MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TÀNG VÀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 26)

8. Bố cục của luận văn

1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TÀNG VÀ DU LỊCH

1.2.1. Bảo tàng trong phát triển du lịch

Sự tồn tại của “bảo tàng” là một điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội. Trong những xã hội khác nhau, bảo tàng vẫn luôn làmột trong những cơ quan nghiên cứu khoa học và phổ biến tri thức, giá trị văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức của con ngƣời và tiến hoá của tự nhiên. Đối với việc phát triển du lịch, “bảo tàng” đã khẳng định đƣợc vai trò không nhỏ của mình. Hệ thống bảo tàng di sản, di tích không chỉ là nơi lƣu trữ những điểm tinh hoa, đặc sắc của lịch sử, văn hóa, không

26

chỉ là thể hiện lòng tự hào dân tộc, mà còn là nơi thu hút khách du lịch nhằm giới thiệu lịch sửvăn hóa của địa phƣơng, đất nƣớc đến khách du lịch trong và ngoài nƣớc, và cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Hệ thống các bảo tàng là một thành tố quan trọng trong phát triển du lịch, là một địa chỉ ý nghĩa cho hành trình du lịch của mỗi du khách đến với các vùng miền, quê hƣơng. Có du khách từng nói, muốn hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa của đất và ngƣời nơi ta đến thăm, hãy vào bảo tàng… Ý kiến trên rất có cơ sở. Cả quá trình hình thành, phát triển, công cuộc dựng nƣớc đƣợc lƣu giữ và tái hiện trong bảo tàng sẽ giúp cho du khách có góc nhìn toàn cảnh về mảnh đất, con ngƣời, văn hóa nơi du khách tham quan. Với sự hiểu biết và có thông tin đầy đủ nhƣ thế, ý nghĩa của chuyến du lịch sẽ nhân lên rất nhiều. Du lịch sẽ không chỉ đơn thuần là thƣởng ngoạn ngắm cảnh nữa mà còn là dịp để du khách tìm tòi, khám phá, chiêm nghiệm, học tập, nghiên cứu, bồi bổ kiến thức của mình.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch: lƣợng khách Quốc tế đến Việt Nam năm 2013 là 7.572.352lƣợt khách tăng 10,6% so với năm 2012; trong 6 tháng đầu năm 2014 có 4.287.885 lƣợt khách Quốc tế đến Việt Nam tăng 21,11%so với cùng kì năm 2013.Những con số thống kê trên cho thấy rằng lƣợng khách Quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam luôn phải đổi mới mình tạo ra những điểm đến hấp dẫn để thu hút du khách đến với Việt Nam, trong đó du lịch di sản là một ƣu thế đối với du lịch Việt Nam.

Gắn kết bảo tàng với du lịch khẳng định vai trò của bảo tàng với đối khách du lịch đồng thời tăng cƣờng sự phối hợp giữa bảo tàng và ngành du lịch với mục tiêu đƣa bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn du lịch sẽ thu hút đông đảo du khách trong nƣớc và thế giới. Do vậy, cần có sự kết hợp, quản lý khoa học giữa hoạt động của bảo tàng và hoạt động du lịch để hai hoạt động này sẽ hỗ trợ tốt cho nhau cùng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cộng đồng.

1.2.2. Tầm quan trọng của bảo tàng đối với việc phát triển du lịch

Theo thống kê của Cục Di Sản Việt Nam, nƣớc ta có khoảng 130 bảo tàng, phần lớn là các bảo tàng địa phƣơng, ngoài racác bảo tàng trung ƣơng tiêu biểu nhƣ: Bảo

27

tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học… Trƣớc kia hầu hết các bảo tàng này đều lâm vào tình trạng “ế khách” do không gian nhàm chán, hoạt động chƣa có nhiều đổi mới. Trong những năm gần đây, các bảo tàng từ trung ƣơng đến địa phƣơng tại Việt Nam đều có những bƣớc chuyển mình tích cực, bảo tàng không còn chỉ là nơi trình bày những hiện vật rồi thụ động chờ khách đến mà còn tổ chức các hoạt động thiết thực, mang đến những trải nghiệm thực tế cho khách tham quan, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách du lịch..

Hệ thống các bảo tàng, di tích là nơi lƣu giữ những di sản văn hóa vô giá, đây cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản đặc biệt, khác biệt các loại hình du lịch khác. Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng cách, sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, hấp dẫn. Thực tế cho thấy, lƣợng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng nhƣng lƣợng khách đến tham quan bảo tàng chƣa nhiều. Bảo tàng chƣa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc trong hành trình của khách và cũng chƣa là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các doanh nghiệp lữ hành. Vì vậy, đổi mới cả nội dung, hình thức cũng nhƣ các dịch vụ phục vụ khách du lịch của hệ thống bảo tàng, di tích trên cả nƣớc hiện nay rất cấp thiết, nhằm đánh thức những tiềm năng vốn có của kho tàng di sản mà các bảo tàng, di tích đang lƣu giữ.

