8. Bố cục của luận văn
1.3.1. Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM
Bảo tàng đầu tiên ở TPHCM ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, do ngƣời Pháp xây dựng, với tên gọi là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, thành lập năm 1929 (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM). Từ đó đến nay, qua biết bao thăng trầm lịch sử, qua nhiều lần đổi tên, trùng tu, xây mới.Hiện nay, TPHCM có mƣời bảo tàng cùng nhiều nhà lƣu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.
Hệ thống các bảo tàng ở TPHCM hầu hết đƣợc chính thức thành lập sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất dựa trên cơ sở vật chất hạ tầng đƣợc xây dựng trƣớc đó. Mỗi bảo tàng đƣợc thành lập trong từng giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện thực tế, nhƣng các bảo tàng đều đƣợc thành lập vì một mục đích chung là nhằm ghi dấu, giới thiệu những sự kiện lịch sử, đời sống văn hóa của nhân dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là cƣ dân bản địa; lịch sử hình thành và phát triển của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung; cũng nhƣ quá trình đấu tranh của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc…
Trong phạm vi luận văn, ngƣời viết xin chỉ trình bày những nét sơ lƣợc nhất về lịch sử hình thành của các bảo tàng tại TPHCM.
Bảng 2.1: Lịch sử hình thành hệ thống các bảo tàng tại TPHCM STT TÊN BẢO TÀNG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TPHCM
- Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh (BTLSVN – TPHCM) đã bắt đầu hoạt động ngay từ khi tiếp quản từ chính quyền Sài Gòn cũ năm 1975.
- Bảo tàng chính thức thành lập và đổi tên năm 1979, theo quyết định số: 235/QĐ-UB ngày 23/8/1979 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TPHCM) nhằm thay đổi tính chất của một Bảo tàng mang tính mỹ thuật Á Đông trƣớc kia thành Bảo tàng
31
mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam.
2
Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh
- Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là nơi trƣng bày nhiều bộ sƣu tập hiện vật quý về lịch sử Sài Gòn xƣa, giai đoạn lịch sử kể từ khi Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày nay. - Ngày 12/8/1978, UBND TPHCM quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 13/12/1999, tòa nhà đƣợc đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh cho đến hiện nay.
3 Bảo tàng Tôn
Đức Thắng
- Nhân kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988), UBNDTPHCM ra quyết định số 86/QĐ-UB thành lập “Nhà trƣng bày Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”.
- Ngày 13/8/1990, bảo tàng đƣợc đổi tên thành “Bảo tàng Tôn Đức Thắng” theo quyết định số 894/QĐ của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch ban hành.
4
Bảo tàng Mỹ Thuật
TPHCM
- Năm 1987, UBND TPHCM ra quyết định số 194/QĐ-UB thành lập Bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM. Bảo tàng có nhiệm vụ sƣu tầm và giới thiệu các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các cổ vật mỹ thuật của quốc gia và nhân loại.
- Sau gần 5 năm chuẩn bị, Bảo tàng chính thức mở cửa đón công chúng vào năm 1992.
5 Bảo tàng Lực lượng vũ trang Nhân dân miền Đông Nam bộ
- Bảo tàng Lực Lƣợng Vũ Trang Miền Đông Nam Bộ còn có tên gọi là Bảo tàng Quân khu VII. Bảo tàng đƣợc thành lập ngày 27/02/1986, trực thuộc Cục Chính trị Quân khu VII, xếp hạng 2, theo quyết định xếp hạng Bảo tàng Việt Nam.
32 (Bảo tàng Quân khu 7) 6 Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh nơi lƣu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Bảo tàng đƣợc thành lập năm 1986 trong tòa nhà đƣợc xây đầu thế kỷ 20 theo thiết kế của một kiến trúc sƣ ngƣời Pháp, chính thức hoạt động và đón tiếp du khách từ ngày 29/02/1996.
7
Bảo tàng Địa
chất - Bảo tàng địa chất tại TPHCM đƣợc thành lập năm
1954, là một trong hai bảo tàng địa chất của Việt Nam.
8
Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh
- Ngày 13/8/1975, Ban thƣờng vụ thành ủy Thành phố Sài Gòn quyết định chính thức thành lập “Nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy”.
- 08/3/1977, UBND TPHCM ra quyết định số 203/QĐ-UB-TC công nhận ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc UBND TPHCM.
- Ngày 18/10/1978, UBND TPHCM lại ban hành quyết định số 209/QĐ-UB, quyết định giải thể ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy, tồ chức thành nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin. - Ngày 10/11/1990, tiến hành đổi tên thành “Nhà trƣng bày Tội ác Chiến tranh xâm lƣợc”.
- Ngày 04/7/1995, đổi tên thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh”. 9 Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM
- Ngày 07/9/1979, ngôi Nhà Rồng đƣợc giữ lại làm Di tích lƣu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 30/10/1995, UBND TPHCM ra quyết định chuyển "Khu lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành
33
"Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM"
10
Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ
- 01/1983, Tổ nghiên cứu lịch sử phụ nữ Nam bộ (gọi tắt là Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ) đƣợc thành lập.
- Ngày 29/4/1985, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ đƣợc khánh thành.
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TPHCM, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo Tàng Mỹ Thuật TPHCM, Bảo tàng Lực lượng Vũ Trang miền Đông Nam bộ, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ.