So sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong

Một phần của tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt ) (Trang 123 - 162)

trong tiếng Việt

Trong tiếng Hàn, ý nghĩa thì được ngữ pháp hóa và thể hiện qua hệ thống vĩ tố kết thúc câu, đây là những cách biểu hiện cơ bản ý nghĩa thời gian. Thì có liên quan đến hành động và thời gian, thì định vị tình huống theo thời gian, làm cho người nghe hoặc người đọc biết được trật tự thời gian của các hành động, trạng thái, sự tình miêu tả và mối quan hệ thời gian giữa chúng.

Thì là một phạm trù ngữ pháp diễn đạt thời gian bằng cách ngữ pháp hóa. Ý nghĩa của thì có tính chất chuyên biệt, không phải là thuộc tính phổ quát đối với mọi ngôn ngữ. Như vậy, trong tiếng Việt có phạm trù thì hay không? Theo các nhà Việt ngữ học, có hai quan điểm về thì. Quan điểm thứ nhất cho rằng có tồn tại ba thì trong tiếng Việt như hiện tại, quá khứ và tương lai được đánh dấu bằng đã, đang, sẽ. Quan điểm thứ hai cho rằng tiếng Việt không có tồn tại phạm trù thì mà chỉ có phạm trù thể.

A. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên phương tiện chủ yếu để biểu thị ý nghĩa thời gian là phương tiện từ vựng-ngữ pháp. Trước hết vị từ đã, đang, sẽ không phải là một chỉ tố chuyên biệt gắn với vị từ một cách bắt buộc để diễn đạt ý nghĩa thời gian, giống như cách diễn đạt ngữ pháp hóa của phạm trù “thì” trong các ngôn ngữ châu Âu.

Từ năm 1651 cho đến nay, phần lớn các tác giả viết về tiếng Việt đều nhất trí với nhau rằng đã chỉ thì quá khứ, đang chỉ thì hiện tại, sẽ chỉ thì tương lai. Quan điểm này hiện nay vẫn tồn tại.

Gần đây, một số nhà ngôn ngữ học mà tiêu biểu là Cao Xuân Hạo cho rằng tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp thì.Các từ đã, đang, sẽ không phải là những “chỉ tố thì”, chúng không tương ứng với thì quá khứ, tương lai, hiện tại. Trong tiếng Việt các từ đã, đang, sẽ biểu thị ý nghĩa thể và ý nghĩa tình thái. Một số nhà nghiên cứu khác, chẳng hạn Diệp Quang Ban, Nguyễn Minh Thuyết- Nguyễn Văn Hiệp, cho rằng tiếng Việt vừa có thì (thời) vừa có thể.

Theo Cao Xuân Hạo, trong các ngôn ngữ có thì, việc xác định vị trí trong thời gian được ngữ pháp hóa thành một phạm trù bắt buộc phải diễn đạt ngay cả khi hoàn toàn không cần thiết. Như thế thì là hình thái ngữ pháp bắt buộc phải dùng để định vị một sự tình (một biến cố hay một trang thái) trên tuyến thời gian so với lúc phát ngôn.

Trong các văn bản hội thoại, khi nói về những sự việc hay những tình hình diễn ra trước lúc phát ngôn, ngay lúc phát ngôn, hay sau lúc phát ngôn, tiếng Việt thường không diễn đạt ý nghĩa thời gian nếu ý nghĩa này đã rõ nhờ ngôn cảnh. Ví dụ (1)

a. I wrote (*write) my letters – Tôi viết thư. ( *Tôi đã viết thư) I did (*do) not do anything – Tôi chẳng làm gì.

(*Tôi đã không làm gì;* Tôi chưa làm gì)

b. Where did (*do) you work last year? Năm ngoái anh làm việc ở đâu? ( Chứ không phải *anh đã làm việc ở đâu(chưa)?)

I worked(*work) in HaNoi- Tôi (*đã) làm việc ở Hà Nội.

