1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)

199 6,9K 44
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Đề tài về : Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BẢO

NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

(SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG ANH)

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS HOÀNG DŨNG

TP HCM - p2003

Trang 2

MỞ ĐẦU

0.1 Lý do chọn đề tài

Mỗi ngôn ngữ, thông qua ngôn từ có những cấu trúc tạo nghĩa khác nhau Những cấu trúc này thể hiện tư duy văn hoá dân tộc, tâm lý, trí thông minh và sự tài hoa của người bản ngữ Thành ngữ là một trong những cấu trúc tạo nghĩa ấy Thành ngữ không chỉ có tác dụng làm cho lời văn hay, hình tượng đẹp mà còn có tác dụng diễn tả ý tưởng một cách sâu sắc, tế nhị, hàm súc Đặc biệt là thành ngữ có thành tố chỉ động vật

0.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Do vị trí quan trọng trong kho từ vựng của một ngôn ngữ, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác

Việc sử dụng thành tố chỉ động vật trong các kết cấu thành ngữ thể hiện nét độc đáo của nhân dân lao động, phản ánh tâm lý - văn hoá một dân tộc, góp phần tạo nên tính dị biệt trong cách diễn đạt bằng ngôn từ, trong cách nhìn, cách nghĩ của mỗi dân tộc đối với hiện thực khách quan Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tượng, một trạng thái tình cảm nhưng mỗi dân tộc sử dụng những yếu tố động vật khác nhau để diễn đạt Những yếu tố chỉ động vật này thể hiện nét ngữ nghĩa - văn hoá của từng dân tộc và thường được gọi là thành tố văn hoá Thí dụ, để chỉ chuyện ăn nhiều, người Việt Nam dùng hình ảnh con cọp, con trâu,

con rồng (ăn như hùm đổ đó, ăn như trâu, ăn như rồng cuốn…), người Anh lại dùng hình ảnh con ngựa (eat like a horse) Còn khi chỉ chuyện ăn ít, người Anh dùng hình ảnh con chim (eat

like a bird), người Việt lại dùng hình ảnh con mèo (ăn như mèo) Người Việt Nam dùng hình

ảnh con trâu để chỉ tinh thần làm việc không biết mệt mỏi (hùng hục như trâu lăn), còn người Anh lại mượn hình ảnh con ngựa (work like a horse) v.v

Ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và đã có

rất nhiều công trình có giá trị về thành ngữ Chẳng hạn Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ (Nguyễn Văn Mệnh, 1972) [59]; Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1976)[19]; Thành ngữ trong tiếng Việt (Hoàng Văn Hành, 1987) [17]; Biến thể

Trang 3

của thành ngữ, tục ngữ (Vũ Quang Hào, 1993) [111]; Phương pháp trường và việc nghiên cứu thành ngữ Anh – Việt (Phan Văn Quế, 1994) [87]; Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành ngữ, tục ngữ (Nguyễn Xuân Hòa, 1994) [63]; Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ

so sánh tiếng Việt (so sánh với thành ngữ so sánh tiếng Anh) (Lâm Bá Sĩ, 2002) [27]; So sánh cấu trúc – chức năng của thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt (Hoàng Diệu Minh, 2002) [13]

Riêng về mảng thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan

(1995) khi nghiên cứu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành

ngữ tiếng Việt trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật [102] có đề cập

đến thành ngữ động vật tiếng Việt nhưng chưa đi vào miêu tả cụ thể các nghĩa khác nhau

của mỗi từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ Nguyễn Thuý Khanh trong Đặc điểm trường từ

vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga) (luận án

phó tiến sĩ, 1996), đã nghiên cứu khá sâu ngữ nghĩa tên gọi các động vật trong tiếng Việt và có đề cập một phần “ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ so sánh có tên gọi động vật” [57]

Ngoài ra, có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:

Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt (Nguyễn Thúy

Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994)

Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ, số 4, 1995)

Chú chuột trong kho thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt (Phương Trang, Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 1996)

Trường nghĩa của một thực từ ( Dương Kỳ Đức, Ngữ học trẻ, 1996)

Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ qua hình ảnh trâu bò trong thành ngữ Việt – Nga – Anh (Huỳnh Công Minh Hùng, Hội thảo ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội, 2000)

Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt-Nga-Anh-Pháp và một số tiếng Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, T/c Khoa học ĐHSP-TP.HCM, số 24, 2000)

Trang 4

Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Phong Hoá, Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2,

2002)

…………

Về tiếng Anh, công trình nghiên cứu thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh tại Việt Nam được xem là tương đối bao quát nhất cho đến bây giờ có lẽ là luận án phó

tiến sĩ của Phan Văn Quế: Ngữ nghĩa của thành ngữ – tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong

tiếng Anh (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) [86] Luận án này đã đề cập đến thành

tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt khi phân tích bình diện ngữ nghĩa và so sánh, đối chiếu sự khác biệt về nghĩa giữa thành tố chỉ động vật trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt nhưng không vì mục đích nghiên cứu nó mà chỉ nhằm làm sáng tỏ ngữ nghĩa những thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Anh

Ngoài ra, có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh:

Sơ bộ tìm hiểu các sắc thái ngữ nghĩa của những từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Anh

(Phan Văn Quế, Nội san Đại học Ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội, số 1/1996)

Thành ngữ tiếng Anh và dạng đặc biệt của nó: cụm động từø - giới từ (Lê Hồng Lan, Ngôn ngữ và đời sống, số 2/1996)

Gà, khỉ, chuột, ngựa trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000)

Hình ảnh con chó trong thành ngữ và tục ngữ tiếng Anh (Phan Văn Quế, Ngôn ngữ và đời sống, số 2, năm 2000)

Trang 5

0.3 Đối tượng và phạm vi của luận văn

Việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống thành ngữ của một ngôn ngữ là một công việc đòi hỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ở những thành ngữ có chứa thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và trong tiếng Anh Và trong các thành ngữ này, chúng tôi chỉ quan tâm chủ yếu đến mặt ý nghĩa văn hoá của các từ ngữ chỉ động vật mà thôi

0.4 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất và nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như:

 Phương pháp thống kê, nhằm thống kê tất cả những thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ động vật, từ ngữ chỉ bộ phận động vật, thành ngữ so sánh có thành tố chỉ động vật, thành ngữ chứa nhiều hơn một thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Anh Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp này để thống kê tất cả những nghĩa có thể có ở mỗi thành tố chỉ động vật

 Phương pháp phân tích, để phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa có thể có của những từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ

 Phương pháp đối chiếu cũng được sử dụng để so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố động vật trong hai ngôn ngữ Việt – Anh Qua việc so sánh đối chiếu này, những nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ – văn hoá – xã hội giữa hai ngôn ngữ sẽ được nhìn thấy một cách rõ ràng

Cả ba phương pháp kể trên đều có tầm quan trọng như nhau và được vận dụng kết hợp xuyên suốt luận văn

0.5 Tư liệu nghiên cứu

Một trong những nhiệm vụ của luận văn là nhằm thống kê càng nhiều càng tốt những thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt, nên chúng tôi cố chọn lựa một số tài liệu tiêu biểu về thành ngữ làm cơ sở cho mọi sự tập hợp và đối chiếu khác Tài liệu mà

Trang 6

chúng tôi chọn là: Thành ngữ – tục ngữ Việt Nam do Bùi Hạnh Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh biên soạn; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào; Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Văn Khang; Thành ngữ tiếng Việt của Lương Văn Đang, Nguyễn Lực Nhưng tài liệu chủ yếu là cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt

phổ thông do Nguyễn Như Ý chủ biên Đây là cuốn từ điển mới nhất và tương đối đầy đủ về

thành ngữ tiếng Việt (xuất bản năm 2002) Tuy nhiên, chính tác giả cũng không dám khẳng định tất cả những đơn vị trong từ điển này là thành ngữ Theo ông, trong đó “bao gồm một vài đơn vị chưa xác định rõ là thành ngữ hay tục ngữ, một vấn đề hiện còn để ngỏ trong Việt ngữ học”[43, tr.7]

Về thành ngữ tiếng Anh, chúng tôi sử dụng cuốn Oxford Learner’s Ditionary of

English Idioms của H Warren, (Oxford University Press, 1994); Từ điển thành ngữ Anh Việt của Trần Thanh Giao (Đà Nẵng, 1995); Từ điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ học (Tp

HCM, 1993)

0.6 Đóng góp của luận văn

Về lý luận:

Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật là mảng đề tài rất phong phú và lý thú được nhiều người quan tâm Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng bộ môn thành ngữ học Ngoài ra, đề tài còn nhằm góp phần chứng minh bản sắc văn hoá riêng biệt ở mỗi dân tộc cũng như tính phổ quát văn hoá ở nhiều dân tộc thông qua so sánh đối chiếu thành ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Anh

Về thực tiễn:

Luận văn tập hợp được một khối lượng tư liệu lớn hơn so với những công trình có trước: 1555 thành ngữ động vật tiếng Việt và 463 thành ngữ động vật tiếng Anh, so với số liệu tương ứng của Trịnh Cẩm Lan là 904 thành ngữ động vật tiếng Việt và của Phan Văn Quế là 368 đơn vị gồm cả thành ngữ và tục ngữ động vật tiếng Anh (dẫn theo Phan Văn Quế [86]) Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu sẽ bao quát hơn, phục vụ tốt cho việc học tập,

Trang 7

giảng dạy và sử dụng thành ngữ Đề tài còn giúp chúng ta hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hoá Việt – Anh trên cơ sở đối chiếu thành ngữ có chứa thành tố động vật ở hai ngôn ngữ, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và dịch tiếng Anh

0.7 Bố cục luận văn

Tuy chỉ nghiên cứu một bộ phận của thành ngữ tiếng Việt, nhưng để tạo cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà nội dung luận văn yêu cầu, chúng tôi vẫn phải bắt đầu từ việc tìm hiểu thành ngữ nói chung, sau đó mới đi vào từng khía cạnh của đề tài Nội dung đầu tiên cung cấp cái nhìn tổng quan về thành ngữ có thành tố động vật trong tiếng Việt và tiếng Anh (chương một) Phần chủ yếu của luận văn nằm ở chương hai: khảo sát ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt Ở chương này, ngoài việc thống kê, luận văn tiến hành miêu tả ngữ nghĩa văn hoá một số từ ngữ chỉ động vật có tần số xuất hiện cao trong thành ngữ tiếng Việt, miêu tả ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận động vật, phân tích mối quan hệ giữa các thành tố động vật trong một thành ngữ Đồng thời luận văn cũng dành một phần thích đáng để trình bày về thành ngữ so sánh chứa thành tố động vật Luận văn cũng chú ý đến việc so sánh đối chiếu với thành ngữ tiếng Anh trên cơ sở những số liệu thu thập được

