1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tóm tắt kiến thức hình học THCS từ lớp 6 đến lớp 9

22 72,2K 3,6K

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

điểm đó gọi là trọng tâm  Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau. Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân.. Tính c

Trang 1

thẳng hàng. Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm

còn lại. Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. Có ba cách gọi tên một đường thẳng: một chữ cái thường, hai chữ cái thường,

đường thẳng đi qua hai chữ cái in hoa( đường thẳng AB,…) Ba vị trí tương đối giữa hai đường thẳng: trùng nhau, cắt nhau, song song Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt Hai

đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào. Tia: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O được gọi là một

tia gốc O ( còn được gọi là một nửa đường thẳng gốc O) Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau. Nhận xét: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia

đối nhau. Hai tia trùng nhau: Tia Ax và tia AB trùng nhau Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B

Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB Ngược lại,

nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM= a(đv dài) Trên tia Ox, OM=a, ON=b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA =

MB) Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB

 Trang giấy, mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng.Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía

 Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a

Trang 2

 Tia nằm giữa hai tia: Cho 3 tia Ox, Oy, Oz chung gốc Lấy điểm M bất kì trên tia Ox, lấy điểm N bất kì trên tia Oy (M và N đều không trùng với điểm O) Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.

 Góc là hình gồm hai tia chung gốc Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc Hai tia làhai cạnh của góc

 Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau Điểm nằm bên trong góc: Khi hai tia Ox, Oy không đối nhau, điểm M là điểm nằm

bên trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa Ox, Oy Góc có số đo bằng 900 là góc vuông ( hay 1v) Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn

Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù. Nhận xét: Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oy thì xÔy + yÔz = xÔz Ngược lại,

nếu xÔy + yÔz = xÔz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz. Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa

mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung. Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900

 Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800

 Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù.( có tổng bằng 180 0) Nhận xét: xOy = m0, xOz=n0, vì m0<n0 nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy

hai góc bằng nhau Mỗi góc(không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác Chú ý: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó. Đường tròn: Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một

khoảng bằng R, kí hiệu (O; R). Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong

đường tròn đó. Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không

thẳng hàng

II LỚP 7 1. Hai góc đối đỉnh

 Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia

 Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

2. Hai đường thẳng vuông góc

 Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu là xx’  yy’

Thừa nhận tính chất sau: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước

3. Đường trung trực của đoạn thẳng

 Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy

Trang 3

* Khi xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta cũng nói: Hai điểm A và B là đốixứng với nhau qua đường thẳng xy.

4. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng:

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp gócso le trong bằng nhau thì:

a. Hai góc so le trong còn lại bằng nhaub. Hai góc đồng vị bằng nhau

5. Hai đường thẳng song song

 Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Nếu đường thẳng c cắt hai đường

thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau ( hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau ) thì a và b song song với nhau

6. Tiên đề Ơ – clit về đường thẳng song song

 Tiên đề: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó

 Tính chất: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:a. Hai góc so le trong bằng nhau

b. Hai góc đồng vị bằng nhauc. Hai góc trong cùng phía bù nhau

7. Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song

 Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau

 Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia

 Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau

8. Tổng ba góc trong một tam giác

 Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

 Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau. Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy. Định lí: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với

nó. Nhận xét: Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó

9. Hai tam giác bằng nhau

 Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau

ABC = A’B’C’ nếu AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ A = A’, B = B’, C = C’

 Vẽ tam giác biết ba cạnh

Trang 4

 Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

 Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

* Hệ quả: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

 Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau

* Hệ quả: Hệ quả 1: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác

vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

 Hệ quả 2: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

10. Tam giác cân : Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

* Tính chất: Định lí 1: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. Định lí 2: Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.* Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau

* Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau* Hệ quả:

 Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 600

 Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều. Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60 0 thì tam giác đó là tam giác đều

11. Định lí Py- ta- go : Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh

huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.* Định lí đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình

phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông

12. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông

của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau ( c.g.c) Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng

một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g.c.g)

 Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (g.c.g)

 Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

13. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

 Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn

Trang 5

 Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

14. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu

 Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất

 Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳngđó:

a Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơnb. Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơnc. Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau, và ngược lại, nếu hai

hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau

15. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Bất đẳng thức tam giác

 Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại

 Hệ quả: Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại

 Nhận xét: Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại

Lưu ý: chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với tổng hai độ dài còn lại, hoặc so sánh độ dài nhỏnhất với hiệu hai độ dài còn lại

16. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

 Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của tam giác ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC Đôi khi đường thẳng AM cũng được gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC

 Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến Tính chất: Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm Điểm đó

cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.( điểm đó gọi là trọng tâm)

 Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau. Nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân

17. Tính chất tia phân giác của một góc

 Điểm nằm trên tia p.g của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó Điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia p.g của

góc đó. Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia p.g

của góc đó

18. Tính chất ba đường p.g của tam giác

 Trong tam giác ABC, tia p.g của góc A cắt cạnh BC tại điểm M, khi đó đoạn thẳng AM đglà đường p.g của tam giác ABC( đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AM là đường p.g của tam giác)

Trang 6

 Tính chất: Trong một tam giác cân, đường p.g xuất phát từ đỉnh đồng thời là đườngtrung tuyến ứng với cạnh đáy.

