1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh)

286 870 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 286
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Các vị từ trạng thái không có tính đối lập biểu hiện dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” .... Theo ông, trong tiếng Việt có ba loại ý nghĩa “cực cấp”:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình tự nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ bất kỳ công trình nào của người khác

Tác giả luận án

PHẠM HÙNG DŨNG

Trang 4

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

1 Trong luận án có một số từ ngữ thường lặp lại được chúng tôi viết tắt như sau:

− Dấu /: Hoặc, hay

− Dấu →: Có nghĩa là, có thể chuyển thành, hay tương đương với

− Dấu ≠>: Không có nghĩa là, không thể chuyển thành

− Dấu *: Ngữ, câu không chấp nhận được

− PTCC: Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp”

− T: Vị từ trạng thái thang độ

− Tc: Vị từ trạng thái cực cấp

2 Trong phần nguồn gốc các cứ liệu trích dẫn, tên của các báo, tạp chí được viết tắt như sau:

− ANTG: An ninh thế giới

− ANTGCT: An ninh thế giới cuối tháng

− CA TP.HCM: Công an TP Hồ Chí Minh

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ (1.1): Thang độ màu đen theo hai cực đối lập 22

Sơ đồ (1.2): Thang độ “chiều cao” theo hai cực đối lập 35

Sơ đồ (1.3): Trục thang độ 38

Sơ đồ (1.4): Thang độ năng lực và thang nhiệt độ trong tiếng Anh 40

Sơ đồ (1.5): Thang độ dài có hai dải mức độ đối lập ngắn − dài 41

Sơ đồ (1.6): Thang độ dài có hai dải mức độ đối lập dài – ngắn và dải mức độ không ngắn cũng không dài 42

Sơ đồ (1.7): Thang độ dài có hai dải mức độ ngắn – dài và dải trung gian là chuẩn so sánh 43

Sơ đồ (1.8): Các dải mức độ ngắn – dài có thể xuất hiện trên trục thang độ 44

Sơ đồ (1.9): Các dải mức độ ngắn – dài so với chuẩn 45

Sơ đồ (1.10): Thang độ tính chất, trạng thái nhiệt độ/ vẻ đẹp 47

Sơ đồ (1.11): Thang độ tính chất, trạng thái thắng/ chín 49

Sơ đồ (1.12): Thang độ trạng thái kín 51

Sơ đồ (1.13): Thang độ trạng thái tâm lý, tình cảm theo hai cực đối lập 52

Sơ đồ (1.14): Thang độ trạng thái tâm lý, tính cảm 54

Sơ đồ (1.15): Thang độ màu sắc 56

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng (2.1): Vị từ trạng thái cực cấp biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” của vị từ trạng

thái thang độ 62 Bảng (2.2): Vị từ trạng thái cực cấp ràng buộc với vị từ trạng thái thang độ 65 Bảng (2.3): Tóm tắt các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong

tiếng Việt 111

Bảng (3.1): So sánh các đặc điểm tri nhận của thẳm và tít 103 Bảng (4.1): Tính từ tiếng Anh theo các tiêu chí của Quirk & al 172 Bảng (4.2): Tóm tắt các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp”

trong tiếng Anh 201

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình (3.1): Điểm nhìn không thể định vị được trong vật chứa có tính hình

khối 128 Hình (3.2): Điểm nhìn không thể định vị trong không gian tận chân trời 128 Hình (3.3): Điểm nhìn có thể định vị trong vật chứa có tính hình khối lớn

theo định hướng không gian phía trước mặt 133 Hình (3.4): Điểm nhìn định vị được ở trên cao 138 Hình (3.5): Điểm nhìn định vị được ở đường chân trời 138 Hình (3.6): Điểm nhìn định vị được ở đáy vật chứa có tính hình khối…… 139

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

QUY ƯỚC VIẾT TẮT 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5

MỤC LỤC 6

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Lịch sử vấn đề 4

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 17

6 Bố cục luận án 18

Chương 1: Ý NGHĨA “CỰC CẤP” VÀ VỊ TỪ TRẠNG THÁI GẮN VỚI Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT 20

1.1 Ý nghĩa “cực cấp” – khái niệm cơ sở của đề tài 20

1.2 Vị từ trạng thái tiếng Việt 27

1.2.1 Vị từ trạng thái thang độ 28

1.2.2 Vị từ trạng thái không thang độ 29

1.3 Thang độ trong tiếng Việt 34

1.4 Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” 38

1.5 Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian không phải là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” 49

1.6 Các vị từ trạng thái có tính đối lập không qua dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” 50

1.7 Các vị từ trạng thái không có tính đối lập biểu hiện dải trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp” 51

1.7.1 Các vị từ trạng thái biểu thị tâm lý, tình cảm 51

Trang 9

1.7.2 Các vị từ trạng thái chỉ màu sắc 54

1.8 Các vị từ không có tính đối lập vừa biểu thị trạng thái vừa biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” 57

1.9 Tiểu kết 58

Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC 60

2.1 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là từ 60

2.2 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn 64

2.2.1 Ngữ đoạn có vị từ trạng thái cực cấp với hình thức ràng buộc 64

2.2.2 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có yếu tố láy 73

2.2.3 Ngữ đoạn ghép hai ngữ đoạn có vị từ trạng thái cực cấp với hình thức ràng buộc 85

2.2.4 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có từ chỉ mức độ cực cấp 86

2.2.5 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có yếu tố tình thái 88

2.3 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là thành ngữ 90

2.3.1 Thành ngữ có yếu tố so sánh thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 91

2.3.2 Thành ngữ không có yếu tố so sánh thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 96

2.4 Các biện pháp tu từ thường dùng thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 103

2.4.1 Ẩn dụ 103

2.4.2 Nói quá 109

2.5 Tiểu kết 110

Chương 3: CÁC PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN TRI NHẬN 113

3.1 Bức tranh thế giới và ý nghĩa “cực cấp” 113

3.2 Các phạm trù tri nhận gắn với các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 114

3.3 Đặc điểm tri nhận của những phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 123

3.3.1 Đặc điểm tri nhận của phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là vị từ trạng thái cực cấp 127

Trang 10

3.3.2 Đặc điểm tri nhận của các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ

đoạn 143

3.4 Tiểu kết 166

Chương 4: SO SÁNH PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT VỚI CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH 168

4.1 Mở đầu 168

4.2 Những hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Anh 171

4.2.1 Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là từ 171

4.2.2 Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn 183

4.2.3 Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là thành ngữ 190

4.2.4 Biện pháp tu từ (ẩn dụ) thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 198

4.3 Đối chiếu các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt và tiếng Anh 201

4.4 Tiểu kết 207

KẾT LUẬN 208

TÀI LIỆU THAM KHẢO 212

PHỤ LỤC 225

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mỗi sự vật và hiện tượng (SV/ HT) đều có tính chất, trạng thái của nó, trong đó có những tính chất, trạng thái là bình thường, phổ biến, nhưng cũng có những tính chất, trạng thái vượt quá ngưỡng bình thường, phổ biến Tính chất, trạng thái vượt quá ngưỡng bình thường, phổ biến có thể nhận diện ở mức độ: mức độ thấp, mức độ cao hoặc ở mức độ cực cấp, trong đó cực cấp là mức độ mà hiện tượng vượt quá ngưỡng đạt đến mức tối đa Trên thế giới, ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện từ vựng và/ hoặc ngữ pháp thể hiện tính chất, trạng thái của SV/ HT ở mức độ cực cấp

Chúng tôi gọi đó là các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp”

Trong tiếng Việt có rất nhiều phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” khá độc đáo nhưng, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề

này một cách thấu đáo, có hệ thống Vì lẽ đó, luận án chọn đề tài Các

phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” (từ đây gọi tắt là PTCC) trong tiếng Việt của luận án sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về lí luận và thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ Luận án hệ thống hóa và khảo sát các PTCC trong tiếng Việt nhằm phân tích đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của chúng Qua đó luận án làm rõ một số khía cạnh về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, cũng như đặc điểm tri nhận của người Việt thể hiện qua cách dùng các phương tiện hữu quan Luận án phân tích cấu trúc, ý nghĩa tri nhận của các PTCC nhằm góp phần vào việc dạy học tiếng Việt nói chung và PTCC nói riêng trong nhà trường phổ thông Phần đối chiếu với tiếng Anh sẽ cho ta một bức tranh

Trang 12

đầy đủ về những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong lĩnh vực các PTCC Kết quả phân tích sẽ góp phần vào lĩnh vực dạy và học tiếng

Việt và tiếng Anh như những ngoại ngữ

3 Đối tượng nghiên cứu

Tuy ý nghĩa “cực cấp” là một phạm trù phổ quát nhưng các phương tiện thể hiện phạm trù này trong các ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau

Chẳng hạn, để thể hiện ý nghĩa “cực cấp”, tiếng Anh có các phương

tiện đã được ngữ pháp hóa (grammaticalized), ví dụ:

– tall → tallest (cao nhất)

– old → oldest (già/ cũ nhất)

hoặc:

– dangerous → most dangerous (nguy hiểm nhất)

– interesting → most interesting (lí thú nhất)

– proper → most proper (thích đáng nhất)

Bên cạnh đó, tiếng Anh còn dùng các trạng từ chỉ mức độ cực cấp như

extremly, ultra, fantastically, frightfully, v.v đặt trước các tính từ để thể

hiện ý nghĩa “cực cấp” của tính chất, như extremely/ fantastically big (cực lớn), frightfully big (hết sức lớn), v.v.; hoặc thể hiện bằng các tính từ, như

soggy (ướt mèm/ nhẹp/ sũng), freezing (lạnh cóng/ buốt), v.v

Tương tự, trong tiếng Pháp, người ta dùng trạng từ chỉ mức độ cao

nhất (plus) và thấp nhất (moins) có mạo từ xác định đứng trước như le/ la/

les plus/ moins hoặc các trạng từ như très, bien, fort, tout à fait,

extrêmement, v.v đặt trước tính từ để thể hiện ý nghĩa “cực cấp” Ví dụ:

