Ngữ nghĩa- ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
Trang 1LỮ THỊ TRÀ GIANG
NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA VỊ TỪ NGÔN HÀNH
TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
Trang 2LỮ THỊ TRÀ GIANG
NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG CỦA VỊ TỪ NGÔN HÀNH
TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS TS HOÀNG DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong ngữ pháp tiếng Việt, từ trước đến nay, vấn đề phân biệt các kiểu câu vẫn đang là vấn đề chưa được thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học Việc phân loại các kiểu câu chủ yếu theo hai cách Cách thứ nhất là phân loại câu theo cấu trúc cú pháp Theo cách phân loại này, người ta chia câu tiếng Việt ra câu đơn, câu ghép, câu bình thường và câu đặc biệt Cách thứ hai là phân loại câu theo mục đích giao tiếp Theo cách này, người ta chia ra các kiểu câu như: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán
Ở cách phân loại thứ hai, thực ra ranh giới xác định giữa các kiểu câu suy cho cùng cũng là dựa vào hình thức bên ngoài Hơn nữa, thật ra xét về nghĩa biểu hiện hay hành động ngôn trung của câu (phát ngôn) thì rất khó để tách bạch các kiểu câu này một cách rạch ròi nếu chỉ dựa vào hình thức ngữ pháp bên ngoài của chúng Chẳng hạn hai câu sau đều là câu nghi vấn và có hình thức ngữ pháp rất giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa nội dung rất khác nhau như:
– Cĩ muốn ăn bánh khơng?
– Cĩ muốn ăn roi khơng?
Một câu như Ối giời ơi sao mà đẹp thế! hồn tồn cĩ thể là một câu cảm thán nhưng cũng cĩ thể là một câu mỉa mai Câu Muốn chết hả? là câu để quát mắng cịn câu Sao cịn đứng đực ra đấy? là câu mệnh lệnh nhưng ta thấy
cả hai câu vừa nêu đều cĩ hình thức của câu nghi vấn
Mục đích nĩi năng của phát ngơn chỉ được khám phá một cách cĩ hệ thống kể từ khi nhà triết học người Anh J L Austin (1911-1960) viết cuốn
Trang 4How to do things with words? đặt ra vấn đề câu ngơn hành, xem xét câu nĩi
như là hành dộng J L Austin gọi ý định của người nĩi được thực hiện bằng
lời là hành động ngơn trung Đĩ là các hành động như: ra lệnh, yêu cầu, xin
lỗi, cảm ơn… Như vậy, gắn liền với vấn đề câu ngơn hành là vị từ ngơn hành
Năm 1987, Anna Wierzbicka cho xuất bản quyển English Speech Act
Verbs Trong công trình này, bà đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa (một thứ siêu
ngôn ngữ mà chính bà xây dựng nên) để giải nghĩa 270 vị từ ngôn hành trong tiếng Anh, quy thành 37 nhóm Cho đến nay, một công trình tương tự đối với vị từ ngôn hành tiếng Việt vẫn chưa có ai làm
Trong giới hạn nghiên cứu vị từ tiếng Việt, kế thừa có chọn lọc ý tưởng của J L Austin và theo những đề xuất có tính chất tiên phong của Cao Xuân Hạo, người viết cho rằng có thể xác lập được hệ thống vị từ ngôn hành tiếng Việt Luận văn này hy vọng thực hiện được một danh sách vị từ ngôn hành tiếng Việt (không dám nói là hoàn chỉnh) Tuy nhiên việc quy các vị từ ngôn hành tiếng Việt về thành từng nhóm như Wierzbicka đã làm thì bản thân người viết nhận thấy rất khó khăn Trên cơ sở tham khảo kỹ lưỡng các công trình nghiên cứu của J L Austin, Anna Wierzbicka, J Lyons, Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Hiệp, Diệp Quang Ban,… và các tác giả khác về vấn đề câu ngôn hành và vị từ ngôn hành (theo cách gọi của Cao Xuân Hạo) người viết mong muốn luận văn này là một tài liệu có ích cho các bạn sinh viên nghiên cứu về câu ngôn hành và
vị từ ngôn hành
Trang 52 Điểm qua các công trình liên quan đến đề tài
2.1 Các nhà nghiên cứu nước ngoài
2.1.1 J L Austin
Có thể nói rằng nhà triết học người Anh J L Austin được xem là người đặt nền móng cho việc phát hiện nghĩa tương tác xã hội, hay nghĩa liên nhân của câu nói, vào năm 1955 Ông trình bày 12 chuyên đề ở trường Đại học Tổng hợp Harvard (Mỹ) Những chuyên đề này được tập hợp lại xuất bản
thành sách với nhan đề How to do things with words (hành động như thế nào
bằng lời nói), xuất bản năm 1962, hai năm sau ngày tác giả qua đời Cuốn
sách này năm 1970 được dịch sang tiếng Pháp với nhan đề Quand dire, c’est
faire (Khi nói tức là làm)
J L Austin nhận thấy rằng, cho đến thời gian đó, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả), xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản Đây
là những câu về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy còn những phát ngôn khác, mặc dù rất giống với những phát ngôn khảo nghiệm về hình thức nhưng không thể đánh giá nội dung theo tiêu chuẩn chân ngụy Chẳng hạn những câu như:
Cannibalism is wrong (Tục ăn thịt người là sai.)
