1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh

10 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 418,11 KB

Nội dung

DSpace at VNU: Năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh...

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

ĐOÀN THỊ MAI

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN 4 SAO THUỘC TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Du lịch học

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Quang Vinh

Phản biện 1: PGS.TS Phạm Trương Hoàng

Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Minh Hòa

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Lúc 16h30 ngày 23 tháng 01 năm 2015

Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i:

Trang 3

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thị trường kinh doanh lưu trú ở phân khúc cao cấp đang diễn

ra sự cạnh tranh gay gắt bởi cầu có sự tăng chậm hoặc giảm trong khi cung về lưu trú luôn gia tăng mỗi năm

Trong quá trình nghiên cứu tại các khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn, tác giả nhận thấy các khách sạn Kim

Đô, khách sạn Continental và khách sạn Palace còn rất nhiều điểm hạn chế Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các khách sạn so với hàng loạt khách sạn đang phục vụ cũng như các dự án khách sạn sẽ đưa vào phục vụ khách trong thời gian tới

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn” làm đề tài luận văn thạc sỹ

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá năng lực cạnh tranh và đưa ra giải pháp của các khách sạn

4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Hiện tại SGT có 4 khách 4 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, được phân chia cụ thể như sau:

Stt Khách sạn Số phòng Quận Loại hình

Trang 4

Tác giả lựa chọn khách sạn Continental, khách sạn Palace và khách sạn Kim Đô để thực hiện nghiên cứu vì cả 3 khách sạn đều tọa lạc ở

vị trí phường Bên Nghé, quận 1 và duy chỉ có hình thức sở hữu là khác nhau Khách sạn Continental và Kim Đô thuộc sở hữu của nhà nước, khách sạn Palace thuộc sở hữu cổ phần

- Phạm vi về thời gian: giai đoạn từ năm 2008- 2012

4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

4.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

4.1.1 Các nghiên cứu về NLCT doanh nghiệp

Có 2 trường phái nghiên cứu và 2 cách tiếp cận khách nhau về NLCT

Thứ nhất, trường phái nghiên cứu lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ hai, trường phái tập trung nghiên cứu khả năng của doanh nghiệp trên cơ sở xem xét nguồn lực như là yếu tố sống còn trong cạnh tranh

4.1.2 Các nghiên cứu về lý thuyết cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Tác giả liệt kê một số nghiên cứu về cạnh tranh trong khách sạn:

Hai học giả Kevin K.F Wong và Cindy Kwan (2001) đã phân tích chiến lược cạnh tranh của các khách sạn Hồng Kông và Singapore

Nghiên cứu về cấu trúc thị trường cạnh tranh của ngành kinh doanh lưu trú tại Hoa Kỳ và những ảnh hưởng của cấu trúc thị trường cạnh tranh lên hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú của nhà nghiên cứu Mantovic (2002)

4.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

4.2.1 Các đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong du lịch

Trang 5

3

Thứ nhất, “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” của TS Nguyễn Quang Vinh

Thứ hai, “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” của TS Nguyễn Anh Tuấn

4.2.2 Các đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Tiến sĩ Hà Thanh Hải nổi bật với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong thời gian tới” Hay một số công trình nghiên cứu khác của Tiến sĩ như: “Các biện pháp quản lý

để nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn”, “Tìm hiểu một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn”, “Năng lực cạnh tranh của khách sạn Việt Nam trong hội nhập quốc tế”,

“Giải pháp thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh khách sạn”

5 Ý nghĩa của đề tài

Hoàn thiện hệ thống lý luận về NLCT

Xem xét sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với các doanh nghiệp khách sạn

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn

6 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

 Phương pháp phân tích tổng hợp

 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

 Phương pháp điều tra xã hội học

 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) và Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Trang 6

6 Kết cấu của đề tài

Chương I: Các vấn đề về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các khách sạn

4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

5

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANHTRONGKINH DOANHKHÁCH SẠN

1.1 Khái quát về kinh doanh khách sạn

1.1.1 Khái niệmkhách sạn và kinh doanh khách sạn

1.1.1.1 Khái niệm khách sạn

Theo pháp lệnh du lịch thì được định nghĩa như sau: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều trại cho thuê trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu”