Nhìn chung, điểm nổi bật nhất của các bảo tàng tại Việt Nam gần đây là hầu hết các bảo tàng đều có xu hƣớng chuyển từ “tĩnh” sang “động”. Gắn hoạt động của bảo tàng với những nhu cầu thiết thực của ngƣời dân, thậm chí theo đuổi mục đích kinh tế một cách chính đáng để duy trì sự tồn tại của bảo tàng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng hiện nay để tìm đƣợc chỗ đứng cho mình, các bảo tàng cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, nắm bắt cơ hội, tạo dựng hình ảnh qua các hoạt động thực tiễn cũng nhƣ thiết lập quan hệ hợp tác để phát triển và biết kiểm soát đánh giá hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình.

Sức ảnh hƣởng và lực hấp dẫn của các bảo tàng phụ thuộc nhiều vào qui mô, bản sắc và cá tính của mỗi bảo tàng. Một bảo tàng có quy mô lớn cùng với sƣu tập độc đáo, điển hình, các loại hình dịch vụ phong phú đƣợc đánh giá có sức hấp dẫn,

28

lôi cuốn không chỉ khách du lịch trong nƣớc mà còn thu hút một lƣợng khách quốc tế đông đảo. Do đó để “bảo tàng” trở thành một điểm đến hấp dẫn thực cần có những chiến lƣợc phát triển cụ thể và hợp lý nhằm đƣa “bảo tàng” đến gần du khách hơn.

1.2.3. Tác động của hoạt động du lịch đối với bảo tàng

Du lịch làm sống dậy di sản nhƣng cũng là mối nguy của di sản. Sự vắng khách dẫn tới hạn chế trong phát huy giá trị di sản nhƣng quá tải lƣợng khách tham quan cũng là thách thức đối với việc giữ gìn, bảo vệ di sản.Bảo tàng không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên du lịch tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, giàu bản sắc văn hoá. Song hoạt động du lịch vừa có tác động tích cực, vừa tiêu cực tới bảo tàng.

1.2.3.1. Tác động tích cực

Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần giáo dục con ngƣời ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Nhu cầu nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy nhà cung ứng sản phẩm du lịch quan tâm đến việc khai thác có hiệu qủa các tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có các nhà bảo tàng để thu hút du khách. Du lịch là phƣơng tiện quảng bá tốt nhất hình ảnh và danh tiếng của bảo tàng đến với công chúng. Và hình thức quảng bá hữu hiệu nhất là quảng cáo qua truyền miệng của du khách. Một du khách cảm thấy thoả mãn khi tham quan bảo tàng sẽ giúp ích rất nhiều, hơn là một du khách tham quan thấy không hài lòng - ngƣời có thể làm hỏng danh tiếng của bảo tàng.

Về phía du khách, khi đƣợc tham quan trong bảo tàng, đƣợc hoà mình trong không gian của các di sản văn hoá, họ sẽ có đƣợc những cảm nhận sâu sắc những giá trị và những nét văn hoá truyền thống, những giá trị lịch sử, những ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đây chính là yếu tố quyết định, bởi vì có yêu và tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thì con ngƣời mới ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống quý giá, tốt đẹp của quê hƣơng mình.

29

Không một bảo tàng nào lại cô lập với thế giới bên ngoài. Hiệu quả của việc hợp tác với các công ty du lịch là đôi bên cùng có lợi và đây cũng là một phần quan trọng thiết yếu của hoạt động bảo tàng. Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần kích thích và thúc đẩy hoạt động của các nhà bảo tàng, việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng để thu hút khách mang lại nguồn lợi cho ngƣời dân địa phƣơng, đƣa lại công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cƣ. Đồng thời kích thích nghiệp vụ trong bảo tàng ngày càng nâng cao hơn nữa để có đƣợc kết quả phục vụ du khách hiệu quả nhất.

1.2.3.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng có tác động xấu đến hoạt động bảo tàng.

Do bản chất của hoạt động du lịch là mang tính thời vụ rõ rệt, gây ra khá nhiều khó khăn trong việc tổ chức kinh doanh của ngành du lịch và để lại những bất lợi cho hoạt động của bảo tàng. Sự tập trung một lƣợng khách khá đông trong khoảng thời gian ngắn có thể gây quá tải làm giảm khả năng cảm nhận giá trị các hiện vật bảo tàng, và giảm chất lƣợng phục vụ khách.

Bản chất của hoạt động du lịch là giao lƣu tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất. Quá trình giao tiếp này cũng là môi trƣờng để các ảnh hƣởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng và ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động bảo tàng. Ngày nay vẫn còn có những du khách thông qua con đƣờng du lịch để tìm kiếm và mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quý giá. Cho nên thuật ngữ “chảy máu cổ vật ra nƣớc ngoài” đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Vì vậy, du lịch cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác gìn giữ, bảo tồn di sản văn hoá của các bảo tàng.

