1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt )

162 2,4K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Đề tài về : Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt )

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

JEONG MU YOUNG

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN

(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh-2008

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

JEONG MU YOUNG

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN

(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS DƯ NGỌC NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh-2008

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ

và sự động viên từ các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè

Lần đầu tiên đến trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tôi nói tiếng Việt rất kém Tôi tiếp tục học lên cao học sau khi tốt nghiệp cử nhân Tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thật sự, khi tôi bắt đầu quá trình học cao học, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc học vì không hiểu được bài giảng Tuy nhiên, tôi đã không ngừng cố gắng và chú tâm vào tất cả các bài giảng trên lớp của các thầy cô Theo thời gian, năng lực tiếng Việt của tôi cũng ngày càng được nâng cao

Vì năng lực tiếng Việt của tôi còn kém nên các thầy cô cũng đã gặp rất nhiều khó khăn và vất vả trong việc giảng dạy cho tôi Tôi đã rất nỗ lực và cố gắng kết thúc quá trình học cao học bằng luận văn thạc sĩ

Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm, TP.HCM

Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa Ngữ văn

- những người đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong những năm học đại học và cao học, những người đã truyền đạt kiến thức và luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện

để giúp tôi có thể hoàn thành được chương trình học và luận văn

Tôi thành thật biết ơn PGS.TS Dư Ngọc Ngân, cô đã tận tình hướng dẫn tôi

chọn hướng nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học

Jeong Mu Young

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ……….1

Mục lục ……… 2

MỞ ĐẦU ……… 4

0.1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu………4

0.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….5

0.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….5

0.4 Phương pháp nghiên cứu……… 15

0.5 Cấu trúc của luận văn……… 16

NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN 1.1 Những cơ sở lý thuyết……… 18

1.1.1 Vấn đề chung……….18

1.1.2 Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan 19

1.1.2.1 Ý nghĩa “Thời (time)” 19

1.1.2.2 Khái niệm “Thì (tense)”……… 21

1.1.2.3 Khái niệm “Thể (aspect)”……… 23

1.1.3 Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian……… 24

1.1.3.1 Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học……… 24

1.1.3.2 Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ pháp……… 26

1.2 Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn……… 28

Trang 5

Chương 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG

TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

2.1 Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn………54

2.1.1 Dùng phương tiện hình thái học……… 54

2.1.1.1 Biểu hiện phạm trù “Thì”……… 56

2.1.1.2 Biểu hiện phạm trù “Thể”……… 93

2.1.2 Dùng phương tiện từ vựng - ngữ pháp……… 108

2.2 So sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong tiếng Việt……….111

KẾT LUẬN……… 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 127

PHỤ LỤC……… 130

Trang 6

MỞ ĐẦU 0.1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Thời gian là phạm trù phổ quát của ngôn ngữ học Ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian Tuy nhiên những phương tiện biểu thị thời gian trong các ngôn ngữ có thể khác nhau Cách biểu thị ý nghĩa thời gian thể hiện đặc điểm loại hình của ngôn ngữ

Những yếu tố biểu thị thời gian xuất hiện rất phổ biến trong câu nói hàng ngày của người Hàn và người Việt Thông qua đó, người ta có thể thấy đặc điểm tri nhận, đặc điểm tâm lý của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn có chức năng liên kết chặt chẽ với chính cách thức mà trong đó con người suy nghĩ và hiểu về thế giới, vì ở mỗi người đều

có sự liên kết giữa tư duy và ngôn ngữ

Ngôn ngữ càng phát triển, sự giao tiếp càng mở rộng thì các yếu tố biểu đạt thời gian được sử dụng càng nhiều, càng đa dạng Biết diễn đạt đúng những yếu

tố thời gian là một trong những yêu cầu trong chuẩn mực ngôn ngữ, vốn là vấn đề đang được đặt ra đối với tiếng Hàn hiện nay Với tư cách là một phạm trù ngữ nghĩa, ngữ pháp của ngôn ngữ, thời gian trong tiếng Hàn đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu

Tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Hàn là một nhu cầu ngày một tăng không chỉ đối với những người Hàn Số lượng các đơn vị biểu thị thời gian khá lớn và cách biểu thị thời gian trong tiếng Hàn đa dạng.Vì vậy, người Hàn cũng như người Việt học tiếng Hàn cần có sự hiểu biết về cách biểu thị ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn, đây là một yêu cầu không thể thìếu trong việc bồi dưỡng năng lực giao

Trang 7

tiếp của người nói, đặc biệt là những người học tiếng Hàn với tư cách ngôn ngữ thứ hai Hiện nay, quan hệ tiếp xúc, giao lưu văn hoá, ngôn ngữ giữa hai đất nước Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhau cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ này

Vì những lý do trên, luận văn này sẽ đi vào tìm hiểu phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt) Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

- Về lý luận: Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ đặc điểm loại hình của tiếng Hàn và tiếng Việt; các phương thức, phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt

- Về thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể được vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn

0.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về các phương thức chủ yếu biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt được nghiên cứu với tư cách là đối tượng so sánh với tiếng Hàn Qua đó luận văn muốn tìm thấy những phương tiện biểu hiện thời gian đặc thù của hai ngôn ngữ

0.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

0.3.1 Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Hàn

Trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Hàn, thì là vấn đề được sự

quan tâm của giới nghiên cứu Hàn ngữ học Hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Hàn đều có nói đến ý nghĩa thì (thời) trong tiếng Hàn Các ý kiến này có thể được tóm tắt trong một số quan điểm mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây

Trang 8

Theo tiếng Hàn, trong vị từ (hoặc ngữ vị từ ) làm thành phần câu, có chia được một thành phần thân từ có ý nghĩa từ vựng và một thành phần vĩ tố kết thúc biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Trong tiếng Hàn, vị từ có thành phần vĩ tố kết thúc câu tạo nên phạm trù ngữ pháp

Trong tiếng Hàn, có hai quan điểm cho rằng tiếng Hàn không tồn tại phạm trù thì và quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì Theo quan điểm sau, lại

có hai ý kiến khác nhau:

- Tiếng Hàn có 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai

- Tiếng Hàn chỉ có 2 thì: quá khứ và phi quá khứ

Sau thế kỷ 19, một số nhà truyền giáo châu Âu bắt đầu viết ngữ pháp tiếng Hàn Các sách ngữ pháp tiếng Hàn này cũng có nghiên cứu về thời gian nhưng những người truyền giáo viết theo tiếng châu Âu nên không thể nói được chính xác về thời gian được biểu hiện như thế nào trong tiếng Hàn

Ngữ pháp cổ điển châu Âu chia thời gian thành quá khứ, hiện tại và tương lai

và tương ứng là ba thì: thì quá khứ, thì hiện tại và thì tương lai Việc diễn đạt thời gian bằng phạm trù “thì “ trong các ngôn ngữ châu Âu là một điều hiển nhiên và các ý nghĩa thời gian được ngữ pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc hình thái học bắt buộc Thì và thể được xem là những phạm trù ngữ pháp gắn liền với động từ, biểu hiện mối quan hệ thời gian của các hành động, biến cố hay trạng thái của các sự kiện được nói tới Sau đây, luận văn tìm hiểu những nhà ngữ pháp học châu Âu nghiên cứu về thời gian trong tiếng Hàn như thế nào