– le plus grand (cao nhất);

– la moins gentille (xấu nhất);

– très ordonné (rất ngăn nắp);

Trang 13

– bien malade (rất nguy kịch); v.v

Giống như tiếng Anh, trong tiếng Pháp cũng có những đơn vị từ vựng

biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, như richissime (giàu cực kỳ), minime (nhỏ xíu), ultime (tối hậu), archicomble (đầy ắp/ đông nghẹt), extra–fort (cực

chắc), v.v

Trong tiếng Ý, ý nghĩa “cực cấp” có các cách diễn đạt:

a) thêm các hậu tố –issimo sau tính từ, chẳng hạn: candido (trắng) →

candidissimo (trắng như tuyết); stanco (mệt) → stanchissimo (mệt đừ);

vecchio (cũ) → vecchissimo (cũ mèm), v.v.;

b) đặt các trạng từ chỉ mức độ cực cấp (như molto/ assai (rất),

incredibilimente (cực kỳ), v.v.) trước tính từ, chẳng hạn: Michele è molto

simpatico (Michele rất xinh);

c) đặt các tiền tố arci–, stra–, super–, ultra–, extra–, sovra– trước tính

từ, như L’autobus era sovraffollato (Xe buýt đông nghẹt người);

d) lặp lại tính từ, ví dụ: Ho un cane piccolo piccolo (Tôi có con chó

nhỏ xíu)

e) thêm một tính từ cùng nghĩa với chức năng bổ nghĩa cho tính từ

chính, chẳng hạn: Sono stanco morto (Tôi mệt đừ) Era bagnato fradicio

(Nó ướt nhẹp) [110, tr 3]

Đối với tiếng Nhật, ý nghĩa “cực cấp” được tạo lập bằng hình vị cực

cấp độc lập (the independent superlative morpheme) ichiban hoặc mottomo (có ý nghĩa như –est, most trong tiếng Anh) đứng trước tính từ thang độ Ví

Trang 14

Khác với các ngôn ngữ trên, tiếng Việt chỉ dùng phương tiện từ vựng

để thể hiện ý nghĩa “cực cấp” Chúng có thể là từ hoặc ngữ, chẳng hạn: – từ: ắp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mạt, ngát, ngầu, ngất,

ngời, ngồng, meo, phờ, quánh, rộc, thẳm, thoắt, tít, tẹo, trĩu, ú, ù, xíu, v.v.;

ngữ: béo nục, béo núc, cao vót, dốt đặc, đầy ắp, đen thui, đen sì,

nghèo rớt, v.v ; cỏn con, cứng cựng, dửng dưng, héo hẹo, khít khịt, khô khốc, sát sạt, xốp xộp, v.v.; cỏn còn con, cứng cừng cựng, dửng dừng dưng, héo hèo hẹo, khít khìn khịt, khô không khốc, sạch sành sanh, sát sàn sạt, xốp xồm xộp, v.v.; béo nung béo nục, béo nung béo núc, đen thủi đen thui,

ốm nhom ốm nhách, xa tít xa tắp v.v.; béo như trâu trương, cao như núi, đen như cột nhà cháy, đẹp như tiên, nghèo rớt mồng tơi, dốt đặc cán mai,

v.v.; cực đẹp, tuyệt đẹp, cực kì đẹp, đẹp cực kì, chúa bướng, khó vô cùng,

vô cùng khó, sâu kinh khủng, tối cao, tối thượng, v.v

Đây là những PTCC thể hiện nhiều nét đặc trưng quan trọng của tiếng Việt Các PTCC rất đa dạng về cấu trúc và ý nghĩa Chẳng hạn, để thể hiện

ý nghĩa “cực cấp” của tính chất nghèo/ giàu, tiếng Việt có những PTCC, như: nghèo rớt, nghèo rớt ra, nghèo rướt, nghèo xơ nghèo xác, nghèo kiết

xác, nghèo lõ đít, nghèo rớt mồng tơi, v.v.; giàu sụ, giàu xộn, giàu nứt đố

đổ vách, giàu như Thạch Sùng, v.v Có thể thấy mỗi PTCC đều miêu tả,

nhận định biểu hiện sự tri nhận với những sắc thái biểu cảm khác nhau về

tính chất nghèo/ giàu Đặc điểm của các PTCC trong tiếng Việt xét trên

bình diện cấu trúc, ý nghĩa và qua lăng kính đối chiếu với các PTCC trong tiếng Anh chính là đối tượng nghiên cứu của luận án này

4 Lịch sử vấn đề

Như đã trình bày, ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt được thể hiện

bằng nhiều PTCC khác nhau, được các nhà ngôn ngữ học trong nước và ngoài nước lưu tâm, nhưng cho đến nay, các nhà Việt ngữ học chỉ trình bày

Trang 15

rải rác trong các công trình nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt ở nhiều góc độ khác nhau, và các ý tưởng khoa học này chỉ mang tính khái quát, gợi ý Có thể nói vấn đề này còn để ngỏ

4.1 Ngoài nước

Léopold Cadière (1957) đã phân tích ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt từ khá sớm Theo ông, trong tiếng Việt có ba loại ý nghĩa “cực cấp”:

1) cực cấp tương đối (superlatif relatif) là sự kết hợp của các đơn vị như

nhứt, nhứt hạng, hơn cả, hơn hết đứng sau các tính từ trong các hình thức

có so sánh như tốt nhứt/ nhứt hạng, giàu hơn cả/ hết, v.v.; 2) cực cấp tuyệt đối (superlatif absolu) là sự kết hợp của các đơn vị rất, quá, lắm, cực đứng trước hoặc sau các tính từ trong các hình thức rất/ cực đẹp, đẹp lắm/ quá,

v.v.; và 3) cực cấp vượt ngưỡng (superlatif excessif) là sự kết hợp với các yếu tố cực cấp tuyệt đối quá, lắm được mở rộng như quá đi, quá sức, quá

lẽ, hung lắm, dữ lắm, v.v đặt sau các tính từ để có các hình thức như tốt quá đi, tốt quá sức, tốt quá lẽ, tốt hung lắm, tốt dữ lắm, v.v [142, tr 42 –

43]

Với quan điểm tiếng Việt cũng có các phụ tố (affixes) giống như các

ngôn ngữ Ấn Âu, đó là tiền tố (prefixes) và hậu tố (suffixes), L.C

Thompson (1967) xem các hình thức: a) cỏn con, tẻo teo, cứng cựng, khét

khẹt, v.v.; b) sạch nhách, cụt ngút, v.v.; và c) cụt ngủn cụt nghỉu, thấp xủn thấp xỉu, xa lắc xa lơ, v.v là từ láy Về nghĩa, tác giả không coi chúng biểu

hiện ý nghĩa “cực cấp”, mà chỉ cho rằng các phụ tố láy, như cỏn (cỏn con),

tẻo (tẻo teo), cựng (cứng cựng), nhách (sạch nhách), ngút (cụt ngút), v.v

có ý nghĩa nhấn mạnh nghĩa của từ gốc và làm cho nghĩa của cả từ láy có

hình ảnh sinh động hơn Đồng thời tác giả cũng xem các ngữ đoạn như cụt

ngủn, thấp xủn, xa lắc, v.v vốn mang ý nghĩa nhấn mạnh nếu có hình thức

láy kiểu như cụt ngủn cụt nghỉu, thấp xủn thấp xỉu, xa lắc xa lơ, v.v thì

Trang 16

chúng có ý nghĩa tăng cường, gây cảm xúc mạnh hơn nữa [140, tr 139 – 175]

V.S Panfilov (1993) không đề cập rõ đến PTCC nhưng tác giả có cho

rằng hơi, khá, lắm, rất, quá, v.v trong các hình thức rất/ khá nặng, tối lắm,

v.v là “trạng từ mức độ biểu thị cường độ của các dấu hiệu và hoạt động như những tín hiệu ranh giới trong câu”, “chỉ được sử dụng ở vị trí trước

hay sau vị từ” và các đơn vị phức, bí tỉ, v.v trong thơm phức, say bí tỉ là

trạng từ nhấn mạnh có “tính hình tượng cao” [82, tr 279 – 283]

Gần đây, trong công trình Du superlatif en Vietnamien (Cực cấp trong

tiếng Việt), M Prévot (2004) cho rằng trong tiếng Việt có hai loại ý nghĩa

“cực cấp”, đó là cực cấp tương đối và cực cấp tuyệt đối Tác giả đã thống

kê 10 phương thức thể hiện hai loại ý nghĩa “cực cấp” Ý nghĩa “cực cấp”

tương đối được biểu thị bằng các đơn vị nhất, hơn hết, hơn cả trong các hình thức so sánh, như bén nhất, đẹp hơn hết, giỏi hơn cả, v.v Trên cơ sở

