1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) Luận văn ThS

140 502 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ THU HƢỜNG PHONG TRµO QUÇN CHóNG THAM GIA B¶O VÖ, GI÷ G×N TRÞ AN ë MIÒN B¾C (1954 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ THU HƢỜNG PHONG TRµO QUÇN CHóNG THAM GIA B¶O VÖ, GI÷ G×N TRÞ AN ë MIÒN B¾C (1954 – 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đặng Thị Thu Hƣờng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các cán bộ, quý thầy cô tại khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự giúp đỡ quý báu đó, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại Khoa. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đình Lê đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự quan tâm của lãnh đạo Cục Chính trị, hậu cần, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm cùng các anh chị, em đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và các bạn./. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Học viên Đặng Thị Thu Hường MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 MỞ ĐẦU 2 Chƣơng I. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954-1964) 10 1.1. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an. 10 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và tình hình an ninh trật tự 10 1.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an 13 1.2. Nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an ở miền Bắc (1954-1964) 23 1.2.1. Chống địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào miền Nam 23 1.2.2. Chấp hành, thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý hành chính về trật tự xã hội 25 1.2.3. Củng cố vùng xung yếu, khoanh vùng chống phản. 28 1.2.4. Chống gián điệp, biệt kích 31 1.2.5. Giám sát, giúp đỡ các đối tượng cải tạo. 33 1.2.6. Đấu tranh chống đối tượng“nhân văn giai phẩm”, tội phạm hình sự, thực hiện bảo mật, phòng gian. 34 Tiểu kết chƣơng 1. 39 Chƣơng 2. Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc (1965-1975) 43 2.1. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an 43 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, tình hình an ninh trật tự 43 2.1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của ngành Công an 48 2.2. Nhân dân tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc (1965 - 1975) 55 2.2.1. Tham gia công tác phòng không nhân dân. 55 2.2.2. Phòng, chống gián điệp, biệt kích và chiến tranh tâm lý. 61 2.2.3. Đấu tranh chống phản cách mạng 65 2.2.4. Giáo dục, cảm hóa đối tượng cải tạo tại chỗ, chấp hành nghiêm quy định hành chính về trật tự xã hội 68 2.2.5. Thực hiện bảo mật phòng gian, bảo vệ tài sản, đấu tranh chống tội phạm hình sự 70 Tiểu kết chƣơng 2. 74 Chƣơng III. Nhận xét, đánh giá, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm 77 3.1. Nhận xét, đánh giá về phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an (1954 – 1975) 77 3.1.1. Phong trào đã từng bước phát triển và thực hiện có hiệu quả 77 3.1.2. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia 79 3.1.3. Nổi bật trong phong trào quần chúng là phòng, chống gián điệp, biệt kích 81 3.1.4. Một số tồn tại, hạn chế của phong trào 84 3.2. Ý nghĩa của phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an ở miền Bắc (1954 – 1975) 85 3.2.1. Góp phần quan trọng giúp lực lượng Công an hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó. 85 3.2.2. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố hậu phương miền Bắc vững mạnh 87 3.2.3. Khẳng định quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh to lớn của quần chúng 91 3.2.4. Góp phần phát triển lý luận nghiệp vụ Công an trong công tác vận động quần chúng. 94 3.3. Bài học kinh nghiệm 97 3.3.1. Củng cố, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tổ chức quần chúng giữ gìn, bảo vệ trị an về mọi mặt, thực hiện thường xuyên và lâu dài. 97 3.3.2. Nội dung, hình thức tổ chức quần chúng tham gia phù hợp với đặc điểm tình hình, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. 100 3.3.3. Chú trọng xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt ở cơ sở 103 3.3.4. Kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với biện pháp nghiệp vụ công tác Công an. 106 3.3.5. Xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, dựa vào dân, vì nhân dân phục vụ 108 3.3.6. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của mọi lực lượng xã hội 111 Tiểu kết chƣơng 3 113 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC 125 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANTT: An ninh trật tự CAND: Công an nhân dân CBCS: Cán bộ chiến sỹ CNXH: Chủ nghĩa xã hội CSND: Cảnh sát nhân dân NXB: Nhà xuất bản TTATXH: Trật tự an toàn xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa TW: Trung ương 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về dân và vai trò của nhân dân là một cuộc cách mạng về thế giới quan, nhân sinh quan trong lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó nổi bật là quan điểm quần chúng có sức mạnh vô cùng to lớn, sức mạnh đó chỉ được phát huy khi họ được tập hợp, tổ chức lại, có sự đoàn kết, thống nhất, có sự lãnh đạo nếu không đó cũng chỉ là một tập hợp người không có sức mạnh. Tiếp nối quan điểm này, Lê nin- người học trò vĩ đại của Các Mác, Ph. Ăng ghen đã chỉ ra rằng “Đảng, Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng, sống trong lòng quần chúng, biết tâm trạng quần chúng, biết tất cả, hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng. Những người lãnh đạo không được tách rời khỏi quần chúng bị lãnh đạo” [61, 608]. Những luận điểm khoa học, biện chứng trên là nền tảng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của quần chúng. Người khẳng định nhân dân chính là cái “gốc” làm nên sức mạnh của cách mạng, “Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [57, 410], bởi vậy, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu hết là nhờ ở dân”. Nhận thấy vị trí, vai trò vô cùng to lớn của nhân dân, Người đã tập trung chỉ đạo các cấp, các Ngành trong đó có lực lượng Công an phải: “vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho” [58, 698]. Tư tưởng chỉ đạo ấy đã trở thành nền tảng xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển của lực lượng CAND cho tới tận ngày hôm nay. Dấu ấn nhân dân in đậm trong mỗi chiến công, thành tích của Ngành. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sức mạnh cội nguồn ấy bao chùm lên mọi hoạt động của lực lượng Công an từ đấu tranh chống gián điệp, biệt kích, chống phản cách mạng, đến ngăn ngừa tội phạm hình sự, tham gia bảo vệ tài sản Nhà nước. Đội quân hùng hậu triệu mắt, triệu tay ấy đã sát cánh lực lượng 3 Công an giữ gìn trật tự trị an ở địa bàn cơ sở là nền tảng để miền Bắc đi lên XHCN, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là quãng thời gian đầy gian chuân, thử thách nhưng cũng rất đỗi vinh quang tự hào. Kết tinh nên chiến thắng vĩ đại ấy có rất nhiều những yếu tố nhưng quan trọng phải kể đến vai trò của hậu phương miền Bắc. Miền Bắc là chính là cái gốc, gốc có chắc, có vững thì trước phong ba, bão táp cây mới đứng vững, không thể gục ngã. Vượt qua những khó khăn, thử thách của điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn nhiều lạc hậu, lại phải trực tiếp đương đầu với hai cuộc chiến tranh leo thang phá hoại của đế quốc Mỹ, song với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến miền Nam”, miền Bắc đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt cùng miền Nam chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ. Để miền Bắc thực sự trở thành hậu phương vững mạnh thì một trong những nhân tố không thể không nhắc đó là bảo vệ, giữ gìn trị an. Trị an là sự ổn định và phát triển bền vững của thể chế chính trị. Trị an có vững, nội bộ có thống nhất, ổn định thì mới có cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, chăm lo đời sống cho nhân dân. Trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ ấy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc không chỉ là chiến công riêng của lực lượng Công an mà còn có đóng góp lớn lao của nhân dân. Không phải là lực lượng chính quy, không có được sự bài bản, sắc bén trong phát hiện, ngăn ngừa các hoạt động phản cách mạng của CBCS Công an nhưng nhân dân luôn nêu cao tinh thần cách mạng, phát huy năng lực, sáng tạo phát huy nguồn sức mạnh to lớn tích cực tham gia giúp đỡ lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quần chúng giữ gìn, bảo vệ trật tự trị an được thể hiện thông qua việc làm cụ thể góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phá hoại như bọn gián điệp, biệt kích, tổ chức phỉ, các loại tội phạm xâm phạm tới quyền công dân, tài sản của Nhà nước, âm mưu, hoạt động lôi kéo, cưỡng bức đồng bào di cư vào Nam. Ngoài ra thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, giữ gìn, bảo vệ trị an còn bao gồm [...]