Biểu hiện bằng phương tiện từ vựng – ngữ pháp

Một phần của tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt ) (Trang 29 - 31)

Ngoài cách biểu hiện bằng phương tiện hình thái học, ý nghĩa thời gian còn được biểu thị bằng phương tiện từ vựng-ngữ pháp, chủ yếu bằng thành phần câu khung đề, trạng ngữ hoặc các phụ từ (phó từ) đi kèm vị từ động từ, tính từ. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ trong một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình là tiếng Việt.

Các phương tiện để định vị sự tình trong thời gian trong tiếng Việt rất phong phú, số lượng các yếu tố dùng để diễn đạt ý nghĩa này được nêu ra rất khác nhau đồng thời tính chất và qui tắc sử dụng chúng cũng không hoàn toàn đồng nhất. Do từ không biến đổi hình thái nên khi cần thiết phải định vị sự tình trong thời gian, tiếng Việt sử dụng chủ yếu các phương tiện sau:

khứ, có thể kết hợp với các đại từ, danh từ khác chỉ ý nghĩa thời đoạn thuộc quá khứ, như hồi, thuở, dạo, thời xưa v.v...

- Nhóm danh từ có ý nghĩa chỉ thời điểm hoặc chỉ khoảng thời gian ngắn được xác định tương đối chính xác về một mặt nào đó như lúc, khi, lần, dịp, lát, chốc, chút, tí v.v...

- Nhóm danh ngữ có ý nghĩa nối liền quá khứ với hiện tại như bây giờ, xưa nay, trước nay, lâu nay v.v..., hay nối hiện tại với tương lai như từ nay hay có ý nghĩa chỉ thời đoạn hiện tại như ngày nay, hiện nay, bây giờ, giờ đây v.v.. hay thời gian khái quát như bao giờ, bao giờ cũng v.v...

- Nhóm danh ngữ chỉ thời hạn thực hiện của hành động (có ý nghĩa tổng lượng) như trọn một buổi, hết tám ngày, suốt đêm, cả tháng, mất hai năm v.v...

- Những danh ngữ chỉ sự ước lượng về thời gian như khoảng hai tháng, độ

dăm ngày, chừng hai buổi

- Những danh ngữ như khi nào, lúc nào, ngày nào, năm nào v.v..(với nghĩa không xác định).

- Những danh ngữ có đại từ chỉ xuất như này, đây, đó, nọ, kia v.v...

Đại từ chỉ xuất trong các danh ngữ có chức năng chỉ rõ hướng thời gian, định hướng thời gian hay xác định vị trí của các thời điểm, thời đoạn trong việc phân chia thời gian thành các chiết đoạn khác nhau.Vi dụ như tuần qua, giờ này, lúc này, ngày ấy, dạo nọ, tháng tới, mai đây v.v...

- Những danh ngữ có từ vốn biểu thị ý nghĩa không gian, chuyển nghĩa sang biểu thị thời gian. Dùng danh ngữ biểu thị sự phân cực về hướng thời gian ở những vị trí đối lập nhau, dùng để sắp xếp các thời đoạn, thời điểm theo một trật tự nhất định. Ví dụ trước kỳ thi, sau kỳ thi, trong tết, ngoài tết, trên 20 tuổi, dưới

20 tuổi, đầu kỳ thi, cuối kỳ thi v.v...

- Những từ quan hệ biểu thị khoảng cách giữa thời điểm xảy ra sự kiện với thời điểm nói. Ví dụ đến, tới, cho đến khi, mãi đến khi v.v...

- Những ngữ đoạn mở đầu bằng giới từ nêu rõ giới hạn(phạm vi) về thời gian của một tình huống như trong giây lát, vào những ngày cuối thu v.v...

- Ngoài ra để diễn đạt hàm ý về thời gian, hai thời điểm lệch nhau ở mức không đáng kể, thời điểm xảy ra sự kiện có thể nằm ở ngay trước hay liền sau thời điểm phát ngôn hay hai thời điểm xuất hiện đồng thời, tiếng Việt dùng các vị từ tình thái như vừa ...vừa, vừa mới, mới, liền, bèn, sắp, gần, trót, định, toan v.v...

Một phần của tài liệu Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng hàn ( so sánh với tiếng Việt ) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)