Trang 6liên nhân, hay chiều kích tương tác mang bản chất xã hội trong ý nghĩa của câu nói, J.L Austin đề nghị chia câu nói thành hai loại: câu tường thuật (constative) và câu ngôn hành Câu tường thuật là câu nêu nhận định (có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy), còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đã đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu một nhận
định về một điều gì đó Thử xem hai câu: Tao hứa từ nay sẽ không hút thuốc
lá nữa và Mời cụ lớn xơi nước ạ, chúng ta thấy người nói chẳng hề nêu ra một
nhận định nào hết mà chỉ đơn giản là thực hiện các hành động “hứa” và
“mời” J L Austin cho rằng những câu này không phải là những câu giả- khẳng định, cũng không phải là những câu vô nghĩa Chúng được phát ngôn
ra không nhằm trình bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về các sự vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm
một việc gì đó, chẳng hạn việc hỏi, việc mời, việc đánh cuộc…
Như vậy ta thấy rằng nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật miêu tả và phát ngôn ngôn hành, J L Austin đã phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ
Tuy nhiên vốn không phải là một nhà ngôn ngữ học cho nên sau đó J L Austin đi đến từ bỏ sự phân biệt về hai loại câu này (câu tường thuật miêu tả đối lập với câu ngôn hành) để khẳng định rằng, tất cả các câu đều là ngôn hành sau khi phân biệt các biểu thức ngôn hành tường minh và các biểu thức ngôn hành hàm ẩn Ông cho rằng một câu ngôn hành không nhất thiết phải sử dụng một vị từ ngôn hành Ông viết: “Tuyệt nhiên không nhất thiết một câu ngôn hành phải được thực hiện trong một hình thái được coi là bình thường
như vậy… nói “ Đóng cửa lại đi!” rõ ràng là cũng có tính ngôn hành, cũng là thực hiện một hành động đúng như khi ta nói “Tôi ra lệnh cho anh đóng của
lại”
J L Austin phân loại ra năm phạm trù hành động ngôn từ:
Trang 71 Phán xử (Verditives, verditifs) Đây là những hành động đưa ra lời phán xét (verdicts) về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán miêu
tả, phân tích, đánh giá, phân loại, cho là, nêu đặc điểm…
2 Hành xử (Exercitives, exercitifs) Đây là những hành động đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt hàng, giới thiệu, van xin, khuyến cáo
và các hành vi ngôn ngữ như: bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, cảnh cáo, tuyên ngôn
3 Cam kết (Commissives, commissifs) Những hành động này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm
4 Trình bày (Expositives, expositifs) Những hành động này được dùng
để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn ví dụ, chuyển dạng lời, báo cáo các ý kiến
5 Ứng xử (Behabitives, comportementaux) Đây là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, nguyền rủa, nâng cốc, chống lại, thách thức, nghi ngờ…
Bảng phân loại của J L Austin được xem về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ ngôn hành tiếng Anh
2.1.2 J R Searle
Cũng như J L Austin và các tác giả khác, J R Searle tiến hành phân loại các động từ ngôn hành Ông còn chỉ ra những hạn chế trong bảng phân loại
Trang 8của J L Austin vì ông cho rằng J L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau J R Searle cho rằng trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể giải tỏa được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm trù (Xem Đỗ Hữu Châu 2005)
J L Searle phân lập được năm loại hành động ngôn từ Đó là các hành động:
1 Tái hiện (Representatives) Yếu điểm ngôn trung (illocutionary point) là
miêu tả lại một sự tình đang được nói đến Hướng khớp ghép là lời-hiện thực, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề Các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy Cần chú ý có một số động từ có khả năng biểu thị hành động ngôn từ mà nội dung mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn chân ngụy nhưng không quy về các
xác tín bình thường Ví dụ than thở, khoe cũng nói lên các nội dung mệnh đề
nhưng lực ngôn trung của chúng khác với lực của phát ngôn miêu tả, khẳng định, tường thuật thông thường ở chỗ người phát ngôn thực hiện chúng là vì lợi ích của mình Kết luận, suy diễn cũng là xác tín nhưng ngoài yếu điểm ngôn trung chung với tái hiện chúng còn có thêm các chỉ dẫn về mối quan hệ giữa nội dung tái hiện đó với phần còn lại của diễn ngôn hay của ngữ huống
2 Cầu khiến (Directive): (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép) Yếu điểm ngôn
trung của loại này là ở chỗ người nói dùng ngôn từ để khiến người nghe làm một việc gì Nội dung mệnh đề chính là cái hành động đó Hỏi cũng là một hành động cầu khiến
3 Hứa hẹn (Commissives) (hứa hẹn, tặng, biếu) J R Searle chấp nhận
cách định nghĩa của J L Austin: “người nói cam kết sẽ thực hiện một hành động nào đó” Đó là nội dung mệnh đề phát ngôn Hứa hẹn và cầu khiến đều
Trang 9có một hướng chung là thích nghi hiện thực với lời lẽ, nhưng ở cầu khiến thì
do người nghe làm, còn ở hứa hẹn là do người nói làm
4 Bày tỏ (Expressives): Yếu điểm ngôn trung là bày tỏ một trạng thái tâm
lý đối với một sự tình được chỉ rõ trong nội dung mệnh đề, như “cảm ơn”,
“xin lỗi”, “lấy làm tiếc” Nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính
chất nào đó của người nói hay người nghe Ở đây không có sự thích nghi giữa lời nói và hiện thực Chẳng qua sự tình được giả định là thực hữu