Theo tác giả Ridel trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1881), cách biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn chỉ là sự lắp ráp theo tiếng Pháp Nhưng Underwood (1890), Gale (1890), Eckardt (1923) thì trình bày rõ hơn về ngữ pháp thời gian trong

Trang 9

tiếng Hàn

Theo tác giả H.G Underwood trong công trình “Ngữ pháp Hàn-Anh”(1890), thời gian là hiện tượng ngữ pháp đặt cơ sở cho hệ thống ngữ pháp tiếng Hàn Lúc đầu, ông Underwood cho rằng đối với tiếng Hàn, dựa vào vĩ tố kết thúc câu (termination) có thể chia làm thức biểu thị (indicative mood) và thức ý nguyện (volitive mood) Theo ông Underwood, thức biểu thị là “động từ quyết định có biểu hiện hoạt động (action) và tĩnh trạng (static), hỏi về hiện thực (fact) hoặc nói

về hiện thực (fact)” Theo ông Uderwood, phạm trù thức làm cơ sở trong tiếng Hàn Hệ thống thì của ông Underwood có gốc là thức, thì xuất phát từ thức Hệ thống thì bao gồm thì đơn (simple tense) và thì phức (compound tense), trừ phụ

tố sau (retrostective) ‘-더-’ thành lập 4 loại thì: hiện tại(아오), quá khứ(알앗소), tương lai (알겟소), dĩ thành tương lai (알앗겟소); thêm phụ tố trước (retrostective) biểu thị thì: ‘-더-’ tiếp diễn(알더이다), quá khứ rất xa (알앗더이다), tương lai tiếp tục(알겟더이다), tương lai khả năng(알앗겟더이다)

Sau đây là bảng tóm tắt về thì và thức của H.G Underwood trong công trình

Trang 10

Thì đơn (simple tense) Thì phức (compound tense)

Thì đơn (simple tense)

Các định từ 아는, 안, 알,

알앗실, 알던

Thức biểu thị (indicative mood): có quá khứ, hiện tại, có liên quan đến tương lai tiếp diễn

Theo tác giả J.S Gale, trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1894), cuối câu có biểu hiện thức ‘하느니라,합넨다’ là thức trần thuật lệ thuộc(independent indicative), dùng để giải thích ý nghĩa sự việc thường và phổ quát Theo ông Gale, ‘-더-’ là outside verbal form và theo ông Gale thức biểu thị (indicative mood) là giữa quá khứ và hiện tại, theo ông Underwood thức biểu thị (indicative mood) là thì phức (complex tense)

Tác giả P.A Eckardt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1923) có phân biệt ‘thì nguồn gốc /본시/Hauptzeit’ và ‘thì phụ/부속시 /Nebenzeit’ hiện tại, dĩ thành/ hoàn chỉnh(1), dĩ thành/hoàn chỉnh(2), tương lai(1),tương lai(2), tương lai(3)

Trang 11

Tác giả A.A.Xolodovich trong “Ngữ pháp tiếng Hàn” (1937)là người đầu tiên nghiên cứu về thể ngữ pháp của tiếng Hàn

Tác giả G.J.Ramstedt trong “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1928) là người đầu tiên chứng minh nguồn gốc tiếng Hàn là Ural-Altaic Động từ hình thức biến hình(an inflectional form verb) được chia ba loại (verba finta / 정동사), (converba / 부동사), vị danh từ (verbal noun / 동명사) Trong đó (verba finta) được chia thành biểu thị (indicative), ý nguyện (volitive); cách chia này chịu ảnh hưởng của ông Underwood

Khẳng định (affirmative) được chia thành: tuyên bố (declarative), ngược (regressive), hữu đích (indecisive) Ramstedt nghiên cứu nguồn gốc “-었-, -었었- ”

là theo lịch sử (converba) “–어 +있다” và nghiên cứu nguồn gốc “겠, 겠었, 었겠- ” là theo lịch sử (converba) “-겠+있다” Quan hệ tương liên (correlation) của thì tuyên bố (declarative), ngược (regressive) theo tác giả Ramstedt có thể hình dung như sau:

-Tuyên bố (declarative) Tuyên bố (regressive) (+tình thái)

Hiện tại

Present 보더 he sees there

Dĩ thành

Perfect 보았더 he saw then

Tương lai

Future 보겠더 he will see then

Theo ông Ramstedt, thì là cơ sở để tạo thức

0.3.1.1 Quan điểm cho rằng tiếng Hàn không tồn tại phạm trù thì

Sau năm 1970 có một số công trình nghiên cứu về thì, thể, thức, phạm trù

Trang 12

tình thái trong tiếng Hàn Các công trình này đã đưa ra được các khái niệm về thì (tense), thể (aspect), thức (mood)

Nhà nghiên cứu Nagisim (1972) lần đầu tiên có ý kiến là trong tiếng Hàn không có thì nhưng chỉ có thể Theo ngữ pháp truyền thống tiếng Hàn, vĩ tố kết thúc câu ‘-었-’ là hình thái biểu thị quá khứ (thể dĩ thành/perfect aspect), vĩ tố kết thúc câu ‘ -었었-’ là quá khứ (thể kiểm định/control aspect), hai hình vị đó cũng biểu thị thể, vĩ tố kết thúc câu ‘-ㄴ다/-는다’ là động từ(hình vị đơn) ‘-겠-’, ‘ -더- ’,

là thức ‘-었-’ là dĩ thành

0.3.1.2 Quan điểm cho rằng tiếng Hàn tồn tại phạm trù thì

a Tiếng Hàn có ba thì: quá khứ, hiện tại, tương lai

Nhà nghiên cứu Jusikyoung trong công trình “Ngữ pháp tiếng Hàn”(1910) là người đầu tiên nghiên cứu về thì tiếng Hàn Ông xác định 3 thì 이때(현재/hiện tại/ present), 간때(과거/quá khứ/perfect), 올때(미래/tương lai/future) và ngoài ra còn

có 잇기(연결형/liên kết/conjunction), 끗기(종결형/hoàn thành/completive) Theo ông, tương lai ‘-겠-’ là ý nghĩa tình thái phi hiện thực (modality)

Nhà nghiên cứu Parkseongbin trong công trình“Học tiếng JOSEON”(1935) xác định 3 thì - thể là “thì thể hiện tại/현재시상/現在時相, thì - thể quá khứ /과거시상/ 過去時相, thì - thể tương lai/미래시상/未來時相”

Đồng thời ông cũng bắt đầu nghiên cứu khái niệm về thể và tình thái(modality) Nhà nghiên cứu Kimseongduk (1974) và nhà nghiên cứu Seojeongsu (1976)

Trang 13

cho là trong tiếng Hàn có thì và thể

Nhà nghiên cứu Sonhomin (1975) xác định những hình thái có liên quan thì, khái niệm thì và tình thái

Nhà nghiên cứu Nodeakyu (1978, 1979) có ý kiến thì là phạm trù trực chỉ (deictic category)

b Tiếng Hàn chỉ có hai thì: quá khứ và phi quá khứ

Một số học giả tiếng Hàn nói rằng trong tiếng Hàn có tồn tại hai thì (quá khứ

và phi quá khứ tức là hiện tại) Nhà nghiên cứu Najinseok (1964,1965) có bàn về phạm trù hai thì: “이적/ijЭk/(quá khứ)”, “지난적/jinanjЭk/(quá khứ)”

Nhà nghiên cứu Kimseokduk (1974) xác định khái niệm thì quá khứ và thì phi quá khứ

Nhà nghiên cứu Seojeongsu xác định và trình bày cụ thể hơn khái niệm thì quá khứ và phi quá khứ

Choihyunbae trong công trình “Tiếng Hàn”(1937) lần đầu tiên nghiên cứu

và phân tích các thì cụ thể trong tiếng Hàn Theo ông hình vị “-더-” biểu thị thì và động từ, tính từ, hệ từ (copula) chia được theo thì Ông có nhận xét là vĩ tố kết thúc câu đặt sau động từ “-겠-” là hình thức chia phạm trù thời gian, khả năng, số lượng phỏng đoán” nhưng chưa phân tích ý nghĩa chính xác của chúng, tuy nhiên ông có đề cập đến chuẩn đặc trưng về tình thái (modality)

Nhà nghiên cứu Leejongchel (1964) theo quan niệm thì được thể hiện trong vĩ

tố và thì có quan hệ với thể và thức Najinseok (1964,1965,1972) thì dựa vào thì

để chia thể, thức 때매김

Trang 14

Trong lịch sử nghiên cứu, có ba quan điểm chủ yếu về yếu tố biểu hiện thì của tiếng Hàn: (1) coi đó là vĩ tố kết thúc câu “- 었었-” (quá khứ), “-ㄴ-”(hiện tại), -

겠-”(tương lai); (2) coi chúng là hình vị (morpheme) thêm vào sau động từ “- 었었-/- 었1-/-었2-” (quá khứ), hình vị zero (hiện tại); và (3) chúng là một từ “었었” (quá khứ), “ㄴ”(hiện tại), “겠”(tương lai)

Luận văn này theo quan điểm cho trong tiếng Hàn có 2 thì: quá khứ với hình

vị “- 었-” “-었었-” và phi quá khứ (tức là hiện tại) với hình vị zero và xem những hình vị này là vĩ tố kết thúc câu

0.3.2 Các quan điểm nghiên cứu thì và thể trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, ý kiến về thì (thời) còn những quan điểm khác nhau Thời gian là sự biểu hiện quá trình tồn tại và diễn biến của hành động, tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng trong một không gian nhất định Mỗi hành động, tính chất và trạng thái đều mang tính quá trình Khảo sát thời tức là ta khảo sát quá trình ấy

Tác giả Cao Xuân Hạo đã khẳng định “thời gian chỉ thời điểm của trạng thái hay hoạt động do động từ biểu thị” Động từ, tính từ- hay gọi chung là vị từ - khi đảm nhận chức năng thông báo nội dung của sự thể đều bao hàm nghĩa thời gian, tức là phải đặt trong một ngữ cảnh, một “ khung” nhất định

Tương tự, khi khảo sát về phạm trù thời gian tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh “phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan

hệ của hoạt động mà nó biểu thị, so với thời điểm nói” Thời điểm nói mà tác giả

đề cập là mốc thời gian để xác định miền thời gian cho mọi hoạt động, trạng thái

Trang 15

và tính chất Mỗi một miền như vậy tương đương với một thời Hoạt động, trạng thái, tính chất xảy ra trước thời điểm nói thì thuộc thời quá khứ Hoạt động, trạng thái , tính chất tồn tại ở ngay thời điểm nói gọi là thời hiện tại Còn hoạt động, trạng thái, tính chất diễn biến sau thời điểm nói thì đó là thời tương lai

Việc chia các miền thời gian là việc làm phổ biến của tất cả các ngôn ngữ chứ không chỉ đối với tiếng Việt Tiếng Việt, một ngôn ngữ không có hình thức ngữ pháp của động từ thì việc chia miền và xác định tiêu điểm, thời điểm nói là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng Tác giả Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh “phạm trù thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện quan hệ của hoạt động mà nó biểu thị, so với thời điểm nói.”

0.3.2.1 Quan điểm cho rằng tiếng Việt tồn tại phạm trù thì

Các tác giả theo quan điểm này cho rằng tiếng Việt có 3 thì : quá khứ, hiện

tại, tương lai

Nhà nghiên cứu Alexandre De Rhodes (1651) có lẽ là người đầu tiên nói đến

vấn đề ngữ pháp thời gian trong tiếng Việt Ông cho rằng tiếng Việt có ba thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) Thì được nhận biết bằng cách thêm vào một vài một vài phụ từ Thì hiện tại không cần thiết thêm một phụ từ nào, nhưng đôi khi cũng có,

ví dụ như: “ Tôi có việc bây giờ ” Quá khứ thì chia ba thì như thì quá khứ chưa hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành (được biểu hiện bằng đã, đã về, đã nói v.v )

và thì tiền quá khứ Thì tương lai được biểu thị bằng “tiểu từ” sẽ

Nhà nghiên cứu Trương Vĩnh Ký trong “Ngữ pháp tiếng Việt (1883)” cũng cho rằng thời gian trong tiếng Việt được biểu thị bằng các hư từ (đã, đang, sẽ) Tiếng Việt dùng hư từ đã (thì quá khứ), đang (thì hiện tại), sẽ (thì tương lai)

Trang 16

Ngoài ra tiếng Việt cũng có các thì chưa hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành sớm Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm và Bùi Kỷ cho rằng tiếng Việt có ba thời là hiện tại, quá khứ và tương lai, mỗi thời gắn với hai giá trị thể đối lập nhau hoàn thành và chưa hoàn thành (đã, đã rồi, đã xong, xong) Nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh(1952) cho rằng tiếng Việt có ba thời (thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai), thể hiện qua các ngữ tố đã, đang, sẽ, rồi, vẫn v.v Theo ông, ngữ tố “đã” dùng để chỉ sự tình ở thời vị lai và “đang” không chỉ ý nghĩa hiện tại

Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) thì cho rằng “đã, đã rồi” chỉ

sự việc trong quá khứ khi chúng hành chức như những phó từ chỉ thời điểm

Theo Lê Văn Lý (1972), tiếng Việt có hai hạng mục thì và thể với ngữ vị chỉ thời gian (đương, đang), ngữ vị chỉ quá khứ (đã, rồi), ngữ vị chỉ tương lai gần hay tương lai xa (sắp, sẽ)

Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998) trong “Thành phần câu tiếng Việt” đã hệ thống hóa ý nghĩa thời và thể trong tiếng Việt theo cách phân chia thời tương lai và cả thời phi tương lai

Thời tương lai với các giá trị thể đối lập: thời tương lai hoàn thành (sắp), thời tương lai phi hoàn thành (sẽ)

Thời phi tương lai các giá trị thể đối lập: quá khứ chung (đã), quá khứ xa (từng), quá khứ gần (vừa, mới); thời phi tương lai phi hoàn thành gồm thông lệ (zero), tiếp diễn(đang), phi tiếp diễn (chưa) Phụ từ “đã” biểu thị thời phi tương lai hoàn thành (thời quá khứ, thể hoàn thành)

Nhìn chung, các quan niệm truyền thống như trên đã xếp tiếng Việt vào các

ngôn ngữ có thì như các ngôn ngữ châu Âu, với các từ đã, đang, sẽ chỉ thì quá

Trang 17

khứ, hiện tại và tương lai

0.3.2.2 Quan điểm cho rằng tiếng Việt không tồn tại phạm trù thì

Trong lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, có quan điểm cho rằng tiếng