Trong những trường hợp nhất thiết phải định vị sự tình trong thời gian quá khứ mà ngôn cảnh không cho biết về sự định vị đó, tiếng Việt bao giờ cũng dùng phương tiện từ vựng, tức là dùng một khung đề chỉ thời gian quá khứ (đặt ở đầu

câu) như trước kia, trước đây, thuở trước, hồi ấy, hồi trước, ngày xưa, xưa kia, dạo ấy, lúc bây giờ, lúc ấy, khi ấy, ngày ấy, ngày trước v.v..

(1) a. It was ten o’clock. Lúc bấy giờ là mười giờ(*đã mười giờ rồi) It is ten o’clock. Bây giờ là mười giờ.

b. When I came, he was in bed.

Khi tôi đến, nó đang nằm trong giường. (*Khi tôi đã đến, nó đã nằm trên giường.)

c. Twenty years ago, when I was but a baby, my mother hated me for my cries prevented her to sleep at night.

Cách đây hai mươi năm, khi tôi còn là đứa trẻ sơ sinh, mẹ tôi đã ghét tôi vì tiếng khóc ban đêm của tôi làm cho bà ấy không ngủ được.

(*Cách đây hai mươi năm, khi tôi đã là đứa trẻ sơ sinh, mẹ tôi đã ghét tôi vì tiếng khóc ban đêm của tôi đã làm cho bà không ngủ được)

Thực tế tiếng Việt cho thấy trong một số trường hợp, đã, đang, sẽ không thể dùng để chỉ thì quá khứ, hiện tại, tương lai như trong các ngôn ngữ biến hình. (2) Is(*was) he the composer of this song? Có phải anh ta là tác giả của bài hát đó? (chứ không phải* Có phải anh ta đang là tác giả của bài hát đó?)

(3) Mai anh đến thì tôi đã đi rồi. (* Mai anh sẽ đến thì tôi sẽ đi rồi)

Các từ đã, đang, sẽ có thể dùng cho bất cứ thời gian nào: đã (đã...rồi, rồi) có thể dùng cho cả hiện tại và tương lai, đang có thể dùng cho quá khứ và tương lai, sẽ có thể dùng cho quá khứ và hiện tại.

(4) a. Sáng mai lúc 8 giờ cậu đã dậy chưa?

b. Mới tháng trước, cây cối còn đang xanh, mà nay đã vàng rực. c. Cậu phải đến vào ngày mai, khi cả nhà tớ (còn) đang ngủ ấy.

d. (Bây giờ) tôi mà là nó, tôi sẽ đi ngay.

Theo chúng tôi, nếu hiểu thì là một phạm trù ngữ pháp của động từ (phải có hình thức ngữ pháp bắt buộc như các ngôn ngữ ở châu Âu) thì tiếng Việt không có thì nhưng vẫn có những phương tiện để biểu thị ý nghĩa thời. Các từ đã, đang, sẽ trong tiếng Việt là những phương tiện từ vựng để biểu thị ý nghĩa thời-thể trong tiếng Việt.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, do vậy, các vị từ trong tiếng Việt không có phương tiện hình thái học để biểu đạt các quan hệ ngữ pháp, nói cách khác trong tiếng Việt không tồn tại phạm trù ngữ pháp “thì” như trong tiếng Hàn.

Ví dụ : (180) a. I wrote (*write) a letter. Tôi viết thư. (*Tôi đã viết thư) 나는 편지를 썼(*쓰다+었)다. (*썼었다)

/nanun pounjilul s’Эk (suda+Эk) da.(s’ ЭkЭkda)/

Câu tiếng Anh, tiếng Hàn có thì quá khứ vì trong câu đã có hình thái rõ ràng của vị từ nhưng tiếng Việt thì không biết được thì vì không có hình thái và phải xem hoàn cảnh phát ngôn như thế nào thì có thể xem được quá khứ hay hiện tại hoặc tương lai.

They didn't (*do) have coffee.

Những người đó chưa (*đã, đang, sẽ) uống cà phê.

그들은 커피를 마시지 않았다 (않다+았).

Câu tiếng Anh và tiếng Hàn có hình thái quá khứ bắt buộc nhưng câu tiếng Việt thì không.

(181) a. Where did (*do) you work last year? Năm ngoái anh làm việc ở đâu?

(chứ không phải *anh đã làm việc ở đâu (chưa)?)

당신은 작년에 어디에서 일을 했(*하다+었)어요?

/dangsineun jaknyoune ЭdiesЭ ilul hek(hada+Эk) Эyo/ b. I worked (*work) in Hanoi

Tôi (*đã) làm việc ở Hà Nội.

나는 하노이에서 일을 했(*하다+ 었)어요.

/nanun hanoiesЭ ilul hek(hada+Эk) Эyo/

+ Vị từ cách (case- adverb) và vị từ đặc thù(special adverb):

-만, -도, -은, -는 …

Qua quá trình phân tích, chúng tôi rút ra một số điểm giống và khác nhau cơ bản trong cách biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong tiếng Việt như sau:

Điểm giống nhau

1. Ý nghĩa thời gian là một phạm trù phổ quát của ngôn ngữ. Tiếng Hàn và tiếng Việt đều có các phương tiện biểu hiện ý nghĩa thời gian. Các sự tình biểu hiện trong câu bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định. Vì thế các đơn vị biểu hiện ý nghĩa thời gian hầu như thường xuyên có mặt trong câu.

오늘(hôm nay): trạng ngữ +학교(trường:danh từ)에(ở: giới từ)/bổ ngữ+ 간다(가/đi đến :động từ+ zero: biểu thị thì hiện tại +ㄴ다: vĩ tố kết thúc câu)/vị ngữ.

Hôm nay, tôi đến(đi đến) trường. (183) 내일 학교에 간다.

내일(ngày mai):trạng ngữ +학교(trường:danh từ)에(ở: giới từ)/bổ ngữ+간다(가/đi đến :động từ+ zero: biểu thị thì hiện tại +ㄴ다: vĩ tố kết thúc câu)/vị ngữ.

 Ngày mai, tôi đi đến trường. (184) 어제 학교에 갔다.

어제(hôm qua): trạng ngữ +학교(trường:danh từ)에(ở: giới từ): bổ ngữ +갔다(가/đi đến : động từ +았: biểu thị thì quá khứ+다/ vĩ tố kết thú câu): vị ngữ.

 Hôm qua, tôi đi đến trường

Ví dụ (182), (183), (184), trật tự của trạng ngữ trong câu tiếng Hàn và tiếng Việt đều giống nhau.

2. Tiếng Hàn và tiếng Việt đều có sử dụng phương tiện từ vựng - ngữ pháp để biểu thị ý nghĩa thời gian.

Ví dụ : DÙNG DANH TỪ, DANH NGỮ - Các từ chỉ niên đại, thời khắc cụ thể

Các từ chỉ niên đại trong tiếng Hàn và tiếng Việt gồm như: thế kỷ: 세기(100 năm:100년), năm:년 (12 tháng:12개월, từ tháng một đến tháng mười hai: 1월부터 12월), tháng :월(bốn tuần:4주 hoặc 30 ngày:30일), tuần: 주(7 ngày:7일), và

ngày:일, Ví dụ như:

(185) a.Tháng sau tôi sẽ dạy tiếng Hàn cho bạn tôi. 나는 다음달에 친구에게 한국어를 가르칠것이다.

b. Tôi sinh ngày 20 tháng một năm 1977

나는 1977년 1월 20일에 태어났다.

Trong năm có bốn mùa: mùa xuân: 봄, mùa hạ (hè):여름, mùa thu:가을, mùa đông:겨울

Điểm khác nhau

Tiếng Việt biểu hiện ý nghĩa thời gian chủ yếu bằng phó từ như đã, đang, sẽ, sắp hoặc thành phần câu trạng ngữ, khung đề. Còn tiếng Hàn biểu hiện ý nghĩa thời gian theo ngữ pháp trật tự từ vị ngữ(động từ hoặc tính từ + biểu hiện thời gian (thì quá khứ và thì hiện tại) + vĩ tố kết thúc câu), chủ yếu bằng phương tiện hình thái học . Ví dụ như:

Tiếng Việt : (186) a.Tôi đã đọc sách. b.Tôi đang đọc sách. c. Tôi sẽ đọc sách. Tiếng Hàn : (187) a. 나는 책을 읽었다.

나는(tôi):chủ ngữ +책(sách:danh từ)을(trợ từ):bổ ngữ + 읽었다(읽/đọc:động từ+었

/biểu thị thì quá khứ +다/ vĩ tố kết thúc câu): vị ngữ. b. 나는 책을 읽는다(읽다).

나는(tôi):chủ ngữ +책(sách:danh từ)을(trợ từ):bổ ngữ + 읽는다(읽/đọc:động từ+ zero biểu thị thì hiện tại +ㄴ다/ vĩ tố kết thúc câu): vị ngữ.

c.나는 책을 읽겠다.

나는(tôi):chủ ngữ +책(sách:danh từ)을(trợ từ):bổ ngữ + 읽겠다(읽/đọc:động từ+겠

/ý nghĩa thì tương lai +다/ vĩ tố kết thúc câu): vị ngữ.

Tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp “Thì” như tiếng Hàn.

KT LUN

Sau khi đưa ra những khái niệm cơ bản về ý nghĩa thời, thì và thể, luận văn đã khảo sát, hệ thống và phân tích khá chi tiết các phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn; sau đó so sánh, đối chiếu với tiếng Việt nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong các phương thức biểu hiện thời gian của hai ngôn ngữ.Việc làm này có những ý nghĩa thực tiễn trong quá trình dạy và học tiếng Hàn và tiếng Việt.

Qua kết quả so sánh và đối chiếu, chúng tôi thấy cách biểu hiện ý nghĩa thời gian trong hai ngôn ngữ có những điểm tương đồng và khác biệt.

Trong tiếng Hàn thì được ngữ pháp hóa. Cách diễn đạt ý nghĩa thời gian của tiếng Hàn là cách diễn đạt trực chỉ (deictic), nghĩa là lấy thời điểm phát ngôn (thời hiện tại) làm căn cứ còn gọi là điểm qui chiếu 때매김/d’єmєgim/. Người nói định vị một sự tình so với một điểm qui chiếu cố định trong thời gian rồi nêu rõ mối quan hệ giữa sự tình và điểm qui chiếu đó bằng cách chỉ ra cái hướng: hướng về phía trước (sự tình đi trước qui điểm –thì quá khứ), hướng về phía sau (sự tình đi sau qui điểm –thì tương lai), hướng trùng hợp (sự tình trùng với thời điểm qui

chiếu – thì hiện tại). Các phạm trù ngữ pháp này được biểu hiện bằng những phương tiện hình thái học bắt buộc.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình nên có đặc điểm khác tiếng Hàn.

Trong tiếng Việt, một vị từ (hay một ngữ vị từ) trong câu có thể tùy từng văn cảnh (trong đó có những khung đề như: bây giờ, trước đây, mai mốt) mà biểu thị khi thì hiện tại, khi thì quá khứ, khi thì tương lai. Một ngôn ngữ có thì ( hay bất cứ ý nghĩa ngữ pháp hóa nào khác) là một ngôn ngữ trong đó mỗi thì được đánh dấu (bằng một từ tố, hư từ, thực từ được ngữ pháp hóa ít nhiều, hay bằng hình thái zero nếu các thì khác mang những hình thái khác zero) một cách bắt buộc trong mọi văn cảnh, sao cho mỗi thì có được một (hay một số) hình thái riêng khu biệt với hình thái của tất cả các thì khác.

Phạm trù thể, vốn xa lạ với nghiên cứu Việt ngữ trước đây, nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Phạm trù thời và thể trong tiếng Việt là những phạm trù ngữ nghĩa (được thể hiện bằng các phương tiện từ vựng hoặc từ vựng-ngữ pháp).

Trong tiếng Hàn có phạm trù ngữ pháp thời gian. Trật tự các thành phần câu của là tiếng Hàn ch ng + b ng + v ng. Thành phần vị ngữ có biểu hiện thời gian hoặc có khi bổ ngữ có vĩ tố liên kết và vĩ tố dạng định ngữ có biểu hiện thời gian.

Chủ ngữ + bổ ngữ + vị ngữ

(1) a.영수는 제주도에 갔다.

갔다.(가/đến:động từ+았:biểu hiện thì quá khứ +다 :vĩ tố kết thúc câu):vị ngữ

 YoungSu đã đến đảo JeJu.

b.제주도에 갔던 사람은 영수이다.

제주(JeJu)도(đảo)에(ở:giới từ)갔던(가đi:động từ+았던biểu thị thì quá khứ)

사람(người)은(trợ từ biểu thị chủ ngữ)영수(YoungSu)이(là:động từ)다(vĩ tố kết thúc câu)

 Người đã đến đảo JeJu là YoungSu. (2) a.영수는 제주도에 간다.

영수(Youngsu)는(là/trợtừ):chủ ngữ+제주(JeJu)도(đảo)에(ở:giới từ)bổ ngữ+갔다.

(가/đến:động từ+zero:biểu hiện thì hiện tại+ㅆ다:vĩ tố kết thúc câu):vị ngữ

 YoungSu đang đi đến đảo JeJu. b.제주도에 가는 사람은 영수이다.

제주(JeJu)도(đảo)에(ở:giới từ)가는(가đi:động từ+는/định từ: biểu thị thì hiện tại)

사람(người)은(trợ từ biểu thị chủ ngữ)영수(YoungSu)이(là:động từ)다(vĩ tố kết thúc câu)

Người đang đi đến đảo JeJu là YoungSu.

Trong tiếng Hàn trợ vị từ xác định được thì, thể. Theo phạm trù ngữ pháp tiếng Hàn, phạm trù thì và thể có trợ vị từ vĩ tố kết thúc câu, vĩ tố dạng định ngữ, vĩ tố liên kết.

/Эk/-, -었었/ЭkЭk/-”. Thì hiện tại với hình vị “zero(unmarked)” vì trong các cấu trúc không có xuất hiện trợ vị từ biểu hiện thì hiện tại. Chúng tôi biết rằng “--, -

/nun/-” biểu thị thì hiện tại, nhưng yếu tố này không phải xuất hiện phổ biến. Chẳng hạn, “động từ + -ㄴ-, -/nun/- ” có ở ví dụ (1), (3) nhưng không có ở ví dụ (2).

(1) 나는 책을 a.읽 Φ(zero) 는다./ 보 Φ(zero) ㄴ 다. /nanun chekul/ /Irnunda/bonda/

Tôi đang đọc (xem) sách.

b.읽 Φ 네/보 Φ 네 /Irne/bone/ đọc/xem c.읽 Φ 으오./보 Φ 오 /Iruo/boo/ đọc/xem d.읽 Φ 습니다./보 Φ ㅂ니다. /Irsubnida/bobnida/ đọc/xem

나는(tôi)책(sách)을(trợ từ) a.{읽(đọc:động từ)+Φ(thì hiện tại)+는다(vĩ tố kết thúc câu)/보(xem: động từ) +Φ(thì hiện tại)+ㄴ다(vĩ tố kết thúc câu)}

(2) 저 산이 a.높 Φ 다. /jЭ sanI/ /nopda/ Ngọn núi đó cao.

/nopne/ cao c. 높 Φ 으오.

/nopuo/ cao d. 높 Φ 습니다.

