng tăng so với những năm trước nhưng công suất sử dụng trung bình chỉ vào khoảng 50%

* Tác động bất lợi của môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh khách sạn Hiện nay nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi cho những thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An Đó cũng là một lợi thế để cạnh tranh của nước ta so với các nước trong khu vực

và trên thế giới Nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường đã làm mất đi những giá trị của các tài nguyên thiên nhiên đó Nhiều tài nguyên bị khai thác sử dụng bừa bãi, không

có sự đầu tư nâng cấp dẫn đến tài nguyên bị tàn phá và mất đi giá trị du lịch

1.2.4.2 Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn ở nước ta hiện nay

Kinh doanh khách sạn ở nước ta cũng như trên thế giới đã và đang phát triển mạnh Trong từng thời kỳ khác nhau ở mỗi quốc gia mà ngành kinh doanh khách

Trang 32

sạn có những đặc điểm về cạnh tranh khác nhau Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành kinh doanh khách sạn là một trong những ngành mang tính cạnh tranh quốc

tế cao Tính cạnh tranh quốc tế thể hiện ở chỗ cùng một sản phẩm nhưng có nhiều nước cùng thực hiện, thị trường khách sạn rộng lớn không bó hẹp trong một quốc gia khách sạn du lịch đi từ quốc gia này sang quốc gia khác để du lịch Do vậy, nhiều quốc gia có thể sản xuất kinh doanh một loại hình dịch vụ Các hãng du lịch nước ngoài có văn phòng đại diện, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào xây dựng và kinh doanh khách sạn tại nước ta Việc kinh doanh cùng loại sản phẩm với các doanh nghiệp trong nước tạo nên sức cạnh tranh quốc tế trong nước Chính điều

đó mà có sự so sánh chất lượng sản phẩm giữa các quốc gia với nhau thông qua các doanh nghiệp Mặt khác, khách du lịch nước ngoài khi đến Việt Nam thường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của nước họ, lưu trú trong các khách sạn của họ Vấn đề này làm cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước càng trở nên gay gắt hơn, có tính chất quốc tế , cạnh tranh trong kinh

- Sản phẩm trong doanh nghiệp khách sạn có tính lặp lại ít độc quyền Do đó, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ Tuy nhiên, do đặc điểm không hiện hữu của dịch vụ nên xác định chất lượng dịch vụ rất khó khăn, chỉ có thể đánh giá chất lượng dịch vụ qua

cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động

- Các khách sạn liên doanh có vốn đầu tư lớn thì có khả năng xây dựng những chiến lược cạnh tranh có qui mô lớn, sức cạnh tranh lớn, tính khả thi cao Bên cạnh khách sạn liên doanh, khách sạn có vị trí thuận lợi cũng mang lại nhiều lợi thế rõ rệt Đó là những khách sạn có vị trí gần với tài nguyên du lịch

Trang 33

- Cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn ở nước ta có đặc điểm là cạnh tranh không hoàn hảo Do việc xây dựng một số khách sạn tư nhân và sự liên kết giữa các khách sạn còn lỏng lẻo nên sự giảm giá ở mỗi khách sạn một cách khác nhau làm cho cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn rất khó xây dựng chiến lược cạnh tranh cho phù hợp

1.2.5 Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

- Kinh doanh khách sạn có tính thời vụ cao nên các khách sạn cạnh tranh nhằm kéo dài thời vụ Các khách sạn có các chính sách mở rộng một số đoạn thị trường, sử dụng chính sách khuyến mãi (tăng, giảm giá dịch vụ ) để thu hút khách vào lúc trái vụ hoặc thu hút đối tượng khách có thu nhập thấp

- Đặc điểm của sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm trong khách sạn nói riêng là tính không thể dịch chuyển Chính lý do này đã làm cho trong phân phối sản phẩm cần rất nhiều trung gian như: các hãng du lịch, các công

ty lữ hành, công ty vận chuyển để tiêu thụ sản phẩm và dẫn tới cuộc cạnh tranh gay gắt giữa khách sạn với các trung gian

- Trong kinh doanh khách sạn một trong những phương tiện quảng cáo có hiệu quả cao đó là thông tin truyền miệng vì khách rất dễ tin và mất cảnh giác với những lời giới thiệu, quảng cáo, tư vấn của các chuyên gia, các trung gian có uy tín Chính vì vậy, các khách sạn luôn luôn chú ý tạo lập, giữ gìn các mối quan hệ đối tác như đưa ra tỷ lệ hoa hồng cao để hấp dẫn các trung tâm môi giới, có được những lời quảng cáo tốt cho sản phẩm khách sạn của mình

- Vị trí, nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật có những ảnh hưởng tới việc kinh doanh khách sạn, nếu khách sạn nào có những nhân tố trên tốt thì đó là lợi thế trong cạnh tranh

- Hiện nay các khách sạn đều có gắng hoàn thiện hơn về chủng loại sản phẩm, tính đồng bộ trong chất lượng dịch vụ, văn minh phục vụ Đó là các yếu tố các khách sạn cạnh tranh với nhau

Trang 34

- Sản phẩm dịch vụ của khách sạn dễ bắt chước các khách sạn đều có dịch

vụ tương đương nhau về số lượng, loại hình và họ sẽ cạnh tranh nhau ở giá

và chất lượng dich vụ

1.2.6 Một số nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của khách sạn

Thứ nhất, trình độ quản lý của khách sạn Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được nhiều khách sạn trên thế giới áp dụng thành công và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh Bản thân khách sạn phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài chính sách đãi ngộ, các khách sạn phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và thiết lập cơ cấu

đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi

Thứ hai, sản phẩm dịch vụ của khách sạn Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ thể hiện qua điểm nổi bật của sản phẩm dịch vụ, mức độ phong phú sản phẩm dịch vụ, tần suất sử dụng dịch vụ cũng như công suất sử dụng dịch vụ và thời gian khách lưu trú

Thứ ba, hiệu quả kinh doanh cao Trong hoạt động kinh doanh nói chung, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Trong kinh doanh khách sạn nói riêng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thể hiện qua công suất phòng, tỷ lệ khách quay trở lại, số lượng các dịch vụ bổ sung được khách sử dụng Ngoài ra còn được thể ở việc

có những chính sách kịp thời đối với những biến động của môi trường bên ngoài

Đó có thể là tận dụng cơ hội hoặc giảm thiểu các tác động xấu

Cuối cùng, liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ Nhu cầu của khách du lịch luôn ở trạng thái động Nó luôn thay đổi bởi nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố về

xu hướng du lịch, sức khỏe, công việc Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách

du lịch, các khách sạn phải không ngừng cải tiến sản phẩm Chính sự phù hợp của nhu cầu với sản phẩm là yếu tố giúp khách hàng quay trở lại và trung thành với sản phẩm dịch vụ của khách sạn

Trang 35

1.2.7 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

1.2.7.1 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn thường trải qua các bước: (1) Xác định tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn và làm rõ các yêu cầu về năng lực cạnh tranh khách sạn của các nhóm khác nhau; (2) Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhóm yêu cầu và thực trạng về hoạt động kinh doanh của khách sạn và (3) Phân tích các nguyên nhân tạo ra khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh khách sạn một cách đồng bộ

Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn và làm

rõ các yêu cầu về năng lực cạnh tranh khách sạn của các nhóm khác nhau

Công việc của bước này là nghiên cứu các khái niệm về năng lực cạnh tranh, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh khách sạn cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh doanh khách sạn, tác giả đã hệ thống được các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh khách sạn

Tuy nhiên cần lưu ý rằng các tiêu chí này rất khác nhau đối với các nhóm khác nhau Năng lực cạnh tranh khách sạn đối với khách du lịch, là đối tượng khách hàng chính của khách sạn sẽ khác năng lực cạnh tranh khách sạn đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, là những đối tác trực tiếp của khách sạn, và là những nhà gửi khách lớn của các khách sạn Năng lực cạnh tranh khách sạn đối với khách du lịch chỉ đơn thuần là danh tiếng của khách sạn và các điều kiện đáp ứng các nhu cầu của họ khi đến khách sạn, trong khi năng lực cạnh tranh khách sạn đối với các nhà cung cấp, các đối tác gửi khách bao gồm các yếu tố liên quan đến hoạt động xúc tiến, quảng

bá thương hiệu của khách sạn cũng như việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, làm phong phú thêm sản phẩm dịch vụ, tăng cường năng lực nội bộ của khách sạn thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khách sạn, xây dựng chính sách hậu mãi, chăm sóc khác hàng và mở rộng thị trường Vì thế, trước khi đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn, cần làm rõ mức độ quan trọng của từng tiêu chí đối với năng lực cạnh tranh khách sạn Cách tốt nhất và khách quan nhất để làm rõ mức