1.1.1.2 Khái niệm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm

du lịch nhằm mục đích có lãi (đồng chủ biên TS Nguyễn Văn Mạnh

và Ths Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giới thiệu tổng quan về kinh doanh khách sạn, Quản trị kinh doanh khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội)

1.1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch và vị trí xây dụng khách sạn

Sản phẩm chủ yếu của kinh doanh khách sạn là dịch vụ

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội

1.1.3 Nội dung kinh doanh khách sạn

Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn bao gồm:

 Hàng hóa vật chất

 Sản phẩm dịch vụ

1.2 Cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

1.2.1 Các khái niệm

Trang 8

1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, tác giả thấy rằng thực chất của cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Đối với quốc gia đó

là giành phần lớn sự đầu tư từ nước ngoài vào nước mình và biến

những cái tiềm năng thành thứ đem lại lợi ích cho mình

1.2.1.2 Khái niệm NLCT

Một số khái niệm về NLCT:

 Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, NLCT có nghĩa là sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toán cầu mà có được

 Trong từ điển thuật ngữ chính sách thương mại “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại

về năng lực kinh tế”

1.2.1.3 Khái niệm NLCT trong kinh doanh khách sạn

Sau khi nghiên cứu các lý thuyết liên quan,tác giả khái quát

NLCT trong khách sạn như sau: NLCT trong kinh doanh khách sạn

là năng lực của một khách sạn trước sự cạnh tranh gay gắt của ngành kinh doanh và khả năng của khách sạn đó vượt qua những thách thức của cạnh tranh

1.2.2 Sự tất yếu của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Cầu về các dịch vụ lưu trú cao cấp đang phát triển mạnh mẽ trong khi cung biến động không nhiều

1.2.3 Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn 1.2.3.1 Những khó khăn thách thức trong kinh doanh khách sạn ở

nước ta hiện nay

 Khoảng cách về cơ sở vật chất

 Khoảng cách về tổ chức quản lý

 Khoảng cách về trình độ phục vụ

 Quan hệ trên thị trường

 Tác động bất lợi của môi trường tự nhiên

Trang 9

7

 Thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh

1.2.3.2 Đặc điểm của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn ở nước

ta hiện nay

Qui mô vừa và nhỏ; sản phẩm ít độc quyền; khách sạn liên doanh có vốn đầu tư lớn thì có khả năng xây dựng những chiến lược cạnh tranh

có qui mô lớn, sức cạnh tranh lớn, tính khả thi cao; cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn ở nước ta có đặc điểm là cạnh tranh không hoàn hảo

1.2.4 Nguyên nhân của cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn có tính thời vụ; sản phẩm trong khách sạn không thể dịch chuyển; phương tiện quảng cáo có hiệu quả cao đó là thông tin truyền miệng; sản phẩm dịch vụ dễ bắt chước

1.2.5 Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh

1.2.5.1 Ma trận Thomson – Striclan

Bước 1: Xác định danh mục các yếu tố, năng lực bộ phận cấu thành năng lưc cạnh tranh của khách sạn

Bước 2: Tiến hành đánh giá định tính và cho điểm các nhân tố, năng lực bộ phận đối với từng doanh nghiệp

Bước 3: Cộng điểm các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi khách sạn

1.2.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)

Bước 1: Liệt kê các yếu tố như đã được xác định trong quá trình phân tích nội bộ, sử dụng các yếu tố bên trong bao gồm cá điểm mạnh và điểm yếu

Bước 2: Ấn định tầm quan trong bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố

Trang 10

Bước 3: Phân loại từ 1-5 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 5) Như vậy sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ quan trong ở bước 2 dựa trên cơ sở ngành

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trong cho mỗi biến số

Bước 5: Cộng tất cá số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định

số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức

1.2.5.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 đến 1,0 cho mỗi yếu tố Bước 3: Phân loại từ 1-4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là mức phản ứng tốt, 3 là mức phản ứng trên trung bình, 2 là mức phản ứng trung bình và 1 là mức phản ứng

ít Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược ở công ty Như vậy phân loại này dựa trên công ty

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó

để xác định điểm số quan trọng cho mỗi biến số

Bước 5: Cộng tất cả điểm số quan trọng cho mỗi biến số để xác định điểm số quan trọng cho mỗi biến số

1.2.6 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn

Ngày đăng: 17/12/2017, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w