Ngoài 87 trang chính văn, 12 trang danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dành 132 trang cho 6 phụ lục

Trang 8

Chương một

TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ ĐỘNG VẬT

TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

1.1 Khái niệm về thành ngữ

Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ (Nguyễn Văn Mệnh [60], Hồ Lê [11], Nguyễn Văn Tu [62], Đỗ Hữu Châu [71]) và những nhà nghiên cứu văn học Việt Nam (Vũ Ngọc

Phan [110], Dương Quảng Hàm [10], các tác giả cuốn Lịch sử văn học Việt Nam [30]), thành

ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập, kết hợp lại với nhau thành một

khối vững chắc, hoàn chỉnh, khó có thể thay đổi (ví dụ: Thành ngữ mẹ tròn con vuông không thể đổi thành Mẹ vuông con tròn hay Mẹ cũng tròn con cũng vuông hay Mẹ tròn lắm con

vuông lắm ) Cũng theo các nhà nghiên cứu, thành ngữ thường biểu hiện một khái niệm

tương tự như đơn vị từ, dùng để tạo thành phần câu như từ, nói cách khác, nó có chức năng như từ; người ta có thể thay thế một thành ngữ bằng một từ tương ứng với nó trong câu Đây là một quan niệm phổ biến nhưng không thật thuyết phục Khái niệm là câu chuyện tư duy, còn về mặt ngôn ngữ, biểu hiện khái niệm bằng từ hay ngữ là vấn đề khác Ta có thể thay

Tôi đi guốc trong bụng nó bằng Tôi rất hiểu nó thì rất hiểu là ngữ, chứ không phải từ

Trong khoảng vài chục năm gần đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và nghiên cứu văn học Việt Nam rất quan tâm đến việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ, song ranh giới giữa chúng vẫn chưa được xác định rõ rệt Bởi lẽ giữa chúng có rất nhiều điểm giống nhau: cả hai đều là những đơn vị có sẵn, cố định, cấu trúc chặt chẽ, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm và được tái hiện trong giao tiếp Thậm chí có nhiều người cho rằng không cần thiết tách riêng thành ngữ và tục ngữ Chẳng hạn như Trương Đông San, ông gọi chung thành ngữ và tục ngữ là ngữ vị Theo ông “ngữ vị là đơn vị ngôn ngữ trên cấp độ từ vị gồm hai từ vị trở lên được tái hiện trong lời nói dưới dạng có sẵn, cố định về hình thức và nội dung” [105]

Ý kiến đầu tiên đáng chú ý về sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là của Dương Quảng Hàm [10] Ông viết: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng

Trang 9

mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho màu mè” Còn theo Vũ Ngọc Phan thì:

“Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán Còn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý

trọn vẹn” [110] Nguyễn Văn Mệnh trong bài Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ [59] cho

rằng “có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn nội dung của tục ngữ nói chung mang tính chất quy luật Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói… Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khác hẳn Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” Cù Đình Tú cho rằng ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh chưa thật xác đáng vì theo ông: “Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ Tục ngữ cũng là một hiện tượng ngôn ngữ Giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ phải căn cứ ngôn ngữ học” Giáo sư cho rằng sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh… là những đơn vị tương đương như từ… Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là những thông báo… Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do vậy mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt

trọn vẹn một ý tưởng…” [7] Tuy nhiên, theo các tác giả của cuốn Tục ngữ Việt Nam, cần

phải xét sự khác nhau của thành ngữ và tục ngữ chủ yếu ở chỗ “như là một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội” và các tiêu chí mà các tác giả đưa ra để phân biệt là nhận thức luận Với tiêu chí đó thì tục ngữ chủ yếu là một hiện tượng ý thức xã hội, còn thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ Và sự khác nhau về nội dung của thành ngữ và tục ngữ chính là sự khác nhau về nội dung của hai hình thức tư duy khác nhau: nội dung của thành ngữ là những khái niệm, nội dung của tục ngữ là những phán đoán Sự khác nhau về hình thức tư duy tất yếu sẽ dẫn đến sự khác nhau về chức năng, về cấu tạo ngữ pháp và vị trí trong lời nói của hai hình thức ngôn ngữ đó (Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri,

Tục ngữ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993)[6] Như vậy việc phân định ranh giới giữa

thành ngữ và tục ngữ tuy khó khăn nhưng không phải là không thể Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Mệnh: “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ không phải

Trang 10

là một đường kẻ thẳng băng, song trên đại thể vấn đề có thể tìm ra những đặc điểm khác biệt khá rõ ràng ở hai phương diện: nội dung và hình thức” [59]

Trên thực tế, nội dung và hình thức của thành ngữ và tục ngữ là hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp Về hình thức, không phải lúc nào thành ngữ cũng là những cụm từ

cố định Một số không nhỏ các thành ngữ có kết cấu chủ vị, như nước đổ đầu vịt; ếch ngồi

đáy giếng … Hình thức có kết cấu chủ vị này thường là nguyên nhân gây khó khăn trong việc

phân biệt thành ngữ và tục ngữ Về mặt nội dung, cả hai đều là những sản phẩm nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân, đều là sự đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hiện thực để rút ra bản chất, quy luật

Chúng ta có thể rút ra một số nét khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ như sau:

Về mặt ý nghĩa:

Thành ngữ miêu tả một sự vật, một hoạt động, một tính chất hay một trạng thái

Chẳng hạn: cao như sếu; nói hươu nói vượn; lờ đờ như gà ban hôm Ngược lại, tục ngữ đúc

kết một kinh nghiệm, một quy luật, một chân lý của cuộc sống, hoặc nêu lên một bài

học ở đời Thí dụ: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; ở hiền gặp lành; thuốc đắng dã tật; nồi

nào vung ấy; một con sâu làm rầu nồi canh; ăn ít no lâu, cày sâu tốt lúa;…

Nội dung của thành ngữ thường thiên về việc thể hiện những cái có tính chất ngẫu nhiên và riêng lẻ Còn nội dung của tục ngữ lại thể hiện những cái có tính bản chất, khái quát, mang tính tất yếu, quy luật

Về mặt ngữ pháp:

Mỗi thành ngữ, nhìn chung, chỉ là một ngữ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh vì thành

ngữ chỉ nhằm nêu lên một hình ảnh, một hiện tượng, chẳng hạn như: mèo mả gà đồng; dốt

đặc cán mai; đánh rắn giữa khúc… Ngược lại, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, là một thông

báo trọn vẹn, một kết luận cụ thể, một nhận định chắc chắn, một bài học kinh nghiệm Thí

dụ: Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo,

Trang 11

Phần lớn thành ngữ tiếng Việt có kết cấu một trung tâm, thường là những thành ngữ

dạng so sánh: chậm như rùa, lừ đừ như ông từ vào đền, nhớn nhác như gà phải cáo, lúng túng

như gà mắc tóc, cao như sếu… Một bộ phận nhỏ các thành ngữ có kết cấu hai trung tâm: nước đổ đầu vịt, ếch ngồi đáy giếng… Tuy nhiên những thành ngữ này cũng chỉ là một phần của

câu, vẫn dùng để gọi hành động, tính chất sự vật Thí dụ: nước đổ đầu vịt “phí công, không có tác dụng”, áo gấm đi đêm “tốn kém mà không ai biết đến”, ếch ngồi đáy giếng “không nhìn xa thấy rộng”, miệng ngậm hột thị “ở vào thế không thể nói được”

Về mặt chức năng:

Đứng về mặt ngôn ngữ học, tục ngữ có chức năng khác hẳn so với thành ngữ Tục ngữ cũng như các sáng tác dân gian khác như ca dao, dân ca, đều có chức năng thông báo Tục ngữ là một thông báo ngắn gọn, súc tích, còn thành ngữ có chức năng định danh, biểu hiện sự vật, tính chất, hành động tương tự như từ Một thành ngữ dù lớn đến đâu cũng không thể nêu lên một thông báo Ngược lại một câu tục ngữ dù nhỏ đến mấy cũng

đảm nhiệm chức năng này một cách hoàn hảo (Thành ngữ: lợn trong chuồng thả ra mà

đuổi; ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói leo; vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến; voi đú, chó đú, lợn sề cũng hộc Tục ngữ: ao sâu tốt cá; người roi, voi búa; tức nước vỡ bờ, v.v.)

Vì thành ngữ không đảm nhiệm chức năng thông báo nên với bất kỳ thành ngữ nào ta cũng có thể đặt câu hỏi về những vấn đề cơ bản xoay quanh nội dung của thành ngữ đó

Chẳng hạn khi ta nêu thành ngữ chấp chới như thầy bói cúng thánh thì trong suy nghĩ của người nghe sẽ nảy ra một câu hỏi “ai có dáng điệu chấp chới đó ?” Hoặc với thành ngữ việc

nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng, người nghe sẽ nẩy ra câu hỏi “ai là người lười biếng

việc nhà và siêng làm việc người?”, v.v Đối với các tục ngữ thì tình hình không như vậy Mỗi tục ngữ là một câu thông báo trọn vẹn, nên trước bất kỳ tục ngữ nào người ta không đặt

ra câu hỏi kiểu như vậy Chẳng hạn khi ta nói ở hiền gặp lành thì không ai cần hỏi “ai ở hiền

gặp lành?” Bởi vì tục ngữ đã nêu lên một quy luật chung cho tất cả mọi người

Sự khác nhau về mặt chức năng như đã nói ở trên dẫn đến sự khác nhau trong cách vận dụng hai loại đơn vị này trong giao tiếp Một thành ngữ không thể độc lập tạo thành câu Trái lại, một tục ngữ hoàn toàn có thể có khả năng đó Rõ ràng là giữa thành ngữ và tục

Trang 12

ngữ có một đường ranh giới thực tế Tuy nhiên ranh giới này không phải là ngăn cách tuyệt đối, không phải là đường kẻ thẳng băng Chính vì vậy mà có những đơn vị được tác giả này

cho là thành ngữ, tác giả khác lại cho là tục ngữ Chẳng hạn kiến tha lâu cũng đầy tổ được

rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học xếp vào tục ngữ, trong đó có Phạm Văn Bình, tác giả

của cuốn Tục ngữ Việt Nam [76], chó treo mèo đậy được Hoàng Diệu Minh cho là tục ngữ [13], vắng chúa nhà gà vọc niêu cơm theo Phan Văn Quế là tục ngữ [86] Nhưng Nguyễn Như Ý lại đưa tất cả các câu trên vào trong cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt phổ thông