5 Tuyên bố (Declarations) (tuyên bố, buộc tội) Yếu điểm ngôn trung của loại này là hành động ngôn từ, nếu được thực hiện đúng quy cách và nếu người nói có đủ tư cách đưa đến sự tương ứng giữa nội dung mệnh đề và hiện thực Nội dung mệnh đề là một mệnh đề Đây là những lời ngôn hành
2.1.3 Anna Wierbicka
Anna Wierbicka trong tác phẩm English Speech Act Verbs (1987) dùng
ngôn ngữ ngữ nghĩa để giải nghĩa 270 động từ ngôn hành trong tiếng Anh,
270 động từ này được quy về 37 nhóm sau đây:
Trang 112.2 Các nhà nghiên cứu trong nước
Đến nay đã có nhiều nhà Việt ngữ học có những công trình nghiên cứu công phu về câu ngôn hành như Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp, Ngoài ra còn
có các luận văn, luận án của các sinh viên, nghiên cứu sinh cũng tập trung nghiên cứu về câu ngôn hành như Nguyễn Văn Lập, Cao Thị Quỳnh Loan,
Võ Thị Ngọc Duyên…
Đỗ Hữu Châu nghiên cứu rất kĩ lưỡng về phát ngôn ngôn hành Ông công nhận sự tồn tại của hai loại câu ngôn hành là câu ngôn hành tường minh và câu ngôn hành hàm ẩn theo tư tưởng sau này của J L Austin Đỗ Hữu Châu cho rằng câu ngôn hành tường minh là câu có chứa biểu thức ngữ vi1, trong
đó có lõi là động từ2 ngữ vi Theo ông động từ ngữ vi là những động từ có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn Xét theo khả năng có thể hay không có thể được dùng với chức năng ngữ vi trong các biểu thức ngữ vi, ông chia các động từ nói năng tiếng Việt ra làm ba loại:
Thứ nhất là động từ miêu tả hành vi ở lời3 Ví dụ: khoe, chế giễu…
Thứ hai là động từ ngữ vi chỉ dùng trong chức năng ngữ vi Ví dụ: phỉ
thui, đa tạ…
Thứ ba là động từ vừa dùng trong chức năng ngữ vi vừa dùng trong chức
năng miêu tả Ví dụ: hứa, hỏi…
Cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết hành động ngôn từ của J L Austin, Diệp Quang Ban chia vấn đề câu ngôn hành tiếng Việt ra làm hai loại
Đó là câu sử dụng hành động nói trực tiếp và câu sử dụng hành động nói gián tiếp Câu sử dụng hành động nói trực tiếp lại bao gồm hai kiểu câu là câu
1 Tức performative Cao Xuân Hạo dịch là ngôn hành
2 Cao Xuân Hạo gọi là vị từ
Trang 12ngôn hành tường minh và câu ngôn hành hàm ẩn Còn câu sử dụng hành động nói gián tiếp là trường hợp câu có đặc điểm cấu tạo về thức có thể được sử dụng không đúng với chức năng (mục đích nói) vốn có của nó, như dùng câu nghi vấn để nhận định một sự việc nào đó, dùng câu trình bày để hỏi…, chẳng
hạn như Thứ ấy kiếm ở đâu cho ra được, Sao mà ồn thế…
Cao Xuân Hạo cho rằng: “Câu ngôn hành là một loại câu trần thuật tự biểu thị”, nó biểu thị chính cái hành động mà động từ làm hạt nhân của câu đó gọi tên, “được thực hiện trong khi nói nó ra và chính bằng cách nói nó ra” Kiểu câu này sử dụng một loại động từ chỉ hành động mà J L Austin gọi là vị từ ngôn hành Cao Xuân Hạo không thừa nhận dạng phát ngôn ngôn hành hàm
ẩn Ông phân tích rất kĩ: “Nếu ta thừa nhận sự tồn tại của phát ngôn ngôn hành hàm ẩn thì tất cả các phát ngôn đều có tính ngôn hành” Vì phát ngôn
nào cũng có thể hiểu là được mở đầu bằng Tôi xin nói rằng và do đó “việc
phân biệt ra loại câu ngôn hành trở thành hoàn toàn vô nghĩa lí” Ông cũng đưa ra các “điều kiện nhất định khá ngặt nghèo” để một vị từ gọi là vị từ ngôn hành có được tính ngôn hành của nó: 1 chủ ngữ là ngôi thứ nhất (chủ ngữ có thể ẩn), 2 vị từ có thể dùng ở thì hiện tại, 3 bổ ngữ tiếp nhận hành động phải
là ngôi thứ hai
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam không thực hiện việc phân loại các loại hành động ngôn hành Hoặc có chăng chỉ là phân biệt vị từ ngôn hành có
biểu thức ngôn hành (khuyên, cam đoan,…) và vị từ ngôn hành không cần có
biểu thức ngôn hành (cảm ơn, chào, xin lỗi) mà thôi Mặc dù về cơ bản các
nhà Việt ngữ học có cùng quan điểm khi công nhận dạng thức đặc biệt của vị
từ ngôn hành và giá trị ngôn trung của nó nhưng vấn đề nhận dạng vị từ ngôn hành và vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng của nó thì có những quan điểm khác nhau
Ở đây, luận văn theo quan điểm của Cao Xuân Hạo
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này sẽ khảo sát và đưa ra những tiêu chí về một vị từ ngôn hành, khảo sát giá trị ngữ nghĩa và ngữ dụng của vị từ ngôn hành và xây dựng một danh sách những vị từ ngôn hành trong tiếng Việt Vì những lí do thực tiễn, “vị từ” ở đây thực ra bao gồm vị từ và trong một số trường hợp, cả ngữ vị từ nữa
Chẳng hạn, trong các ví dụ sau đây:
– Cơ Út về quê, mình gởi lời hỏi thăm hai bác ở quê nhé!
– Tao ra điều kiện cho mày là mày sẽ cưới vợ, nếu khơng tao sẽ từ mày, cịn gia tài tao thề là sẽ bán và tiêu xài hết, tao sẽ khơng để lại cho mày một xu nhỏ! (Trích Cơ tiểu thư nơng dân – A Puskin – Nguyễn Duy Bình
dịch) thì gởi lời hỏi thăm, ra điều kiện rõ ràng là biểu thức ngơn hành Nếu
viện cớ đây là ngữ vị từ, chứ khơng phải là vị từ, để gạt ra khỏi đối tượng nghiên cứu, thì sự “chặt chẽ” này chỉ làm nghèo đi kết quả nghiên cứu mà thơi
Luận văn sẽ thống kê các vị từ ngôn hành từ việc tra cứu từ điển tiếng Việt và đưa ra một danh sách các vị từ ngôn hành Ở đây luận văn sử dụng
ba quyển từ điển chính là Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, Từ
điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản chủ biên và Đại từ điển tiếng Việt
của Nguyễn Như Ý chủ biên
Luận văn có đưa ra một số nghĩa từ vựng của một vài vị từ ngôn hành không thấy ghi nhận trong từ điển tiếng Việt (cả ba quyển từ điển đã dẫn)
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê ngôn ngữ
Luận văn thống kê các vị từ ngôn hành trong tiếng Việt, kể cả một số ít vị
từ ngày nay không còn thấy xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày nữa như: bái
Về nguồn ngữ liệu, luận văn chủ yếu dựa vào ba cuốn từ điển, đó là Từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Kim
Thản chủ biên, và Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên
Các phát ngôn trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong các tác phẩm văn học, tục ngữ, ca dao…được sử dụng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề được khảo sát
5 Bố cục của luận văn
Trên cơ sở xác định mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm hai chương
Chương 1 dành để trình bày về lý thuyết hành động ngôn từ và khái niệm câu ngôn hành Từ đó, luận văn đặt vấn đề nhận diện vị từ ngôn hành, những điều kiện để một phát ngôn trở thành phát ngôn ngôn hành và những vị từ
Trang 15trong phát ngôn đó trở thành vị từ ngôn hành và một số vấn đề chung về ngữ nghĩa và ngữ dụng của vị từ ngôn hành
Chương 2 là từ điển vị từ ngôn hành tiếng Việt, gồm 189 mục từ Đây là phần trọng tâm của luận văn cho nên nó cũng chiếm dung lượng lớn nhất Ở chương này, luận văn tiến hành khảo sát từng vị từ ngôn hành một để tìm hiểu giá trị ngữ nghĩa của chúng thông qua những ví dụ cụ thể
Phần Kết luận tổng kết nội dung của luận văn, nêu những hạn chế, khó khăn mà luận văn chưa đạt được Cuối cùng là danh mục 40 tài liệu tham khảo
Trang 16Chương 1: VỊ TỪ NGƠN HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐẶC ĐIỂM
Hành động tạo ngôn là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn Hành động ngôn trung là những hành động mà người nói thực hiện bằng lời nói Đó là
các hành động như ra lệnh, yêu cầu, xin lỗi, cảm ơn, bác bỏ, hứa hẹn, thông
báo… Còn hành động xuyên ngôn là tác động tâm lý mà câu nói mang lại
đối với người nghe Chẳng hạn một lời cảm ơn có thể làm người nghe mát lòng, một lời xin lỗi có thể làm người nghe không còn cảm thấy tức giận, một lời hứa hẹn có thể làm người nghe cảm thấy phấn chấn tinh thần, v.v
Ở luận văn này, với mục đích nghiên cứu và xây dựng một hệ thống vị từ ngôn hành tiếng Việt, chúng tôi chỉ chú ý đến hành động ngôn trung của phát ngôn mà thôi
Trang 17Xét theo hành động ngôn trung, sự khác nhau của các kiểu câu chỉ phụ thuộc vào một số tiểu từ tình thái Trong khi đó câu ngôn hành lại là một dạng câu mà về nội dung và hình thức có tính chất nhất quán hơn, bởi khi phát ngôn ra một câu ngôn hành thì người nói đồng thời thực hiện luôn cái hành động được nêu ra bằng chính cái vị từ của phát ngôn ấy Mặc cho thái độ, trạng thái tâm lí của chủ thể phát ngôn có chân thành hay giả dối, thì cái hành động kia cũng đã thực hiện xong Chẳng hạn các phát ngôn sau sẽ được gọi là phát ngôn ngôn hành
– Tớ thách cậu giải được bài toán này đấy!
– Tôi cảm ơn anh !
– Tôi quyết định hoãn lại ngày lên đường
– Tôi đề nghị mọi người giữ trật tự
– Tôi đảm bảo đây là hàng thật
Bởi vì các phát ngôn này có chứa các vị từ chỉ rõ loại hành động phát
ngôn được thực hiện: thách, cảm ơn, quyết định, đề nghị, đảm bảo Các
động từ như vậy được gọi là vị từ ngôn hành
J L Austin cho rằng thực ra các phát ngôn tường thuật (nêu ra một nhận định nào đó có giá trị chân ngụy) cũng chỉ là một loại phát ngôn ngôn hành mà thôi Từ đó, ông phân biệt thành hai loại, đó là phát ngôn ngôn hành tường minh và phát ngôn ngôn hành nguyên cấp hay hàm ẩn Và theo ông, phát ngôn ngôn hành tường minh là những phát ngôn có chứa từ ngữ dùng để biểu thị hành động được thực hiện ngay khi nói của người nói và ở thì hiện tại Đây là chủ trương bị E Benveniste phê phán trên quan điểm của ngôn ngữ học (dẫn theo Cao Xuân Hạo 2004: 125) Nhà
Trang 18ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo cho rằng J L Austin có sự lẫn lộn giữa hành động ngôn từ và câu ngôn hành Bởi khi quan niệm tất cả các loại câu khi được phát ngôn đều là câu ngôn hành, thì tất cả các phát ngôn có thể tưởng tượng được đều có tính ngôn hành, không trừ một phát ngôn nào, vì bất kỳ
một phát ngôn nào cũng đều có một phần mở đầu ngôn hành hàm ẩn: Tôi
(xin) nói rằng…, và do đó, việc phân biệt ra loại câu ngôn hành với loại
câu không ngôn hành trở thành hoàn toàn vô nghĩa lý
Đứng ở góc độ lực ngôn trung, cần phải phân biệt câu ngôn hành với câu khảo nghiệm Đỗ Hữu Châu (2005) chỉ rõ lực ngôn trung của các phát ngôn khảo nghiệm không hoàn toàn đồng nhất với lực ngôn trung của phát ngôn ngôn hành Ta xem ví dụ:
– Con phải xin lỗi bạn!
Có thể khảo nghiệm hoá thành:
– Bố ra lệnh cho con phải xin lỗi bạn!
Hoặc phát ngôn cảm thán:
– Giời ôi là giời! Khổ thân tôi chưa!
Có thể khảo nghiệm hoá thành:
Tôi cảm thấy tôi đang phải chịu đựng một nỗi đau khổ rất lớn mà tôi không chịu nổi khiến tôi phải kêu lên
Trong trường hợp câu ngôn hành đe dọa thể diện của người nghe, thì dạng phát ngôn ngôn hành tường minh sẽ căng thẳng, nhấn mạnh, đe doạ thể diện của người nghe mạnh hơn Bởi vì tính chủ quan của người nói thể hiện rõ ràng hơn do hành động ngôn từ được biểu thị trong câu ngôn hành là một hành động trước hết nói về mình, tức về bản thân người nói, yếu tố
Trang 19chủ quan lộ ra một cách hiển ngôn Ta so sánh hai phát ngôn hỏi của ông bố đối với cậu con trai vừa bị hành xóm mách về tội đánh nhau sau đây:
Bố 1: – Ai bảo mày đánh nhau?
Con: (im lặng, không trả lời)
Bố 2: – Nam, tao hỏi ai bảo mày đánh nhau?
Chúng ta thấy rằng cách phát ngôn có vị từ ngôn hành (Bố 2) đã thể hiện sự thay đổi thái độ như thế nào của ông bố so với phát ngôn không có động từ ngôn hành (Bố 1)
Ngay cả Austin cũng đã thừa nhận sự thất bại của sự phân biệt ngôn hành hàm ẩn / tường minh Ông nhận thấy rằng, thứ nhất, có rất nhiều phát ngôn ngôn hành hàm ẩn không thể tường minh hoá bằng phát ngôn ngôn hành tường minh; có nghĩa là cái hành động ngôn từ tạo ra biểu thức nguyên cấp đó không có vị từ ngôn hành biểu thị thì hành động ngôn từ đó không thể dùng trong chức năng ngôn hành Thứ hai, như trên đã trình bày, việc tường minh hoá một biểu thức ngôn hành hàm ẩn bằng một vị từ ngôn hành có nhiều khả năng làm thay đổi ngữ nghĩa của phát ngôn
1.1.2 Câu ngơn hành
So sánh hai câu:
a Tôi xin lỗi anh
b Tao đánh mày
Khi phát âm câu b Tao đánh mày thì chúng ta chưa thực hiện hành
động đánh Đối tượng “mày” sẽ không bao giờ cảm nhận được là “bị đánh” nếu chúng ta chỉ nói bằng miệng, dẫu điệu bộ có hùng hổ đến đâu
đi chăng nữa Trái lại, khi ta nói Tôi xin lỗi anh (câu a) là ta đã làm tròn
Trang 20cái việc được gọi là “xin lỗi anh” Câu được phát ngôn đồng thời là tín hiệu
và là hành động được báo hiệu, nghĩa là phát ngôn với hành động là một
[6]
Câu ngôn hành là câu có chức năng thực hiện hành động mà vị từ ngôn hành của nó gọi tên Nó có một thuộc tính rất đặc biệt: đó là nó là loại câu trần thuật tự biểu thị Nó biểu thị chính cái hành động được thực hiện trong khi nói nó ra và chính bằng cách nói nó ra
Nội dung của câu ngôn hành không có giá trị chân lý, nghĩa là người ta không thể nói rằng nó đúng sự thật hay sai sự thật, như khi nói về một câu trần thuật bình thường mà chỉ có thể là ổn hay không ổn Ta xem các trường hợp:
– Nó hứa nó đến mà nó có đến đâu!
Ở đây, việc “nó hứa” và việc “nó đến” là hai việc hoàn toàn khác nhau, cho nên câu trên là câu chấp nhận được Nhưng người ta không thể nói:
– Nó hứa với tôi là nó đến mà nó đâu có hứa! (?)
Tương tự như vậy, người ta có thể nói:
– Cô nói rằng cô yêu tôi nhưng thực ra cô không hề yêu tôi
Hay:
– Anh ta nói rằng anh ta rất hiểu tôi nhưng thật ra anh ta chẳng hiểu tôi
một chút nào!
Nhưng không thể nói:
– Lúc gặp tôi nó nói chào tôi nhưng thực ra nó không hề chào tôi (?)
– Nó nói với tôi “cháu cảm ơn ông” nhưng thật ra nó chưa cảm ơn (?)
Trang 21Vì hành động hiểu và yêu là những hành động không phải chỉ được thực
hiện bằng lời nói là được Chúng là những hành động trạng thái diễn ra
bên trong chủ thể Trong khi đó, chào, cảm ơn là những hành động ngoại
động, cụ thể là phải được thực hiện bằng ngôn ngữ
Từ những đặc điểm đã nêu trên, có thể quy thành những điều kiện của câu ngôn hành, những điều kiện đó như sau:
(1) Thứ nhất, câu có biểu thức ngôn hành, nghĩa là câu có chứa vị từ gọi tên hành động nói đang được thực hiện (vị từ ngôn hành) So sánh hai câu:
– Thầy khen em
– Thầy thưởng em
ta thấy câu thứ nhất là ngôn hành, mà câu thứ hai thì không
(2) Thứ hai, câu ngôn hành phải được dùng ở ngôi nhân xưng thứ nhất Nếu đó là ngôi thứ hai hay ngôi thứ ba thì câu ấy lập tức trở thành câu trần thuật Chẳng hạn những câu sau đây không phải là những câu ngôn hành mà chỉ là những câu tường thuật mặc dù có chứa vị từ ngôn hành
– Có người đề nghị giải lao kìa!
– Mày tuyên bố thế!
(3) Thứ ba, câu ngôn hành phải được dùng ở thì hiện tại, không có dấu
hiệu chỉ quan hệ thời gian như: đã, sẽ, đang, vừa, mới… Vì chỉ như thế thì
câu nói mới có thể đồng thời là cái hành động được nó biểu hiện, nếu vị từ ấy được dùng trong một mệnh đề phụ (trạng ngữ hoặc bổ ngữ) hoặc ở một thì không phải thì hiện tại thì câu nói không thể có tính ngôn hành được nữa Đó là lý do những câu sau đây không phải là câu ngôn hành:
Trang 22– Hôm qua tôi có hứa với nó là sẽ đến
– Mai tôi sẽ tuyên án
Những điều kiện trên là phải đặt trong quy định mà Austin và Searle đã định ra sau đây [35] Những điều kiện chung đó là:
– Điều kiện chung: đối với những người tham gia giao tiếp là họ phải hiểu ngôn ngữ sử dụng, họ không đóng kịch hoặc nói chơi
– Điều kiện nội dung chung quy định những điều kiện cần thiết, cụ thể
cho việc thực hiện hành động ngôn từ Đối với hành động hứa và hành động cảnh báo thì nội dung của phát ngôn phải nói về một sự kiện tương lai, hành động hứa đòi hỏi sự kiện tương lai ấy sẽ là hành động của người
hứa
– Điều kiện ban đầu quy định những gì liên quan đến sự cần thiết để hành động ngôn từ được thực hiện Hành động mệnh lệnh thì người nói phải ở vị thế cao hơn, có đủ quyền để buộc người nghe thực hiện việc trong mệnh lệnh
– Điều kiện chân thực là điều kiện quy định người nói phải chân thành
trong nội dung phát ngôn: ra lệnh thì phải thực sự tin mình có quyền ra lệnh và người nghe phải chấp hành Đối với cảnh báo thì người nói phải
thực sự tin rằng sự kiện tương lai không mang lại hiệu quả tốt
– Điều kiện thiết yếu quy định trách nhiệm và sự ràng buộc của người
nói Khi hứa, người hứa đã gắn trách nhiệm thực hiện lời hứa vào mình Khi ra lệnh, trách nhiệm và sự ràng buộc lại gắn vào người nghe
1.2 Vị từ ngơn hành
Vị từ ngôn hành là vị từ làm hạt nhân của câu ngôn hành Ví dụ:
Trang 23– Từ rày trở đi, tao thề là sẽ không bao giờ thò tay mặt đặt tay trái vào bất cứ thứ gì của mày nữa, gớm, tưởng báu lắm đấy!
Cả phát ngôn trên là một câu ngôn hành, trong đó có biểu thức ngôn
hành là tao thề… Và thề là vị từ ngôn hành làm trung tâm của biểu thức
ngôn hành đó
Thật ra, không có khái niệm “vị từ ngôn hành” nếu xét theo phương diện từ loại Bởi vì tính chất ngôn hành chỉ tồn tại trong những ngữ huống phát ngôn mà chúng ta gọi là câu ngôn hành mà thôi Trong câu khơng phải
là câu ngơn hành, “vị từ ngôn hành” chỉ là một vị từ bình thường Ngồi đặc điểm biểu đạt hành động được thực hiện khi làm hạt nhân của câu ngơn hành,
vị từ ngôn hành vẫn chỉ là một vị từ bình thường: cĩ thể tham gia làm vị ngữ của bất kỳ dạng câu nào, trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán… và thậm chí, nếu được chuyển loại từ loại thành danh từ, nĩ cịn cĩ thể làm chủ từ trong câu Cĩ lẽ vì điều này mà Cao Xuân Hạo cho rằng nĩi đến câu ngơn hành thì tốt hơn là nĩi đến vị từ ngơn hành [6, tr 421]
Nhưng không phải vị từ nào cũng có thể làm hạt nhân cho câu ngôn hành: đó phải là những vị từ biểu thị những hành động chỉ có thể thực hiện bằng lời nói Như vậy, đứng ở cấp độ từ, cái gọi là vị từ ngôn hành thực ra
chỉ là từ có khả năng làm hạt nhân cho câu ngôn hành, chứ không phải hễ
tồn tại vị từ đó trong câu, thì lập tức câu ấy trở nên ngôn hành Chính vì điều này mà Cao Xuân Hạo cho rằng khơng thể cĩ những vị từ thường xuyên mang tính ngơn hành mà chỉ cĩ những phát ngơn cĩ được tính ngơn hành trong những điều kiện nhất định nhờ nĩ phát huy được một khả năng đặc biệt của một số vị từ mà ta gọi là vị từ ngơn hành mà thơi [6, tr 420]
1.3 Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngơn hành tiếng Việt
Trang 24Vị từ ngôn hành là nhóm vị từ nằm trong lớp động từ nói năng Nó có đầy đủ tính chất của một động từ nói năng, nhưng đồng thời nó lại có thêm những khả năng đặc biệt mà một động từ nói năng đơn thuần không thể có, đó chính là khả năng tự biểu thị hành động Một vị từ ngôn hành không phải nêu lên một hành động mà chính nó đã là hành động rồi
Theo Đỗ Hữu Châu (2005: 453), động từ nĩi năng là những động từ biểu thị, gọi tên các hành động ngơn từ (mà ơng gọi là hành vi ngơn ngữ) Trong tiếng Việt, động từ nĩi năng bao gồm:
– Động từ chỉ cách thức nĩi năng, như: làu bàu, ngắc ngứ, rủ rỉ, toang
toang…
– Động từ chỉ các hành động ở lời như: chất vấn, nĩi kháy, vặn, đe, chửi,
tâng bốc, hỏi xỏ…
– Động từ ngơn hành: hứa, xin, cảm ơn…
Theo quan điểm của Cao Xuân Hạo, vị từ ngôn hành tiếng Việt có thể được chia ra làm hai nhóm lớn Nhóm thứ nhất bao gồm các vị từ ngôn hành cần có một bổ ngữ chỉ nội dung mới làm thành một phát ngôn ngôn
hành được, như: nói, khuyên, cam đoan…
Ví dụ:
– Tôi nói chị tính sao cứ tính mà
(Nguyễn Thi – Những đứa con trong gia đình)
Hay:
– Tôi cam đoan với ông những gì tôi nói là đúng sự thực
Nhóm thứ hai bao gồm các vị từ ngôn hành như: chào, kiếu, cảm ơn…, là
những vị từ ngôn hành không cần có một bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm cũng có thể trở thành một phát ngôn ngôn hành được
Trang 25Tuy nhiên vấn đề trên còn tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp Vì trong ngữ cảnh giao tiếp, hội thoại là một chuỗi tung, hứng của người nĩi và người nghe về rất nhiều vấn đề, về quan điểm của cả hai khi tham gia hội thoại Ở
đĩ bao gồm cả sự chấp nhận ngầm giữa người nĩi và người nghe về tất cả các quy ước, các tiền đề được coi là đương nhiên giữa hai người Vì thế cho nên việc khẳng định một vị từ cần cĩ bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm hay khơng cịn cần phải dựa vào ngữ huống phát ngơn của câu ngơn hành ấy nữa Chẳng hạn,
như trên đã nĩi, cam đoan là một vị từ ngơn hành cần phải kèm theo một bổ
ngữ chỉ nội dung mới trở thành một phát ngơn ngơn hành được, nhưng trong ngữ cảnh sau:
A: Chị cĩ cam đoan với tơi rằng những gì chị kể là đúng sự thực khơng? B: Tơi xin cam đoan
Ta thấy phát ngơn của A khơng phải là câu ngơn hành mà phát ngơn của B
mới là câu ngơn hành Và ở câu ngơn hành này, vị từ ngơn hành cam đoan
khơng cần cĩ bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm, nĩ đã bị tỉnh lược
Đặc điểm tỉnh lược bổ ngữ chỉ nội dung trong câu ngơn hành chúng ta cĩ
thể bắt gặp ở rất nhiều trường hợp các vị từ ngơn hành như: hứa, đánh cuộc,
Cũng như vậy, với trường hợp các vị từ ngơn hành như: cám ơn, xin lỗi,
chào, kiếu, từ,… là những vị từ khơng cần cĩ nội dung đi kèm Trong đĩ chỉ
Trang 26có chào, kiếu, từ là luôn luôn không cần đến bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm khi
thực hiện câu ngôn hành mà thôi, chẳng hạn:
– Xin chào!
Hay:
– Em chào chị!
– Từ nay, tao từ mày!
– Thôi trễ rồi, tôi xin kiếu!
Còn với những vị từ ngôn hành như cám ơn, xin lỗi tuy chúng có thể thực hiện câu ngôn hành mà không cần có bổ ngữ chỉ nội dung như Tôi xin lỗi anh hoặc Mình cảm ơn cậu nhé nhưng đây chỉ là một sự tỉnh lược: giữa người nói
và người nghe có một sự quy ước ngầm, chấp nhận ngầm vì cả người nói và
người nghe đều biết được vì sao người kia xin lỗi (hoặc cám ơn) mình Hoàn
toàn có thể bắt gặp những phát ngôn không tỉnh lược, như ở các ví dụ sau sẽ chứng minh điều này:
– Tôi xin lỗi anh vì đã vô ý làm mất quyển sách mà anh cho mượn rồi – Cảm ơn cậu về món quà cậu tặng mình hôm sinh nhật nhé!
Như vậy, sẽ là thiếu sót và vội vàng nếu ta cho rằng cảm ơn, xin lỗi là
những vị từ ngôn hành không cần đến bổ ngữ chỉ nội dung
Thêm nữa là, có những vị từ mà xét theo ngữ dụng học, phạm vi ứng dụng
để làm thành một vị từ ngôn hành của nó thấp hơn rất nhiều so với phạm vi
ứng dụng để làm một động từ nói năng Đó là những vị từ như: nói, hỏi…
Trong một tình hưống sau đây:
Thầy (1): Tại sao em không làm bài tập về nhà?
Trò: (im lặng)
Thầy (2): Tôi hỏi/nói tại sao em không làm bài tập ở nhà
Trang 27Rõ ràng ở phát ngôn (2), tính chủ quan của chủ thể phát ngôn mạnh hơn,
đe dọa đến thể diện của người nghe nhiều hơn Điều đó giải thích tại sao ít khi các vị từ này được dùng làm vị từ trong câu ngôn hành
Vì lí do văn hóa, tập quán cư xử tế nhị của người Việt mà có những vị từ
rõ ràng là có đầy đủ tính chất của một vị từ ngôn hành nhưng hầu như không
bao giờ thấy xuất hiện trong câu ngôn hành như: thách cưới, phái,… mà
người ta chỉ sử dụng chúng trong những câu tường thuật bình thường mà thôi
Chẳng hạn, không ai nói: Gia đình chúng tôi xin thách cưới là mười triệu
đồng vì thách cưới liên quan đến vấn đề vật chất vốn ảnh hưởng rất lớn đến
nhân cách, thể diện của người nói Để “thách cuới”, người ta dùng những câu
với từ ngữ tế nhị hơn, như xin chẳng hạn…
Ngoài ra, còn có những vị từ luôn luôn được dùng trong câu phủ định như
từ nan chẳng hạn Từ nan được từ điển tiếng Việt giải nghĩa là: từ chối, thoái
thác việc khó khăn Rõ ràng, nếu được sử dụng nó có thể làm một vị từ ngôn
hành Bởi vì từ chối là một vị từ ngôn hành; khi từ chối lời mời hay sự gợi ý giúp đỡ của ai đó, ta có thể nói: xin từ chối Nhưng xét về mặt ngữ dụng không ai nói: Tôi từ nan hoặc Tôi xin từ nan, mà người ta chỉ nói Dù khó đến
mấy, tôi xin không từ nan hoặc Xin không từ nan dù việc ấy có khó đến đâu
Như vậy từ nan với tư cách là vị từ ngôn hành chỉ được dùng với nghĩa phủ
định
Cần lưu ý rằng câu ngôn hành được thực hiện bằng hai cách, nói và viết
Khi viết Quyết định, Chỉ thị, Đơn xin phép nghỉ… thì điều đó tương đương như một phát ngôn ngôn hành: người viết thực hiện hành động quyết định, chỉ
thị, xin nghỉ phép, v.v
Như vậy, khi xem xét đánh giá một vị từ ngôn hành, lý thuyết hành động ngôn từ không chỉ nghiên cứu về mặt ngữ nghĩa, mà còn phải nghiên cứu về mặt ngữ dụng học nữa
Trang 28Chương 2: TỪ ĐIỂN VỊ TỪ NGÔN HÀNH TIẾNG VIỆT
A-lô: tiếng gọi dùng trong điện thoại hoặc khi gọi loa để gây sự chú ý
Thật ra đây là một cảm từ nhưng nó có giá trị của một vị từ ngôn hành do ngữ dụng của nó Khi nghe tiếng chuông điện thoại, chúng ta nhấc máy lên và
trả lời A-lô Từ a-lô trong trường hợp này vừa là hành động hỏi (“Ai gọi đấy”,
“Gọi có việc gì?”) vừa có giá trị là một hành động trả lời (“Có tôi đây”, “Tôi nghe thấy rồi”)
Đây là sự phối hợp nhiều hành động trong cùng một phát ngôn tức là nó
có nhiều lực ngôn trung
Cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin giao tiếp, thì từ a-lô đã được
chuyển nghĩa: nó đã trở thành một hành động chứ không còn là một cảm thán
từ nữa Ví dụ người ta có thể nói: “Tôi gọi điện thoại đến nhà nó hai lần mà
chẳng thấy ai a-lô cả” Như vậy khi nghe chuông điện thoại reo, chúng ta mở máy và “A-lô” thì có nghĩa là chúng ta đã làm cái việc a-lô
Ấn định: định ra một cách chính thức để mọi người theo đó mà thực
hiện Trong ngữ cảnh thích hợp thì ấn định chính là một vị từ ngôn hành
Ví dụ: Một ông giám đốc nói với nhân viên:
– Tôi ấn định cho các anh đến thứ hai tuần tới phải nộp báo cáo cho tôi
Trong ví dụ trên, ông giám đốc đang làm cái việc gọi là ấn định thời gian
nộp báo cáo mà các nhân viên của ông phải thực hiện
Bá cáo: truyền rộng ra cho ai nấy đều biết Bá cáo là một từ cổ, được
dùng với sắc thái biểu cảm trang trọng, ngày nay nó ít được dùng Chúng ta thường bắt gặp nó trong văn thơ cổ
Ví dụ:
Xa gần bá cáo, ai nấy đều hay!
