8. Bố cục của luận văn
3.2.5. Nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trƣờng
Công tác mở rông thị trƣờng du khách là một hoạt động tất yếu của bảo tàng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các bảo tàng luôn phải cạnh tranh với với rất nhiều loại hình vui chơi giải trí hấp dẫn khác. Đánh giá đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu mở rộng thị trƣờng, các bảo tàng cần có những giải pháp cụ thể để thực hiện công tác này.
- Các bảo tàng cần phải thƣờng xuyên thực hiện các cuộc khảo sát du khách về mức độ hài lòng đối với chất lƣợng phục vụ, các hoạt động của bảo tàng, và tìm
98
hiểu nhu cầu trong tƣơng lai gần và xa của du khách để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
- Mở rộng các kênh thông tin tiếp nhận phản hồi của du khách về các hoạt động của bảo tàng: phản hồi trực tiếp, thƣ từ, website…, để có những chính sách, hoạt động cụ thể phù hợp cho từng đối tƣợng khách khác nhau.
- Bảo tàng cũng có thể tiếp cận mở rộng thị trƣờng thông qua các hoạt động quảng bá của bảo tàng để giới thiệu hình ảnh, hoạt động của bảo tàng đến các đối tƣợng du khách mới, chƣa phải là đối tƣợng phục vụ của bảo tàng trƣớc đây.
- Bảo tàng cũng cần tổ chức các hoạt động mang tính chất xã hội, nhằm mở rộng sức phủ sóng của mình, không chỉ trên địa bàn TPHCM mà còn mở rộng sang các vùng lân cận và trong phạm vi cả nƣớc.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Dựa vào hệ thống cơ sở lý luận ở chƣơng 1 và các kết quả đã đƣợc trình bày, phân tích và đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở chƣơng 2, trong phạm vi chƣơng 3, ngƣời viết đã trình bày định hƣớng chung, định hƣớng cụ thể cho hoạt động của các bảo tàng, và đề xuất một số giải pháp với mục đích nâng cao chất lƣợng hoạt động du lịch tại các bảo tàng.
- Bảo tàng phải xác định đối tƣợng phục vụ của mình là khách tham quan, phải mạnh dạn thay đổi để đáp phải đáp ứng đƣợc những nhu cầu mà khách tham quan và xã hội đề ra thì bảo tàng mới có thể tồn tại và phát triển.
- Để nâng cao chất lƣợng hoạt động du lịch tại các bảo tàng và thu hút khách tham quan, các bảo tàng phải đề ra những giải pháp cụ thể và phù hợp cho từng bảo tàng: tiếp tục đầu tƣ chiều sâu, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác bảo tàng, tăng cƣờng hoạt động quảng bá tuyên truyền bảo tàng, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong hoạt động của bảo tàng, liên kết với các doanh nghiệplữ hành nhằm xây dựng những chƣơng trình du lịch có hoạt động tham quan bảo tàng, nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trƣờng...
99
KẾT LUẬN
Du lịch văn hoá, du lịch gắn với di sản hiện nay trở thành xu thế chung, là mục tiêu và xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam. Bảo tàng là một dạng tài nguyên đặc biệt có tiềm năng to lớn để khai thác và phát triển phục vụ cho xu thế phát triển du lịch chung.
Với ý nghĩa và vai trò đề ra, các bảo tàng ở TPHCM đã và đang ý thức đƣợc quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công cuộc phát triển chung của ngành du lịch nói chung và ngành bảo tàng nói riêng.
Bảo tàng ngày nay không còn đơn thuần là nơi lƣu giữ và trƣng bày các hiện vật theo mục đích chủ quan của bảo tàng, đây còn là nơi thỏa mãn cho nhu cầu thƣởng thức, tìm hiểu tri thức mới của du khách. Hoạt động du lịch của các Bảo tàng ở TPHCM đã đạt đƣợc những kết quả nhất định góp phần lƣu giữ phát huy giá trị của di sản văn hóa, lịch sử, là cầu nối cho các giá trị văn hóa, lịch sử đến gần với du khách hơn. Hiện nay, các bảo tàng ở TPHCM đã mạnh dạn đề đạt, xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc cụ thể và lâu dài với mục đích thay đổi toàn diện và tích cực các hoạt động của bảo tàng.
- Công tác trƣng bày, giới thiệu hiện vật tại các bảo tàng đã có những chuyển biến tích cực, số lƣợng hiện vật đƣợc trƣng bày nhiều hơn, đƣợc chăm chút kỹ hơn và hình thức trƣng bày cũng đẹp và khoa học hơn so với trƣớc đây. Nội dung trƣng bày cố định cũng thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, các hoạt động trƣng bày lƣu động cũng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên thƣờng mang tính thời sự đã tạo đƣợc sự lôi cuốn nhất định đối với du khách.
- Công tác đón tiếp, phục vụ du khách đã có những bƣớc tiến dài. Thái độ và chất lƣợng phục vụ đã đƣợc nâng cao rất nhiều, phong cách phục vụ của độ ngũ nhân viên tại bảo tàng cũng dần chuyên nghiệp hơn, đáp ứng đƣợc một phần nào đó nhu cầu của du khách.
- Nguồn nhân lực của các bảo tàng hiện nay đã chú trong đƣợc đào tạo bài bản cả về chuyên môn lẫn kỹ năng. Vai trò của đội ngũ cán bộ nhân viên của bảo tàng
100
đã đƣợc đánh giá đúng mức. Đào tạo ngoại ngữ cho nguồn nhân lực của bảo tàng cũng đƣợc quan tâm và thực hiện rất tốt tại hầu hết các bảo tàng ở TPHCM.
- Bên cạnh việc các bảo tàng tự thân thay đổi mình, thì các cơ quan chủ quản, các ban ngành liên quan cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển các hoạt động của bảo tàng, đặc biệt là hoạt động du lịch. Các cơ quan chủ quản cũng đã có những động thái cụ thể hỗ trợ cho các hoạt động của bảo tàng:
Cấp kinh phí xây dựng mới, cải tạo trùng tu hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng của các bảo tàng,
Ban hành nghị định, thông tƣ, các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển các hoạt động tại bảo tàng ở TPHCM
- Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc khai thác du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Trƣớc hết là do bản thân các bảo tàng chƣa có nhiều thay đổi tích cực, đáp ứng các nhu cầu của du khách. Sau đó sự hợp tác giữa bảo tàng và các cơ quan, ban ngành chƣa thực sự hiệu quả. Với mong muốn, trong tƣơng lai, bảo tàng sẽ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn du khách, các bảo tàng tại TPHCM phải chủ động, triệt để hơn trong việc khắc phục các hạn chế của mình.
- Một trong những công tác quan trọng và có đủ khả năng để thu hút sự quan tâm và lôi cuốn du khách đến với bảo tàng là đa dạng hóa các hoạt động tại bảo tàng. Tuy nhiên công tác này chƣa phải là thế mạnh của các bảo tàng ở TPHCM. Công tác đa dạng hóa ở các bảo tàng hiện nay rất ít và không thƣờng xuyên, chỉ xoay quanh các hoạt động tọa đàm hội thảo, chƣa có nhiều những chƣơng trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật gắn liền với nội dung trƣng bày hay là hoạt động giao lƣu với các chủ thể văn hóa, hoạt động giáo dục của các bảo tàng ở TPHCM cũng chƣa nhiều…
- Mỗi bảo tàng ở TPHCM cần xây dựng thêm những kế hoạch, chƣơng trình cụ thể hơn nữa để thực hiện thực tốt công tác nâng cao chuyên môn và kỹ năng của nguồn nhân lực tại bảo tàng, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia các hoạt động giao lƣu học tập với các đơn vị khác trong phạm vi cả nƣớc và quốc
101
tế. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách thỏa đáng nhằm thu hút đƣợc nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn đến với bảo tàng.
- Cần có sự ký kết hợp tác chính thức và lâu dài giữa các bảo tàng với các doanh nghiệp lữ hành và các ban ngành liên quan nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch tại bảo tàng phát triển hiệu quả nhất, và các bảo tàng tại TPHCM cũng có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu và quyền lợi chính đáng do phía đối tác đề ra.
Tóm lại bảo tàng nguồn tài nguyên rất giá trị cho các hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch di sản, nếu biết cách khai thác hiệu quả sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch vô cùng hấp dẫn. Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM đã, đang và vẫn sẽ phát triển trong tƣơng lai. Để các hoạt động du lịch ở các bảo tàng phát triển xứng với tiềm năng của nó, thì các bảo tàng cần phải phát huy triệt để các thế mạnh, kịp thời thay đổi và khắc phục các hạn chế của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Song Bảo tàng không thể tự tồn tại và phát, mà cần có sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của các ban ngành, các cơ quan chủ quản cũng nhƣ sự hợp tác từ rất nhiều phía: các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan đoàn thể văn hóa liên quan…
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.Đặng Văn Bài (2004), Bảo tàng cho tương lai và tương lai của bảo tàng, Tạp chí Di sản văn hóa số 8 – 2004
2.Đặng Văn Bài (2005), Hoạt động của Bảo tàng tỉnh, thành phố trong định hướng quy hoạch phát triển hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020, tham luận
tại Hội nghị Tổng kết công tác Bảo tồn Di sản Văn hoá năm 2005.
3.Catherine Ballé (2001), Công chúng - sự sống còn của các bảo tàng đương đại, Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, tập 2, Hà Nội, trang 407 - 426.
4.Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), Sự nghiệp Bảo tàng - những vấn đề cấp thiết, tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội.
5.Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), Sự nghiệp Bảo tàng - những vấn đề cấp thiết, tập 2, Nxb Lao động, Hà Nội.
6.Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1997), Sự nghiệp Bảo tàng - những vấn đề cấp thiết, tập 3, Nxb Lao động, Hà Nội.
7.Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1997), Bảo tàng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
8.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (2005), 30 năm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (04.09.1975 – 04.09.2005), TPHCM.
9.Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (2005), Bảo tàng Chứng tích chiến tranh kỷ niệm 38 năm thành lập (1975 – 2013), TPHCM.
10.Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM (2008), Sách hƣớng dẫn tham quan, Nxb Giao thông Vận tải.
11.Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM (2011), Bến Nhà Rồng - Có thể
bạn chưa biết, Nxb Kim Đồng.
12.Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (2010), Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ 25 năm, Nxb
103
13.Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch,
Nxb Văn hoá Thông tin
14.Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hoá trong phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam. Nxb Trẻ.
15.Nguyễn Trung Dũng (2001), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, vài suy nghĩ từ
góc nhìn kinh tế văn hóa, Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, tập 2, Hà Nội, tr. 45 - 58.
16.Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Gary Edson - David Dean (2001), Cẩm nang bảo tàng, (bản dịch của Lê Thị Thúy Hoàn), Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội.
18.Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2001
19.Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
20.Phạm Mai Hùng (2001), Vai trò của các bảo tàng Việt Nam trong việc bảo
tồn di sản văn hoá dân tộc, Việt Nam học, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế lần thứ nhất,
Hà Nội 15 - 17/07/1998, Tập 5, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
21.Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển
du lịch, Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”,
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/4/2012.
22.Nguyễn Văn Huy (2001), Đổi mới các hoạt động của Bảo tàng để bước vào
thế kỷ 21, Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nxb.
Khoa học Xã hội, tập 2, Hà Nội, trang 35 - 44.
23.Nguyễn Văn Huy (2004), Đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng hiện đại
(từ kinh nghiệm của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), Tạp chí Di sản văn hóa số 6 -
104
24.Nguyễn Văn Huy (biên soạn), (2007) Di sản Văn hóa Bảo tàng và những cuộc đối thoại, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,
Nxb. Thế giới, Hà Nội.
25.Phạm Lan Hƣơng (2007), Bảo tàng với việc xây dựng thương hiệu, Bảo tàng
- Di tích - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
26.Lê Thị Minh Lý (2004), Nghiên cứu điều kiện thực tiễn xây dựng website bảo tàng, Tạp chí Di sản văn hóa số 4 (13) – 2005.
27.Lê Thị Minh Lý (2006), Bảo tàng Việt Nam: Thực trạng và những giải pháp
chính nhằm kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vi cả nước, Luận án tiến sĩ Văn
hóa học, Hà Nội.
28.Lê Thị Minh Lý (2007), Đào tạo nhân lực cho Bảo tàng, Bảo tàng - Di tích -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
29.Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
30.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31.Lâm Nhân (2005), Công chúng và công tác giáo dục của bảo tàng, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8/2005, Hà Nội.
32.Lâm Nhân (2007), Xây dựng các chương trình giáo dục của bảo tàng dành cho công chúng lứa tuổi đến trường, Bảo tàng Di tích - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, trang 141 - 148.
33.Mark O’Neill (2007), Các bảo tàng và những cộng đồng của chúng Khóa Mùa hè Nghiên cứu và Thực hành bảo tàng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà
Nội.
34.Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam,Luật Du lịch (2005), Nxb. Chính trị quốc gia.
35.Trƣơng Văn Tài (1999), Hành trình đến với Bảo tàng, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
36.Nguyễn Đình Thanh (chủ biên), (2007), Bảo tàng - Di tích - Một số vấn đề lý
105
37.Nguyễn Đình Thanh, Phạm Lan Hƣơng (2008), Đổi mới bảo tàng trong xu thế hội nhập và phát triển, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6/2008, tr. 39 - 42.
38.Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
39.Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020, số 156/2005/QĐ-TTg, ngày 23/6/2005.
40.Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2002), Đổi mới tiếp cận Dân tộc học trong các bảo tàng, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
41.Phí Ngọc Tuyến, Lê Thị Ánh Tuyết, Bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình hội nhập và phát triển, Nam bộ đất và ngƣời, tập IX, Nxb. Đại học
Quốc gia TPHCM, TPHCM
42.Timothy Ambrose và Crispin Paine (2000), Cơ sở bảo tàng, (Lê Thị Thúy
Hoàn dịch), Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam, Hà Nội
43.Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTTDL, Sở Văn hóa và Thông tin Tp. HCM (2008), Bảo tàng và di tích tại thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập và
phát triển, Nxb.Tp. Hồ Chí Minh.
44.Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư Quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng, 18/2010/TT-BVHTTDL.
45.Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
46.Guðbrandur Benediktsson(2004), “Museums and tourism - Stakeholders,
resource and sustainable development”, Master’s Dissertation - Museion/Göteborg