[43], v.v

1.2 Thành tố chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt

Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật (thành ngữ động vật) được hiểu là những thành

ngữ mà trong thành phần của chúng có những từ ngữ chỉ con vật, thí dụ cao như sếu; lẩn như

chạch; ăn như mèo; chuột chạy cùng sào Những từ ngữ này được chúng tôi gọi là “thành tố

chỉ động vật” (sếu, chạch, mèo, chuột) Qua tìm hiểu các từ điển thành ngữ, các bài báo, bài

nghiên cứu thành ngữ, chúng tôi thấy số lượng thành ngữ động vật tiếng Việt ở các tài liệu khác nhau là rất khác nhau Nhưng điều chắc chắn là loại thành ngữ này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong toàn bộ vốn thành ngữ tiếng Việt

Theo kết quả thống kê được miêu tả trong luận án thạc sĩ của Trịnh Cẩm Lan [102],

mức độ sử dụng các thành tố động vật trong thành ngữ tiếng Việt theo thứ tự như sau: chim (157, kể cả các loài chim cụ thể), cá (113, kể cả các loài cá cụ thể), chó (110), gà (79), bò (40), chuột (37), ngựa (30), mèo (23), ong (11), ruồi (9), lợn (8), khỉ (6), vịt (5), sói (2), sư tử (2), thỏ (2)… (Trịnh Cẩm Lan, luận án thạc sĩ, 1995) [102] Theo Phan Văn Quế thì mức độ sử dụng các thành tố động vật trong thành ngữ tiếng Việt có khác: chó (123), gà (90), cá (68), trâu (54), voi (53), mèo (52), cọp (51), ngựa (49) chim (39), bò (37), chuột (30), cò (24),

vịt (23), cua (22), cóc (18), đỉa (16), lợn (16), ong (16), rắn (14), ruồi (12) [81]

Trong khuôn khổ khối tư liệu về thành ngữ đã tiếp cận và xử lý, tác giả luận văn tổng

kết được trong tiếng Việt có 1555 thành ngữ động vật với 157 thành tố chỉ động vật (kể cả

tên của 29 loại cá, 34 loại chim)

Danh sách cụ thể được sắp xếp theo ABC như sau:

Trang 13

Ba ba, beo, bò, bò cạp, bọ, bọ chó, bọ mạt, bọ ngựa, bọ xít, bướm (ngài)

Cá (cá bống, cá chày, cá cháy, cá chép, cá chi chi, cá chuối, cá diếc, cá đối, cá gáy, cá kình, cá lăng, cá lóc, cá lòng tong, cá mài mại, cá mè, cá mòi, cá ngão, cá nghê, cá nheo, cá rô, cá săn sắt, cá sấu, cá thia, cá thờn bơn, cá trắm, cá trê, cá trôi, cá vàng, cá vược), cà cuống, cáo, cáy, cầy hương, chạch, châu chấu, chấy, chẫu chuộc, chim ( bìm bịp, bồ câu, bồ nông, chào mào, chèo bẻo, chim chích, choi choi, cò, cú, chim cuốc, giẻ cùi, dẽ, diệc, diều hâu, én, hạc, hét, hồng, chim két, khứu, nhạn, ó, oanh / hoàng anh, phượng, loan, quạ, sáo, chim sẻ, sếu, tu hú, uyên ương, vạc, vẹt, yến), chó, chuồn chuồn, chuột, cóc, cọp, cốc, công, cua, cun cút

Dã tràng, dê, dơi

Đỉa, đom đóm, đười ươi

Ếch, ễnh ương

Gà, gấu, giải, giun

Hến, hươu

Khỉ, kiến

Lợn, lừa, lươn

Mang, mèo, muỗi

Nai, nắc nẻ, nghêu (sò), ngỗng, ngựa, nhái, nhện, nhộng, nòng nọc

Ong, ốc

Rái, rắn, rận, rết, rồng, rùa, ruồi (nhặng), rươi

Sâu, sên, sóc, sói, sư tử, sứa

Tằm, tê giác, tép, thằn lằn, thần trùng, thiêu thân, thỏ, thuồng luồng, tò vò, tôm, trai, trâu

Ve, vích, vịt, voi, vờ, vượn

Tần số xuất hiện của các thành tố động vật trong thành ngữ tiếng Việt như sau Chim và các loại chim xuất hiện nhiều nhất với hơn 232 thành ngữ Thứ hai là cá và các loại cá:

149 Tiếp theo là chó: 149; trâu: 123; gà: 113; mèo: 61; bò: 73; voi: 61; ngựa: 58; cọp: 55; chuột: 47; rắn: 33; lợn: 28; cóc: 25; cua: 28; vịt: 26; rồng: 23; ong: 21; ếch, nhái, ễnh ương: 31; ruồi: 18; kiến: 14; tôm: 17; cáo: 12; hươu: 12; ốc: 12; khỉ: 12; tằm: 15; dê: 10; lươn: 9; thỏ: 10; đom đóm: 9; rận: 9; rươi: 8; đỉa: 9; chuồn chuồn: 8; dơi: 7; chạch: 8;

Trang 14

ngỗng: 6; chấy: 7, cáy: 6, muỗi: 6; sói: 11; châu chấu: 4; nai: 3; gấu: 5; ve: 6; vích: 4; sâu: 3

So với số liệu thống kê của Trịnh Cẩm Lan và Phan Văn Quế, kết quả thống kê của chúng tôi có số lượng thành ngữ và thành tố động vật chứa trong các thành ngữ lớn hơn nhiều Có lẽ do nguồn tài liệu dựa vào khác nhau, phương pháp thống kê cũng như quan điểm phân định thành ngữ – tục ngữ khác nhau Có một điều lý thú là dù kết quả khá khác biệt về tần số xuất hiện của các thành tố động vật, nhưng những thành tố có tần số xuất hiện

cao ở ba kết quả thống kê khá giống nhau Những thành tố đó là: chim, chó, cá, gà, lợn, trâu,

bò, voi, mèo, chuột, ngựa, … Hãy xem bảng đối chiếu kết quả dưới đây của ba tác giả:

TRỊNH CẨM LAN PHAN VĂN QUẾ NGUYỄN THỊ BẢO

Tên động vật SL Tên động vật SL Tên động vật SL

Chó 110 Chó 123 Chó 149

Trâu 54 Trâu 123

Ngựa 30 Ngựa 49 Ngựa 58

Chuột 37 Chuột 30 Chuột 47

Bảng 1

Trang 15

1.3 Thành tố chỉ động vật được dùng trong thành ngữ tiếng Anh

Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy có 463 thành ngữ động vật tiếng Anh với khoảng 74 tên các con vật được sử dụng

Danh sách cụ thể xếp theo trật tự ABC như sau:

Ant (kiến), ape (đười ươi), ass (lừa cái)

Badger (lửng), bat (dơi), bear (gấu), bee/hornet (ong), bird (chim), bug (rệp), bull (bò

đực), butterfly (bướm)

Calf (bê), camel (lạc đà), cat (mèo), chicken (gà con), cock (gà trống), cow (bò cái), crocodile (cá sấu), crow (quạ)

Dog (chó), donkey (lừa), dove/pigeon (bồ câu), duck/drake (vịt), duckling (vịt con)

Eagle (đại bàng), eel (lươn), elephant (voi)

Fish (cá), flea (bọ chét), fly (ruồi), fox (cáo)

Goat (dê), goose (ngỗng)

Hare (thỏ rừng), hawk (diều hâu), hen (gà mái), herring (cá trích), horse (ngựa)

Jackdaw (quạ xám), kitten (mèo con)

Lamb (cừu non), lark (sơn ca), leech (đỉa), leopard (báo), lion (sư tử), lobster (tôm)

Mackerel (cá thu), mare (ngựa cái), magpie (chim ác là), monkey (khỉ), mouse/rat (chuột), mule (la)

Owl (cú), ox (bò thiến), oyster (sò, hàu)

Parrot (vẹt), peacock (công), pig (lợn)

Rabbit (thỏ)

Sardine (cá mòi), sheep (cừu), snail (sên), snake/serpent (rắn), sprat (cá trích cơm), stag

(nai đực, hươu đực), swallow (én), swan (thiên nga)

Tiger (hổ), toad (cóc), turkey (gà tây)

Vixen (chồn cái), whale (cá voi), wolf (chó sói), worm (giun, sâu)

Những thành tố động vật có tần số xuất hiện nhiều nhất:

Trang 16

Dog (chó): 64; bird (crow (jackdaw), dove (pigeon), eagle, hawk, lark, magpie, owl,

parrot, peacock) (chim và các loại chim): 58; fish (herring, mackerel, sardin, sprat, whale)

(cá và các loại cá): 46; horse, mare (ngựa, ngựa cái): 36; cat, kitten (mèo): 37; bull, ox, cow, calf (bò các loại bò): 24; cock, chicken, hen (gà các loại): 24; sheep, ram (cừu): 13; pig (lợn): 15; mouse, rat (chuột): 13; duck, duckling, drake (vịt): 12; fly (ruồi): 11; lamb (cừu non): 8; ass, (lừa): 9 ; pig (lợn): 15; rabbit, hare (thỏ, thỏ rừng): 10; lion (sư tử): 11, wolf (chó sói): 9; bear (gấu): 8; goose (ngỗng): 7; fox (cáo): 6; flea (bọ chét): 6; monkey (khỉ): 4; goat (dê): 4; …

1.4 So sánh đối chiếu thành tố chỉ động vật trong thành ngữ Việt-Anh

Xét về số lượng thành ngữ chứa thành tố động vật, trong tiếng Việt có 1555 thành ngữ, nhiều hơn gấp ba lần so với tiếng Anh (463 thành ngữ) Xét về số lượng con vật được nhắc đến trong thành ngữ: tiếng Việt có 157 con vật, gấp đôi so với tiếng Anh (74 con vật) Trong luận án phó tiến sĩ của mình, Phan Văn Quế thống kê từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và cho rằng trong thành ngữ tiếng Anh có khoảng 368 đơn vị có thành tố chỉ động vật với hơn 85 con vật (bao gồm cả thành ngữ và tục ngữ) [86] Còn theo Trịnh Cẩm Lan thì tiếng Việt có khoảng 904 thành ngữ có thành tố chỉ động vật và chỉ có 64 con vật [102] Qua phần trình bày trên, ta thấy có động vật cùng xuất hiện ở thành ngữ của cả hai ngôn ngữ, có động vật chỉ xuất hiện ở thành ngữ của ngôn ngữ này hoặc thành ngữ của ngôn ngữ kia

1.4.1 Các thành tố động vật xuất hiện trong cả hai thành ngữ Việt- Anh

Beo/ báo (leopard), bồ câu (pigeon), bướm (butterfly)

Cá (fish), cá sấu (crocodile), cá mòi (sardine), cá voi/ cá kình (whale), cáo (fox), cầy hương (civet cat), chim (bird), chó (dog), chó săn (hound), chó sói (wolf), chuột (mouse,

rat), cọp (tiger), công (peacock), cú (owl)

Dê (goat), dơi (bat), diều hâu (hawk)

Đỉa (leech), đười ươi (ape)