đối chiếu với tiếng Pháp, Marina Prévot đã phân tích đặc điểm hình thức của 9 phương thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” tuyệt đối Tác giả nhận xét đặc điểm ngữ pháp của những yếu tố bổ nghĩa trong các phương thức, kết

cấu và cũng nêu rõ từng loại ý nghĩa của các bổ tố là: mức độ (rất, lắm),

tăng cường sắc thái cảm thán (thật, quá), láy tăng cường (sết sệt, cứng

cựng, khỏe khỏe là, khổ khổ là, v.v.), láy nhấn mạnh (hớt ha hớt hải, lôi tha lôi thôi, ba khùng ba khịa, bù lem bù luốc, v.v.), miêu tả (đầy ắp, chua

lét, sáng lòa, rộng mênh mông, thấp lè tè, v.v.) [53, tr 61 – 85]. Do chỉ liệt

kê nên tác giả đã chưa phân tích rõ các PTCC Chẳng hạn, tác giả chưa nêu

rõ đặc điểm quan hệ giữa các PTCC, như: cóng và lạnh cóng; ắp và đầy ắp;

mênh mông và rộng mênh mông, lênh khênh và cao lênh khênh; cỏn con và cỏn còn con, sát sạt và sát sàn sạt, v.v Và tác giả cũng chưa đề cập đến

các PTCC, như: a) từ: ắp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mạt, ngát,

Trang 17

ngầu, ngất, ngời, ngồng, meo, phờ, quánh, rộc, thẳm, thoắt, tít, tẹo, trĩu, ú,

ù, xíu, v.v.; b) ngữ láy: mênh mông, lênh khênh, v.v.; c) thành ngữ: nghèo

rớt mồng tơi, dốt đặc cán mai, gan cóc tía, bé hạt tiêu, v.v.; d) và hiện

tượng dùng các biện pháp tu từ để biểu hiện ý nghĩa “cực cấp”, như rét cắt

da cắt thịt, thương đứt ruột, sợ tím mặt, v.v (ẩn dụ); hay buồn chết đi được, mệt thấy ông bà ông vải, v.v (nói quá).

4.2 Trong nước

Có thể thấy, các nhà nghiên cứu nước ngoài có những nhận định về các PTCC trong tiếng Việt nhưng những ý kiến này có tính khái quát, sơ lược, chưa đầy đủ Tương tự, ở trong nước, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến các PTCC nhưng với những ý kiến khá tổng quát, tựu trung là: a) thống kê, nhận định mang tính gợi ý về một hay nhiều PTCC hay các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp”; b) bàn đến các hình thức vốn là PTCC nhưng không xác định ý nghĩa “cực cấp”

4.2.1 Những phân tích các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và xác định ý nghĩa “cực cấp”

Trương Vĩnh Ký (1883) là người trong nước đầu tiên đề cập đến ý

nghĩa “cực cấp” của các hình thức trắng bóc, đen thui, đỏ lòm, v.v và các thành ngữ so sánh như đẹp như tiên, xấu như ma, đỏ như son, v.v Ông đã

thống kê 560 đơn vị có cấu trúc như hai hình thức trên, và tác giả chỉ dừng lại ở đó [144, tr 114 – 132]

Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm Duy Khiêm (1954) xem xét

nhiều hơn các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và có xác định ý nghĩa “cực cấp” nhưng gọi là “trạng thái tối cao” [88, tr 85]

Trước hết, đối với hình thức như cỏn con, dửng dưng, phau phau,

thênh thang, phăng phắc, vằng vặc, thoăn thoắt, v.v các tác giả gọi là “tĩnh

từ ghép” và xác định chỉ là “nghĩa mạnh thêm” “do một tiếng trạng từ nói

Trang 18

lắp lại” tĩnh từ gốc [88, tr 82] Đối với những hình thức thể hiện như buồn

tênh, cũ rích, lạnh ngắt, vắng teo, trong veo, đỏ lòm, v.v., các tác giả quan

tâm về mặt ngữ pháp, không xét về mặt ý nghĩa và xác định tênh, rích,

ngắt, teo, veo, lòm, v.v là đơn vị không có nghĩa, chúng chỉ là “trạng từ

đơn chỉ thể cách” có tính ràng buộc đối với tĩnh từ đứng trước nó Các tác giả nói rằng các trạng từ đơn này “chỉ dùng riêng được với mấy tiếng tĩnh

từ Dùng lẻ một mình, thì những tiếng trạng từ ấy không có nghĩa gì cả” [88, tr 102]

Đặc biệt khi bàn về các “đẳng cấp nghĩa tiếng tĩnh từ” (tức vị từ chỉ tính chất, trạng thái nghĩa thang độ – PHD), các tác giả xác định ý nghĩa

“cực cấp” là “chỉ cái phẩm hay cái trạng tối cao, không có sự so sánh với vật khác, hoặc tuyệt đối trong sự so sánh với vật khác” và phân biệt rõ

trong hai trường hợp gọi là: tuyệt đối tối cao đẳng cấp và tỉ hiệu tối cao

đẳng cấp “Tuyệt đối tối cao đẳng cấp chỉ đẳng cấp rất cao, không có ý

nghĩa so sánh gì cả” là các ngữ có trạng từ được đánh dấu phía trước tĩnh từ

như cực, chí, tối, đại, v.v trong cực giỏi, chí thiện, tối linh, đại tài, v.v hoặc phía sau tĩnh từ như hay vô cùng, nhiều vô số, v.v và đồng thời coi

lắm, rất, quá cũng có ý nghĩa như vậy mà chưa phân biệt lắm, rất, quá là

các hình thức đánh dấu mức độ cao “Tỉ hiệu tối cao đẳng cấp chỉ cái bậc hơn nhất hay kém nhất của một người hay một vật trong sự so sánh” của một tập hợp, nghĩa là trong đó nếu tính chất, trạng thái của SVHT ở “bậc

tối cao thì có những tiếng nhất, hơn cả, hơn hết cả, v.v đứng sau tiếng tĩnh từ” và nếu ở “bậc tối thấp, thì có những tiếng bét, kém nhất, kém hơn cả,

v.v đứng sau tiếng tĩnh từ” [88, tr 84 – 86] Sự phân biệt này chính là dựa theo cách phân loại hai mức độ cực cấp (superlative degree), đó là cực cấp tương đối (relative superlative) và cực cấp tuyệt đối (absolute superlative)

trong các ngôn ngữ Ấn Âu

Trang 19

Hồ Lê (1976), khi đề cập đến các hình thức cũ rích, đầy ắp, trắng hếu,

v.v., tác giả không xác định đây là PTCC mà định danh chúng với ý nghĩa tương tự là “từ ghép biểu thị mức độ hết sức cao kèm theo sắc thái biểu cảm” Theo đó, với quan điểm “trong tiếng Việt nguyên vị là đơn vị ngữ pháp cơ sở, từ đó tạo ra từ đơn, từ tố; rồi từ tố lại tạo ra từ ghép, v.v.”, tác

giả coi các đơn vị au, ắp, bóc, bươm, cộp, củn, choang, choèn, chót, hếu,

hiu, hoảnh, hoắc, hoắm, hoắt, hoe, khấc, lè, lốp, lự, mèm, muốt, múp, trịch, vánh, xóa, xợt, v.v là các “nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lấp láy”

[40, tr 126 – 154] Chúng được ghép với nguyên vị thực theo mẫu “nguyên

vị thực + nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lắp láy” tạo hình thức diễn

đạt kiểu như cũ rích, đầy ắp, trắng hếu, v.v để “biểu thị mức độ hết sức cao của tính chất cũ, đồng thời cũng biểu thị một sắc thái tình cảm nhất

định” [40, tr 342 – 344]

Nguyễn Văn Tu (1978) coi các hình thức trắng nõn, ngọt lịm, v.v

gồm có từ tố nghĩa chính là trắng, ngọt còn từ tố sau nó là tính từ bổ nghĩa nói lên tính chất của trắng, của ngọt là tính từ ghép bổ nghĩa theo dạng

“tính – tính” [80, tr 36 – 64] Từ đó tác giả chia nghĩa bổ sung của từ tố thành các loại: nghĩa phân biệt, nghĩa chức năng, nghĩa phân bố, v.v Các nghĩa bổ sung này chỉ nhằm “tăng thêm nghĩa cho từ hoặc giảm nghĩa đi hoặc cả hai từ tố bổ sung cho lẫn nhau tạo thành nghĩa của từ” Vì thế các

hình thức trắng xóa, trắng tinh, trắng ởn, trắng toát, v.v có nghĩa phân biệt Bởi vì các từ này đều có cùng từ tố trắng mà nghĩa khác nhau nhờ các

từ tố xóa, ởn, tinh, toát, v.v [80, tr 113 – 114] Bên cạnh đó, tác giả coi các hình thức đẹp như tiên, lành như bụt, dai như đỉa đói, nhanh như cắt, hôi

như cú, chắc như đanh đóng cột, v.v chỉ là những quán ngữ so sánh và có

hai loại: loại có từ như (đau như cắt, đẹp như tiên, v.v.) và loại không có từ

như (dốt đặc cán mai, nghèo rớt mồng tơi, v.v.) Những quán ngữ này chỉ

Trang 20

có ý nghĩa “gợi hình ảnh rất sinh động” mà thôi [80, tr 186] Tuy nhiên,

khi phân tích cấu trúc các ngữ láy ba như khít khìn khịt, sát sàn sạt, v.v tác giả đã xác định được “nghĩa tuyệt đối”, nhưng các hình thức như bé tí tẹo

tèo teo, thơm phưng phức, v.v lại chỉ có “ý nghĩa cao hơn” [80, tr 74 –

75] Quả thật, tác giả phân tích nhiều hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” nhưng chỉ nhìn nhận một hình thức có ý nghĩa “cực cấp”, đó là từ ghép láy ba

Đái Xuân Ninh (1978) quan niệm các đơn vị như ngắt, nhách, tênh,

tanh, ngầu, v.v là các hình vị hạn chế, chỉ xuất hiện một lần, như dai nhách, hoặc xuất hiện ràng buộc trong một số trường hợp nhất định, như

xanh ngắt, lạnh ngắt, tím ngắt, nhẹ tênh, lạnh tanh, vắng tanh, đỏ ngầu, đục ngầu, v.v [14, tr 12 – 18] và được coi là tính từ đã xác định, không thể

kèm theo bổ tố mức độ rất, cực, cực kì, hơi, v.v [14, tr 87] Đồng thời,

cực, cực kì, v.v là bổ tố “đặt trước tính từ để chỉ mức cao nhất của trạng

thái”, “coi như không thể hơn được nữa”, tức mang ý nghĩa “cực cấp” [14,

tr 136] Đối với các ngữ láy như phênh phếch, lênh khênh, lè tè, lòm lòm, v.v trong các hình thức bạc phênh phếch, cao lênh khênh, thấp lè tè, đỏ

lòm lòm, v.v tác giả xem đó là cụm tính từ miêu tả có hình thức tăng cường

nhấn mạnh về mặt nghĩa [14, tr 266] Ngoài ra, đối với ngữ láy ba, tác giả

gọi là hình thức láy nhiều tầng, “hình thức láy lại càng dài thì ý nghĩa của

nó càng được nhấn mạnh” [14, tr 199] Có thể thấy, tác giả nêu những hình thức diễn đạt có liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và cho rằng các hình thức diễn đạt này thể hiện ý nghĩa tăng cường hoặc nhấn mạnh để “chỉ mức cao

nhất của trạng thái”, “coi như không thể hơn được nữa”

Lê Cận – Phan Thiều (1983) cũng như Ủy Ban Khoa Học Xã Hội (1983) gọi các hình thức rộng thênh thang, đẹp lộng lẫy, hết sức giỏi/ giỏi

hết sức, v.v là tính ngữ có các phụ tố thênh thang, lộng lẫy, v.v với tác

Trang 21

dụng miêu tả vừa sắc thái vừa mức độ tuyệt đối của tính chất Các phụ từ dùng làm phụ tố loại này như hết sức, vô cùng, cực kỳ, v.v có thể đặt trước

hoặc sau tính ngữ [47, tr 151], [98, tr 147 – 151]

Cao Xuân Hạo (1998) xác định: “Các yếu tố ràng buộc tuyệt đối còn

xuất hiện sau một số vị từ làm thành những tổ hợp có mô hình trọng âm

[01] như say mèm, sáng trưng, đỏ lòm, hôi rình, đắng nghét, v.v Đó là những trạng ngữ chỉ mức tối cao (superlatif) của các tính/ vị từ đi trước,

kèm thêm một sắc thái biểu cảm nhất định và/ hay một ý nghĩa ấn tượng”

Có thể nói, tác giả đã nói đến ý nghĩa “cực cấp” được thể hiện trong hình

thức say mèm, sáng trưng, đỏ lòm, hôi rình, đắng nghét, v.v Tác giả giải

thích ý nghĩa “cực cấp” của các hình thức này theo mẫu: “A đến nỗi/ đến

mức B” như trong đau điếng, mệt nhoài, béo núc, phục lăn, ngọt lịm hoặc

là “A đến nỗi như thể (bị) B” như trong đen thui, tròn vo, giống đúc, uớt

đầm, lép kẹp” [4, tr 201 – 202] Đồng thời tác giả cũng đồng tình với ý

kiến của Trương Vĩnh Ký khẳng định các thành ngữ so sánh kiểu như chậm

như rùa, đỏ như son, v.v biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” [4, tr 439] Về sau,

tác giả cho rằng các đơn vị như chí, chúa, cực, lắm, quá, tối, v.v biểu hiện

ý nghĩa “cực cấp” [5, tr 86 – 87] và các đơn vị như au, ắp, bóc, thui, lòm,

v.v là vị từ trạng thái “bao giờ cũng hàm nét nghĩa tuyệt đối” [6, tr 66]

Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1998) xem các hình thức

xanh lè, xanh um, xanh lơ, xanh biếc, xanh lục, xanh rì, xa tắp, xa tít, thẳng

đơ, thẳng đuột, thẳng tắp, thẳng tuốt, sưng vếu, sưng vù, sưng húp, sưng mọng, v.v là từ ghép chính phụ sắc thái hóa, “trong đó từ tố phụ có tác

dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho toàn từ ghép này khác với từ tố chính khi từ tố chính hoạt động một mình như từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa” “Thành tố phụ ở từ ghép sắc thái hóa, có thể rõ nghĩa, phai nghĩa,

Trang 22

không có nghĩa…” [11, tr 50] Từ đó các tác giả xác định những hình thức

này là tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối [11, tr 103]

4.2.2 Những phân tích các hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” nhưng không xác định ý nghĩa “cực cấp”

Phan Khôi (1954) có khái quát đặc điểm cấu trúc của một, hai hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” nhưng không khẳng định ý nghĩa “cực

cấp” Do quan niệm từ (ông gọi là thành từ [84, tr 61]) là một đơn vị hoàn

chỉnh gồm hai loại: từ có tiếng đệm và từ không có tiếng đệm, trong đó

“Tiếng đệm là những tiếng tự nó không có nghĩa, đệm sau một từ căn hay

đệm cho nhau để nảy ra nghĩa”, nên tác giả xem các tiếng như dờn, dượi,

khè, hoe, hỉm, ngắt, rợi, um, v.v trong các hình thức như xanh dờn, buồn

dượi, vàng khè, vàng hoe, ấm hỉm, vắng ngắt, mát rợi, xanh um, v.v và

các tiếng láy trong hình thức như sành sanh (sạch sành sanh), khòe khoe

(khỏe khòe khoe), dửng dừng (dửng dừng dưng), v.v là tiếng đệm có chức

năng “phó từ làm lọn nghĩa cho từ căn đi kèm theo” và phân biệt nghĩa của các từ cùng từ căn như xanh rì, xanh um, xanh dờn, xanh ngắt, v.v [84, tr

59 – 74]

Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê (1963) xem các trạng từ1 như

nhẹ, đỏ, sạch, khít, v.v chỉ diễn đạt một ý đơn giản là nhẹ, đỏ, sạch, khít,

v.v.; và các từ kép, như nhẹ nhàng, nhẹ nhẻ nhè diễn đạt diễn tả ý nhẹ của trạng từ nhẹ; hay khập khà khập khiễng cũng diễn tả ý khiễng của trạng từ

khiễng, v.v Chính vì thế, các tác giả cho rằng ngữ láy chỉ tính chất, trạng

thái là từ kép do sự điệp âm, điệp từ mà ra và chỉ diễn đạt nghĩa mạnh hơn

của từ đơn gốc, như xốp xộp (xốp lắm), khít khịt (khít lắm), sết sệt (sệt lắm), v.v hoặc diễn đạt nghĩa nhẹ hơn của từ đơn gốc, như xôm xốp (hơi xốp),

khin khít (hơi khít), sền sệt, (hơi sệt), v.v [94, tr 61 – 95] Đặc biệt, đối với

1 Dựa vào tính chất động và tĩnh, hai ông gọi các từ đơn chỉ hành động, tính chất, trạng thái là trạng từ ( Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê 1963: 119 – 182)

Trang 23

các hình thức do hai từ đơn trở lên ghép với nhau chỉ một sự vật hay sự trạng được các tác giả khẳng định là ngữ Các hình thức diễn đạt kiểu như

đỏ ối, đỏ bừng, tái mét, đông nghịt, v.v có hai yếu tố: trạng từ chính (đỏ, tái, đông, v.v.) và hình dung từ (ối, bừng, mét, nghịt, v.v.) bổ nghĩa cho

trạng từ chính, “kết hợp với nhau chặt chẽ gần như là một ngữ” [94, tr 244 – 257] Đây là sự khẳng định về cấu trúc của một ngữ thể hiện ý nghĩa “cực cấp” nhưng các tác giả chưa nói đến ý nghĩa “cực cấp” của chúng

Lê Văn Lý (1972) cũng phát biểu rằng trong tiếng Việt có cách so

sánh bậc hơn nhất của tĩnh từ như Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm Duy Khiêm đã đề cập và khi nói về ý nghĩa của tĩnh từ như giàu trong các hình

thức diễn đạt như “Nó thật giàu; Nó thiệt giàu; Nó giàu ghê; Nó giàu vô

kể; Nó giàu quá sức; Nó giàu hơn ai hết; Nó giàu không thể tả được; v.v”

[48, tr 194 – 195] tác giả chỉ xem đó là những hình thức để nhấn mạnh mà

thôi

Nhìn từ góc độ từ nguyên, Nguyễn Tài Cẩn (1981) coi các hình thức

kiểu như xanh lè, trắng bệch, thơm phức, v.v là từ ghép phụ nghĩa thỉnh

thoảng cũng có hiện tượng mất nghĩa ở từ phụ nhưng không nhiều Vì theo

tác giả “có lẽ xanh lè, trắng bệch, thơm phức trước kia cũng có thời kì được nhận thức như thuộc kiểu láy nghĩa: Lè ở một vùng Mường Ngọc – Lặc (Thanh Hóa) có nghĩa là xanh Bệch vốn bắt nguồn từ yếu tố bạch (=trắng) gốc Hán – Việt Phức trong tiếng Hán – Việt cũng có nghĩa là thơm” [70,

tr 94] Và tác giả không bàn đến ý nghĩa “cực cấp” của các hình thức này

Nguyễn Kim Thản (1981) khẳng định các “hình thức: đẹp như tiên,

đỏ như gấc, đen như củ súng, v.v chỉ là cụm tính từ có bổ ngữ gián tiếp sau

tính từ có tác dụng so sánh” [59, tr 83 – 85] Ông không xác định ý nghĩa

“cực cấp” hay tuyệt đối của các hình thức so sánh này như Hoàng Phê về sau có đặt vấn đề: “Và phải chăng cũng chính vì vậy mà khi cần so sánh