Trang 36

độ quan trọng của các tiêu chí là thiết kế bảng hỏi để khảo sát đánh giá của hai đối tượng khách du lịch và nhà cung cấp đối với mức độ quan trọng của từng tiêu chí Bảng hỏi được thiết kế dùng phương pháp cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 5 với điểm một là mức độ ít quan trọng nhất và 5 là mức độ quan trọng nhất

Trong quá trình thực hiện tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và đã tổng hợp được các tiêu chí

mà các doanh nghiệp gửi khách quan tâm cũng như các tiêu chí mà khách hàng thường lưu tâm khi lựa chọn nơi lưu trú cho họ

- Với nhóm các doanh nghiệp gửi khách, các yếu tố được cho là giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh bao gồm:

 Chính sách tập huấn, phát triển nguồn lực

 Chính sách lương thưởng của khách sạn

 Trình độ chuyên môn của nhân viên phục vụ

 Trình độ chuyên môn của lãnh đạo cấp cao

 Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

 Dịch vụ lưu trú (loại phòng, diện tích phòng)

 Mức độ phổ biên của logo, slogan khách sạn

 Tham gia các hiệp hội

 Các giải thưởng được bình chọn

 Quảng cáo thông qua tập gấp

 Quảng cáo trên các mạng xã hội (facebook, twitter )

 Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm

- Với khách hàng, các yếu tố được cho là giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh bao gồm:

 Chính sách khuyến mãi, hậu mãi

 An toàn, an ninh

 Nhân viên phục vụ

 Diện tích phòng ngủ

Trang 37

Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh khách sạn được xây dựng

ở bước 1, tiến hành thiết kế phiếu điều tra để khảo sát và xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí đối với các nhóm được khảo sát Phiếu điều tra nên được thiết kế theo phương pháp cho điểm từ 1 đến 5 Người được hỏi sẽ cho điểm đánh giá năng lực theo 5 mức: với điểm 5 là quan trọng nhất, 4 là quan trọng, điểm 3 là bình thường, điểm 2 là không quan trọng và điểm 1 là rất không quan trọng

Bước 3: Phân tích các nguyên nhân tạo ra khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa các khách sạn

Dựa trên kết quả phân tích bước 2, chúng ta sẽ biết được năng lực cạnh tranh của từng khách sạn.Trong bước này, chúng ta sẽ cần phân tích và tìm hiểu các nguyên nhân từ những góc độ khác nhau dẫn đến sự khác biệt giữa các khách sạn có

vị trí và hạng sao tương đương và có cùng cơ quan chủ quản Bên cạnh các nguyên nhân từ phía bản thân khách sạn thì còn có các nguyên nhân đến từ môi trường vĩ

mô và các chính sách của khách sạn nhằm ứng phó tốt với các khó khăn, thách thức

và tận dụng các điểm mạnh của khách sạn Việc nhận diện chính xác các nguyên nhân này sẽ giúp ta có thể đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của từng khách sạn nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho từng khách sạn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

1.2.7.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Trang 38

Bước 1: Bước này thiết lập các tiêu chí thuộc môi trường bên ngoài có tác động đến các khách sạn để đánh giá khả năng ứng phó của các khách với điều kiện kinh doanh có sự thay đổi

Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia trong ngành khách sạn và đã tổng hợp được các yếu tố bên ngoài có tác động đến lĩnh vực kinh doanh khác sạn Cụ thể các yếu tố đó như sau:

 Chính sách phát triển du lịch của quốc gia và thành phố

 Tăng trưởng/khủng hoảng kinh tế

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 đến 1,0 cho mỗi yếu tố Phần này tác giả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp

Bước 3: Đánh giá phản ứng của các khách sạn với các tiêu chí ảnh hưởng

Để có được điểm của các khách sạn tác giả đã sử dụng các tài liệu thu thập

và nghiên cứu trong quá trình làm việc với khách sạn

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm đánh giá phản ứng của khách sạn để ra năng lực cạnh tranh của khách sạn

Bước 5: So sánh kết quả tính toán được để tìm ra khách sạn có phản ứng tốt nhất với các yếu tố của môi trường bên ngoài

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Kinh doanh du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp trong đó không thể thiếu hoạt động kinh doanh lưu trú Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng được mở rộng, phong phú, đa dạng về thể loạ ời ta vẫn thừa nhận cả nghĩa rộng và nghĩ hẹp của khái niệm “kinh doanh khách sạ

chất của cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng ) về mình trong môi trường

Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE), Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty du lịch Sài Gòn

Saigontourist ra đời vào tháng 8 năm 1975, sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước Khởi đầu từ một doanh nghiệp với 236 cán bộ công nhân viên Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, đến nay Saigontourist đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực chính, bao gồm khách sạn - khu du lịch, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, vui chơi giải trí và đào tạo, hàng năm đón tiếp và phục vụ khoảng 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 13.000 tỉ đồng, tổng lãi gộp 3.800 tỉ đồng và tổng nộp ngân sách trên 1.880 tỉ đồng, góp phần trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam cùng các ngành kinh tế khác

Hành trình thương hiệu Saigontourist 38 năm trải qua những giai đoạn,

sự kiện, nhưng tựu chung gắn liền bốn cột mốc quan trọng ghi những dấu ấn sâu sắc

Tổng Công ty hiện có 87 công ty thành viên (gồm 14 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 8 công ty con và 65 công ty liên kết), trên 16.000 cán bộ nhân viên – lãnh đạo

Trong quan hệ quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.Và là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, ASTA, JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều

Ngày đăng: 27/08/2015, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Lan Anh (2004), Quản trị chiến lược, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: Phạm Lan Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
3. Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh (2009), Quản trị marketing, Học viện Tài Chính, Nxb Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Lao Động Xã Hội, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và chính sách "kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam
Nhà XB: Nxb Lao Động Xã Hội
Năm: 2010
5. Dương Ngọc Dũng (2009), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. Porter, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. "Porter
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2009
17. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh "khách sạn
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
18. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình "Marketing du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
20. Michael. E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nxb. Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael. E. Porter
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2009
21. Michael. E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nxb. Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh
Tác giả: Michael. E. Porter
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2009
22. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế Du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Du lịch và Du lịch học
Tác giả: Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
23. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2006), Luật Cạnh tranh , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Cạnh tranh
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
24. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
25. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
26. Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/QĐ-TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến "năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
28. Nguyễn Quang Vinh (2011), Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), luận án Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ "hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế "giới
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh
Năm: 2011
31. Jeff Wilks Stephen J. Page, Editors, Managing Tourist Health and Safety in the new Millenium Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jeff Wilks Stephen J. Page, Editors, "Managing Tourist Health and Safety in
32. Michael. E. Porter (1990) The Competitive Advantage of Nations, The Free Press, a Division of Simon & Schuster Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Competitive Advantage of Nations
33. Michael E. Porter (2003), Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, The Free Press, a Division of Simon & Schuster Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining "Superior Performance
Tác giả: Michael E. Porter
Năm: 2003
34. Michael. E. Porter (2003), The global competitiveness report 2001 - 2002 (GCR), Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Michael. E. Porter (2003), "The global competitiveness report 2001 - 2002 "(GCR)
Tác giả: Michael. E. Porter
Năm: 2003
35. Scott Mc Cabe, Marketing communications in tourism and hospitality Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scott Mc Cabe
36. Victor T.C. Middleton, Alan Fyall, Micheal Morgan, Marketing in Travel and Tourism Sách, tạp chí
Tiêu đề: Victor T.C. Middleton, Alan Fyall, Micheal Morgan, "Marketing in Travel

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w