Thực trạng trƣng bày, giới thiệu hiện vật cho khách du

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 56)

8. Bố cục của luận văn

2.2.1. Thực trạng trƣng bày, giới thiệu hiện vật cho khách du

Trong luật Di sản văn hoá của nƣớc ta đã khẳng định bảo tàng là “nơi bảo quản và trƣng bày” các sƣu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội và đối tƣợng thụ hƣởng chính là nhân dân trong đó có khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Điều đó muốn nhấn mạnh: công tác trƣng bày, giới thiệu hiện vật cho du khách là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của hoạt động bảo tàng. Nội dung trƣng bày, hình thức trƣng bày và cách thức giới thiệu hiện vật sẽ quyết định trực tiếp đến mức độ hấp dẫn của bảo tàng.

Thực tế cho thấy,các bảo tàng ở TPHCM (trong khuôn khổ nghiên cứu) đã nỗ lực cải thiện nâng cao chất lƣợng của công tác trƣng bày và giới thiệu hiện vật cho du khách. Hiện nay, Hình thức và nội dung trƣng bày tại các bảo tàng đã phong phú và sinh động hơn thu hút sự quan tâm của du khách đối với bảo tàng.

2.2.1.1. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bên cạnh 8 chuyên đề trƣng bày thƣờng xuyên, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn phối hợp với các đơn vị khác tổ chức những chƣơng trình triển lãm lƣu động và triển lãm ngắn ngày nhằm đƣa bảo tàng đến gần với công chúng hơn.

56

a. Trưng bày thường xuyên

8 chuyên đề thƣờng xuyên – với hơn 871 hình ảnh, 66 tài liệu, 582 hiện vật, mô hình chuồng cọp, khu trƣng bày ngoài trời gồm 114 hiện vật đƣợc trƣng bày; đã tái hiện lại sự thật khốc liệt, đau đớn trong chiến tranh và mà nhân dân ta đã trải qua;để lại những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ là tức thời, trƣớc mắt mà còn lâu dài, cho đến các thế hệ sau này còn phải gánh chịu.

- Chuyên đề “Những sự thật lịch sử”

- Chuyên đề “Hồi niệm - Bộ sƣu tập ảnh về chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam”

- Chuyên đề “Việt Nam – Chiến tranh và Hòa bình”

- Chuyên đề “Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam” - Chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lƣợc”

- Chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam” - Chuyên đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”

- Chuyên đề “Nạn nhân của chế độ lao tù từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu”

- Năm 1976 Bảo tàng đã tái hiện lại mô hình "Chuồng cọp" từ di tích Chuồng cọp Côn Đảo, trong đó có 2 ngăn trong số 120 ngăn "Chuồng cọp", mỗi ngăn dài 2,70m, rộng 1,50m, cao 3m với 2 tƣợng tù nhân.

b. Trưng bày không thường xuyên

Từ năm 2009 đến nay, Bên cạnh những chuyên đề trƣng bày thƣờng trực tại bảo tàng, Bảo tàng còn tổ chức hoặc kết hợp với các đơn vị khác tổ chức hơn 40chuyên đề triển lãm ngắn ngày tại bảo tàng, triển lãm lƣu động. Trong số đó có một số chuyên đề đã tạo đƣợc sự chú ý đặc biệt đối với du khách đặc biệt là khách quốc tế.

- Triển lãm ngắn ngày

 Chuyên đề “Việt Nam vƣơn lên sau chiến tranh” gồm 94 bức ảnh giới thiệu về đất nƣớc con ngƣời Việt Nam thay đổi và vƣơn lên sau khi chiến tranh kết thúc.

 Chuyên đề “Chất độc da cam ở Việt Nam” của nhà nhiếp ảnh ngƣời Anh Philip Jones Grofiths, khai mạc vào ngày 22/11/2010 và kéo dài đến hết tháng

57

01/2011 gồm 47 bức ảnh tƣ liệu nói lên sự thật về cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt là hậu quả của chất độc da cam.

- Triển lãm lƣu động

 Chuyên đề “Kí ức chiến tranh”: triển lãm trƣng bày những bức ảnh của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành. Tác giả khắc họa tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam; tinh thần chiến đấuanh dũng, tinh thần nhân đạo của quân và dân Việt Nam; khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới.

 Chuyên đề “Tình yêu trong chiến tranh”(phối hợp với bảo tàng Lực lƣợng Vũ trang Đồng bằng sông Cửu Long, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM):gồm 200 tƣ liệu, hình ảnh hiện vật đƣợc sƣu tầm từ chiến sĩ lực lƣợng vũ trang, thanh niên xung phong, cán bộ chính trị, tù chính trị, tù binh, thanh niên, sinh viên, nhân sĩ trí thức…

 Chuyên đề “Nạn nhân chất độc da cam”: giới thiệu những hình ảnh về thiên nhiên và con ngƣời Việt Nam bị ảnh hƣởng bởi chất độc da cam/dioxin trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ tại Việt Nam.

 Chuyên đề “Trẻ em Việt Nam trong khói lửa chiến tranh”: giới thiệu với khách tham quan những đau thƣơng mất mát của trẻ em Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc.

 Chuyên đề “Hiroshima - Thảm họa bom nguyên tử”: do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp với Bảo tàng Hiroshima (Nhật Bản) giới thiệu thảm họa do bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống thành phố Hiroshima ngày 06/8/1945 và thành phố Nagasaki ngày 09/8/1945.

 Chuyên đề “Phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh” (phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ): giới thiệu về hình ngƣời phụ nữ Việt Nam vừa kiên cƣờng bất khuất trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ, vừa là ngƣời vợ, ngƣời mẹ đảm đang trong gia đình.

58

 Triển lãm tranh thiếu nhi chủ đề “Chiến tranh và hòa bình” (phối hợp với Thƣ viện Khoa học Tổng hợp): tổ chức mỗi năm từ năm 2000 đến nay.

 Chuyên đề “Tội ác ở nhà tù Phú Quốc”(phối hợp với Ban Liên lạc Cựu tù binh Việt Nam): tổ chức từ ngày 18/5/2009 đến ngày 30/6/2009.

 Chuyên đề “Nỗi đau chiến tranh Việt Nam”triển lãm những bức ảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Nishimura Yoichi và Ông Murayama Yasufumi về chiến tranh Việt Nam từ ngày 27/7/2009 đếnngày 30/8/2009.

 Chuyên đề “Nỗi đau còn đó”(phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin và Báo Quân đội Nhân dân). Triển lãm đƣợc tổ chức từ ngày 6/6/2010 đến ngày 7/8/2010.

 Chuyên đề “Khát vọng hòa bình của Hồ Chí Minh”: Triển lãm đƣợc tổ chức từ ngày 18/5/2010 đến ngày 30/6/2010 thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là khát vọng hòa bình, khát vọng giải phóng, giành độc lập tự do cho dân tộc.

2.2.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM

Với diện tích trƣng bày khoảng 1482 m2, Bảo tàng có 9 phòng trƣng bày; trong đó có 6 phòng trƣng bày các chuyên đề thƣờng xuyên và 3 phòng trƣng bày các chuyên đề thời sự, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời gian nhất định.

a. Trưng bày thường xuyên

Hiện nay, Bảo tàng đang trƣng bày 2 nội dung thƣờng xuyên với 2 nội dung chính:

- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 4 chủ đề gồm 459 hình ảnh, tài liệu, hiện vật

 Chủ đề “Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bƣớc đầu hoạt động yêu nƣớc và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đƣờng cách mạng Việt Nam (1890 – 1920)”.

 Chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đƣờng lối của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam” (1920 – 1930)”.

59

 Chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngƣời tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1930 – 1954)”.

 Chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lƣợc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954 – 1969)”.

- Chuyên đề “Tình cảm của Bác Hồ với miền Nam - tình cảm của nhân dân miền Nam với Bác Hồ”gồm 208 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.

b. Trưng bàykhông thường xuyên

Từ năm 2009, Bảo tàng tổ chức trƣng bày hơn 40 chuyên đề lƣu động và ngắn hạn. Trong số đó, các chuyên đề sau thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm đặc biệt với khách tham quan trong nƣớc và quốc tế.

- Chuyên đề “Bác Hồ với Thanh niên Việt Nam” gồm 38 tƣ liệu, 117 hình ảnh và 7 câu trích.

- Chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân Việt Nam” gồm 180 hình ảnh, tài liệu nhằm giới thiệu di sản tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò và nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.

- Chuyên đề “Học tập và làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” gồm 53 hình ảnh, 43 tƣ liệu và 12 câu trích.

- Chuyên đề “Bác Hồ với thiếu nhi”: tình yêu thƣơng đƣợc Ngƣời thể hiện bằng tất cả tấm lòng của ngƣời bác, ngƣời cha và với tầm nhìn của một vị lãnh tụ thiên tài chăm lo cho thế hệ tƣơng lai của nƣớc nhà.

- Chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử và sự nghiệp” gồm 494 tƣ liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu thể hiện những đóng góp to lớn và đầy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại.

2.2.1.3. Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ

Trong khuôn khổ diện tích trƣng bày khoảng 5000m2

, Bảo tàng đã tổ chức trƣng bày 11 chuyên đề cố định và một số chuyên đề ngắn hạn tại bảo tàng hoặc tại các địa phƣơng với tƣ tƣởng chủ đạo là tôn vinh vai trò, hình ảnh ngƣời phụ Nữ Việt

60

Nam nói chung và ngƣời phụ nữ Nam bộ nói riêng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc cũng nhƣ trong thời hiện đại đúng với tinh thầntên gọi của Bảo tàng, bên cạnh đó Bảo tàng còn tổ chức trƣng bày những chuyên đề mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

a. Trưng bày cố định (thường xuyên)

Tƣ tƣởng xuyên suốt trong các chuyên đề trƣng bày cố định tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là thể hiện truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của phụ nữ Việt Nam trong đó có vai trò phụ nữ miền Nam góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

- Chuyên đề “Truyền thống của phu ̣ nƣ̃ Viê ̣t Nam trƣớc khi có Đảng”. - Chuyên đề “Bác Hồ với phụ nữ miền Nam và phụ nữ miền Nam với Bác Hồ”.

- Chuyên đề “Quá trình hình thành và phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam”.

- Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong xây dƣ̣ng và bảo vê ̣ Tổ quốc tƣ̀ sau ngày thống nhất đất nƣớc”.

- Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị”. - Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong các lực lƣợng vũ trang”. - Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong công tác ngoại giao”.

- Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong các nhà tù thực dân – đế quốc”. - Chuyên đề “Tín ngƣỡng thờ Bà”.

- Chuyên đề “Trang phu ̣c, trang sƣ́c của phu ̣ nƣ̃ các dân tô ̣c ở miền Nam”. - Chuyên đề “Nghề dê ̣t thủ công truyền thống”.

b. Trưng bày không thường xuyên (Triển lãm lưu động)

Ngoài trƣng bày cố định nhƣ trên, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cũng đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nƣớc thực hiện nhiều chƣơng trình trƣng bày chuyên đề ngắn hạn tại bảo tàng và trƣng bày lƣu động ở các địa phƣơng.

- Chuyên đề “Một số tƣ liệu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng”. - Chuyên đề “Các nữ liệt sĩ nhà báo, nhà thơ, nhà văn”.

61

- Chuyên đề “Phụ nữ Nam bộ trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968”.

- Chuyên đề “Đấu tranh chính trị của phụ nữ Sài Gòn – Gia Định từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975”.

- Chuyên đề “Hai mƣơi năm hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh thành phía Nam (1975-1995)”.

- Chuyên đề “Sản phẩm dệt và khung dệt truyền thống của phụ nữ Nam bộ và Tây Nguyên”.