Việt không tồn tại phạm trù thì, các phó từ đã, đang, sẽ … không phải là những yếu tố biểu thị thì trong tiếng Việt Trong hệ thống các cách biểu hiện thời gian, tiếng Việt không có phạm trù thì, chỉ có phạm trù thể

Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản cho rằng “phạm trù thì không phải là phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ tiếng Việt” (Động từ tiếng Việt NXB,KHXH, HN.1977)

Nhà nghiên cứu Đái Xuân Ninh cho rằng tiếng Việt không có phạm trù thì,

để diễn đạt ý nghĩa thì, tiếng Việt dùng phương tiện từ vựng (Ngôn ngữ học, khuynh hướng, lĩnh vực- khái niệm tập 1, NXB KHXH, HN,1986)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân cũng khẳng định tiếng Việt không có phạm trù thì và các từ đã, đang, sẽ để trỏ các thì quá khứ, hiện tại và tương lai là không thỏa đáng” (Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, TCNN(3),

1996 )

Có lẽ Cao Xuân Hạo là người đầu tiên khảo sát và ứng dụng việc miêu tả những yếu tố liên quan đến ý nghĩa thể của vị từ và việc miêu tả giá trị thể trong tiếng Việt như các đặc tính động-tĩnh, đoạn tính- điểm tính, hữu đích- vô đích v.v trong “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”(1998) Dựa vào những đặc tính này của vị từ, ông xác định rằng các chỉ tố đã, đang, sẽ không dùng để định vị một sự tình trên trục thời gian so với thời điểm phát ngôn, nghĩa

là không biểu đạt ý nghĩa thì Theo ông, các chỉ tố đã, đang, sẽ trong tiếng Việt là những phương tiện ngữ pháp hay đang được ngữ pháp hóa biểu đạt thể (Tiếng

Trang 18

Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo, 1998)

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung như thu thập, phân loại ngữ liệu…, luận văn vận dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:

0.4.1 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp

Luận văn phân tích những các yếu tố liên quan đến các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian, chẳng hạn phân tích các trợ từ, phụ tố, các nghĩa của một dạng thức vị từ hoặc vị ngữ rồi từ đó khái quát nghĩa của sự tình đang được miêu

tả

0.4.2 Phương pháp miêu tả

Luận văn dùng phương pháp này để miêu tả, trình bày những kết quả khảo

sát, nghiên cứu

0.4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu

Để tìm ra đặc trưng loại hình của ngôn ngữ được khảo sát (tiếng Hàn), phải

so sánh, đối chiếu về ngữ nghĩa – cú pháp, hệ thống các phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu tất cả những yếu tố liên quan đến phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt Việc so sánh, đối chiếu giúp tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Ngoài ra, trong quá trình so sánh, đối chiếu, miêu tả , luận văn còn vận dụng phương pháp diễn dịch, qui nạp

0.5 Cấu trúc của luận văn

Trang 19

Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận , phần Nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành hai chương:

Chương 1 khảo sát, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết và tổng quan về ý nghĩa thời

gian trong tiếng Hàn

Trong chương này, luận văn tìm hiểu những vấn đề về cơ sở lý thuyết: vấn

đề ý nghĩa thời gian, khái niệm “thì”, khái niệm “thể”, các phương thức biểu hiện

ý nghĩa thời gian bao gồm phương thức biểu hiện bằng các phương tiện hình thái học và phương thức biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp; tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn

Chương 2 trình bày phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so

sánh với tiếng Việt)

Trong chương này, luận văn miêu tả phương thức biểu hiện ý nghĩa “thì” trong tiếng Hàn, phương thức biểu hiện ý nghĩa “thể” trong tiếng Hàn, so sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt, xác định những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian giữa hai ngôn ngữ

Trang 20

Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ

Ý NGHĨA THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN 1.1 Những cơ sở lý thuyết

Thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời gian Căn cứ vào thời

Trang 21

điểm, người ta có thể kết luận, so sánh thời gian xảy ra của các hành động, trạng thái hay tính chất.Thời điểm thường được đề cập là điểm mở đầu hay kết thúc của một thời đoạn

Theo John Lyons, trong công trình Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, “thời (time)” có nguồn gốc (qua tiếng Pháp cổ) từ tiếng La tinh dịch từ tiếng Hy Lạp chỉ “ thời gian” (Hy Lạp: khronos, La tinh: tempus) Phạm trù “thời” liên quan tới các mối liên hệ thời gian trong chừng mực chúng được diễn đạt bằng các đối lập ngữ pháp có hệ thống Các nhà ngữ pháp truyền thống khi phân tích tiếng Hy Lạp

và La tinh đã thừa nhận ba đối lập : quá khứ, hiện tại và tương lai Và người ta thường giả định rằng sự đối lập ba vế về thời này là đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ Đặc trưng chủ yếu của phạm trù thời là nó liên hệ thời gian của hành động, biến cố hay tình trạng của các sự kiện được nói trong câu với thời gian phát ngôn (thời gian phát ngôn là “ bây giờ”) Do đó, thời là một phạm trù chỉ xuất Đồng thời, nó cũng là đặc điểm của câu và phát ngôn

Hình 1 Thời gian và thời

Trang 22

Còn Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ và của câu, phân biệt những quá trình của hoạt động có giới hạn với những quá trình hoạt động không giới hạn Trong luận văn này, để tiện cho việc miêu tả, chúng tôi dùng thuật ngữ thời (time) để chỉ ý nghĩa thời gian nói chung, thì (tense) chỉ phạm trù ngữ pháp thời gian thường gắn với động từ, thể (aspect) chỉ một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp

có liên quan đến thời gian

1.1.2 Ý nghĩa “Thời (time)” và các khái niệm có liên quan

1.1.2.1 Ý nghĩa “Thời (time)”

Như đã nói ở trên, thời gian là một khái niệm luôn gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại và sự vận động của sự vật trong thế giới khách quan Người ta thường nhắc tới phạm trù này từ hai góc độ khác nhau Về ngữ pháp, thời gian là một phạm trù ngữ pháp, được biểu hiện qua động từ gắn với câu Về ngữ nghĩa, thời gian biểu hiện trong các tình huống cụ thể của các sự kiện hành động, sự kiện tĩnh trong phát ngôn v.v Hầu như ngôn ngữ nào cũng đều có các phương thức thể hiện và nhận diện thời gian

Khảo sát về thời gian trong ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào

ba yếu tố như:

S- Thời điểm của phát ngôn (speech time)

E- Thời điểm của sự kiện (event reported)

R- Thời điểm của quy chiếu (reference time)

Xét theo quan hệ giữa E và S, chúng ta đi tới thời gian tuyệt đối Xét theo quan hệ giữa E và R, chúng ta đi tới thời gian tương đối Nếu chỉ xét riêng E chúng ta nhìn nhận sự kiện một cách phi thời gian Xét E trong mối quan hệ với R

Trang 23

và S chúng ta có thời gian tương đối – tuyệt đối

Các thì trong các ngôn ngữ có thể biểu hiện qua sự tổ hợp của ba yếu tố trên Reichenbach đã thực hiện điều này với tiếng Anh Chẳng hạn, một số thì được biểu hiện như sau:

past perfect present perfect past

(quá khứ hoàn thành) (hiện tại hoàn thành) (quá khứ)

E R S E R,S E,R S

Như đã nói ở trên, thời điểm là khái niệm chỉ một mốc xác định của thời gian Điểm mốc có thể là thời điểm nói (hoặc một thời điểm nào đó đượcchọn làm mốc) Trong trường hợp điểm mốc là thời điểm phát ngôn, người ta thường chia thời gian ra làm ba miền khác nhau như quá khứ, hiện tại, tương lai Những hành động, trạng thái hoặc tính chất nào diễn biến trước thời điểm nói thì thuộc miền thời gian quá khứ Hành động, trạng thái hoặc tính chất nào xảy ra ngay thời điểm nói thì thuộc miền thời gian hiện tại Còn hành động, trạng thái hoặc tính chất xuất hiện sau thời điểm nói thì thuộc miền tương lai

Trong các ngôn ngữ biến hình, khái niệm thì tương ứng với khái niệm miền Thì là một phạm trù ngữ pháp của động từ, thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động

so với thời điểm nói

Thì quá khứ ↔ miền quá khứ Thì hiện tại ↔ miền hiện tại Thì tương lai ↔ miền tương lai Vấn đề là các ngôn ngữ khác nhau sẽ dùng những phương tiện rất khác nhau thể hiện ở qui tắc sử dụng khác nhau (chẳng hạn: có thể dùng phương tiện hình

Trang 24

thái học hoặc phương tiện từ vựng) Qui tắc này là kết quả của sự khái quát hóa bậc cao của qui luật giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhằm diễn đạt qui luật tư duy mang tính nhân loại

Ý nghĩa thời gian rất rộng, bao gồm chiều dài thời gian, khoảng cách thời gian, vị trí thời gian, cách định lượng thời gian, qua ngôn cảnh xác định, hoặc thông qua hàm ý của người nói, ngoài ra còn là tính chất diễn tiến của một hành động, một 직선tĩnh trạng thông qua kết quả hay sự hoàn thành của hành động xảy

ra

1.1.2.2 Khái niệm “Thì (tense)”

Theo các nhà ngữ pháp học truyền thống, Thì (tense) là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn Thì là cách

xác định ngữ pháp hóa, vị trí của một sự việc trong thời gian Theo cách hiểu này,

là những ý nghĩa về “số”; thời quá khứ đối lập với các thời hiện tại và tương lai, nhưng cả ba đều là những ý nghĩa về “thời” Có thể coi “số” hay “thời” là những

ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên những ý nghĩa ngữ pháp bộ phận như số ít,

số nhiều hay thời hiện tại, thời quá khứ, thời tương lai Loại ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy chính là phạm trù ngữ pháp Một số phạm trù ngữ pháp cơ bản là giống, số, đếm

Trang 25

được/ không đếm được, nội động/ ngoại động, thì, dạng, ngôi, thức, cách, thể [Nguyễn Thiện Giáp, 2004;227]

R Jakobson đã có ý kiến nhận định như sau: “Các ngôn ngữ khác nhau không phải ở chỗ ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được những ý nghĩa gì (vì ngôn ngữ nào cũng có cách diễn đạt bất cứ ý nghĩa gì mà một ngôn ngữ khác có thể diễn đạt), mà là ở chỗ có những ngôn ngữ bị bắt buộc phải diễn đạt những ý nghĩa

mà các ngôn ngữ khác có thể không diễn đạt khi không cần thiết”[Jakobson 1963:84]

Tất cả những điều nói trên đây có liên quan đến khái niệm ngữ pháp hóa (grammaticalized)

Thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian- the

grammaticalized location of an event in time (Comrie 1985- Dẫn theo Nguyễn Hoàng Trung)

Thì thực hiện việc định vị một sự tình so với một điểm quy chiếu được coi là

cố định trong thời gian ( thời điểm mốc, có thể khác thời điểm phát ngôn) rồi nêu

rõ mối quan hệ giữa sự tình với cái trung tâm điểm thời gian đó bằng cách chỉ ra một cái hướng và một khoảng cách nào đó (Frawley 1992: 340 - Dẫn theo Nguyễn Hoàng Trung)

Như vậy, thì là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian Thì miêu tả thời gian của một sự tình trong tương quan với một thời điểm nào đó, thường là thời điểm phát ngôn Thì là một phạm trù ngữ pháp có tính chất

bắt buộc Tùy theo mức độ biến hình hay nói cụ thể hơn là hình thức được đánh

dấu (marker) mà có những ngôn ngữ có hai thì như tiếng Anh và có những ngôn ngữ có ba thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) như tiếng Pháp

Trang 26

1.1.2.3 Khái niệm Thể (aspect)

Thể (aspect) là một phạm trù ngữ nghĩa- ngữ pháp biểu đạt thời gian bên

trong một sự tình động hay tĩnh

Theo John Lyons, thuật ngữ thể (dịch một từ tiếng Nga là vid) thoạt đầu dùng

để chỉ sự phân biệt “thể hoàn thành” và “thể không hoàn thành” trong sự biến hình của những động từ trong tiếng Nga và các ngôn ngữ Slave khác Thuật ngữ

“hoàn thành” nhắc ta nhớ đến một thuật ngữ được các nhà ngữ pháp Stoic dùng

để chỉ một khái niệm tương tự là “hoàn thành (completion) được thấy trong tiếng

Hy Lạp Như ta đã thấy, trường phái Stoic đã biết rằng có một cái gì đó khác và cộng thêm với sự quy chiếu thời gian đã được thời diễn đạt, cái đó có liên quan

tới việc phân tích các hình thức động từ Hy Lạp Phạm trù thể cũng được xác

định từ các nhà nghiên cứu phương Tây, là một phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa con người với sự tình- thể hiện cách nhìn nhận của con người đối với sự tình: kết thúc hay chưa kết thúc, đang diễn ra v.v

Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của

hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc, Trong Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học(2006), Thể là phạm trù ngữ pháp của vị từ biểu hiện sự tình được con người hình dung như một quá trình hay như một sự kiện trọn vẹn Thể được hình thành trên cơ sở đối lập hai ý nghĩa cơ bản: chưa hoàn thành và hoàn thành Thể chưa hoàn thành diễn tả sự tình như một quá trình lặp đi lặp lại và không gắn với kết quả, còn thể hoàn thành diễn tả một sự tình như một sự kiện trọn vẹn, gắn với kết quả (18, 85)

Theo Đỗ- Hurinville Danh Thành (2005): Thể là cái nhìn của người phát ngôn về một sự tình (hay một vị ngữ) nào đó trong lúc nó đang tiếp diễn (aspect

Trang 27

progressif) hay đã dĩ thành (aspect accompli)

L.Gosselin phân biệt hai loại thể: thể từ vựng và thể ngữ pháp Ông phân loại như sau :

Thể từ vựng → Thể chưa hoàn thành : Vị từ tĩnh vô kết

Vị từ động vô kết

→ Thể hoàn thành: Vị từ động hữu kết giới hạn

Vị từ động hữu kết điểm tính

1.1.3 Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian

1.1.3.1 Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học

Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hoà kết và chắp dính, các phạm trù ngữ

pháp thường được biểu thị bằng những biến tố hoặc vĩ tố

Chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật là những ngôn ngữ chắp dính, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng những vĩ tố sau vị từ