Trang 17

Én, nhạn (swallow)

Gà con (chicken), gà mái (hen), gà trống (cock), gấu (bear), giun (worm)

Hàu (sò) (oyster)

Kiến (ant), khỉ (monkey)

Lợn (pig), lươn (eel)

Mèo (cat)

Ngỗng (goose)

Ong (bee)

Quạ (crow, jassdow)

Rắn (snake), ruồi (fly)

Sâu (worm), sên (snail), sư tử (lion)

Tôm (lobster)

Vẹt (parrot), vịt (duck), voi (elephant)

Có 46 tên con vật cùng xuất hiện trong cả hai thành ngữ Việt – Anh, nhiều hơn so với

33 con vật theo thống kê của Phan Văn Quế [86]

1.4.2 Các thành tố động vật chỉ có trong thành ngữ tiếng Việt

Ba ba, bò, bò cạp, bọ, bọ chó, bọ mạt, bọ ngựa, bọ xít

Cá chép, cá chuối, cá diếc, cá đối, cá gáy, cá nghê, cá mè, cá rô, cá thia, cá chày, cá lóc, cá trôi, cá vàng, cá lăng, cá vược, cá ngão, cá trê, cá nheo, cá lòng tong, cá săn sắt, cá cháy, cá bống, chi chi, cá mại, cá thờn bơn, cá trắm

Cà cuống, cáy, chạch, châu chấu, chấy, chẫu chàng

Chim bìm bịp, bồ nông, chào mào, chèo bẻo, chim chích, cò, chim cuốc, dẽ, giẻ cùi, hạc, hét, chim két, khướu, loan, ó, oanh, phượng, sáo, sẻ, sếu, vạc, yến

Chuồn chuồn, cóc, cốc, cua, cun cút

Dã tràng

Đom đóm

Trang 18

Ếch, ễnh ương

Gà, giải, giòi

1.4.3 Các thành tố động vật chỉ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh

Ass (lừa cái),

Badger (lửng), bug (rệp), bull (bò đực)

Calf (bê), camel (lạc đà), cow (bò cái)

Eagle (chim đại bàng)

Flea (bọ chét)

Hare (thỏ rừng), herring (cá trích)

Lamb (cừu non), lark (sơn ca)

Magpie (ác là), mare (ngựa cái), mule (la)

Ox (bò thiến)

Rabbit (thỏ nhà)

Sardine (cá mòi), sheep / ram (cừu), sprat (cá trích cơm), swan (thiên nga)

Turkey (gà tây)

Vixen (chồn cái)

Trang 19

24 con vật chỉ có trong thành ngữ tiếng Anh, không thấy xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt (theo thống kê của Phan Văn Quế, có 31 con vật (cả thành ngữ và tục ngữ)) [86] 1.4.4 Một số nhận xét từ phần trình bày trên

1.4.4.1 Các loài chim, cá, côn trùng, sâu bọ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt nhiều hơn

so với trong tiếng Anh Cụ thể:

Trong thành ngữ tiếng Anh chỉ có 6 loại cá và đa số là cá biển: cá trích (herring), cá cơm (sprat), cá thu (markerel), cá mòi (sardine), cá voi (whale) Trong tiếng Việt thì tình

hình hoàn toàn ngược lại: có rất nhiều loại cá xuất hiện, hầu hết là cá nước ngọt với hơn 29 loại khác nhau

Dưới đây là bảng liệt kê các loài cá xuất hiện trong thành ngữ và môi trường nước của

chúng (việc xác định môi trường nước dựa vào Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên,

1997)[14]:

TT TÊN CÁ T.VIỆT T ANH MÔI TRƯỜNG

1 cá bống + – nước ngọt

2 cá chày + – nước ngọt

3 cá cháy + – biển

4 cá chép + – nước ngọt

5 chi chi + – nước ngọt

6 cá chuối + – nước ngọt

7 cá cơm – + biển

8 cá diếc + – nước ngọt

9 cá gáy + – nước ngọt

10 cá kình/ cá

voi + + biển

Trang 20

11 cá lăng + – nước ngọt

12 cá lòng tong + – nước ngọt

13 cá lóc + – nước ngọt

14 cá mài mại + – nước ngọt

15 cá mè + – nước ngọt

16 cá mòi + + biển

17 cá ngão + – nước ngọt

18 cá nghê + – biển

19 cá nheo + – nước ngọt

20 cá đối + – nước ngọt

21 cá rô + – nước ngọt

22 cá sấu + + nước ngọt

23 cá săn sắt + – nước ngọt

24 cá thia + – nước ngọt

25 cá thờn bơn + – nước ngọt

26 cá thu – + biển

27 cá trắm + – nước ngọt

28 cá trê + – nước ngọt

29 cá trích – + biển

30 cá trôi + – nước ngọt

31 cá vàng + – nước ngọt

32 cá vược + – biển + nước ngọt

Bảng 2 Về chim, chỉ có khoảng 9 loài chim xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh Đa số là các

loài chim lớn và hung dữ (như: đại bàng, quạ, diều hâu, cú…) Thức ăn chủ yếu của chúng là

thịt Trong thành ngữ tiếng Việt có đến 34 tên gọi các loài chim khác nhau, trong đó có rất

nhiều loài chim dùng sâu bọ làm thức ăn chính Sau đây là bảng về các loài chim và thức ăn của chúng (dựa vào Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 1997)[14]:

Trang 21

TT TÊN CHIM T VIỆT T ANH THỨC ĂN

1 ác là – + cá, tép

2 bìm bịp + – cá, tép

3 bồ câu + + ngũ cốc

4 bồ nông + – cá, tép

5 chào mào + – các loại quả

6 chèo bẻo + – sâu bọ

7 chim chích + – sâu bọ

8 chiền chiện

(sơn ca) – + ngũ cốc

9 choi choi + – sâu bọ

10 cò + – cá, tép

21 hồng + – không rõ

22 két + – sâu bọ, ngũ

Trang 22

cốc, thịt

23 khướu + – sâu bọ

24 loan + – không rõ

25 nhạn + + ngũ cốc

27 oanh (anh) + – ngũ cốc

28 phượng + – không rõ

29 quạ/ ác + + thịt

30 sáo + – sâu bọ và

ngũ cốc

31 chim sẻ + – ngũ cốc

32 sếu + – cá, tép

33 tu hú + – sâu bọ và

ngũ cốc

34 uyên ương + – không rõ

35 vạc + – cá, tép

36 vẹt + + sâu bọ

37 yến + – sâu bọ

Bảng 3 Ngoài những loại chim sinh trưởng ở vùng khí hậu ẩm và ưa nước như trên, rất nhiều côn trùng và động vật sống ở đồng ruộng, ao hồ và ở vùng nhiệt đới cũng xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt nhiều hơn trong thành ngữ tiếng Anh

Bảng các con vật liên quan đến đồng ruộng và vùng khí hậu nhiệt đới (dựa theo tài

liệu Cơ sở sinh thái học của Dương Hữu Thời, ĐHQG, Hà Nội, 1998) [73]:

STT TÊN CON VẬT T VIỆT T ANH MÔI TRƯỜNG

1 bọ chét – + nhiệt đới

2 bọ chó + – nhiệt đới

Trang 23

3 bọ mạt + – nhiệt đới

4 bọ ngựa + – đồng ruộng

5 bọ xít + – nhiệt đới

6 châu chấu + – đồng ruộng

7 chẫu chuộc + – ao hồ

8 chấy + – nhiệt đới

9 chuột + + nhiệt đới

11 đỉa + + đồng ruộng

12 ếch, nhái, ễnh ương + – ao hồ

13 giòi + – khí hậu ẩm

14 giun + – khí hậu ẩm

15 kiến + + nhiệt đới

16 muỗi + – nhiệt đới

17 ong + + nhiệt đới

18 rắn + + nhiệt đới

19 rận + – nhiệt đới

20 rệp – + nhiệt đới

21 rết + – nhiệt đới

22 ruồi + + nhiệt đới

23 sâu + + đồng ruộng

25 thằn lằn + – nhiệt đới

Trang 24

26 thiêu thân + – nhiệt đới

Bảng 4 Trong số 26 con vật, có đến 24 con xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt và chỉ có 11 con xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho các loài động vật ưa nước (cá nước ngọt, cóc, ếch, nhái, v.v.) phát triển mạnh Hơn nữa, là nước thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu ẩm, Việt Nam có rất nhiều loài, sâu bọ và côn trùng Theo quy luật cân bằng sinh thái: nơi nào có nhiều loài sâu bọ và côn trùng gây hại cho mùa màng, nơi đó sẽ có rất nhiều loài chim, động vật ưa ăn sâu bọ và côn trùng Những con vật này “làm người canh đồng” rất

quan trọng cho người nông dân (Trần Kiên, Đời sống các loài bò sát, 1983) [101] Thật lý

thú khi thấy rằng trong thành ngữ tiếng Việt xuất hiện rất nhiều tên gọi các loài sâu bọ và côn trùng gây hại cho mùa màng, đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều từ ngữ chỉ các loại chim, các động vật ưa ăn sâu bọ và côn trùng

1.4.5 Một số tên gọi các con vật truyền thuyết, mang đặc trưng văn hoá phương Đông như:

phượng, loan, hồng, hạc và rồng chỉ xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt

1.4.6 Nước Anh và nhiều nước phương Tây khác đi lên từ nền kinh tế đồng cỏ và du mục, sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, có điều kiện gắn bó với các động vật nuôi Điều này thể hiện khá rõ trong việc phản ánh phong phú tên gọi các gia súc trong thành ngữ:

Ngựa: mare (ngựa cái), horse (ngựa đực)

Cừu : sheep (cừu lớn), lamb (cừu non)

Bò : cow (bò cái), bull (bò đực), ox (bò thiến), calf (bê)

Lừa : donkey (lừa), ass (lừa cái), jackass (lừa đực)

Rõ ràng điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh sống, nền kinh tế - văn hoá của mỗi cộng đồng đã để lại dấu ấn đậm nét trong thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật

Trang 25

Chương hai

NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)

2.1 Khái quát về ngữ nghĩa - văn hoá của từ

Trước khi tìm hiểu ngữ nghĩa - văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ, ta thử tìm hiểu ngữ nghĩa văn hoá của từ nói chung

Trong công trình Trường nghĩa của một thực từ, Dương Kỳ Đức cho rằng nghĩa của

một thực từ phản ánh sự cảm nhận về đối tượng theo cách riêng của cộng đồng tộc người, tức là phản ánh một phần văn hoá của cộng đồng đó Theo ông, nghĩa của thực từ có hai

phần: phần nghĩa ngữ hiệu và phần nghĩa văn hàm Phần nghĩa ngữ hiệu là nghĩa của từ với

tính cách một tín hiệu ngôn ngữ, nó thể hiện khái niệm, tức là các đặc trưng chung của đối

tượng được con người nhận thức qua thực tiễn xã hội Phần nghĩa văn hàm là nghĩa của từ với tư cách một hàm tố văn hoá, nó chứa đựng động hình văn hoá, tức là cái cách riêng trong

việc tạo ra đối tượng, thao tác với nó và trong việc cảm nhận nó Hai phần nghĩa ngữ hiệu

và văn hàm hợp thành một chỉnh thể, đó là trường nghĩa của thực từ Dương Kỳ Đức đã phân tích từ chuột để minh họa Qua cứ liệu thành ngữ, tục ngữ, qua cách nhìn của người Việt về con vật này trong đời sống, ông cho rằng từ chuột chứa đựng những nội dung sau:

– Chuột được coi là con vật sợ mèo, hay bị mèo ăn thịt

– Chuột thường được liên tưởng đến kẻ xấu, việc xấu: không quang minh chính đại

(len lét như chuột ngày; cháy nhà ra mặt chuột), táo tợn (chuột gặm chân mèo), lâm vào thế cùng (chuột chạy cùng sào), là kẻ bất tài nhưng gặp may (chuột sa chĩnh gạo).[9]

Thật thú vị nếu ta đem so sánh nghĩa của từ chuột trong tiếng Việt với nghĩa văn hàm đặc thù của hai từ mouse và rat cùng nghĩa là “chuột” trong tiếng Anh Tuy cùng nghĩa

là “chuột”, cùng thiên về nghĩa tiêu cực như trong tiếng Việt, nhưng sắc thái biểu cảm của

hai từ này có khác nhau Mouse là người lặng lẽ, nhút nhát (as quiet as a mouse - lặng lẽ như

Trang 26

chuột), tuy bé nhỏ nhưng có ích (a mouse may help a lion - con chuột cũng có thể giúp đỡ con

sư tử), một người rất tội nghiệp vì quá nghèo (as poor as a church mouse- con chuột ở nhà thờ) hoặc đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn không lối thoát (it is a poor mouse that has only

one hole – con chuột tội nghiệp chỉ có một lỗ để chui ) Trong khi đó, rat là những lời la

mắng nặng nề (to give somebody rats – cho người nào đó những con chuột), là kẻ có bản chất xấu xa (rats desert a sinking ship – khi tàu chìm thì chuột mới chui ra), là sự nguy hiểm có thể xảy ra (to smell a rat – ngửi thấy mùi chuột) Đối với người Anh, có vẻ như mouse dễ thương hơn rat và nói chung, “chuột” không đáng ghét, đáng khinh bỉ như đối với người Việt

Tên gọi động vật là đơn vị từ ngữ trong hệ thống tiếng Việt Do vậy tên gọi động vật đương nhiên cũng có nghĩa văn hoá Khi là thành tố trong các thành ngữ, nội dung ngữ nghĩa văn hoá của các từ ngữ chỉ động vật chính là cách cảm nhận, cách đánh giá các con vật tốt hay xấu, là việc liên tưởng chúng với cái gì Chẳng hạn, theo cách cảm nhận của người Việt

thì lợn tiêu biểu cho sự ăn uống thô lỗ (ăn như lợn), ngu ngốc lố bịch trong xử sự (ngu như

lợn; voi đú, chó đú, lợn sề cũng hộc), kẻ không nhận biết khuyết điểm của mình, lại đi chê

người khác (lợn chê chó có bọ) Lợn cũng gợi đến bổng lộc (đầu gà má lợn), của cải (thủ thỉ

ăn sỏ lợn) Đối với người Anh, hình ảnh pig “con lợn” cũng có những nét giống như cách

Trang 27

cảm nhận của người Việt, cũng ngu ngốc (don’t be such a pig), cũng ăn uống thô tục (as

greedy as a pig) Ngoài ra, người Anh còn liên tưởng pig đến sự hấp tấp vội vàng, thiếu cân

nhắc (a pig in a poke), đến những điều ảo tưởng (pig might fly; when pigs fly), đến sự ngạc nhiên (stare like a stuck pig)

Đối với người Việt thì gà thường gợi đến thức ăn ngon (cơm gà cá gỏi), đẻ nhiều (đẻ

như gà) Gà còn chỉ bọn người xấu xa, hay ganh tỵ, tự làm hại mình (gà tức nhau tiếng gáy; gà nhà lại bươi bếp nhà; chân gà lại bới ruột gà), bọn người hèn kém (gà què ăn quẩn cối xay), tác phong chậm chạp (lờ đờ như gà ban hôm) Với người Anh, gà và đặc biệt gà trống

là hình ảnh của kẻ mạnh (cock of the walk), sống no đủ, sung túc (live like fighting cocks)

Ngoài ra, người Anh thường liên tưởng gà trống với những điều tốt lành sẽ đến khi đang ở

hoàn cảnh khó khăn (there is many good cocks come out of a tattered bag) Hoặc như khỉ thường được người Việt liên tưởng đến người hay nhăn nhó (nhăn như khỉ), làm những việc bẩn thỉu xấu xa (tay khỉ nuôi miệng khỉ) Trong tâm thức người Anh, khỉ là kẻ bất lương, lưu manh (monkey bussiness), kẻ ngu đần, bất tài (the higher the monkey climbs the more he

shows his tail), kẻ ranh ma, lém lỉnh (as tricky as a monkey), là thứ kém chất lượng, không

đạt yêu cầu (if you pay peanuts, you get monkeys)

Trên đây là những dẫn chứng về nội dung của nghĩa văn hoá đặc thù tộc người trong nghĩa của từ Nó phản ánh nhãn quan văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc

2.2 Ngữ nghĩa văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ

Nhiều nhà nghiên cứu thành ngữ cho rằng nghĩa của thành tố động vật trong thành ngữ chính là nghĩa biểu trưng của thành ngữ Chẳng hạn, Hoàng Văn Hành khi nghiên cứu

loại thành ngữ so sánh kiểu “ T như B” (nhanh như sóc; chậm như rùa; lẩn như chạch) cho rằng các yếu tố B (sóc, rùa, chạch) là không hiển ngôn, chúng có tính biểu trưng ngữ nghĩa

[19] Theo cách nhìn nhận của Nguyễn Công Đức, một thành tố sẽ có tính biểu trưng khi nó có những đặc trưng điển hình và trong mối quan hệ với các thành tố khác thì nó làm cho

người ta liên hệ tới một ý nghĩa mới, khác với nghĩa gốc của nó Thí dụ, trong thành ngữ gửi

trứng cho ác thì trứng là biểu trưng cho một vật quý giá, cho một sự tiếp nối truyền đời,

Trang 28

nhưng hết sức mong manh, cần phải nâng niu gìn giữ như chính sự sống còn, ác (một loài

chim dữ) biểu trưng cho kẻ độc ác, không đáng tin, luôn rình mò làm hại người khác [33] Trong số các tác giả nghiên cứu về tính biểu trưng của thành ngữ thì chỉ có Trịnh Cẩm Lan là đi sâu về tính biểu trưng của thành tố chỉ con vật trong thành ngữ tiếng Việt Theo bà,

đi tìm những giá trị biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố liên quan đến tên gọi các con vật thực chất là tìm ra những giá trị ngữ nghĩa mà người Việt đã gán cho những con vật hay gán cho những đặc điểm, những tình thế, những hoạt động của những con vật đó theo cách cảm nhận của họ Và “những cảm nhận của người Việt về các con vật được bộc lộ qua thành ngữ, tạo ra những biểu tượng, những biểu tượng này cho phép hình dung con vật biểu trưng cho cái gì, cho thuộc tính gì” [102]

Trong luận văn phó tiến sĩ của mình, Nguyễn Thuý Khanh cho rằng thế giới động vật gần gũi gắn bó với con người từ thuở khai thiên lập địa Vì vậy, các con vật với tên gọi của nó đã đi vào đời sống ngôn ngữ một cách tự nhiên và ngày càng trở nên phong phú về mặt nhận thức và biểu hiện “Mỗi con vật (và kèm theo tên gọi của nó) thường gợi lên trong ý

thức của người bản ngữ một sự liên tưởng nào đó, gắn liền với những đặc điểm, thuộc tính

của con vật” [57] Quá trình liên tưởng thường dẫn đến nghĩa bóng, nghĩa chuyển, thông qua một số phương thức như ẩn dụ, hoán dụ Đây cũng là quá trình hình thành nghĩa biểu trưng của thành tố động vật trong thành ngữ Nó phản ánh cách cảm nhận, cách đánh giá các sự vật, hiện tượng là tốt hay xấu, liên quan đến việc gán cho chúng những thuộc tính, những đặc điểm của con vật nào đó Có thể nói nghĩa biểu trưng là một trong những nghĩa văn hoá của từ ngữ chỉ động vật Nó vừa mang tính chất đặc thù của mỗi cộng đồng ngôn ngữ riêng biệt, vừa mang tính chất chung ở nhiều ngôn ngữ Chẳng hạn, cả hai dân tộc Việt và

Anh đều cho rằng cáo là con vật khôn ngoan, tinh ranh, xảo quyệt khó lường (cáo mượm oai

hùm; cáo nào tử tế với gà; gà ngủ, cáo không ngủ / a fox in lamb’s skin “cáo đội lốt cừu”; as smart as a fox “khéo léo như cáo”) Còn rắn với nọc độc, sự tráo trở và những cú tấn công

bất ngờ, được biểu trưng cho sự thâm hiểm, độc ác (miệng hùm nọc rắn, khẩu phật tâm xà / a

snake in the grass “con rắn trong đám cỏ – những nguy hiểm bất ngờ”; to warm (cherish) a snake in one's bosom “ôm rắn trong lòng – giữ bên mình những mối nguy hiểm”)

Trang 29

Về phần chúng tôi, do tiếp cận vấn đề nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ từ quan điểm ngữ nghĩa –văn hoá, coi nghĩa của từ là một phiến đoạn văn hoá, nên chúng tôi rất thống nhất với cách nhìn nhận của Phan Văn Quế về vấn đề biểu trưng Theo ông, đúng là có một số lớn thành tố chỉ động vật trong các thành ngữ mang nghĩa biểu trưng, nhất

là khi những thành ngữ đó có dạng so sánh, kiểu như chậm như rùa, nhát như cáy, bẩn như

chó, khoẻ như vâm, v.v trong thành ngữ tiếng Việt và as quiet as a mouse “lặng lẽ như

chuột”, as blind as a bat “mù như dơi”, eat like a horse “ăn khoẻ như ngựa”, work like a dog

“làm cật lực như chó”, v.v trong thành ngữ tiếng Anh Còn ở nhiều thành ngữ động vật khác, rất khó hình dung tính biểu trưng của nó Chẳng hạn, Trịnh Cẩm Lan ([102], tr.62-63)

cho rằng chó trèo chạn biểu trưng cho sự lười biếng (trong thành ngữ ngay lưng như chó trèo

chạn), chó phải pháo biểu trưng cho sự sợ hãi (trong thành ngữ chạy như chó phải pháo), chó thấy thóc biểu trưng cho sự bàng quan (trong thành ngữ lơ láo như chó thấy thóc) và chó ăn vã mắm biểu trưng cho hành động chửi (trong thành ngữ chửi như chó ăn vã mắm) Thật ra

các thành ngữ này chỉ phản ánh cách cảm nhận và so sánh theo kiểu của cộng đồng người Việt, chứ không khắc hoạ nên một hình tượng điển hình như trong trường hợp các thành ngữ

so sánh kiểu chậm như rùa, nhát như cáy (rùa là điển hình của sự chậm chạp, cáy là điển

hình của sự nhút nhát, v.v.)