Trang 24

làm nổi bật một mức độ nào đó, thì thường là so sánh với một mức độ thậm chí càng cao hơn, một mức độ cao tuyệt đối hoặc lí tưởng kiểu như, trong

tiếng Việt: đẹp như tiên, vàng như nghệ, lạnh như băng giá ?” [31, tr 52] Tác giả chỉ xác định “các hình thức chắc nịch, xanh ngắt, xanh lè, trắng

lốp, nặng trịch, đông nghịt, v.v và một số hình thức mà từ tố giả bao giờ

cũng có hình thức láy như sáng vằng vặc, trần trùng trục,v.v là tính từ ở

cấp tuyệt đối” [59, tr 270]

Đỗ Hữu Châu (1981) coi “xanh lè, xanh om, xanh rì, thẳng đuột,

thẳng đơ, thẳng tắp, sưng vù, sưng vếu, v.v là từ ghép một chiều có lè, om,

rì, đuột, đơ, tắp, vếu, v.v là các hình vị phân nghĩa và xanh, thẳng, sưng, tròn, v.v là hình vị chỉ loại lớn” “Các từ ghép phân nghĩa này có tác dụng sắc thái hóa các hình vị chỉ loại lớn” và các hình vị phân nghĩa thường mất nghĩa vì theo “phân tích từ nguyên cho thấy ít nhiều chúng đồng nghĩa hoặc liên quan về ngữ nghĩa với ý nghĩa của hình vị chỉ loại lớn” Từ đó tác giả khẳng định “các ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng

nghĩa một cách hiển nhiên với từ sẵn có” [21, tr 48 – 68], như: thẳng ruột

ngựa đồng nghĩa với thẳng; chậm như rùa đồng nghĩa với chậm; yếu như sên đồng nghĩa với yếu; dai như chão, dai như đĩa đói, dai như chó nhai giẻ

rách đồng nghĩa với dai; v.v

Cù Đình Tú (1983), trên phương diện phong cách học, xác định đặc

điểm cấu trúc các hình thức ngon ơ, mốc thếch, trắng dã, v.v là khẩu ngữ

có “yếu tố 2 thêm vào vốn không có nghĩa đứng riêng, vốn không phải là

một từ độc lập nhưng khi thêm vào thì làm cho đơn vị mới trở thành từ

khẩu ngữ, mang tính miêu tả cụ thể, sắc thái biểu cảm âm tính” [9, tr 134]

Hoàng Văn Hành (1991) nhận thấy “các đơn vị như au, ngắt, lè, v.v

là những đơn vị từ vựng biểu thị thuộc tính của thuộc tính, (…) chuyên làm chức năng phụ nghĩa bậc hai”, diễn đạt “mức độ cao” với “hai nét nghĩa là:

Trang 25

với một vẻ nào đó, gây một cảm giác nhất định tùy theo sự bình giá của

người nói” như (đỏ) au “là (đỏ) ở mức độ cao, với vẻ tươi, nhìn thấy thích mắt” Từ đó tác giả kết luận các đơn vị như au, ngắt, lè, v.v là từ vì chúng

“có hai đặc trưng cơ bản và tổng quát là: a) chúng có tính độc lập tương đối

về hình thái – cú pháp; b) chúng có cơ cấu nghĩa riêng” Đồng thời tác giả

cũng coi những thành ngữ so sánh kiểu như chậm như rùa, khỏe như vâm, v.v cũng biểu hiện ý nghĩa mức độ cao [36, tr 106 – 108] Có thể thấy

Hoàng Văn Hành xác định các hình thức: a) từ, như au, ngắt, lè, v.v.; b) ngữ cố định, như đỏ au, xanh ngắt, xanh lè, v.v.; chậm như rùa, khỏe như

vâm, v.v chỉ biểu thị mức độ cao

Đào Thản (1998) có bàn đến các PTCC, như: cực điểm, cực độ, cực

kì, cùng cực, cực, v.v.; vô kể, vô cùng, vô hạn độ, tột bậc, tột cùng, tột độ; trứ danh, tuyệt vời, tuyệt tác, tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt, v.v.; hết sức, hết

cỡ, hết xảy, chúa, v.v nhưng tác giả lại cho rằng đây là “những từ ngữ vốn

đã mang sẵn ý nghĩa phóng đại”, “tương đương như các phó từ chỉ mức độ” được dùng để “thể hiện sự phóng đại trong lời nói” Và tác giả coi các cách

miêu tả buồn nẫu ruột, thương/ tiếc đứt ruột, tức lộn ruột, giận sôi gan, mệt

đứt hơi, sợ hết hồn, đói rã họng, v.v là những “đặc ngữ, quán ngữ” biểu

hiện “ý nghĩa phóng đại luôn luôn xuất phát từ cách nhìn và sự đánh giá

chủ quan của người nói” [16, tr 154 – 155]

Gần đây Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2002), trong luận án tiến sĩ, đã

nghiên cứu “Đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của các vị từ có yếu tố đứng

sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt” như nhắm nghiền, im thít, cấm

tiệt, lăn đùng, xanh lè, đỏ au, chán phèo, chát sì, mỏng lét, nhẹ tênh, nặng trịch, nhẹ tênh, sáng choang, to kếch, đầy phè, vàng ệch, đắng nghét, thẳng đuột, tối hù, nhám sì, hôi rình, tẻ ngắt, đói ngấu, sâu hoắm, v.v Chúng tôi

nhận thấy, mặc dù có đề cập đến các yếu tố biểu thị mức độ cao như ắp, au,

Trang 26

hoắm, thẳm, v.v nhưng tác giả không đề cập đến hình thức độc lập biểu thị

mức độ “cực cấp” của chúng trong phát ngôn Ví dụ: Cánh đồng nào cũng

ắp nước [30, tr 15] Non cao núi thẳm Vì chỉ nghiên cứu các yếu tố “đứng

sau” nên tác giả cũng không đề cập đến các hình thức diễn đạt khác như: hình thức diễn đạt có kết hợp với từ biểu thị dải mức độ cực cấp chỉ đứng

trước hoặc có thể đứng trước hay đứng sau vị từ trạng thái, như chúa, cực,

đại, siêu, tối, tuyệt, v.v.; những thành ngữ như cao như núi, buồn như cha chết, nghèo rớt mồng tơi, gan cóc tía, mặt chai mày đá, v.v.; những hình

thức diễn đạt có kết hợp với những yếu tố láy như đầy ăm ắp, đông nghìn

nghịt, xa lăng lắc, v.v.; hay những ngữ láy, như khít khịt, sát sạt, sạch sành sanh, cứng cừng cựng, xa tít xa tắp, chán ngắt chán ngơ, v.v

Lược qua các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy có hai hướng tiếp cận liên quan đến đề tài luận án: (1) tiếng Việt có các PTCC; và (2) tiếng Việt

có các hình thức thể hiện ý nghĩa mức độ cao Theo hướng tiếp cận (1), các tác giả xác định tiếng Việt có PTCC và phân ra hai loại cực cấp, đó là cực cấp tương đối và cực cấp tuyệt đối như các ngôn ngữ Ấn Âu Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu chỉ dừng lại ở việc liệt kê các hình thức mà thôi Theo hướng tiếp cận (2), các tác giả không xem tiếng Việt có PTCC hay ít ra là không trực tiếp bàn đến vấn đề này Các tác giả cho rằng những biểu thức

như đẹp nhất, xấu nhất, tốt nhất, v.v chỉ là so sánh tuyệt đối hoặc những biểu thức như cực/ cực kì đẹp, cao tột cùng, xấu vô cùng, v.v biểu hiện ý nghĩa nhấn mạnh Còn những biểu thức khác như: a) từ ghép chính phụ đen

thui, bạc phếch, xanh lè, thẳng đơ, xa tít, v.v.; b) các ngữ từ láy khít khịt, xốp xộp, sát sạt, sạch sành sanh, tất tần tật, v.v.; c) các thành ngữ so sánh đẹp như tiên, chậm như rùa, đen như củ súng, đỏ như gấc, v.v.; d) các hình

thức thể hiện mang tính thành ngữ tiếc/ thương đứt ruột, đau xé lòng, v.v

các tác giả cho rằng chúng chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh và sắc thái hóa

Trang 27

Rõ ràng để thể hiện ý nghĩa “cực cấp”, tiếng Việt có một hệ thống PTCC là từ và ngữ rất phong phú, đa dạng nhưng chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu trước đây, chúng tôi đặt mục tiêu phân tích đầy đủ và toàn diện hơn các PTCC trong tiếng Việt Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tư liệu và những ý tưởng gợi ý quý giá, tạo cơ sở thuận lợi để chúng tôi giải quyết vấn đề mà luận án đặt ra.