Sau đây là ví dụ về biến đổi hình thái của vị từ tiếng Hàn:

Ví dụ: (1)아이가 노래를 부른다 /aIga norelul bulunda/

Trẻ con đang hát một bài ca

a 아이(trẻ con) –가(trợ từ cách) 노래(bài ca) –를(trợ từ cách)

부르(hát)-ㄴ(đang)다(vĩ tố kết thúc câu)

b Các hình vị:

아이/aI/(danh từ), -가/ga/(trợ từ cách), 노래/nore/(danh từ), -를/lul/(trợ từ cách),

부르/bulu/(thân động từ), -ㄴ(vĩ tố dạng định ngữ)다/nda/( vĩ tố kết thúc câu)

Ví dụ về biến đổi hình thái của từ tiếng Nhật như:

Trang 28

(2) わたしわ 今(いま) 東京に いる(います)。

わたし(tôi)わ(trợ từ cách) 今(いま :bây giờ; trạng ngữ) 東京(kyoto; địa điểm)

(trợ từ cách;ở) (đang: thời điểm hiện tại)(vĩ tố kết thúc câu)

 Bây giờ, tôi đang ở Kyoto

Đối với các ngôn ngữ biến hình, việc diễn đạt thời gian bằng phạm trù thì và

thể là một tất yếu phổ quát và các ý nghĩa thời gian (như thì và thể) được ngữ

pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc hình thái học bắt buộc, các

phạm trù thì, thể được thể hiện bằng hệ thống biến hình

Tiếng Hàn vốn là một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính cũng không ngoại

lệ Ví dụ:

(3) Trợ ngữ (auxiliary) : 먹다다/mэkda/ ăn

Căn tố: 먹-/mэk/ là động từ ăn + thì hoặc thể+ vĩ tố; -다/da/ thức

-먹었다/mэkэkda/ (먹었었다/mэkэkэkda) đã ăn

-먹는다/mэknunda/ (먹고있다/mэkgoIkda/) đang ăn

-먹겠다/mэkgekda/ (먹을것이다/mэkulgэkIda/) sẽ ăn

Thì là phạm trù chỉ xuất vì nó là cách diễn đạt trực chỉ (deictic) nghĩa là dùng thời điểm phát ngôn (thường là hiện tại) để làm mốc qui chiếu sự tình, bao gồm thời gian nhân xưng (personal time)

Do đó, để định vị một sự tình, bao giờ cũng cần xác định điểm của sự tình, cho biết sự tình đó nằm trong khoảng nào trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai,

và phải có thời điểm nào đó (thường là thời điểm phát ngôn) làm căn cứ, làm mốc

Trang 29

để qui chiếu sự tình Ví dụ như:

(4) 어제 책을 읽었다.

/эje chekul ilэkda/

Hôm qua tôi đã đọc sách(rồi)

Giải thích: 어제=hôm qua 책=sách 을=phụ tố 읽었(thời điểm quá khứ) 다

=đọc(읽다.)

(5) 내일 책을 읽겠다

/neil chekul ilgekda/

Ngày mai tôi sẽ đọc sách

Giải thích: 내일=ngày mai 책=sách 을=phụ tố 읽겠(thời điểm tương lai) 다

,읽다.=đọc

1.1.3.2 Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp

Ngoài cách biểu hiện bằng phương tiện hình thái học, ý nghĩa thời gian còn

được biểu thị bằng phương tiện từ vựng-ngữ pháp, chủ yếu bằng thành phần câu khung đề, trạng ngữ hoặc các phụ từ (phó từ) đi kèm vị từ động từ, tính từ Chúng tôi sẽ lấy ví dụ trong một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình là tiếng Việt

Các phương tiện để định vị sự tình trong thời gian trong tiếng Việt rất phong phú, số lượng các yếu tố dùng để diễn đạt ý nghĩa này được nêu ra rất khác nhau đồng thời tính chất và qui tắc sử dụng chúng cũng không hoàn toàn đồng nhất

Do từ không biến đổi hình thái nên khi cần thiết phải định vị sự tình trong thời gian, tiếng Việt sử dụng chủ yếu các phương tiện sau:

- Nhóm danh từ có tác dụng định vị khái quát, định vị gián tiếp ý nghĩa quá

Trang 30

khứ, có thể kết hợp với các đại từ, danh từ khác chỉ ý nghĩa thời đoạn thuộc quá

khứ, như hồi, thuở, dạo, thời xưa v.v

- Nhóm danh từ có ý nghĩa chỉ thời điểm hoặc chỉ khoảng thời gian ngắn

được xác định tương đối chính xác về một mặt nào đó như lúc, khi, lần, dịp, lát,

chốc, chút, tí v.v

- Nhóm danh ngữ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại như bây giờ, xưa

nay, trước nay, lâu nay v.v , hay nối hiện tại với tương lai như từ nay hay có ý

nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại như ngày nay, hiện nay, bây giờ, giờ đây v.v hay thời gian khái quát như bao giờ, bao giờ cũng v.v

- Nhóm danh ngữ chỉ thời hạn thực hiện của hành động (có ý nghĩa tổng

lượng) như trọn một buổi, hết tám ngày, suốt đêm, cả tháng, mất hai năm v.v

- Những danh ngữ chỉ sự ước lượng về thời gian như khoảng hai tháng, độ

dăm ngày, chừng hai buổi…

- Những danh ngữ như khi nào, lúc nào, ngày nào, năm nào v.v (với nghĩa

không xác định)

- Những danh ngữ có đại từ chỉ xuất như này, đây, đó, nọ, kia v.v

Đại từ chỉ xuất trong các danh ngữ có chức năng chỉ rõ hướng thời gian, định hướng thời gian hay xác định vị trí của các thời điểm, thời đoạn trong việc phân

chia thời gian thành các chiết đoạn khác nhau.Vi dụ như tuần qua, giờ này, lúc

này, ngày ấy, dạo nọ, tháng tới, mai đây v.v

- Những danh ngữ có từ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển nghĩa sang biểu thị thời gian Dùng danh ngữ biểu thị sự phân cực về hướng thời gian ở những vị trí đối lập nhau, dùng để sắp xếp các thời đoạn, thời điểm theo một trật

tự nhất định Ví dụ trước kỳ thi, sau kỳ thi, trong tết, ngoài tết, trên 20 tuổi, dưới

Trang 31

20 tuổi, đầu kỳ thi, cuối kỳ thi v.v

- Những từ quan hệ biểu thị khoảng cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện với

thời điểm nói Ví dụ đến, tới, cho đến khi, mãi đến khi v.v

- Những ngữ đoạn mở đầu bằng giới từ nêu rõ giới hạn(phạm vi) về thời

gian của một tình huống như trong giây lát, vào những ngày cuối thu v.v

- Ngoài ra để diễn đạt hàm ý về thời gian, hai thời điểm lệch nhau ở mức không đáng kể, thời điểm xảy ra sự kiện có thể nằm ở ngay trước hay liền sau thời điểm phát ngôn hay hai thời điểm xuất hiện đồng thời, tiếng Việt dùng các vị

từ tình thái như vừa vừa, vừa mới, mới, liền, bèn, sắp, gần, trót, định, toan v.v