Điều này có nghĩa là ngoài nghĩa biểu trưng, các thành tố của thành ngữ nói chung và các thành tố động vật trong các thành ngữ động vật nói riêng, còn có một loại nghĩa khác, nghĩa phi biểu trưng

Chúng tôi cho rằng dù là nghĩa biểu trưng hay là nghĩa phi biểu trưng thì cả hai loại nghĩa này đều là kết quả của sự liên tưởng, liên hội theo cách riêng của một cộng đồng tộc người Nói cách khác, khi các từ, ngữ chỉ động vật trong các thành ngữ gợi lên một cái gì đó, có nghĩa là đã hàm ý một cái gì đó như một thứ động hình văn hóa của một cộng đồng tộc người Có lẽ đây chính là cái mà Dương Kỳ Đức gọi là “nghĩa văn hàm” [9] Để phản ánh một cách thỏa đáng tất cả các kiểu loại nghĩa của các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ động vật (bất kể là nghĩa biểu trưng hay nghĩa phi biểu trưng, hay là nghĩa gì khác), chúng tôi xin được qui chúng về một loại chung, đó là nghĩa văn hoá đặc thù tộc người, bao gồm

Trang 30

tất cả nội dung của nghĩa văn hoá này Với một cách nhìn nhận rộng như vậy ta sẽ dễ dàng xử lý hơn đối với cái hàm ý mà một cộng đồng tộc người muốn gợi tới, muốn gửi gắm qua hình ảnh các động vật trong các thành ngữ động vật

Ta biết nội dung ngữ nghĩa văn hoá đặc thù tộc người của mỗi từ ngữ chỉ động vật hết

sức phong phú nên đa số chúng đều có tính đa nghĩa Xin dẫn chứng trường hợp chim trong thành ngữ tiếng Việt và bird trong thành ngữ động vật tiếng Anh:

Chim:

Người đứng đầu (chim đầu đàn)

Người đi lập nghiệp (đất lành chim đậu)

Người được tự do (như chim sổ lồng)

Mục đích (chim bay cung xếp, thỏ chết chó thui)

Kẻ bị hại (chim bị tên sợ làn cây cong)

Kẻ bị mắc mưu (chim khôn mắc phải lưới hồng)

Kẻ lạc lõng (chim chích vào rừng)

Người bị giam cầm (chim lồng cá chậu)

Người đi xa (bặt tin chim cá)

Người có thế lực (chim có cánh, cá có vây)

………

Bird:

Người bị săn đuổi (the bird has flown)

Mục đích, mục tiêu nhắm tới (kill two birds with one stone)

Sự tự do (as free as a bird)

Người nay đây mai đó (a bird of passage)

Người cùng hội cùng thuyền (birds of feather flock together)

Người cần mẫn, siêng năng (the early bird catch the worm)

Người khôn ngoan và từng trải (old bird are not caught with chaff)

Người lập dị (a queer bird)

Người thích sống đơn độc (a lone bird)

Trang 31

2.3.1.Tính đa nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh Trong số 23 thành tố động vật tiếng Việt được miêu tả, đứng đầu về mức độ đa nghĩa

là thành tố trâu (29 nghĩa), rồi đến gà (28), mèo (22), cá (19), chó (20), ngựa (15), chim (11), voi (14), cọp (12), vịt (11), bò (11), rắn (11), ruồi (10), chuột (10), ếch (9), ong (9), lợn (7),

rồng (8), kiến (7), ốc (7), phượng (7), tằm (7), cáo (5) Trong thành ngữ tiếng Anh thì đứng

đầu là horse, mare (ngựa) (29), dog (chó) (28), tiếp theo là: bird (chim) (25), chicken, cock,

hen (gà) (21), bull, calf, cow, ox (bò) (18), cat (mèo) (16), fish (cá) (14), mouse, rat (chuột)

(12), fly (ruồi) (11), duck (vịt) (9), pig (lợn) (8), bee (ong) (8), fox (cáo) (4)…

2.3.2 Thiên hướng nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

Đa số từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều thiên về nghĩa tiêu cực, thí dụ “bò”, “cáo”, “lợn”, “chó”, “vịt”, “chuột”, “ếch”, “mèo”, “ốc”, “rắn”,

“ruồi”… Số thiên về nghĩa tích cực rất ít, như “ngựa”, “phượng”, “rồng”, … Chỉ có “kiến” thiên về nghĩa trung hoà Một số con vật khác như “cá”, “cọp”, “voi” có nét nghĩa không rõ rệt Số lượng nghĩa tiêu cực và nghĩa tích cực của những con vật này hầu như bằng nhau Thí dụ: “cá”: +7, -8; “cọp”: +5, -5; “voi”: +7, -6 (+ tích cựa, - tiêu cực)

Sỡ dĩ “rồng”, “phượng”, “ngựa” thiên về nghĩa tích cực có lẽ do cách nhìn nhận của người phương Đông và người Việt Nam về ba con vật này

Theo quan niệm của người phương Đông, rồng và phượng là những con vật thiêng (tứ

linh: long, lân, quy, phượng) Rồng tượng trưng cho sự cao quý, tốt đẹp; là biểu tượng của tất cả những gì liên quan đến vua chúa (thuyền rồng, long thể, long xa, long tu,…) Đối với người Việt Nam, rồng là nguồn gốc thiêng liêng của dân tộc: con rồng cháu tiên Phượng là loài

chim do trí tưởng tượng của mọi người tạo ra Đó là một con chim rất đẹp, giống như chim

Trang 32

trĩ, được xem là chúa của các loài chim (theo Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản 1997), phượng luôn tượng trưng cho cái gì đẹp đẽ, sang trọng Phượng (chim trống) xuất hiện bên cạnh loan (chim mái) tạo thành biểu tượng của những cặp vợ chồng hạnh phúc, xứng đôi Trong tiếng Anh chúng tôi chưa tìm thấy thành ngữ nào có từ phoenix

(phượng)

Ngựa tuy không phải là con vật có nhiều ở Việt Nam và cũng không phải là con vật

quen thuộc lắm đối với nhiều người Việt Nam như bò, trâu nhưng nó gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Chúng ta biết hình ảnh con ngựa xưa nay vẫn luôn gắn với người chiến binh nơi sa trường và được biểu trưng cho tinh thần thiện chiến Nước Việt Nam chiến tranh liên miên, chủ yếu là chiến tranh vệ quốc Từ trong những cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc ấy, lòng yêu nước, tinh thần chịu đựng gian

khổ dặm nghìn da ngựa, dũng cảm hy sinh da ngựa bọc thây rất được đề cao Ngựa từ lâu đã

trở thành con vật quen thuộc trong tâm thức người dân Việt, nó được nhân dân ta liên tưởng trong quá trình nhận thức thế giới khách quan

Ba con vật này xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt bao hàm nghĩa tích cực là thể hiện mong muốn của nhân dân lao động được đổi đời, có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc lứa

đôi được bền vững (rồng mây gặp hội; lên xe xuống ngựa; chăn loan gối phượng; loan phụïng

hoà minh)

Ta có thể tham khảo qua bảng thống kê dưới đây về mức độ đa nghĩa của 23 thành tố động vật tiêu biểu trên:

MỨC ĐỘ ĐA NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

STT Tên

động vật

Số lượng nghĩa

Nghĩa tích cực

Nghĩa tiêu cực

Nghĩa trung hòa

Kết luận

1 Bò 11 2 8 1 Thiên về tiêu cực

2 Cá 19 7 7 5 Không rõ nét

Trang 33

3 Cáo 5 2 3 Thiên về tiêu cực

4 Chim 11 1 7 3 Thiên về tiêu cực

5 Chó 20 1 17 2 Thiên về tiêu cực

6 Chuột 10 9 1 Thiên về tiêu cực

7 Cọp 12 5 5 2 Không rõ nét

8 Ếch 9 1 5 3 Thiên về tiêu cực

9 Gà 28 6 18 4 Thiên về tiêu cực

10 Kiến 7 2 5 Thiên về trung hoà

11 Lợn 7 1 4 2 Thiên về tiêu cực

12 Mèo 22 3 14 5 Thiên về tiêu cực

13 Ngựa 15 7 4 4 Thiên về tích cực

14 Ong 9 1 5 3 Thiên về tiêu cực

15 Ốc 7 6 1 Thiên về tiêu cực

16 Phượng 7 6 1 Thiên về tích cực

17 Rắn 11 2 6 3 Thiên về tiêu cực

18 Rồng 8 6 2 Thiên về tích cực

19 Ruồi 10 1 7 2 Thiên về tiêu cực

20 Tằm 7 3 1 3 Thiên về tích cực

21 Trâu 29 10 13 6 Thiên về tiêu cực

22 Vịt 11 7 4 Thiên về tiêu cực

23 Voi 14 7 6 1 Không rõ nét

Bảng 5 Tóm lại, trong phạm vi khối lượng tư liệu thu thập được và đã qua xử lý, về phương diện cơ cấu ngữ nghĩa, theo sự đánh giá tốt xấu, các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ thiên về một trong ba mảng nghĩa: tích cực, tiêu cực, trung hoà Trong ba mảng này, mảng nghĩa tiêu cực chiếm đa số: 15/23, tích cực chiếm 4/23, trung hoà chiếm 1/23; 3/23 không thiên về nghĩa nào rõ rệt Nghĩa là những từ này có số lượng nghĩa tiêu cực và tích cực gần

Trang 34

bằng nhau Tiêu biểu cho loại này có voi (+7,-6), cá (+7,-7), cọp (+5-5) (+ nghĩa tích cực, - nghĩa tiêu cực)