Do vậy, song song với việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng cho phát triển du lịch, chúng ta cần quan tâm đến việc gìn giữ bản sắc văn hoá và trở thành các cộng tác viên đắc lực giúp các bảo tàng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC BẢO TÀNG TẠI TPHCM BẢO TÀNG TẠI TPHCM

30

1.3.1. Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM

Bảo tàng đầu tiên ở TPHCM ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, do ngƣời Pháp xây dựng, với tên gọi là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, thành lập năm 1929 (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM). Từ đó đến nay, qua biết bao thăng trầm lịch sử, qua nhiều lần đổi tên, trùng tu, xây mới.Hiện nay, TPHCM có mƣời bảo tàng cùng nhiều nhà lƣu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.

Hệ thống các bảo tàng ở TPHCM hầu hết đƣợc chính thức thành lập sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất dựa trên cơ sở vật chất hạ tầng đƣợc xây dựng trƣớc đó. Mỗi bảo tàng đƣợc thành lập trong từng giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế, nhƣng các bảo tàng đều đƣợc thành lập vì một mục đích chung là nhằm ghi dấu, giới thiệu những sự kiện lịch sử, đời sống văn hóa của nhân dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là cƣ dân bản địa; lịch sử hình thành và phát triển của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung; cũng nhƣ quá trình đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc…

Trong phạm vi luận văn, ngƣời viết xin chỉ trình bày những nét sơ lƣợc nhất về lịch sử hình thành của các bảo tàng tại TPHCM.

Bảng 2.1: Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM STT TÊN BẢO TÀNG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TPHCM

- Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh (BTLSVN – TPHCM) đã bắt đầu hoạt động ngay từ khi tiếp quản từ chính quyền Sài Gòn cũ năm 1975.

- Bảo tàng chính thức thành lập và đổi tên năm 1979, theo quyết định số: 235/QĐ-UB ngày 23/8/1979 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TPHCM) nhằm thay đổi tính chất của một Bảo tàng mang tính mỹ thuật Á Đông trƣớc kia thành Bảo tàng

31

mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam.

2

Bảo tàng

Thành phố Hồ Chí Minh

- Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là nơi trƣng bày nhiều bộ sƣu tập hiện vật quý về lịch sử Sài Gòn xƣa, giai đoạn lịch sử kể từ khi Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày nay. - Ngày 12/8/1978, UBND TPHCM quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 13/12/1999, tòa nhà đƣợc đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh cho đến hiện nay.

3 Bảo tàng Tôn

Đức Thắng

- Nhân kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988), UBNDTPHCM ra quyết định số 86/QĐ-UB thành lập “Nhà trƣng bày Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.

- Ngày 13/8/1990, bảo tàng đƣợc đổi tên thành “Bảo tàng Tôn Đức Thắng” theo quyết định số 894/QĐ của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành.

4

Bảo tàng Mỹ Thuật

TPHCM

- Năm 1987, UBND TPHCM ra quyết định số 194/QĐ-UB thành lập Bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM. Bảo tàng có nhiệm vụ sƣu tầm và giới thiệu các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các cổ vật mỹ thuật của quốc gia và nhân loại.

- Sau gần 5 năm chuẩn bị, Bảo tàng chính thức mở cửa đón công chúng vào năm 1992.

5 Bảo tàng Lực lượng trang Nhân dân miền Đông Nam bộ

- Bảo tàng Lực Lƣợng Vũ Trang Miền Đông Nam Bộ còn có tên gọi là Bảo tàng Quân khu VII. Bảo tàng đƣợc thành lập ngày 27/02/1986, trực thuộc Cục Chính trị Quân khu VII, xếp hạng 2, theo quyết định xếp hạng Bảo tàng Việt Nam.

32 (Bảo tàng Quân khu 7) 6 Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

- Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh nơi lƣu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Bảo tàng đƣợc thành lập năm 1986 trong tòa nhà đƣợc xây đầu thế kỷ 20 theo thiết kế của một kiến trúc sƣ ngƣời Pháp, chính thức hoạt động và đón tiếp du khách từ ngày 29/02/1996.

7

Bảo tàng Địa

chất - Bảo tàng địa chất tại TPHCM đƣợc thành lập năm

1954, là một trong hai bảo tàng địa chất của Việt Nam.

8

Bảo tàng

Chứng tích Chiến tranh

- Ngày 13/8/1975, Ban thƣờng vụ thành ủy Thành phố Sài Gòn quyết định chính thức thành lập “Nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy”.

- 08/3/1977, UBND TPHCM ra quyết định số 203/QĐ-UB-TC công nhận ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc UBND TPHCM.

- Ngày 18/10/1978, UBND TPHCM lại ban hành quyết định số 209/QĐ-UB, quyết định giải thể ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy, tồ chức thành nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin. - Ngày 10/11/1990, tiến hành đổi tên thành “Nhà trƣng bày Tội ác Chiến tranh xâm lƣợc”.

- Ngày 04/7/1995, đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh”. 9 Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM

- Ngày 07/9/1979, ngôi Nhà Rồng đƣợc giữ lại làm Di tích lƣu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 30/10/1995, UBND TPHCM ra quyết định chuyển "Khu lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành

33

"Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM"

10

Bảo tàng Phụ

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)