Dùng phương tiện từ vựng-ngữ pháp

Một phần của tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt ) (Trang 119 - 123)

2.1.2.1. Trạng ngữ thời gian (time adverb) trong tiếng Hàn: Trạng ngữ

(adverb/부사) : bổ ngữ không bắt buộc.

(177) a. 영미가 어제 수학여행 갔다.

/youngmiga Эje suhak youheng gakda/

Hôm qua YoungMi đã đi du lịch.

b. 영미가 지금 학교에 간다.

/youngmiga jigum hakkyoe ganda/

영미(YoungMi)가(trợ từ)지금(bây giờ) 학교(trường)에(ở) 간다(가 +zero+ㄴ다vĩ tố kết thúc câu)

YoungMi bây giờ đến trường.

Bây giờ YoungMi đang trên đường đến trường. c. 영미가 내일 시골에 갈 것이다.

/youngmiga neIl sigole gakgvЭkIda/

영미(YoungMi)가(trợ từ)내일(ngày mài)시골(quê)에(ở)

갈 것이다(가đi+ㄹ것이sẽ+다vĩ tố kết thúc câu) YoungMi ngày mai sẽ đi ở quê.

 Ngày mai, YoungMi sẽ về quê. d. 지금 영미가 학교에 간다.

/jigum youngmiga hakkyoe ganda/

(178) a.너, 내일 죽었다.

/nЭ, neIl jukЭkda/

너(em), 내일(ngày mai) 죽었다(죽 chết+었 thì quá khứ +다 vĩ tố kết thúc câu) Em, ngày sẽ chết rồi.

 Ngày mai em “tiêu” rồi.

Sự tình chưa chắc xảy ra nhưng dùng thì quá khứ “-었/Эk/ thì điều đó chắc chắn xảy ra.

b.아까 운동장에서 놀았겠다. (놀+았겠thìquá khứ+다) /ak’a undongjangesЭ nolakgekda/

 Lúc đó, chắc em đang chơi ở ngoài sân vận động.

c.이제 저 사람은 늙었다.

/Ije j Эsarameun nul Эkda/

이제(bây giờ) 저(kia) 사람(người)은(trợ từ) 늙었다.(늙 già+었 thì QK+다 vĩ tố kết thúc câu) trạng thái được nói ở câu trên vẫn tiếp tục xảy ra. Trạng thái của chủ thể vẫn tiếp tục diễn ra, không kết thúc.

Bây giờ (lúc này) người kia đã già.

 Bây gi, anh đó trông già hơn nhiều.

2.1.2.2. Phó từ (부사)

Phó từ trong tiếng Hàn giống đại từ (pronoun) là có hình thái không thay đổi. Phó từ thường ở sau động từ hoặc tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Sau đây là một số nhóm phó từ trong tiếng Hàn.

+ Nhóm phó từ câu: 부디, 만일, 무릇…

+ Nhóm liên từ phó từ: 그리고, 그러나, 그런데, 그러면, 그러므로, 따라서, 또, 또한, 또는, 혹은, 곧, 즉, 게다가, 더욱이…

+ Nhóm tượng hình (mimetic word onomatopoetic): 방글방글, 벙글벙글, 소곤소곤, 수군수군…

Ví dụ:

(179) a. 나는 아까 이 책을 읽었어요.

/nanun ak’a I chekul ilgэkэyo/

Tôi vừa mới này sách 읽었어요(읽đọc+었어đã+요vĩ tố kết thúc câu)  Tôi vừa đọc sách xong rồi.

Ví dụ a. trong đó 읽었어요/ilgэkэyo/.읽다/ilda/là động từ + với “-었/эk/-”là hình vị biểu thị nghĩa quá khứ và phó t “아까/ak’a/” được dùng khi có ý nghĩa quá khứ. Như vậy, câu này có ý nghĩa quá khứ.

b. *나는 아까 이 책을 읽어요.

/nanun ak’a I chekul ilgэyo/ Tôi (lúc đó) đang đọc sách

Phó từ “아까/ak’a/” thường được dùng khi câu có ý nghĩa quá khứ nhưng “읽어요/ ilgэyo/động từ”trong câu này không dùng được vì câu không có hình vị quá khứ. Các phương tiện từ vựng - ngữ pháp thường là những phương tiện kèm theo, không bắt buộc.

Một phần của tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt ) (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)