- Chuyên đề “Trang sức của phụ nữ miền Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX”.

- Chuyên đề “Đám cƣới ngƣời Việt ở miền Nam đầu thế kỷ XX”.

- Chuyên đề “Chợ thôn quê ở miền Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. - Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong đổi mới (1990 – 2000)”.

- Chuyên đề “Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ – 20 năm xây dựng và trƣởng thành”. - Chuyên đề “Trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ các dân tộc ở miền Nam”.

- Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong Nam kỳ Khởi nghĩa”.

- Chuyên đề “Phụ nữ miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ”.

- Chuyên đề “Tín ngƣỡng thờ Bà”.

- Chuyên đề “Đồ dùng trong sinh hoạt của phụ nữ miền Nam” - Chuyên đề “Tem bƣu chính TP.Hồ Chí Minh”.

- Chuyên đề “Cổ vật tiêu biểu tại TP.Hồ Chí Minh”.

- Chuyên đề “Nữ chiến sĩ cách mạng trong nhà tù Mỹ - Ngụy”.

- Chuyên đề “Hũ và choé rƣợu gốm Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX”.

- Chuyên đề “Tranh về hình tƣợng phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- Chuyên đề “Hòa bình và hạnh phúc cho trẻ em trên toàn thế giới”. - Chuyên đề “Búp bê truyền thống Nhật Bản”.

62

- Chuyên đề “Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận”. - Chuyên đề “Những bông hoa bất tử”.

- Chuyên đề “Phụ nữ Sài Gòn – Gia Định trong xuân Mậu Thân 1968”. - Chuyên đề “Gian bếp ngƣời Việt vùng Nam bộ”

- Chuyên đề “Phụ nữ với ngành y tế”

2.2.1.4. Đánh giá thực trạng trưng bày và giới thiệu hiện vật đến du khách của các bảo tàng

Những chuyển biến tích cực trong công tác trƣng bày và giới thiệu hiện vật tại các bảo tàng ở TPHCM là không thể phủ nhận, tuy nhiên sự biến chuyển ấy cũng chƣa đủ mạnh để đánh thức những tiềm năng, giá trị của bảo tàng – một điểm tham quan văn hóa, lịch sử bổ ích; làm cho bảo tàng trở thành một điểm tham quan thân thiết đối với du khách khi đến TPHCM. Bên cạnh những việc đã làm đƣợc trong công tác trƣng bày và giới thiệu hiện vật, còn rất nhiều vấn đề đƣợc đặt ra và phải giải quyết nhằm phát huy sức mạnh của công tác trƣng bày và giới thiệu hiện vật. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, ngƣời viết chỉ trình bày một số quan điểm của cá nhân về thực trạng công tác trƣng bày và giới thiệu hiện vật đến du khách.

71.360 là tổng số tài liệu, hình ảnh, hiện vật mà 3 bảo tàng (trong phạm vi nghiên cứu) đã và đang sƣu tầm, bảo quản. Tuy nhiên, số lƣợng các tài liệu, hình ảnh, hiện vật đƣợc trƣng bày thƣờng xuyên, ngắn hạn và lƣu động tại các bảo tàng chỉ chiếm một con số rất nhỏ trong tổng số hiện vật mà các bảo tàng đang sƣu tầm và bảo quản. Trong đó:

- Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sƣu tầm, bảo quản hơn 20.000 tài liệu, hình ảnh và hiện vật. Chỉ có 1.633 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đƣợc trƣng bày cố định, hơn 1000 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đƣợc trƣng bày trong các chuyên đề ngắn hạn và lƣu động.

- Bảo Tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM hiện đang sƣu tầm và cất giữ hơn 20.000 tài liệu, hình ảnh và hiện vật. Tuy vậy chỉ có 459 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đƣơc trƣng bày thƣờng xuyên tại bảo tàng, và khoảng 1000 hình ảnh, hiện vật, các câu trích đƣợc trƣng bày ngắn hạn và lƣu động.

63

- Theo thống kê của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng đã và đang sƣu tầm

Một phần của tài liệu Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)