8. Bố cục của luận văn
2.2.5. Đánh giá chung
Hệ thống các bảo tàng là nơi lƣu giữ những di sản văn hóa vô giá, đây cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản. Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng cách tiềm năng của bảo tàng sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, hấp dẫn. Trong quá trình khai thác du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM có rất nhiều yếu tố thuận lợi song vẫn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục.
2.2.5.1. Những mặt thuận lợi
Ngành du lịch Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang trong quá trình phát triển và hội nhập. TPHCM là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch năng động nhất nƣớc, thu hút rất nhiều du khách trong nƣớc và quốc tế. Nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật bản địa khi đi du lịch là nhu cầu tất yếu. Đây là một cơ hội rất lớn để các bảo tàng tự khai thác và phát huy các tiềm năng vốn có của mình để đƣa hoạt động bảo tàng sang một bƣớc phát triển mới, trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong các chƣơng trình tham quan TPHCM. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các hoạt động bảo tàng, làm thế nào để hấp dẫn, thu hút du khách và cạnh tranh với các loại hình vui chơi giải trí khác.
Với lợi thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc, thị trƣờng du khách đến với các bảo tàng ở TPHCM sẽ đƣợc mở rộng và đa dạng hơn rất nhiều.Hơn thế, hầu hết các bảo tàng ở TPHCM nằm ở khu vực trung tâm thành phố, vị trí khá thuận lợi, thuận tiện cho việc tham quan của du khách. Chính vì thế, công tác quảng bá thu hút du khách đến với bảo tàng cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Theo tiến trình phát triển và hội nhập cùng thế giới, các bảo tàng sẽ có nhiều cơ hội hơn để giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm nâng cao chuyên môn, không chỉ bó buộc
83
trong khuôn khổ thành phố, các vùng lân cận mà còn có thể mở rộng trên phạm vi cả nƣớc, và quốc tế thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo, chƣơng trình giao lƣu giữa các bảo tàng với nhau.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, internet gần nhƣ phổ biến trên toàn thế giới, thì đây cũng là công cụ dễ dàng nhất để kết nối bảo tàng với du khách. Không chỉ dừng lại ở đó, việc sử dụng các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ và bảo vệ hiện vật trong kho, trong phòng trƣng bày,và các hoạt động chuyên môn khác của Bảo tàng cũng nhƣ công tác nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực rất dễ thực hiện.
Hơn thế nữa, hoạt động của các bảo tàng tại TPHCM hiện nay có sự hỗ trợ rất tích cực của các cơ quan chủ quản và các ban ngành liên quan về mặt hành chính cũng nhƣ tài chính.
- Các bảo tàng đã bắt đầu đƣợc cải tạo, trang bị, có những nơi còn xây mới lại nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Các bảo tàng đã có quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, và quyền tự chủ tài chính đối với các bảo tàng có doanh thu. Đây là một động lực rất lớn tiếp sức cho các Bảo tàng trong công cuộc thay đổi cải thiện mình.
2.2.5.2. Những mặt hạn chế
Bảo tàng là tài sản vô cùng giá trị để phát triển du lịch. Ai cũng biết rất rõ điều này, nhƣng để sử dụng khai thác khối tài sản này một cách hiệu quả thì vẫn chƣa có một giải pháp nào thực sự thỏa đáng. Trong thời gian qua,hoạt động bảo tàng đã có những sự chuyển biến tích cực, đạt đƣợc một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, bảo tàng vẫn chƣa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc trong hành trình của khách và cũng chƣa là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các doanh nghiệp lữ hành. Điều này cho thấy rằng hoạt động Bảo tàng tại TPHCM còn khá nhiều mặt hạn chế cần đƣợc thay đổi, mới mong đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến các bảo tàng thiếu sức hút do số lƣợng hiện vật chƣa phong phú, hệ thống trƣng bày đơn điệu, khô cứng, mặt bằng
84
hạn chế, công tác giới thiệu chƣa hấp dẫn, trong đó khó khăn lớn nhất phải kể đến là thiếu cơ sở vật chất.