 Tính chất ba đường p.g của tam giác: Ba đường p.g của một tam giác cùng đi qua một điểm Điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó

 Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là một tam giác cân

19. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

 Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó

 Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó

 Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó

20. Tính chất ba đường trung trực của tam giác Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của

tam giác đó. Trong một tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung

tuyến ứng với cạnh này. Tính chất ba đường trung trực của tam giác: Ba đường trung trực của một tam giác

cùng đi qua một điểm Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó. Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng

một cạnh thì tam giác đó là một tam giác cân

21. Tính chất ba đường cao của tam giác

 Đường cao của tam giác: Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó Đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của tam giác

 Tính chất ba đường cao của tam giác: Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm Điểm này gọi là trực tâm của tam giác

Lưu ý: Trực tâm của tam giác nhọn nằm trong tam giác Trực tâm của tam giác vuông trùng với đỉnh góc vuông và trực tâm của tam giác tù nằm ở bên ngoài tam giác

 Tính chất của tam giác cân: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnhđáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó

 Nhận xét: Trong một tam giác,nếu hai trong bốn loại đường( đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này) trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân Trong một tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm

trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau

III LỚP 8 1. Tứ giác

 Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng

Trang 7

 Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứabất kì cạnh nào của tam giác.

cạnh đáy bằng nhau. Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng

nhau. Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông

3. Hình thang cân

 Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. Hai góc đối của hình thang cân bằng 1800

 Tính chất: Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau. Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau. Dấu hiệu nhận xét:

 Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân

4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang

a. Đường trung bình của tam giác Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với

cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba. Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác. Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng

nửa cạnh ấy.b. Đường trung bình của hình thang Định lí 3: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song

song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai. Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của

hình thang. Định lí 4: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa

Trang 8

 Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó

 Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác ) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau

 Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H Ta nói hình H có trục đối xứng Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của

 Các góc đối bằng nhau Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Dấu hiệu nhận biết:

 Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành

 Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành

7. Đối xứng tâm

 Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.( Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O)

 Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với mỗi điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại Điểm O gọi là tâm đối xứng của hai hình đó

 Nếu hai đoạn thẳng ( góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau

 Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H Ta nói hình H có tâm đối xứng

 Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó

8. Hình chữ nhật

 Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông Từ định nghĩa hình chữ nhật, ta suy ra: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành,

một hình thang cân. Tính chất:

Trang 9

 Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình hành, của hình thang cân. Từ tính chất của hình thang cân và hình bình hành: Trong hình chữ nhật, hai đường

chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Dấu hiệu nhận biết:

 Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. Định lí:

 Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền

 Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông

9. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

 Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tuỳ ý trên đường thẳng này đến đường thẳngkia

 Tính chất: Các điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với b và cách b một khoảng bằng h

 Nhận xét: Tập hợp các điểm cách một đường thẳng cố định một khoảng bằng h không đổi là hai đường thẳng song song với đường thẳng đó và cách đường thẳng đó một khoảng bằng h

 Các đường thẳng song song cách đều là các đường thẳng song song với nhau và khoảng cách giữa các đường thẳng bằng nhau

 Định lí: Nếu các đường thẳng song song cách đều cắt một đường thẳng thì chúng chắn trên

đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau. Nếu các đường thẳng song song cắt một đường thẳng và chúng chắn trên đường

thẳng dó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều

10. Hình thoi

 Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau Hình thoi cũng là một hình bình hành. Tính chất:

 Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành Định lí: Trong hình thoi:

+ Hai đường chéo vuông góc với nhau.+ Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi. Dấu hiệu nhận biết:

 Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi  Hình bình hành có một đường chéo là đường p.g của một góc là hình thoi

Trang 10

11. Hình vuông

 Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau. Từ định nghĩa hình vuông, ta suy ra:

 Hình vuông là hình chữ nhật có bốn góc vuông Hình vuông là hình thoi có một góc vuông Như vậy: Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi. Tính chất:

 Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Đường chéo của hình vuông vừa bằng nhau vừa vuông góc với nhau Dấu hiệu nhận biết:

 Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông Hình chữ nhật có một đường chéo là đường p.g của một góc là hình vuông Hình thoi có một góc vuông là hình vuông

 Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình

S = a2

 Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông:

S = a.b Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó:

S = a.h Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao:

S = (a + b).h Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó:

S = a.h Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo:

S = d1.d2

Trang 11

14. Định lí Ta- lét trong tam giác

 Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo

 Hai đoạn thẳng AB và CD gọi là tỉ lệ với hai đoạn thẳng A’B’ và C’D’ nếu có tỉ lệ thức:

hay

 Tính chất:  Định lí Ta- lét thuận: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác

và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ

 Định lí Ta- lét đảo: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và định ra trên hai cạnh này những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác

 Hệ quả của định lí Ta- lét: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứngtỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho

* Chú ý: Hệ quả trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại

15. Tính chất đường p.g của tam giác Định lí: Trong tam giác, đường p.g của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn

thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.* Chú ý: định lí vẫn đúng đối với tia p.g của góc ngoài của tam giác

16. Hai tam giác đồng dạng Định nghĩa: Tam giác A’B’C’ gọi là đồng dạng với tam giác ABC nếu:

Â’= Â ; B’= B ; C’= C

.+ Kí hiệu: A’B’C’ ABC ( Viết theo thứ tự cặp đỉnh tương ứng) Tỉ số các

 Tính chất:+ Mỗi tam giác đồng dạng với chính nó

Ngày đăng: 07/07/2015, 06:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w