Về thành ngữ tiếng Anh, sau khi khảo sát ngữ nghĩa tên gọi 13 con vật cùng xuất hiện cả trong thành ngữ tiếng Việt, ta thấy nghĩa của chúng cũng thiên về tiêu cực như trong thành ngữ tiếng Việt (xem bảng 6) Những từ ngữ khác nhau cùng chỉ về một con vật có nét

nghĩa khác nhau Thí dụ, trong 4 từ chỉ “bò” thì bull hoàn toàn mang nghĩa tiêu cực; cow,

calf, ox nhiều nét nghĩa hơn và thiên về nghĩa tích cực Trong ba từ chỉ “gà” thì chicken thiên

về nghĩa tiêu cực, cock thiên về nghĩa tích cực, hen không thiên về nghĩa nào Một số từ ngữ

như “ong”, “vịt”, “gà” có nghĩa tiêu cực trong thành ngữ tiếng Việt nhưng lại mang nghĩa trung hoà hoặc không thiên về nghĩa nào khi xuất hiện trong thành ngữ tiếng Anh Điều lý thú là rất nhiều từ ngữ chỉ động vật ở cả hai ngôn ngữ cùng thiên về một hướng nghĩa Thí

dụ: cáo/ fox, chó/dog, lợn/pig, mèo/cat, chuột/mouse,rat cùng có nghĩa tiêu cực, ngựa/horse cùng có nghĩa tích cực, cá/ fish cùng không rõ nét nghĩa

MỨC ĐỘ ĐA NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ ĐỘNG VẬT

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH

STT Tên

con vật

Số lượng nghĩa

Nghĩa tích cực

Nghĩa tiêu cực

Nghĩa trung hoà

Kết luận

1 Bee 8 3 3 2 Không rõ nét

2 Bird 25 9 4 12 Thiên về trung hoà

3 Bull 5 5 Thiên về tiêu cực

Cow 8 5 3 Thiên về tích cực Calf 2 1 1 Không rõ nét

Ox 3 2 1 Thiên về tích cực

4 Cat 16 3 8 5 Thiên về tiêu cực

5 Chicken 8 2 5 1 Thiên về tiêu cực

Cock 7 4 2 1 Thiên về tích cực

Trang 35

Hen 6 2 2 2 Không rõ nét

6 Dog 28 4 20 4 Thiên về tiêu cực

7 Duck 9 2 2 5 Thiên về trung hoà

8 Fish 14 5 6 3 Không rõ nét

9 Fly 11 1 6 4 Thiên về tiêu cực

10 Fox 4 4 Thiên về tiêu cực

11 Horse 25 12 2 11 Thiên về tích cực

Mare 4 2 2 Không rõ nét

12 Mouse,

rat 12 1 9 2 Thiên về tiêu cực

13 Pig 8 1 7 Thiên về tiêu cực

Bảng 6 2.3.3 Tính đặc thù ngữ nghĩa - văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ

 Mỗi thành tố động vật được liên tưởng đến các đặc điểm tính chất khác nhau, gắn liền với quan niệm, tâm lý, nhận thức và tư duy của mỗi dân tộc Cho dù cùng khai thác một đặc điểm tính chất nào đó của con vật nhưng mỗi dân tộc lại có những liên tưởng khác nhau

Với người Việt, bò được liên tưởng đến tài sản, của cải, hàng hoá mua bán trao đổi (ba bò chín trâu; biếu bò nhận ngựa; mất bò mới lo làm chuồng), là người có trách nhiệm (bò

ăn mạ, có dạ bò chịu), đồng thời cũng là người có tâm địa xấu xa, hẹp hòi, lắm mưu mẹo

(yếm bò lại buộc cổ bò; bò cười trâu ngã; bụng trâu làm sao bụng bò làm vậy), người vừa phàm ăn vừa ngu dốt, vô dụng (ngốn như bò ngốn rơm; dốt như bò vực không thành; bò đất

ngựa gỗ) Hình ảnh con bò suốt ngày cày xới dãi nắng dầm mưa, cũng gợi cho nhân dân liên

tưởng đến kẻ cùng khổ, bị bóc lột cùng cực (bắt bò cày triều) Trong thành ngữ tiếng Anh, có

ba từ để chỉ “bò”: bull (bò đực), cow (bò cái), ox (bò thiến) Trong 3 từ này, bull hoàn toàn mang nghĩa tiêu cực: là người bị chọc tức (like a red rag to a bull), việc khó khăn nguy hiểm (take the bull by the horns), người vụng về (like a bull in the china shop), chuyện thêu dệt, không có thật (a cock and a bull story) Ox liên tưởng đến một người rất to khoẻ (as strong as

an ox) nhưng gặp bất hạnh (to have the black ox tread on one’s foot) Cow là điều thiêng liêng

Trang 36

(a sacred cow), là việc lớn / quan trọng (it is idle to swallow the cow and choke on the tail), là nhân cách / phẩm giá (better a good cow than a cow of a good kind)

Cá là một trong những thành tố xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng việt (155) Đối

với người Việt, cá không tiêu biểu cho một khuynh hướng rõ rệt nào Nó dàn trải khắp cả ba nghĩa tích cực, tiêu cực, trung hoà Cá tượng trưng cho người có chí lớn (bể rộng cá nhảy,

trời cao chim bay), thành đạt (cá chép hóa rồng; cá vượt vũ môn), người gặp may (cá rô gặp mưa rào), người hư hỏng xấu xa (cá thối rắn xương; cá thối từ trong xương thối ra; cá vàng bụng bọ), cá còn là mối lợi (cá vào tay ai nấy bắt; đem cá đểâ miệng mèo; có cá mòi đòi cá chiên), mục đích đạt đến (được cá quên chài), là những thế lực khác nhau trong xã hội (cá lớn nuốt cá bé; cá mè đè cá chép) Đối với người Anh, fish (cá) cũng không thiên về nghĩa

nào Có thể là người tốt, vật tốt (there are plenty / lots more fish in the sea), người tài giỏi (never offer to teach fish to swim; swim like a fish),hoặc là người lạnh lùng (a cold fish), lập dị (an odd fish), bợm/ sâu rượu (drink like a fish), người bàng quan hoặc nhút nhát, không muốn hoặc không dám lên tiếng (as mute as a fish; as dumb as a fish), cũng có thể là con mồi, là mục đích cần đạt (a silly fish that caught twice with the same bait; he who would catch fish

must not mind getting wet)

Gà cũng xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Việt Gà tiêu biểu những dòng dõi có

tiếng tăm (con tông gà nòi), một tổ chức nhỏ (đầu gà hơn đuôi voi; đầu gà hơn đuôi trâu), bổng lộc (đầu gà má lợn), người nhớ cội nguồn (gà cỏ trở mỏ về rừng), là một thức ăn ngon (cơm gà cá gỏi; quan họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch), người gặp may (gà rơi nậm gạo) Nhưng gà chủ yếu thiên về nghĩa tiêu cực: người chậm chạp, lờ đờ, (lờ đờ như gà ban hôm), việc không quan trọng (cắt cổ gà không cần dao phay), kẻ làm ăn cỏn con (gà què ăn quẩn cối xay), người nhiều chuyện (chân gà lại bới ruột gà), người ưa khoe khoang (gà chết vì tiếng gáy), kẻ mượn danh (gà mượn áo công), kẻ hay ganh ghét (gà tức nhau tiếng gáy), người huênh hoang (gà đẻ gà cục tác), người có dáng đi vội vã (te tái như gà mái nhảy ổ; te tái như gà

mắc đẻ) Đối với người Anh, cock (gà trống) liên tưởng đến những gì tốt đẹp nhất Đó là

người rất tựï tin, vững dạ trong môi trường quen thuộc của mình (every cock will crow upon

his own dunghill), là kẻ mạnh mẽ (cock of the walk), người có cuộc sống đầy đủ (live like fighting cocks), điều tốt lành (there’s many a good cock come out of a tattered bag) Nhưng

Trang 37

chicken (gà con) thường được liên tưởng đến những chuyện không hay ho: những phiền toái

mà trẻ con mang lại cho người lớn (one chicken make a hen busy), là điều không tốt lành (curses, like chickens, come home to roost), là hậu quả tất yếu (the chickens come home to

roost), là người bị nạn (run around like a chicken with its head cut off), là những gì quá ít ỏi

nhỏ nhoi, không đáng giá (chicken- feed) Trong khi nghĩa của hen (gà mái) vừa tiêu biểu cho người mẹ suốt ngày bận bịu với con cái (like a hen with one chicken), là người phụ nữ cần cù chăm chỉ hay lam hay làm (grain by grain the hen fills her belly), là hình ảnh tốt đẹp của tương lai (better an egg today than a hen tomorrow) Nhưng hen cũng gây phiền phức cho người khác vì tiếng cục tác inh ỏi của mình (want to have eggs must endure the cackling of

hens)

Đối với người Việt và người Anh, “chuột” hầu như thiên về nghĩa tiêu cực Là kẻ bất

tài gặp may (chuột sa chĩnh gạo), bản chất xấu xa (cháy nhà ra mặt chuột), kẻ hợm mình (chuột chù chê khỉ hôi), kẻ đua đòi (chuột chù đeo đạc), kẻ liều lĩnh (chuột gặm chân mèo), kẻ xui xẻo (chuột sa cũi mèo), kẻ có thái độ thiếu quang minh (lấm lét như chuột ngày; len

lét như chuột ngày), kẻ đang gặp nguy hiểm (chuột chạy cùng sào) Người Anh thấy chuột là

kẻ lặng lẽ (as quiet as a mouse) hoặc báo hiệu một điều bất ổn sắp xảy ra (smell a rat), người rất nghèo (as poor as a church mouse), người đang lâm vào hoàn cảnh bế tắc (it is a

poor mouse that has only one hole; like rats in a hole) là cái hại tuy nhỏ (burn not your house

to rit it of the mouse), là người không tự giác (when the cat’s away, the mice will play), lời lẽ

nặng nề, khó nghe (to give sb rats), bản chất xấu xa (rats desert a sinking ship), kết quả khiêm tốn (the mountain has brought forth a mouse)

Theo cảm nhận của người Việt, ong là một con vật tiêu biểu cho kẻ xấu, cần phải cẩn thận khi giao tiếp (chơi ong có độc; nuôi ong tay áo), những dư luận không tốt (điều ong

tiếng ve), là khách làng chơi, những kẻ cợt đùa thân phận người phụ nữ (ong qua bướm lại; ong chê (chường) bướm chán), là lớp người cùng khổ trong xã hội (con ong cái kiến), là

những kẻ ồn ào vô tổ chức (như ong vỡ tổ) Đối với người Anh, bee, hornet (ong) không thiên về nghĩa tích cực cũng không thiên về nghĩa tiêu cực Họ thường liên tưởng bee với hình ảnh một người luôn luôn bận rộn và vui vẻ (a busy bee; as busy as a bee), là sự tuyệt vời (the

bee’s knees), đồng thời là những mộng tưởng viễn vông (to have one’s head full of bees), là