1.2 Tổng quan về ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn

1.2.1 Ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn

Trong tiếng Hàn, ý nghĩa thời gian chủ yếu là ý nghĩa thì, thể; được biểu

hiện bằng những phương tiện hình thái học Tiếng Hàn có một hệ thống những trợ

vị từ biểu hiện thì, thể (và cả thức) được ngữ pháp hoá mang tính bắt buộc Ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn cũng có thể được biểu thị bằng những phương tiện từ vựng - ngữ pháp nhưng đây thường là những phương tiện đi kèm, không mang tính bắt buộc; nói cách khác không phải là những yếu tố chủ yếu đánh dấu

ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn

Trang 32

A1 Thì tuyệt đối (absolute tense) là thì được xác định theo thời điểm phát

Khi tôi (trên đường) về nhà, tôi đã gặp bạn

Trên đường về nhà, tôi gặp bạn

(7) 우리는 그 때에 이미 헤어졌다

/urinun gud’ee Imi heЭjoukda/

우리(chúng tôi)는(trợ từ)그때(lúc đó)에(trợ từ)이미(rồi)헤어졌다(헤어지chia tay +였/ thì quá khứ +다/vĩ tố kết thúc câu)

: Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì

Chúng tôi lúc đó đã chia tay rồi

Lúc đó, chúng tôi đã chia tay rồi

(8) 나는 어제 9시에 일어났다.(과거)

/nanun Эje ahobsie Il Эnakda/

나는(tôi)어제(hôm qua)9시(9giơ)에(lúc)일어났다(일어나/thức dậy +았/thì quá khứ +다 /vĩ tố kết thúc câu)

: Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì

Trang 33

Tôi hôm qua lúc 9 giờ thức dậy (rồi)

Hôm qua tôi thức dậy lúc 9 giờ

(9) 나는 지금 공부를 한다.(현재)

/nanun jigum gongbulul handa/

나는(tôi)지금(bây giờ)공부(học)를(trợ từ)한다(하/làm +zero+ㄴ다/vĩ tố kết thúc câu): Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì

Tôi bây giờ đang học

Tôi đang học bài (thì hiện tại)

(10) 내일 비가 오겠다.(미래)

/neIl biga okekda/

내일(ngày mai)비(mưa)가(trợ từ)오겠다(오/có +겠/ý nghĩa tương lai+다/vĩ tố kết thúc câu)

: Vĩ tố kết thúc câu biểu thị thì

Ngày mai sẽ có mưa

 Ngày mai sẽ có mưa (tương lai)

(11) 도울(도와줄) 학생이 없었다

/doul(dooajul) haksengI ЭbЭkda/

Không có học sinh nào chịu giúp đỡ tôi

 “도울/doul/ ” là thì liên hệ tương lai còn “-없었다/ ЭbЭkda/” là thì tuyệt đối

quá khứ

A2 Thì tương đối(relative tense) là thì được xác định theo thời điểm trong

câu

Trang 34

(12) 친구들이 나를 기다린다고 생각한다

/chingudulI narul gidarindago senggakhanda/

친구(bạn)들(các)이(trợ từ)나(tôi)를(trợ từ)기다린다고(기다리/chờ+ㄴ/thì hiện tại ; biểu thị thì hiện tại) định từ +다고/liên kết)

생각한다(생각하/nghĩ+hình vị zero+ㄴ다/vĩ tố kết thúc câu)

1 Tôi nghĩ các bạn đang chờ tôi

2Tôi nghĩ chắc các bạn sẽ chờ tôi

(13) 친구들이 나를 기다렸다고 생각한다

/chingudulI narul gidaroukdago senggakhanda/

기다렸다고(기다리/chờ+였/thì quá khứ +다/đoán+고/liên kết)

Các bạn tôi, tôi nghĩ họ đã chờ tôi

Tôi đoán là các bạn đã chờ tôi

(14) 친구들이 나를 기다릴 것이라고 생각한다

/chingudulI naerul giadaril gЭkIrago senggakhanda/

기다릴 것이라고(기다리/chờ+ㄹ 것/chưa chắc chắn: nghĩa tương lai+이라/ đoán +고 /liên kết )

Các bạn tôi , tôi nghĩ sẽ chờ tôi

Tôi nghĩ các bạn sẽ chờ tôi

(15) 친구들이 나를 기다렸을 것이라고 생각한다

1

Theo cách dịch của người Hàn

2 Theo cách dùng của người Việt bản ngữ

Trang 35

/chingudulI nalul gidaroukul gЭkIrago senggakhanda/

기다렸을 것이라고(기다리/chờ+였/thì quá khứ+을 것이라/đoán+고/liên kết)

Các bạn tôi, tôi nghĩ đã chờ tôi

Tôi biết các bạn đã chờ tôi

(16) 미영이는 어제 김장하시는 어머니를 도와 드렸다

/miyoungInun Эje gimjanghasinun ЭmЭnilul dooa duroukda/

미영(miyoung)이는(trợ từ) 어제(hôm qua) 김장(nấu kim chi)하시는(đang)

어머니(mẹ)를(trợ từ) 도와 드렸다(도와 giúp đỡ 드ㄹbiểu thị lịch sự +였thì quá khứ +다vĩ tố kết thúc câu)

MiYoung hôm qua mẹ đang nấu kim chi đã giúp đỡ rồi

 Hôm qua MiYoung đã giúp mẹ làm kim chi

B Thì quá khứ và thì phi quá khứ

Phạm trù chỉ xuất (demonstrative) có thể chia hai loại thời điểm: biểu hiện chỉ xuất thời gian (time), và biểu hiện chỉ xuất không gian(space) Tiếng Hàn phân biệt ba loại thời điểm: Điểm phát ngôn Điểm sự kiện Điểm kinh nghiệm

Các loại thời điểm Nội dung

Điểm phát ngôn Thời gian người nói bắt đầu nói ra ngôn bản

Điểm sự kiện Thời gian diễn ra sự kiện

Trang 36

Điểm kinh nghiệm Thời gian người nói biểu hiện kinh nghiệm, tình hình

khi phát ngôn

읽겠더라 /ikgekdэra/

/chэlsuga doŋhoachekul iknunda/

철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책:Sách 을: trợ

từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽는다.(읽다:động từ, YN3:đọc+는: thì -thể

Trang 37

(18) 철수가 동화책을 읽었다.

/chэlsuga doŋhoachekul ikэkda/

철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽었다.(읽다: động từ, YN: đọc +었: thì-thể

hành động quá khứ)

CheolSu đã đọc sách (rồi)

Thời gian sự kiện là trước thời điểm phát ngôn nên là thời gian quá khứ (19) 철수가 동화책을 읽겠다.