/nopsubnida/ cao

저(kia)산(núi)이(trợ từ) a. {높(cao: tính từ) + Φ(thì hiện tại)+다(vĩ tố kết thúc câu).}

(3) a.해는 동쪽에서 뜬다. /henun dongj’okesЭ d’unda/

 Mặt trời mọc phía đông. [hiện tại- sự việc thật]

해(Mặt trời)는(trợ từ)동쪽(phía đông)에서(ở:giới từ)뜬다(뜨/mọc:động từ+ zero +ㄴ다)

b.영수는 학생이다./youngsunun haksengida/

YoungSu là học sinh.[hiện tại- sự việc thật]

영수(YoungSu)는(trợ từ)학생(học sinh)이(là:động từ+zero+다vĩ tố kết thúc câu) Để biểu thị thì quá khứ tiếng Hàn dùng trợ vị từ“-었/Эk/-, -었었/ЭkЭk/-”.

c.영수는 학교에 갔었다./youngsunun hakkyoe gak Эk da/

YoungSu đã đi đến trường.(Câu có ý nghĩa là YoungSu cũng học sinh) d.영수는 학교에 갔었었다. /youngsunun hakkyoe gak Эk Эk da/

 YoungSu đã đi đến trường.(Câu có ý nghĩa là YoungSu học xong rồi.)

+었었:thì quá khứ +다:vĩ tố kết thúc câu)}

Có thể tóm tắt các phương tiện biểu hiện thì và thể trong tiếng Hàn như sau:

영수는 제주도에 갔다.(thì quá khứ:과거) /youngsunun jejudoe gakda/

영수는 제주도에 가 있다.(thể hoàn thành:완료상) /youngsunun jejudoe ga ikda/

영수는 제주도에 가고 있다.(thể tiếp diễn: 진행상) /youngsunun jejudoe gago ikda/

T(thời điểm phát ngôn)

영수(youngsu)는(trợ từ) 제주(jeju)도(đảo)에(ở:giới từ) {갔다(가/đến+았: thì quá khứ +다:vĩ tố kết thúc câu)}

Trong tiếng Hàn, các phương thức biểu thị thì và thể là:

Kết hợp với các vĩ tố chỉ thì khác như: -더-,-었겠더-,-었더-,겠더-

Dùng vĩ tố liên kết: -더니-, -었더니-, -던데-, -더라도-, -더라면-

Dùng vĩ tố kết thúc câu: -더군요/더라/던가요

Dùng thì quá khứ và thể hoàn thành: -었-, -었었-

Dùng vĩ tố tiền kết thúc:-겠- ,-더-

Dùng vĩ tố dạng định ngữ: -는-, -(으)ㄴ-, -(으)ㄹ-

Dùng các trạng ngữ: 지금, 아까, 늘, 일전에, 금방, 어제, 오늘,내일 v.v..

Sau đây chúng tôi sẽ tóm tắt các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn.

Thời gian Hình thái Chức năng của thì Chức năng của thể Ý nghĩa Ghi chú Zero(Φ) Tĩnh trạng, sự kiện trước mắt, sự kiện chuỗi, Tiếp diễn, tái diễn, tập quán -Trường hợp của động từ: diễn đạt hành động hiện tại. sự kiện ngôn hành, trạng thái hiện tại, quá khứ tĩnh trạng, sự kiện tương lai - Trường hợp của tính từ và động từ: diễn đạt hiện tại tĩnh trạng của sự vật -고 있- /go ik/ Tiếp diễn, tái diễn, tập quán, trạng thái, hoàn thành, trạng thái Hiện tại -었- /Эk/ Hoàn thành, trạng thái hoàn thành Quá khứ -었- /Эk/ Sự kiện, trạng thái, quá khứ đơn Hoàn thành, trạng thái hoàn thành, thể kết quả, tái diễn, tập quán -Diễn đạt động tác được hoàn thành ở hiện tại hay quá khứ -Diễn đạt tĩnh hoàn thành của động tác

được kéo dài.

-Kết hợp với tính từ để diễn đạt quá khứ tĩnh trạng. -Nghĩ truớc về sự hoàn thành của động tác đối với sự việc tương lai và dùng như sự hoàn thành của động tác ở tương lai -Diễn đạt điều người nói suy đoán về sự

Một phần của tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt ) (Trang 123 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)