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Những phương pháp nghiên cứu này được sử dụng phối hợp linh hoạt

5 1.1 Phương pháp miêu tả

Đây là phương pháp chủ yếu, được thực hiện xuyên suốt trong luận án Chúng tôi miêu tả đặc điểm của các PTCC trên bình diện cấu trúc và ý nghĩa tri nhận Trong phạm vi miêu tả, luận án sử dụng các thủ pháp đối lập giữa các PTCC khác nhau để chỉ ra đặc điểm riêng của từng PTCC

5.1.2 Phương pháp thống kê

Một số phép tính cơ bản trong phương pháp thống kê cũng được sử dụng để tính tỉ lệ phần trăm của các cứ liệu thu thập được Dựa trên số liệu thống kê, chúng tôi có thể phân tích một số khía cạnh, góp phần làm rõ đặc điểm sử dụng các PTCC trong tiếng Việt

5.1.3 Phương pháp đối chiếu

Phương pháp này dùng để đối chiếu các PTCC của tiếng Việt với những PTCC tương đương trong tiếng Anh Mục đích của phương pháp này

là làm rõ đặc điểm, sự đa dạng của PTCC trong mỗi ngôn ngữ, và qua đó làm rõ hơn đặc điểm của PTCC trong ngôn ngữ cần miêu tả là tiếng Việt để

Trang 28

góp phần nâng cao hiệu quả của lĩnh vực dạy học tiếng Việt và tiếng Anh như những ngoại ngữ

5.2 Nguồn ngữ liệu

Các PTCC được khảo sát trên cứ liệu khẩu ngữ trong giao tiếp hằng ngày, cứ liệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, văn bản văn

chương (chủ yếu từ đầu thế kỉ XX), các từ điển thông dụng như Từ điển

tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ

biên), Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực) Trong phần tiếng Anh, chúng

tôi khảo sát cứ liệu trong: khẩu ngữ thông dụng, công trình của các nhà

nghiên cứu Anh ngữ và các từ điển như Cambridge Advanced Learner’s

Dictionary, Cambridge Idioms Dictionary, Longman Language Activator, Longman Exams Dictionary, Oxford Learner’s Thesaurus, Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Orford Dictionary of English Idioms.

6 Bố cục luận án

Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận án có 4 chương:

Chương 1: Ý nghĩa “cực cấp” và vị từ trạng thái gắn với ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt

Chương này nêu khái niệm ý nghĩa “cực cấp” và mô tả các vị từ trạng thái thang độ gắn với ý nghĩa “cực cấp”

Chương 2: Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc

Chương này mô tả đặc điểm cấu tạo của các PTCC trong tiếng Việt Chương 3: Các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt xét trên bình diện tri nhận

Chương này mô tả đặc điểm ý nghĩa tri nhận của các PTCC trong tiếng

Việt

Trang 29

Chương 4: So sánh phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt với các hình thức tương đương trong tiếng Anh

Chương này mô tả đặc điểm cấu tạo của các PTCC trong tiếng Anh và đối chiếu chúng với các PTCC trong tiếng Việt để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ

Phần cuối của luận án có: Công trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài (6 bài báo); Danh mục các Tài liệu tham khảo gồm: 100 tài liệu tiếng Việt, 40 tài liệu tiếng Anh và 3 tài liệu tiếng Pháp; Nguồn gốc các cứ liệu trích dẫn; và 5 Phụ lục liệt kê các PTCC trong tiếng Việt và PTCC là thành ngữ trong tiếng Anh mà chúng tôi thu thập được

Trang 30

Chương 1: Ý NGHĨA “CỰC CẤP” VÀ VỊ TỪ TRẠNG THÁI GẮN VỚI Ý NGHĨA “CỰC CẤP” TRONG TIẾNG VIỆT 1.1 Ý nghĩa “cực cấp” – khái niệm cơ sở của đề tài

Như đã biết, mọi SV/ HT bao giờ cũng tồn tại bằng cách thức của nó với các mối liên hệ trong thế giới bên ngoài Cách thức tồn tại của SV/ HT được thể hiện qua hành động, quá trình, trạng thái, quan hệ, tư thế, v.v Cách thức tồn tại này được tri nhận theo lăng kính chủ quan của người phát

ngôn bằng một sự tình (a state of affairs) Để diễn đạt sự tình, tiếng Việt

dùng các vị từ, bởi “chức năng cơ bản của vị từ là làm thành hoặc là cấu tạo những ngữ đoạn phản ánh nội dung của những sự thể” [75, tr 57] Và theo

ý nghĩa của nó, với tiêu chí [± động] và [± chủ ý], các nhà nghiên cứu phân

ra các loại vị từ thực (đối lập với vị từ tình thái), gồm có: vị từ hành động,

vị từ quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái (cf Cao Xuân Hạo (chủ biên) 2005) Trong đó, vị từ hành động, quá trình, tư thế không thể “đánh dấu”

các mức độ (degree) như hơi, khá, lắm, quá, rất, v.v Tiếng Việt không thể

có những phát ngôn:

(1) a * Anh ấy hơi (khá/ quá/ rất, v.v.) làm việc lúc 7 giờ

b * Gió hơi (khá/ quá/ rất, v.v.) thổi

c * Anh ấy hơi (khá/ quá/ rất, v.v.) nằm trên giường

d * Anh ấy hơi (khá/ quá/ rất, v.v.) định đánh em

Vị từ trạng thái biểu thị tính chất, tình trạng của SV/ HT Căn cứ tiêu chí [± thường tồn] của tính chất, trạng thái, các nhà nghiên cứu phân vị từ

trạng thái thành các loại: vị từ tính khí, như ác, bướng, dại, gan, hiền,

ngoan, v.v ; vị từ tâm trạng, như bận, cáu, chăm, dỗi, khoái, ghét, thích,

thương, yêu, v.v.; vị từ thể trạng, như béo, còm, đau, khỏe, mập, yếu, v.v.;

vị từ vật trạng, như cao, dẻo, đặc, đỏ, hôi, ngắn, rắn, sắc, v.v [6, tr 40 –

41] Khác với các nhóm vị từ hành động, quá trình, tư thế, các vị từ trạng

Trang 31

thái có thể có các hình thức “đánh dấu” ở các mức độ Bởi lẽ SV/ HT vô cùng phong phú, đa dạng SV/ HT thuộc cùng một loại nhưng tính chất, trạng thái lại khác nhau, hoặc có cùng tính chất, trạng thái nhưng mức độ

cũng không giống nhau Ví dụ:

(2) a Anh ấy có nước da đen

b Anh ấy có nước da đen đen/ hơi đen

c Anh ấy có nước da rất/ quá đen

d Anh ấy có nước da đen quá/ lắm

e Anh ấy có nước da cực kì đen/ đen cực kì

f Anh ấy có nước da vô cùng đen/ đen vô cùng

g Anh ấy có nước da đen thui

h Anh ấy có nước da đen như cột nhà cháy v.v

Các phát ngôn trên có nội dung giống nhau là cùng biểu hiện một

thông tin về màu đen của da nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm và nhận định, đánh giá Nghĩa là tính chất đen được phản ánh ở nhiều mức độ khác

nhau, từ mức độ thấp đến mức độ cao và nhiều sắc thái khác nhau thông qua sự cảm nhận, nhận định của người phản ánh Trong (2a) tính chất đen

được nhận định ở mức độ bình thường, trung tính Trong (2b) tính chất đen được nhận định và miêu tả ở mức độ thấp Trong (2c) và (2d), tính chất đen được miêu tả ở mức độ cao Còn (2e), (2f), (2g), (2h) tính chất đen được

miêu tả ở mức độ “cực cấp” khác nhau về cách diễn đạt và tạo nên những

sắc thái khác nhau Nếu biểu diễn tính chất đen trên một trục thang độ mà

đen ở mức bình thường thì các tính chất đen có xu hướng tăng hoặc giảm

về hai cực đối lập theo sơ đồ (1.1) như sau:

Trang 32

Sơ đồ (1.1): Thang độ màu đen theo hai cực đối lập

Có thể thấy tính chất, trạng thái có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ bình thường đến mức độ thấp, mức độ cao và có thể đến “cực

cấp” “Cực cấp” trong tiếng Anh gọi là superlative Superlative là vượt hơn mọi thứ, thuộc mức độ cao nhất Superlative có gốc tiếng Latin là

superlatus, quá khứ phân từ của superferre Superferre kết hợp tiếp đầu ngữ super và vị từ ferre

Super có nghĩa là vượt ra ngoài (over), ở trên (above), trên đỉnh (on

top of) Ferre có nghĩa là mang (to carry) Superferre là mang vượt qua (to

carry over), tăng lên cao (raise high) [102, tr 1412]

Tuy vậy, đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khái niệm “cực cấp”

chưa có sự thống nhất “Cực cấp” (superlatif) trong truyền thống ngôn ngữ

học Pháp có hai nghĩa: 1) tính chất, trạng thái ở mức độ cao; và 2) tính chất

ở cực độ Chính vì thế Marina Prévot cho rằng các từ chỉ mức độ cao như

lắm, quá, rất, thật, v.v cũng biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” (cf Marina Prévot

2005)

Trang 33

Theo E Sapir, có sự khu biệt “cực cấp” trong so sánh và “cực cấp”

trong thang độ “Cực cấp” trong so sánh được xác lập trong một tập hợp

các SV/ HT có cùng tính chất, trạng thái theo một phạm trù, trong đó tính

chất, trạng thái của SV/ HT A có mức độ về tính chất, trạng thái cao hơn

hẳn so với các SV/ HT còn lại trong tập hợp đó “Cực cấp” trong thang độ

là tính chất, trạng thái của một SV/HT A được xác định có mức độ vượt

hơn tính chất, trạng thái của tất cả những SV/ HT khác có tính chất, trạng thái cùng phạm trù Với hai ý nghĩa này, Sapir và nhiều nhà nghiên cứu đã

phân “cực cấp” thành loại: cực cấp điều kiện (conditioned superlative) hoặc

cực cấp tương đối (relative superlative) và cực cấp không điều kiện

(unconditioned superlative ) hoặc cực cấp tuyệt đối (absolute superlative)

[5, tr 86 – 87], [138, tr 145 – 146], [142, tr 42 – 43]2

Theo đó, cực cấp tương đối biểu thị tính chất, trạng thái của một SV/

HT có mức độ vượt trội hơn hẳn, cao nhất khi được so sánh với tính chất, trạng thái của các SV/ HT còn lại trong tập hợp có từ ba SV/ HT trở lên, nghĩa là “cực cấp” có giới hạn Tiếng Việt có các hình thức biểu hiện như

nhất, hơn tất cả, hơn hết, v.v kèm theo sau các đơn vị từ vựng biểu thị tính

chất, trạng thái Ví dụ:

(3) a Nam giỏi nhất lớp

b Nam giỏi hơn tất cả các bạn trong lớp

c Nam giỏi hơn hết mọi học sinh cùng trang lứa

Có thể thấy tính chất giỏi được nhận định trong (3a), (3b), (3c) là sự so sánh trong một tập hợp học sinh để khẳng định “Nam giỏi nhất trong và chỉ

trong một tập hợp học sinh đã được xác định mà thôi”; vì có thể có học sinh

khác ngoài tập hợp học sinh đó giỏi hơn Nam Như vậy yếu tố nhất, hơn tất

2 Trước đây, có một số tác giả gọi là: “tỉ hiệu tối cao đẳng cấp” và “tuyệt đối tối cao đẳng cấp” (Trần Trọng Kim 1936: 102 – 103); “tối thượng cấp tương đối” và “tối thượng cấp tuyệt đối” (Lê Văn Lý 1972: 212); “tối cao đẳng cấp tương đối” và “tối cao đẳng cấp tuyệt đối” (Bùi Đức Tịnh 1992: 92) Hiện nay, các tên gọi này không còn dùng nữa

Trang 34

cả, hơn hết, v.v biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” có giới hạn, tức biểu hiện cực cấp tương đối

Tương tự, tiếng Anh dùng các hình thức đã được ngữ pháp hóa

(grammaticalized) theo hình thức có quy tắc hoặc bất quy tắc đối với các từ

biểu thị tính chất, trạng thái để diễn đạt ý nghĩa cực cấp tương đối so sánh

trong tập hợp Chẳng hạn:

(4) a clever → the cleverest

He was the cleverest man I ever knew (Ông ta là người thông minh nhất mà tôi từng biết)

b big → the biggest Henry was the biggest of them (Henry to nhất trong nhóm)

c important → the most important The third requirement is the most important of all (Nhu cầu thứ

Có thể thấy do tính chất so sánh có điều kiện, trong tiếng Việt và tiếng

Anh hình thức diễn đạt cực cấp tương đối khá đơn giản và dễ dàng nhận diện Ngược lại, cực cấp tuyệt đối biểu thị tính chất, trạng thái của SV/ HT

ở mức độ tột cùng, tột đỉnh và có những biểu hiện phức tạp hơn

Vì thế, luận án không nghiên cứu những hình thức diễn đạt cực cấp

tương đối mà chỉ tập trung vào những hình thức diễn đạt ý nghĩa cực cấp tuyệt đối trong tiếng Việt với quan niệm: ý nghĩa “cực cấp” là ý nghĩa gắn

Trang 35

với mức độ tột cùng, tột đỉnh của tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng

Quan điểm này làm nảy sinh vấn đề, chẳng hạn, tiếng Việt thường có những hình thức diễn đạt:

Nhưng nếu chàng trai cao hơn 1,80m và cô gái cao hơn 1,70m thì họ cũng

có thể được nhận định cao nghệu, cực cao hoặc cao nghều nghệu, cực kỳ

cao Có thể thấy các hình thức diễn đạt ý nghĩa “cực cấp” cao nghệu, cực

cao hoặc cao nghều nghệu, cực kỳ cao có những ý nghĩa khác nhau

Các ngữ đoạn này cùng biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” về chiều cao của một người nhưng không xác định cụ thể chỉ số độ cao của người đó; trong

đó yếu tố nghều, kỳ trong cao nghều nghệu và cực kỳ cao dường như có vẻ

có tác dụng làm tăng thêm mức độ của tính chất, trạng thái, nhưng, theo chúng tôi các yếu tố này chỉ có chức năng nhấn mạnh ý nghĩa “cực cấp”, tạo nên những sắc thái khác biệt cho biểu thức, chứ không biểu hiện ý nghĩa tăng thêm độ cao của chiều cao

Trang 36

Tuy cùng biểu hiện chiều cao “cực cấp” nhưng cao nghệu và cực cao

có sắc thái khác nhau Cao nghệu miêu tả tính chất của chiều cao “cực cấp”

với sắc thái xấu nghĩa: “cao và gầy mất hẳn cân đối” [30, tr 125], [62, tr

261], “trông ngất ngưởng như chực đổ” [65, tr 261)]; trái lại cực cao không

có ý nghĩa miêu tả đó

Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có những hình thức diễn đạt chiều cao

“cực cấp” khác như cao như minh tinh, cao như sếu, cao như sào đứng, v.v

mà sự khác biệt về sắc thái giữa chúng người bản ngữ bao giờ cũng cảm nhận được

Có thể thấy, các PTCC trong tiếng Việt được diễn giải theo nguyên lý phổ quát: Càng nhiều hình thức càng nhiều nội dung (More of Form Is More of Content) Nghĩa là các biểu thức ngôn ngữ là vật chứa và ý nghĩa của chúng là nội dung của những vật chứa Nếu vật chứa nhỏ thì nội dung nhỏ, vật chứa lớn thì nội dung cũng lớn [122, tr 127] Trong tiếng Việt có

nhiều hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp”, từ hình thức nhỏ là từ đến hình thức lớn hơn là ngữ đoạn Ví dụ, thể hiện ý nghĩa “cực cấp” của SV/ HT có trạng thái không còn tiền trong túi, tiếng Việt có các hình thức diễn đạt:

sạch túi, hết sạch túi, nhẵn túi, túi hết nhẵn, túi sạch sành sanh tiền, túi hết sạch sành sanh tiền, v.v. Các biểu thức này đều cùng biểu đạt ý nghĩa

“cực cấp” là không còn một xu nào trong túi, tức không thể ít hơn được nữa, nhưng mỗi hình thức còn hàm chứa một sắc thái biểu cảm riêng biệt

Tương tự, đầy ắp là đầy ở mức cực cấp, tức không thể đầy hơn, nhưng trong tiếng Việt còn có đầy ăm ắp Đầy ắp và đầy ăm ắp đều là những trạng

thái đầy cực cấp, nhưng khác nhau về sắc thái nhấn mạnh Có thể lý giải theo cách đó đối với các hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là các ngữ

láy, kiểu như: héo hẹo, héo hèo hẹo, xốp xộp, xốp xồm xộp, v.v

Trang 37

1.2 Vị từ trạng thái tiếng Việt

Tiếng Việt có các đơn vị từ vựng biểu thị tính chất, như to, nhỏ, rộng,

cao, thấp, nặng, nhẹ, tốt, xấu, giàu, nghèo, xanh, đỏ, tím, vàng, v.v và

trạng thái, như buồn, chán, mệt, ngán, say, vui, yêu, ghét, sống, chết, v.v

Một số nhà nghiên cứu gọi chung hai loại đơn vị từ vựng này là tính từ [2,

tr 90], [87, tr 101] Theo một hướng khác, các đơn vị từ vựng này được

phân thành hai loại: động từ (buồn, chán, mệt, ngán, say, vui, yêu, ghét,

sống, chết, v.v.) và tính từ (to, nhỏ, rộng, cao, thấp, nặng, nhẹ, tốt, xấu, giàu, nghèo, xanh, đỏ, tím, vàng, v.v.) Trong các sách vở ngữ pháp tiếng

Việt, tính từ được hiểu theo những quan niệm khác nhau, đó là: tính từ biểu thị “tính chất” [14, tr 87], [20, tr 149], [47, tr 145], [60, tr 260], [98, tr 86]; tính từ thể hiện “ý nghĩa đặc trưng” [11, tr 101] hoặc tính từ chỉ

“phẩm chất” [34, tr 1] của SV/HT Trên cơ sở đó, về mặt ngữ pháp, các nhà nghiên cứu cũng đã phân loại tính từ thành các tiểu loại Ban đầu chỉ

căn cứ vào “khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như rất, cực, cực kỳ, v.v.”,

các nhà nghiên cứu phân tính từ ra hai loại, gồm: (a) tính từ có thể kết hợp

với những từ chỉ mức độ, như đẹp, xấu, hay, dở, to, nhỏ, lớn, bé, v.v.; (b) tính từ không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ, như riêng, chung, tư,

đực, cái, chắc nịch, xanh ngắt, tím bầm, v.v Hai loại tính từ này cũng có

định danh khác nhau Đái Xuân Ninh gọi loại (a) là tính từ được xác định, loại (b) là tính từ không xác định [14, tr 87 – 87] Nguyễn Kim Thản xem loại (a) là tính từ tương đối, loại (b) là tính từ tuyệt đối [59, tr 83] Lê Cận

Phan Thiều coi loại (a) là tính từ miêu tả tính chất, loại (b) là tính từ miêu

tả mức độ tuyệt đối [47, tr 148 – 149] Diệp Quang Ban – Hoàng Văn

Thung xác định loại (a) là tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ, loại (b) là tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ [11, tr 101 – 103] v.v

Trang 38

Riêng Hoàng Văn Hành, khi khảo sát “tính từ phẩm chất”, tác giả “căn

cứ vào khả năng kết hợp được với: a) các phó từ đánh giá mức độ, kiểu như

rất, hơi, khí, v.v.; b) các yếu tố kiểu như au, ngắt, phức, v.v.; c) với cấu

trúc so sánh, như (chậm) như rùa, (nhanh) như cắt, v.v.” để chia ra thành

hai nhóm: nhóm I “tính từ phẩm chất được đánh giá theo thang độ” và nhóm II “tính từ phẩm chất không được đánh giá theo thang độ” [34, tr 2] Cũng có ý kiến lý giải thêm cho sự phân loại này, tính từ nhóm II là “thuộc tính thường xuyên, bất biến của sự vật” gọi là “thuộc tính tuyệt đối”, tính từ nhóm I là “trạng thái nhất thời của sự vật” gọi là “thuộc tính tương đối” [64, tr 54]

Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, luận

án phân tính chất, trạng thái của SV/ HT thành hai loại: tính chất, trạng thái

hàm nghĩa thang độ (gradable) được biểu thị bằng các vị từ trạng thái thang độ; và tính chất, trạng thái không thang độ (non–gradable) được biểu thị bằng các vị từ trạng thái tuyệt đối (absolute) và vị từ trạng thái cực cấp (extreme)

1.2.1 Vị từ trạng thái thang độ

Vị từ trạng thái thang độ được hiểu là vị từ biểu hiện tính chất, trạng thái có thể ước lượng mức độ ít/ nhiều hoặc so sánh hơn kém một cách tương đối dựa trên cơ sở của nhận thức thông qua các giác quan như thị

giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác như dài, ngắn, lớn, nhỏ,

nhanh, chậm, nặng, nhẹ, v.v và đồng thời cũng có thể xác định bằng các

đơn vị đo lường như km/ m, kg/ g, v.v (cao 1,75m; nặng 63 kg; v.v.)

Vị từ trạng thái thang độ có các đặc điểm:

a) Có thể kết hợp với các đơn vị từ vựng chỉ mức độ như hơi, khá, lắm,

quá, rất, cực, v.v Ví dụ: hơi (khá/ quá/ cực) ngắn (dài/ lớn/ nhỏ/ nhanh/ chậm, v.v.)

Trang 39

b) Có các hình thức so sánh ở các mức độ: bằng, hơn/ kém và cực cấp tương đối Ví dụ:

(6) a A cao ( thấp/ đẹp/ mạnh/ nặng, v.v.) bằng (hơn) B

b A cao ( thấp/ đẹp/ mạnh/ nặng, v.v.) nhất lớp

1.2.2 Vị từ trạng thái không thang độ

1.2.2.1 Vị từ trạng thái tuyệt đối

Vị từ trạng thái tuyệt đối được hiểu là vị từ biểu hiện tính chất, trạng thái “bất biến” của SV/ HT, tự chúng đã trọn vẹn, hoàn chỉnh ở mức độ cao

nhất và cố hữu, không thể tăng hoặc giảm hay so sánh được, như: sống,

chết, công, tư, riêng, chung, đực, cái, mù, ngọng, chéo, v.v

Vị từ trạng thái không thang độ có các đặc điểm:

a) Không thể kết hợp với các đơn vị từ vựng chỉ mức độ như hơi, khá,

lắm, quá, rất, cực, v.v Ví dụ: tiếng Việt không thể có hình thức diễn đạt: * hơi (khá/ quá/ cực) chết (sống/ chung/ chéo), v.v

c) Không có các hình thức so sánh ở các mức độ: bằng, hơn/ kém và cực cấp tương đối Tiếng Việt không thể chấp nhận các hình thức diễn đạt: (7) a * A sống (chết/ câm/ điếc) bằng (hơn) B

b * A câm ( điếc) nhất lớp

1.2.2.2 Vị từ trạng thái cực cấp

Trong tiếng Việt có một loại vị từ trạng thái khá đặc biệt, gọi là vị từ trạng thái cực cấp Các vị từ trạng thái này biểu hiện tính chất, trạng thái đạt đến mức độ tột cùng nhưng không xác định ngưỡng/ điểm giới hạn, đó

là những vị từ như ắp, đanh, đẫm, ngất, quánh, sũng, thẳm, thoắt, trĩu, xíu,

v.v Tuy biểu hiện ý nghĩa mức độ tột cùng nhưng vị từ trạng thái này không mang ý nghĩa tuyệt đối mặc dù chúng có đặc điểm giống như vị từ trạng thái tuyệt đối, đó là:

Trang 40

a) Không thể kết hợp với các đơn vị từ vựng chỉ mức độ như hơi, khá,

lắm, quá, rất, cực, v.v Ví dụ: hơi (khá/ quá/ cực) ắp (đanh, đẫm, ngất, thẳm, v.v.)

b) Không có các hình thức so sánh ở các mức độ: bằng, hơn/ kém và cực cấp tương đối Tiếng Việt không bao giờ có hình thức diễn đạt:

(8) a * Mặt sân này sũng nước bằng (hơn) mặt sân kia

b * Mồ hôi A đẫm nhất trong đám thợ

Các vị từ trạng thái cực cấp lại có thể kết hợp với vị từ trạng thái thang

độ để tạo thành những ngữ đoạn biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” như cao ngất,

đặc quánh, đầy ắp, nặng trĩu, nhỏ xíu, rắn đanh, sâu thẳm, ướt đẫm, ướt

sũng, v.v Các hình thức kết hợp này sẽ được luận án trình bày và phân

tích rõ ở Chương 2

1.2.2.3 Phân biệt vị từ trạng thái thang độ và vị từ trạng thái tuyệt đối

Mặc dù vị từ trạng thái thang độ và vị từ trạng thái tuyệt có đặc điểm trái ngược nhau nhưng phân biệt vị từ trạng thái thang độ và vị từ trạng thái tuyệt đối không phải dễ dàng Nếu chỉ dựa theo hai đặc điểm đã nêu trên hay theo ba căn cứ khả năng kết hợp như Hoàng Văn Hành đã đề cập thì có

vẻ như một số vị từ trạng thái tuyệt đối có thể có đặc điểm hoặc có những hình thức kết hợp như vị từ trạng thái thang độ nên chúng đồng thời cũng

có thể là vị từ trạng thái thang độ Chẳng hạn sống, chết, câm, v.v là các vị

từ trạng thái tuyệt đối có hình thức diễn đạt như vị từ trạng thái thang độ Thứ nhất, nếu vị từ trạng thái thang độ có thể kết hợp với từ chỉ mức

độ thì một số vị từ trạng thái tuyệt đối cũng có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ Về hình thức, trong tiếng Việt vẫn thường có cách diễn đạt như:

hơi (khá/ rất) sống, hơi/ rất riêng, khá/ rất thật, gần chết, chết hoàn toàn,

v.v Có thể thấy, các hình thức diễn đạt này có sự mâu thuẫn với các ví dụ

tại mục 1.2.2.1 ở trên nhưng xét về ý nghĩa của các vị từ trạng thái tuyệt

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đức Tịnh (1967), Văn phạm Việt Nam , Sài Gòn: Khai Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn phạm Việt Nam
Tác giả: Bùi Đức Tịnh
Năm: 1967
2. Bùi Đức Tịnh (1992), Văn phạm Việt Nam , TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn phạm Việt Nam
Tác giả: Bùi Đức Tịnh
Năm: 1992
3. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng , Hà Nội: Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1991
4. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa , TP. Hồ Chí Minh: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1998
5. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt , TP. Hồ Chí Minh: Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 2001
6. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt : ngữ đoạn và từ loại , quyển 2 , TP. Hồ Chí Minh: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng tiếng Việt: ngữ đoạn và từ loại, quyển 2
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 2005
7. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh – Việt Việt – Anh , TP. Hồ Chí Minh: Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối "chiếu Anh – Việt Việt – Anh
Tác giả: Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng
Năm: 2005
8. Chu Bích Thu (1996), Những đặc trưng ngữ nghĩa của tính từ hiện đại , Luận án Phó Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc trưng ngữ nghĩa của tính từ hiện đại
Tác giả: Chu Bích Thu
Năm: 1996
9. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt , Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú
Năm: 1983
10. Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hòa – Võ Bình (1982), Phong cách học tiếng Việt , Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách "học tiếng Việt
Tác giả: Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hòa – Võ Bình
Năm: 1982
11. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (1998), Ngữ pháp tiếng Việt , Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung
Năm: 1998
12. Dương Kỳ Đức – Nguyễn Văn Dựng – Vũ Quang Hào (1999), Từ điển trái nghĩa tiếng Việt , Hà Nội: Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển trái "nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Dương Kỳ Đức – Nguyễn Văn Dựng – Vũ Quang Hào
Năm: 1999
13. Dương Kỳ Đức – Vũ Quang Hào (1999), Từ điển đồng nghĩa – trái nghĩa tiếng Việt , Hà Nội: Khoa học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển đồng nghĩa "– "trái nghĩa tiếng "Việt
Tác giả: Dương Kỳ Đức – Vũ Quang Hào
Năm: 1999
14. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ , Hà Nội: Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của từ
Tác giả: Đái Xuân Ninh
Năm: 1978
15. Đào Duy Anh (1950), Hán – Việt từ điển , Hà Nội: Minh Tâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán – "Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1950
16. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật , Hà Nội: Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật
Tác giả: Đào Thản
Năm: 1998
17. Đinh Lê Thư (1995), Cách sử dụng các phó từ chỉ mức độ rất – quá – lắm , hơi – khá, TP. Hồ Chí Minh: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách sử dụng các phó từ chỉ mức độ rất – quá – lắm, hơi "– khá
Tác giả: Đinh Lê Thư
Năm: 1995
18. Đinh Trọng Lạc (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt , Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Năm: 1995
19. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt , Hà Nội: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Năm: 1999
20. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại , Hà Nội: Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w