/chэlsuga doŋhoachekul ikgekda/

철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ

từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽겠다.(읽다: động từ, YN: đọc +었: thì-thể

hành động tương lai)

CheolSu sẽ đọc sách

Thời gian sự kiện là sau thời điểm phát ngôn nên là thời gian tương lai

b Dựa vào thời điểm kinh nghiệm

(20) 철수가 동화책을 읽더라

/chэlsuga doŋhoachekul ikdэra/

철수:ChelSu 가:trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ

từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽더라.(읽다: động từ, YN: đọc +더: vĩ tố chỉ

thì hiện tại : vĩ tố kết thúc câu)

Tôi thấy CheolSu đang đọc sách

Trang 38

Thời gian sự kiện và thời điểm kinh nghiệm đồng thời gian nên là hiện tại (21) 철수가 동화책을 읽었더라

/chэlsuga doŋhoachekul ikэkdэra/

철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ

từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽었더라.(읽다: động từ, YN: đọc +었: vĩ tố chỉ

thì quá khứ +더: vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu)

Tôi thấy CheolSu đã đọc sách

Thời gian sự kiện trước thời điểm kinh nghiệm nên là quá khứ

(22) 철수가 동화책을 읽겠더라.

/chэlsuga doŋhoachekul ikgekdэra/

철수:ChelSu 가: trợ từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 동화책: Sách 을: trợ

từ cách, kết thúc bằng nguyên âm 읽겠더라.(읽다: động từ, YN: đọc +겠: vĩ tố chỉ thì tương lai+더:vĩ tố chỉ thì hiện tại 라: vĩ tố kết thúc câu)

Tôi thấy CheolSu sẽ đọc sách

Thời gian sự kiện sau thời điểm kinh nghiệm nên là tương lai

Ngoài cách xác định phát ngôn, điểm sự kiện, điểm quy chiếu (point of reference), gần đây giới nghiên cứu ngôn ngữ học châu Âu còn nói đến điểm đề4(topic time) Điểm đề trước điểm phát ngôn là thì quá khứ, điểm đề giống điểm phát ngôn là thì hiện tại, điểm đề sau phát ngôn là thì tương lai

*Trong tiếng Hàn không có phạm trù ngữ pháp thì tương lai

4

Điểm đề (topic time) là thời điểm nhận định (assertion), là thời điểm được hình thành theo nhận định của người nói

Trang 39

Tại sao trong tiếng Hàn không có thì tương lai? Nhiều tác giả tranh cãi nhau

về vấn đề trong tiếng Hàn có thì tương lai hay không có thì tương lai Ví dụ (23) sau đây có trạng ngữ “내일/neil/ ngày mai” nên câu có ý nghĩa tương lai Ví dụ (24) không có trạng ngữ nhưng có hình vị “-겠/gek/-” (có thể đoán được hoàn cảnh tương lai) nên hình vị “-겠/gek/-” có khả năng là dấu hiệu biểu thị tương lai

Ví dụ (25) có xuất hiện hình thái “-ㄹ것이/rgЭki/-” nên mặc dù không có trạng ngữ nhưng cùng có thể chỉ hoàn cảnh tương lai Ví dụ (26) là “-리/ri/-” cũng biểu thị được hoàn cảnh tương lai

(23) 내일 여동생이 온다

/neil youdongsengi onda/

Ngày mai em gái tôi sẽ đến đây

(24) (내일) 여동생이 오겠다

/(neil) youdongsengi ogekda/

 (Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây

(25) (내일) 여동생이 올 것이다

/(neil) youdongsengi ol gЭkida/

(Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây

(26) (내일) 여동생이 오리라

/(neil) youdongsengi orira/

(Ngày mai) em gái tôi sẽ đến đây

Về đặc trưng ý nghĩa của hình vị “-겠/gek/-” chúng ta xem lại các ví dụ (27),

Trang 40

(28), (29) Một số người cho rằng hình vị “-겠/gek/-” đánh dấu thì tương lai Nhưng qua ví dụ (27), (28), (29) thì rõ ràng hình vị “-겠/gek/-” có khi dùng được

cả cho sự việc hiện tại và sự việc quá khứ

(27) 영수는 오늘 시험을 잘 쳐서 기분이 좋겠다.

/youngsunun onul sihЭmul jal chou gibuni jokgekda/

Hôm nay YoungSu thi tốt nên chắc anh ấy vui lắm

Câu này biểu thị ý đoán định trong tương lai

(28) 지금 그것을 제가 하겠습니다

/jigum gu gЭkul jega hageksubnida/

Bây giờ tôi sẽ làm việc đó

Câu này biểu thị ý định (diễn ra trong tương lai)

(29) 민호가 그 일을 해냈다면, 영희도 능히 하겠다

/minhoga gu ilul he nekdamyon, youngheedo nunghee hagekda/

 Nếu MinHo đã làm được việc đó thì Young Hee chắc cũng làm được Câu này biểu thị khả năng trong tương lai

Ý nghĩa đoán định trong tương lai, ý định và khả năng trong tương lai ở các

ví dụ (27), (28), (29) không có liên quan đến thì, các phạm trù đó có liên quan đến thức Xem thêm ví dụ về hình vị “-겠/gek/-” Các ví dụ từ (30) đến (34)

(30) 나는 (다음달에) 베트남에 가겠다.

/nanun (daumdale) betuname gagekda/

 Tôi sẽ (tháng sau) đến Việt Nam

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Cao Xuân Hạo (1998), Về ý nghĩa “Thì” và “Thể” trong tiếng Việt , Ngôn ngữ số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thì” và “Thể
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1998
27. Trịnh Xuân Thành (1981), Bàn thêm về các từ “đã, đang, sẽ” (giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt về mặt từ ngữ), Nxb Khoa học xã hội, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: đã, đang, sẽ
Tác giả: Trịnh Xuân Thành
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1981
1. Anh Kyong Hwan (1997), Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt, Nxb Gíao dục Khác
2. B.C. ПАНФИЛОВ (2002), Một lần nữa về phạm trù thì trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 7 Khác
3. Bùi Mạnh Hùng, Hoàng Dũng (2006), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học Sư phạm Khác
4. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa Nxb Giáo dục Khác
5. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, Nxb Khoa học xã hội Khác
6. Cao Xuân Hạo (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Câu trong tiếng Việt Quyển 1, Nxb Giáo dục Khác
8. Đào Thản (1979), Về nhóm từ chỉ ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 1 Khác
9. Đào Thản (1983), Cứ liệu từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt về mối quan hệ không gian - thời gian, Ngôn ngữ số 3 Khác
10. Ferdinand De Saussure, Cao Xuân Hạo dịch (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương , Nxb Khoa học xã hội Khác
11. Đỗ-Hurinville Danh Thành (2005), Thời và thể trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 2 Khác
12. Huỳnh Mai (1971), Vấn đề ngữ nghĩa trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3 Khác
13. Huỳnh Văn Thông (2000), Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể(aspect) trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số8, 10 Khác
14. Jakobson. R (1963), Thi học và ngữ học, Lý luận văn học phương Tây hiện đại, biên khảo Trần Duy Châu, Nxb Văn học Khác
15. Lê Đông (1991), Ngữ nghĩa-ngữ dụng của hư từ tiếng Việt: Ý nghĩa đánh giá của các hư từ, Ngôn ngữ số 2 Khác
16. Lý Kính Hiền (2000), Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn,Nxb Văn hóa Thông tin Khác
17. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic- Ngữ nghĩa-Cú pháp, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN Khác
18. Nguyễn Đức Dân (1996), Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3 Khác
19. Nguyễn Hoàng Trung (2005), Khái niệm thời, thì và thể trong ngôn ngữ học và trong tiếng Việt, Chuyên đề luận văn Tiến sĩ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái  Chức năng của - Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt )
Hình th ái Chức năng của (Trang 137)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w