- Trên thế giới, ngƣời ta xây dựng cơ sở mới để làm bảo tàng. Trong khi ở nƣớc ta, đặc biệt là TPHCM thƣờng là cải tạo lại những mặt bằng sẵn có để làm bảo tàng, nên việc thiếu cơ sở vật chất là điều tất yếu.
- Việc thiếu cơ sở vật chất sẽ kéo theocông tác trƣng bày giới thiệu hiện vật cũng nhàm chán, thiếu sức sống. Hệ thống hiện vật, tƣ liệu, hình ảnh đƣợc trƣng bày chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khối hiện vật, tƣ liệu và hình ảnh mà các bảo tàng đang sƣu tầm và bảo quản.
Đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn riêng cho bảo tàng. Nhƣng trên thực tế, công tác đa dạng hóa các hoạt động chỉ ở mức thỉnh thoảng, chƣa phải là một nhiệm vụ thƣờng trực và không thể thiếu ở bảo tàng. Nhƣng ngoài những hoạt động truyền thống, bảo tàng cũng chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng mới mẻ nào đối với du khách.
Nhân tố tiếp theo đóng vai trò quyết định trong việc sống còn của bảo tàng chính là nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên. Trên thực tế, đội ngũ thuyết minh viêncủa các bảo tàng đang dần đƣợc nâng cao, hoàn thiện về cả kỹ năng lẫn chuyên môn. Tuy nhiên, sự thay đổi này chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu của du khách, tình trạng thiếu thuyết minh viên– đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viêngiỏi và thành thạo ngoại ngữ tại các bảo tàng vẫn còn là một trở ngại rất lớn khiến các bảo tàng khó có thể thay đổi và phát triển.
Việc hợp tác giữa bảo tàng và các doanh nghiệp lữ hành cũng là hạn chế rất lớn làm cho tình trạng vắng khách tại các bảo tàng vẫn xảy ra thƣờng xuyên. Trong mối quan hệ này, yếu tố cung và cầu đều đã có. Song, giữa hai bên lại chƣa đạt đƣợc tiếng nói chung, chƣa có bất kỳ phƣơng án tối ƣu nào nhằm thỏa mãn cả nhu cầu và quyền lợi cho cả bên cung lẫn bên cầu, do đó chƣa có bất kỳ sự hợp tác chính thức nào đối giữa bảo tàng và doanh nghiệp lữ hành.
Dịch vụ trong bảo tàng cũng là một nhân tố góp phần tạo cho khách cảm giác thoải mái, mong muốn trở lại bảo tàng trong những lần sau. Tuy nhiên, hoạt động
85
dịch vụ trong bảo tàng rất đơn điệu, chỉ là quầy bán hàng lƣu niệm hay là một tủ nƣớc giải khát, hoàn toàn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong phạm vi chƣơng 2 ngƣời viết đã trình bày, phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM, đặc biệt là các bảo tàng trong phạm vi nghiên cứulà cơ sở đƣa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp cho hoạt động du lịch tại bảo tàng ở chƣơng 3.
- Trình bày và phân tích tiềm năng du lịch của các bảo tàng ở TPHCM: số lƣợng bảo tàng, vị trí phân bố của các bảo tàng, hệ thống hiện vật của các bảo tàng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, nguồn nhân lực của bảo tàng, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách tham quan tại các bảo tàng. Đây là cơ sở để phát triển du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM.
- Cũng trong khuôn khổ chƣơng này, ngƣời viết đã trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM dựa trên những kết quả có đƣợc từ quá trình khảo sát thực địa, điều tra xã hội học... Cụ thể: công tác trƣng bày, giới thiệu hiện vật cho khách du lịch, công tác tổ chức đón và phục vụ khách du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, kết quả đạt đƣợc trong khai thác du lịch thời gian qua.
86
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO TÀNG Ở TPHCM CÓ HIỆU QUẢ NHẰM PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
3.1. ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC BẢO TÀNG PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH