8. Bố cục của luận văn
1.3.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các bảo tàng nghiên cứu
1.3.3.1. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn: hòa bình, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đƣợc khôi phục.
37
Để lƣu lại những chứng tích anh hùng của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lƣợc, đồng thời tố cáo tội ác của đế quốc xâm lƣợc đã gây ra với nhân dân ta; ngày 13/8/1975, Ban thƣờng vụ thành ủy Thành phố Sài Gòn ban hành thông tƣ số 6/TT-75, quyết định chính thức thành lập “Nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy”. Trên cơ sở đó, ngày 04/9/1975, Nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy đƣợc mở cửa phục vụ công chúng với nhiệm vụ chủ yếu là sƣu tầm và lƣu giữ những chứng tích vẻ vang của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh chống Mỹ, đồng thời tổ chức trƣng bày, giới thiệu nhằm tố cáo tội ác của Đế quốc Mỹ và tay sai Ngụy quyền trong cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm ở Việt Nam.
Ngày 08/3/1977, UBND TPHCM đã ban hành quyết định số 203/QĐ-UB-TC công nhận ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy là đơn vị trực thuộc UBND TPHCM
Đến ngày 18/10/1978, UBNDTPHCM lại ban hành quyết định số 209/QĐ-UB, quyết định giải thể ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy, tổ chức thành nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin.
Ngày 10/11/1990, UBNDTPHCM đã ban hành quyết định 392/QĐ/UB, tiến hành đổi tên “Nhà trƣng bày tội ác Mỹ - Ngụy” thành “Nhà trƣng bày Tội ác Chiến tranh xâm lƣợc” trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin.
Theo đó, phạm vi sƣu tầm của nhà trƣng bày lúc này không dừng lại ở chiến tranh Mỹ - Ngụy mà còn chủ trƣơng mở rộng sang các cuộc chiến tranh khác nhƣ: Cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp và Phát xít Nhật, diệt chủng Pôn Pốt… Phạm vi và đối tƣợng sƣu tầm ngày mở rộng và chuyên sâu ra các vùng miền khác trong cả nƣớc. Bên cạnh việc tiến hành những công tác sƣu tầm mới, Bảo tàng không ngừng củng cố các bộ sƣu tập để đáp ứng nội dung trƣng bày trong giai đoạn này. Nội dung chủ yếu vẫn là tố cáo tội ác và hậu quả của chiến tranh xâm lƣợc Mỹ ở Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1975. Cũng trong giai đoạn này, Bảo tàng đã bƣớc đầu định hình kế hoạch trƣng bày tội ác thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Ngày 04/7/1995, UBNDTPHCM đã ban hành quyết định 4789/QĐ-UB, đổi tên “Nhà trƣng bày Tội ác Chiến tranh xâm lƣợc” thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh”, trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin.
38
Ở giai đoạn này, nhiệm vụ của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trở nên rộng hơn và chuyên sâu hơn, cụ thể là: nghiên cứu, sƣu tầm và trƣng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến tội ác tàn bạo của thực dân, đế quốc và tay sai trong các cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam; cảnh báo công khai trƣớc thế giới về hậu quả nghiêm trọng của những di chứng chiến tranh đối với con ngƣời và sự hủy diệt khủng khiếp đối với môi trƣờng sống; khẳng định khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam để qua đó những ngƣời yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới hiểu rõ thiện chí của nhân dân ta và tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn các ý đồ đen tối cũng nhƣ dã tâm xâm lƣợc của thế lực phản động.
Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM,nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sƣu tầm, lƣu trữ, bảo quản và trƣng bày những tƣ liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lƣợc đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lƣợc, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lƣợt khách tham quan trong và ngoài nƣớc. Hiện nay với khoảng 500.000 lƣợt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, đƣợc sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nƣớc.
Với những thành quả đạt đƣợc, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chƣơng Lao động hạng 2 (năm 2001); và tại hội nghị Quốc tế lần 3 các bảo tàng vì hòa bình thế giới tổ chức ở Osaka – Kyoto (Nhật Bản), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh chính thức đƣợc công nhân nhận là thành viên của hệ thống “bảo tàng Vì hòa bình thế giới” (năm 1998).
39
1.3.3.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM
Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lƣu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nƣớc.
Tại nơi này, ngày 05/6/1911, ngƣời thanh niên yêu nƣớc Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nƣớc ngoài Ngƣời trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngƣời thanh niên ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.
Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nƣớc thống nhất, ngôi Nhà Rồng đƣợc giữ lại làm Di tích lƣu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quyết định số 1315/QĐ-UB, ngày 7/9/1979, của UBNDTPHCM. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Ngƣời - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trƣng bày về "Sự nghiệp tìm đƣờng cứu nƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, UBNDTPHCM ra quyết định số 7492/QĐ-UB-NCVX chuyển "Khu lƣu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM". Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tƣ liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ.
Hơn 30 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tƣ tƣởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng đã đón tiếp trên 30 triệu lƣợt khách tham quan từ khắp nơi trong nƣớc và khách quốc tế, đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và cao cấp các nƣớc đến thăm viếng, tìm hiểu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.... Với những thành tích trên, Bảo tàng vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Ba (1997), Huân chƣơng Lao động hạng Nhì (2009).
40
Ngày 31/5/2011, UBNDTPHCM ra quyết định số 2671/QĐ-UBND công nhận Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp thành phố.
1.3.3.3. Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ
Ra đời ngày 29/4/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nƣớc, nhất là các tầng lớp phụ nữ và khách nƣớc ngoài đến tham TPHCM.
Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ đƣợc xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trƣớc nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nƣớc, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau.
Đƣợc sự chấp thuận của Bộ Chính trị và Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, 01/1983, Tổ nghiên cứu lịch sử phụ nữ Nam bộ (gọi tắt là Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ) đƣợc thành lập.
Với tinh thần làm việc khẩn trƣơng của Tổ Sử Phụ nữ Nam bộ, ngày 29/4/1985, nhân kỷ niệm 10 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ đƣợc khánh thành. Hoạt động chƣa đầy 1 năm, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ đã đón cả 100.000 lƣợt khách tham quan trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam.
Từ đó đến nay, dƣới sự lãnh đạo của UBNDTPHCM, Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch) và sự hỗ trợ của Cục Di sản Văn hóa, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, đồng bào ở các địa phƣơng, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã từng bƣớc trƣởng thành và khẳng định đƣợc vị trí trong hệ thống bảo tàng cả nƣớc. Hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có nhiều nỗ lực chủ động sáng tạo trong các mặt công tác chuyên môn nhằm giáo dục truyền thống của Phụ nữ Việt Nam cho công chúng và trở thành điểm đến – nơi họp mặt truyền thống, giao lƣu, sinh hoạt văn hóa… của các thế hệ phụ nữ Việt Nam.
Đến nay, đã có hơn 3 triệu lƣợt khách đến tham quan và tham gia những hoạt động của Bảo tàng trong đó có hơn 4.000 đoàn khách trong nƣớc và gần 1.500 đoàn khách quốc tế, trên 50 đoàn lãnh đạo cao cấp trong và ngoài nƣớc.
41
Từ khi thành lập đến nay, tập thể cán bộ công chức Bảo tàng đã không ngừng học tập, phấn đấu vƣơn lên mọi mặt về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị và quản lý. Với những thành tích đạt đƣợc, năm 1998, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Nhất do Nhà nƣớc trao tặng và liên tục nhiều năm liền nhận bằng khen của Bộ Văn hóa thông tin và bằng khen Ủy ban nhân dânTPHCM. Ngày nay, đội ngũ cán bộ Bảo tàng đang cố gắng phấn đấu đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển ngành bảo tàng nói riêng và sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa nói chung.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong khuôn khổ chƣơng 1, ngƣời viết đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về du lịch, bảo tàng, mối liên hệ giữa du lịch và bảo tàng và một số vấn đề liên quan. Đây là những nội dung có ý nghĩa lý luận làm cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM trong chƣơng 2, và các giải pháp cho hoạt động du lịch tại bảo tàng ở chƣơng 3.
- Hệ thống khái niệm về du lịch, bảo tàng, và các khái niệm liên quan: khái niệm du lịch, khái niệm du lịch văn hóa, khái niệm bảo tàng…
- Trình bày mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch: di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch; du lịch thúc đẩy giao lƣu văn hoá phát triển. Tuy nhiên sự phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho văn hoá dân tộc những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”.
- Trình bày và phân tích chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của bảo tàng hoạt động nghiên cứu khoa học. Cũng nhƣ đã phân tích đƣợc vai trò, tầm quan trọng của bảo tàng trong phát triển du lịch, những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đối với bảo tàng.
- Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của các bảo tàng đang hoạt động tại TPHCM.
42
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC BẢO TÀNG Ở TPHCM
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC BẢO
TÀNG TẠI TPHCM