... chính trị, đoàn thể có thể tham khảo, áp dụng nhằm thực hiện tốt hơn công tác vận động nhân dân bảo vệ ANTT trong giai đoạn hiện nay 8 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương và 7 tiết Chương 1 Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 -1964) Chương 2 Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an. .. việc giữ gìn trật tự, trị an ở cơ sở Phong trào quần chúng tham gia giữ gìn, bảo vệ trị an ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 có một ý nghĩa hết sức đặc biệt Từ phong trào “ba không” đến phong trào bảo vệ trị an rộng khắp ngoài xã hội, phong trào bảo mật, phòng gian được đẩy mạnh trong các cơ quan, xí nghiệp, các nhà máy, quần chúng đã khẳng định được vị trí, vai trò trên mọi mặt trận giữ gìn ANTT, tạo... gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1965 -1975) Chương 3 Nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm về phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954- 1975) 9 Chƣơng I Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954- 1964) 1.1 Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Công an 1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và tình hình an ninh trật tự Sau thắng lợi... bộ nòng cốt ở cơ sở Lực lượng Ban Công an xã, Bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp này từng bước được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thu hút quần chúng nhân dân tham gia thúc đẩy phong trào bảo vệ trật tự trị an 1.2 Nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an ở miền Bắc (1954- 1964) 1.2.1 Chống địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào miền Nam Chống... các tai nạn, giữ gìn trật tự chung ở thôn, xã, khu phố; Củng cố lực lượng Công an xã, lực lượng bảo vệ hợp tác xã và lực lượng bảo vệ dân phố Việc xác định nội dung, phạm vi phong trào là cơ sở để Công an các đơn vị, địa phương tổ chức, bố trí lực lượng nhằm phát huy sức mạnh của quần chúng tham gia giữ gìn trật tự trị an 18 Cùng với phong trào bảo vệ trị an, phong trào bảo mật, phòng gian bước đầu... thúc đẩy phong trào quần chúng ở các thành phố, thị xã trong thực hiện nhiệm vụ công tác trị an Ngoài ra, lực lượng các phòng, ban Bảo vệ cơ quan, xí nghiệp đã được củng cố, phát triển, trực tiếp tham gia công tác bảo vệ an ninh, nội vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh Cùng với Công an xã, bảo vệ dân phố, lực lượng này đã tạo điều kiện xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTT vững mạnh Miền Bắc được... động quần chúng thực hiện “3 không”, “Ngũ liên gia bảo , “3 phòng” trong các giai đoạn cách mạng trước đó, ngày 5/12/1959, Bộ Công an ra Chỉ thị số 1785/V10 mở cuộc vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an Chỉ thị nêu rõ: “Đây là cuộc vận động lâu dài để quần chúng tự đảm nhận việc giữ gìn an ninh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và quy ước bảo vệ trị an, xây dựng và củng cố tổ chức bảo. .. “thiên la, địa võng” đối với quân thù Lựa chọn đề tài luận văn Phong trào quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an ở miền Bắc 1954 – 1975”, ngoài những lý do trên, bản thân tôi mong muốn rút ra một số những bài học kinh nghiệm từ lịch sử góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng tham gia giữ gìn TTATXH trong giai đoạn hiện nay 2 Tình hình nghiên cứu vấn đề Có thể... động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự trị an phát triển rộng khắp trong tình hình mới 17 Để phát huy hơn nữa vai trò của quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT, ngày 13/11/1961, Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị 32 CT/TW về xây dựng đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành “Cần nhận thức một cách thật đầy đủ về tầm quan trọng của phong trào bảo vệ trị an trong việc... góp của phong trào quần chúng tham gia giữ gìn trật tự trị an + Rút ra một số những bài học kinh nghiệm phục vụ công tác vận động nhân dân bảo vệ ANTT trong giai đoạn hiện nay 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phong trào quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ ANTT của đất nước Để quần chúng phát huy vai trò tích cực, chủ động của mình trong thực hiện nhiệm vụ trên, phải có sự tham mưu, . luận văn gồm 3 chương và 7 tiết. Chương 1. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954 -1964) Chương 2. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở. vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1965 -1975) Chương 3. Nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm về phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, giữ gìn trị an ở miền Bắc (1954- 1975). . bảo vệ trị an ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Từ phong trào “ba không” đến phong trào bảo vệ trị an rộng khắp ngoài xã hội, phong trào bảo mật, phòng gian được

Ngày đăng: 06/07/2015, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w