Trang 38

nỗi ám ảnh về điều gì đó (have a bee in your bonnet), là loại người thâm hiểm, xảo quyệt cần cẩn thận khi tiếp cận (honey is sweet, but the bee stings)

Lợn là con vật tiêu biểu cho tài lộc, bổng lộc mà mọi người hằng mong ước (thủ thỉ ăn sỏ lợn; đầu gà má lợn), là vật dụng, hàng hoá có thể mua bán, sửa chữa, vay mượn (lợn lành chữa thành lợn què; lợn nhà, gà chợ; mượn đầu heo nấu cháo), nhưng cũng là nguyên nhân

của những chuyện lộn xộn (lợn không cào, chó nào sủa), là người ăn uống thô tục (ăn như

lợn), là kẻ ngu ngốc (ngu như lợn), hay ganh ghét (lợn chê chó có bọ), cũng là kẻ phải nhịn

đói, nhịn thèm khi thức ăn đang ở trước mặt (cơm treo để heo nhịn đói) Với người Anh, pig (lợn) cũng làø kẻ phàm ăn (make a pig of yourself), là điều lừa lọc (to buy a pig in a poke), là kẻ không ra gì (what can you expect from a pig but a grunt?), là chuyện viển vông, không hề có thật (pigs might fly) Nói chung, cả người Anh và người Việt, đều liên tưởng “lợn” với các

nghĩa tiêu cực

Ngựa là con vật duy nhất thiên về nghĩa tích cực ở cả hai ngôn ngữ Tuy không phổ

biến lắm ở Việt Nam nhưng hình ảnh của nó trong tâm tưởng của người Việt Nam rất phong

phú Ngoài một số nghĩa tiêu cực như: là người hung hăng, độc ác (dã mã vô cương; đầu trâu

mặt ngựa), hiếu chiến (ngựa con háu đá; ngựa non háu đá), có thói quen xấu (ngựa quen đường cũ), ngựa là người xông xáo, tháo vát (chạy như ngựa), là tài sản, của cải tiêu biểu

cho sự giàu sang phú quý (chuông vạn ngựa nghìn; dù che ngựa cưỡi; tàn che ngựa cưỡi; lên

xe xuống ngựa; theo đít ngựa), là chiến binh dũng cảm hy sinh nơi chiến trường (da ngựa bọc thây; da ngựa bọc xương), là người có tài (ngựa hay lắm tật), thẳng tính, nghĩ sao nói vậy,

(ruột ngựa phổi bò; thẳng như ruột ngựa) Đối với người Anh, horse (ngựa) rất được yêu quý

Ngựa từng là phương tiện đi lại quan trọng nhất của các dân tộc có nền văn hoá du mục như nước Anh Người ta thích cưỡi ngựa, thích đánh cá ngựa Khi các phương tiện giao thông khác ra đời, người ta lại dùng đơn vị đo lường công suất máy trên cơ sở so sánh với sức ngựa

(horsepower)… Trong thành ngữ, horse là người có sức mạnh (as strong as a horse), người được kỳ vọng nhưng lại thất bại (back the wrong horse), người thích hợp để chọn lựa (it’s

horse for course), là nguồn tin đáng tin cậy (from the horse’s mouth), là sự giúp đỡ, là món

quà được tặng (look a gift–horse in the mouth), là tài sản, của cải (to shut/close/lock the stable

door after the horse has bolted), là thứ rất cần cho sức khoẻ con người (there is nothing so

Trang 39

good for the in side of a man as the out side of a horse), là mục đích cần phấn đấu (if you can’t ride two horses at once, you shouldn’t be in the circus), là điều tốt lành (if wishes were horses, beggars would/ minght ride), là người cẩn thận (it is the good horse that never stumbles), người được tạo cơ hội nhưng không dễ dàng bị mua chuộc, sai khiến bởi vật chất (you can take/lead a hosre to water, but you can’t make him drink)

Việt Nam là một nước thuộc nền văn hoá nông nghiệp lúa nước nên vai trò con trâu rất quan trọng Con trâu được người Việt Nam thương yêu hơn các con vật khác bởi vì trâu là người bạn cùng cam cộng khổ với người nông dân Bao nhiêu câu ca dao ví von nói lên tình cảm đằm thắm mà sâu sắc của người nông dân dành cho con trâu:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu, Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đâu trâu đấy ai mà quản công, Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Tình thương đó xuất phát từ những nét tương đồng trong tính cách giữa người và vật Cả hai đều cần cù, yêu lao động, có sức khoẻ dẻo dai và chịu đựng giỏi Tình thương đó còn xuất phát từ sự gắn bó nhau trong lao động, làm ra hạt lúa củ khoai nuôi sống người nông dân Có thể nói nếu các nước phương Tây gắn bó với con ngựa thì người Việt Nam rất gắn bó với con trâu Khi máy cày ra đời để thay trâu thì người ta gọi máy cày một cách thân mật là “con trâu sắt” Trong những bức tranh quê, bên cạnh luỹ tre đầu làng, cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, hình ảnh con trâu với chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo véo von đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam Trong thành ngữ tiếng Việt, con trâu là một trong những con vật có tần số xuất hiện nhiều với 123 thành ngữ, chiếm vị trí

cao nhất về sự đa nghĩa (29 ngữ nghĩa-văn hoá) Trâu tiêu biểu cho sự giàu có, nhiều tài sản, nhiều của cải (chín đụn mười trâu”, ruộng sâu trâu nái), đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp của người nông dân (đi buôn không tiền, canh điền không trâu), là người có

Trang 40

bản lĩnh, chịu trách nhiệm việc mình làm (có ăn có chọi mới gọi là trâu), sẵn sàng tương trợ (trâu béo kéo trâu gầy), là người có sức khoẻ tốt (khoẻ như trâu), không ngại gian khổ (trâu

hay chẳng ngại cày trưa) Trâu tiêu biểu cho thân phận những người nô lệ (làm thân trâu ngựa), luôn bị áp bức (cương ngựa ách trâu), luôn bị hàm oan (đánh rắm đổ cho trâu; tim la đổ cho trâu) và có ý thức phản kháng (buộc trââu trưa nát giậu) Trâu còn chỉ người tiếp thu

chậm (đàn gảy tai trâu), không lanh lợi nên luôn bị thiệt thòi (trâu chậm uống nước đục), nhiệt tình (hùng hục như trâu húc mã) nhưng ương bướng, khó bảo (quá như trâu lộn cày), ăn ở bẩn thỉu (bẩn như trâu đầm), to mập xấu xí (béo như con trâu trương), hung ác, dữ tợn (trâu ác thì vạc sừng), thường đổ vấy lỗi cho người khác (trâu lấm vẩy càn), hay ganh ghét (trâu buộc ghét trâu ăn; trâu cày ghét trâu buộc) Trong tiếng Anh, chúng tôi chưa tìm thấy một thành ngữ nào chứa từ cattle, bufflo (trâu) Không chỉ riêng chúng tôi, một số người

khác cũng cùng có kết quả như trên Theo Nguyễn Thanh Tùng: “trong khoảng 5500 thành ngữ Anh được khảo sát thì từ “trâu” (buffalo) không xuất hiện lần nào” [49] Phan Văn Quế trong luận án phó tiến sĩ của mình, phần thống kê tên gọi các con vật xuất hiện trong thành ngữ tục ngữ tiếng Anh không có tên con vật này [86]

Thành tố chó (dog) xuất hiện với nghĩa tiêu cực trong cả hai thành ngữ Anh và Việt

Có thể nói tất cả những gì xấu xa về tính cách của một con người đều được liên tưởng từ

những đặc điểm tính chất của con vật này Chó là kẻ ích kỷ (to be a dog in the manger), là người nham hiểm (dumb dogs are dangerous), là kẻ ỷ thế (every dog is valiant at his own

door), là người hay cáu bẳn, to mồm (barking dogs seldom bite), ưa gây gổ, thích đánh nhau

(fight like cat and dog), rất tham lam (dogs that put up many hare kill none) và có tư tưởng bảo thủ (to teach an old dog new tricks), là kẻ hay đưa chuyện, ngồi lê đôi mách (a dog that

will fetch a bone will carry a bone), kẻ bị khinh rẻ (die like a dog), hèn kém chẳng đáng bận

tâm (it is a poor dog that’s not worth whistling for), là sự khốn khổ, cực nhục (to live a dog

life; die like a dog) Trong thành ngữ tiếng Việt, chó là người hay vật không có giá trị (gà đất chó ngói; chó già mèo mù), là kẻ bất tài nhưng nhiều may mắn (chó nhảy bàn độc; chó ngáp phải ruồi; chó ăn trứng luộc), tự phụ, huênh hoang (chó chạy trước hươu; chó chê mèo lắm lông), là kẻ ỷ thế (chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng), kẻ hợm hĩnh (chó có váy lĩnh; chó mặc váy lĩnh; chó ghẻ có mỡ đằng đuôi; chuông đeo cổ chó), ngoan cố (chó đen giữ mực),

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bò, voi, mèo, chuột, ngựa ,… Hãy xem bảng đối chiếu kết quả dưới đây của ba tác giả: - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
b ò, voi, mèo, chuột, ngựa ,… Hãy xem bảng đối chiếu kết quả dưới đây của ba tác giả: (Trang 14)
hình hoàn toàn ngược lại: có rất nhiều loại cá xuất hiện, hầu hết là cá nước ngọt với hơn 29 loại khác nhau - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
hình ho àn toàn ngược lại: có rất nhiều loại cá xuất hiện, hầu hết là cá nước ngọt với hơn 29 loại khác nhau (Trang 19)
Bảng 2 - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Bảng 2 (Trang 20)
Bảng 3 - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Bảng 3 (Trang 22)
Ta có thể tham khảo qua bảng thống kê dưới đây về mức độ đa nghĩa của 23 thành tố động vật tiêu biểu trên:   - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
a có thể tham khảo qua bảng thống kê dưới đây về mức độ đa nghĩa của 23 thành tố động vật tiêu biểu trên: (Trang 32)
Bảng 5 - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Bảng 5 (Trang 33)
Bảng 6 - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Bảng 6 (Trang 35)
Thí dụ: Cùng biểu đạt nghĩa “ăn ít”, tiếng Việt sử dụng hình ảnh con mèo (aên như - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
h í dụ: Cùng biểu đạt nghĩa “ăn ít”, tiếng Việt sử dụng hình ảnh con mèo (aên như (Trang 42)
Thí dụ: Để chỉ hiện tượng bám dai dẳng, tiếng Việt và tiếng Anh đều mượn hình ảnh - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
h í dụ: Để chỉ hiện tượng bám dai dẳng, tiếng Việt và tiếng Anh đều mượn hình ảnh (Trang 45)
Bảng 8 - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Bảng 8 (Trang 50)
Bảng 9 - Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt ( so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Bảng 9 (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w