0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN ( SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT ) (Trang 27 -29 )

Trong các ngôn ngữ thuộc loại hình hoà kết và chắp dính, các phạm trù ngữ pháp thường được biểu thị bằng những biến tố hoặc vĩ tố.

Chẳng hạn như tiếng Hàn, tiếng Nhật là những ngôn ngữ chắp dính, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng những vĩ tố sau vị từ.

Sau đây là ví dụ về biến đổi hình thái của vị từ tiếng Hàn: Ví dụ: (1)아이가 노래를 부른다. /aIga norelul bulunda/

Trẻ con đang hát một bài ca.

a. 아이(trẻ con) –(trợ từ cách) 노래(bài ca) –(trợ từ cách)

부르(hát)-ㄴ(đang)(vĩ tố kết thúc câu)

b. Các hình vị:

아이/aI/(danh từ), -/ga/(trợ từ cách), 노래/nore/(danh từ), -/lul/(trợ từ cách),

부르/bulu/(thân động từ), -(vĩ tố dạng định ngữ)/nda/( vĩ tố kết thúc câu). Ví dụ về biến đổi hình thái của từ tiếng Nhật như:

(2) わたしわ (いま) 東京に いる(います)

わたし(tôi)わ(trợ từ cách) (いま:bây giờ; trạng ngữ) 東京(kyoto; địa điểm)

(trợ từ cách;ở) (đang: thời điểm hiện tại)(vĩ tố kết thúc câu)

 Bây giờ, tôi đang ở Kyoto.

Đối với các ngôn ngữ biến hình, việc diễn đạt thời gian bằng phạm trù thì

thể là một tất yếu phổ quát và các ý nghĩa thời gian (như thì và thể) được ngữ pháp hóa (grammaticalized) thành những qui tắc hình thái học bắt buộc, các phạm trù thì, thể được thể hiện bằng hệ thống biến hình.

Tiếng Hàn vốn là một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính cũng không ngoại lệ. Ví dụ:

(3) Trợ ngữ (auxiliary) : 먹다다/mэkda/ ăn

Căn tố: -/mэk/ là động từ ăn + thì hoặc thể+ vĩ tố; -/da/ thức -먹었다/mэkэkda/ (먹었었다/mэkэkэkda) đã ăn

-먹는다/mэknunda/ (먹고있다/mэkgoIkda/) đang ăn -먹겠다/mэkgekda/ (먹을것이다/mэkulgэkIda/) sẽ ăn

Thì là phạm trù chỉ xuất vì nó là cách diễn đạt trực chỉ (deictic) nghĩa là dùng thời điểm phát ngôn (thường là hiện tại) để làm mốc qui chiếu sự tình, bao gồm thời gian nhân xưng (personal time).

Do đó, để định vị một sự tình, bao giờ cũng cần xác định điểm của sự tình, cho biết sự tình đó nằm trong khoảng nào trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, và phải có thời điểm nào đó (thường là thời điểm phát ngôn) làm căn cứ, làm mốc

để qui chiếu sự tình. Ví dụ như: (4) 어제 책을 읽었다. /эje chekul ilэkda/

Hôm qua tôi đã đọc sách(rồi)

Giải thích: 어제=hôm qua =sách =phụ tố 읽었(thời điểm quá khứ)

=đọc(읽다.)

(5) 내일 책을 읽겠다

/neil chekul ilgekda/ Ngày mai tôi sẽ đọc sách.

Giải thích: 내일=ngày mai =sách =phụ tố 읽겠(thời điểm tương lai)

,읽다.=đọc

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN ( SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT ) (Trang 27 -29 )

×