(Nguyễn Trãi – Bình Ngô Đại Cáo, bản dịch)
Trang 29Đây là một vị từ ngôn hành có thể vừa được sử dụng trong văn nói vừa
được sử dụng trong văn viết Trong ví dụ được trích dẫn ở trên thì bá cáo
được dùng trong văn viết Nhưng nếu ta đặt trường hợp bài Cáo của Nguyễn Trãi được phát loa cho nhân dân khắp vùng nghe thấy, và chủ thể phát ngôn của câu ngôn hành đó là vua Lê (vì Nguyễn Trãi nhân danh Lê Lợi mà viết
bài Cáo này) và vua Lê đang làm cái việc bá cáo nghĩa là truyền báo khắp
trong nhân dân về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc
chiến chống quân Minh xâm lược, thì lúc đó bá cáo là hành động được thực
hiện bằng cách phát ngôn, chính vì thế nó là vị từ ngôn hành
Bác: Đây là một vị từ ngôn hành được từ điển tiếng Việt giải nghĩa gồm
hai nghĩa như sau:
Nghĩa thứ nhất: Gạt bỏ bằng lý lẽ, quan điểm, ý kiến của người khác
Ta xem ví dụ:
– Chúng tôi bác cái luận điệu vu cáo đó!
Ở ví dụ trên ngôi thứ nhất là số nhiều (có thể do một cá nhân đại diện phát
ngôn) đang thực hiện việc bác một phát ngôn nào đó mà anh ta (hoặc chị ta)
cho là luận điệu vu cáo
Nghĩa thứ hai: Không chấp nhận
Ví dụ: Bác đơn
Đây là một hành động mà khi được người có thẩm quyền phát ngôn ra trong ngữ cảnh cụ thể, thì phát ngôn đó đồng thời cũng là hành động “bác đơn”
Ví dụ: Một nhân viên viết đơn xin nghỉ gửi cho cấp trên của mình Vị này sau khi xem phán:
– Tôi bác đơn này của anh vì lý do anh đưa ra để xin nghỉ không chính đáng
Trang 30 Bác bỏ: Bác đi, gạt đi không chấp nhận Bác bỏ có nghĩa như vị từ ngôn
hành bác ở trên, thậm chí rõ nghĩa hơn được dùng để gạt đi, phản bác đi một
ý kiến hay một vấn đề nào đó mà người nói (chủ thể phát ngôn) không đồng tình, không chấp nhận
Ví dụ:
– Chúng tôi bác bỏ lời lẽ bịa đặt vu khống đó!
– Tôi bác bỏ ý kiến mang tính chất xuyên tạc vừa rồi của anh
– Chúng tôi bác bỏ dự án đó vì nó không có tính khả thi
Bài báng: chế giễu nhằm gạt bỏ Đây là một từ ít được dùng nhưng nếu
được phát ngôn (hoặc viết) thì nó có đầy đủ tính chất là một vị từ ngôn hành
Ta xem ví dụ:
– Chúng tôi bài báng những bài viết mang tính chất lá cải mà tờ báo của các ông đã cho đăng tuần rồi
Như trên đã nói, từ bài báng vốn ít được dùng trong phát ngôn, và nó có
vẻ hợp hơn trong một câu trần thuật nhưng nếu được dùng trong điều kiện câu ngôn hành mà ta đã biết, nó sẽ trở thành một vị từ ngôn hành
Bãi: Bỏ, thôi không dùng hoặc không thi hành nữa; kết thúc, hết một
buổi làm việc gì
Ví dụ: Lời ông vua để kết thúc một buổi làm việc với các quan, phán:
– (Truyền) Bãi chầu!
Bãi binh: thôi không xuất quân đi đánh Nó sẽ trở thành vị từ ngôn
hành nếu nó được phát ngôn như ở vị trí sau:
Một vị chủ tướng nói to với các quân lính của mình:
– Truyền bãi binh!
Hoặc một văn bản có tên là Lệnh bãi binh thì bãi binh là vị từ ngôn hành
Bãi bỏ: tuyên bố không còn hiệu lực hoặc giá trị về mặt pháp lý
Trang 31Bãi bỏ được sử dụng ở dạng văn bản viết nhiều hơn là ở phát ngôn Bởi vì
hành động bãi bỏ có những tác động quan phương trong ngữ cảnh của thể chế
trong đó nó được thực hiện Khác với các hành động ngôn trung khác, hành
động bãi bỏ có đặc tính tiêu biểu là được thực hiện theo cách tuyên bố rộng
rãi trong một nhóm xã hội và hiệu quả của nó là do việc chủ thể phát ngôn có được thể chế đó có cho phép thực hiện hay không
Các ví dụ: Bãi bỏ một đạo luật
Bãi bỏ những quy định cũ
Bãi chầu: (Xin xem bãi triều)
Bãi miễn: cách chức một đại biểu dân cử nào đó trước khi hết nhiệm kỳ,
theo quyết định của đa số cử tri hoặc của cơ quan dân cử
Như vậy, ta thấy ngôi thứ nhất phát ngôn câu ngôn hành có vị từ ngôn
hành bãi miễn là một nhóm người là số đông, cho nên bãi miễn là vị từ ngôn
hành thường được thực hiện ở dạng văn bản viết (có thể có những vị từ ngôn
hành được phát ngôn bởi một nhóm đông người như: đả đảo, hoan hô, lêu
lêu…)
Ví dụ:
– Đa số cử tri chúng tôi bãi miễn đại biểu Nguyễn Văn A vì ông A là đại biểu không xứng đáng
Bãi nhiệm: chấm dứt nhiệm kỳ của một nhân vật được bầu khi người ấy
còn đang tại nhiệm Đây là vị từ ngôn hành có tính chất quan phương trong ngữ cảnh của thể chế nó được thực hiện Người thực hiện hành động bãi nhiệm có thể là số đông hoặc là người có được một nhóm xã hội hoặc một thể chế nào đó
Bãi nhiệm được thực hiện bằng văn bản viết thì phổ biến hơn
Ví dụ:
– Quốc hội bãi nhiệm tổng thống vì tổng thống phạm tội vi hiến
Trang 32 Bãi triều: cho kết thức buổi chầu trong triều đình (cũng như bãi chầu)
Đây là vị từ ngôn hành thường được nhà vua sử dụng
Ví dụ: Lời nhà vua:
– Truyền bãi triều
Bái biệt: chào tạm biệt một cách cung kính Đây là một từ cổ có sắc thái
biểu cảm trang trọng, ngày nay ít được sử dụng
Ví dụ:
– Đã đến giờ thượng lộ, Châu Tuấn tôi xin bái biệt!
(Cải lương Thoại Khanh – Châu Tuấn)
Bái lĩnh: nhận lấy một cách cung kính, thành khẩn Đây cũng là một vị
từ ngôn hành mang phong cách cũ, có sắc thái biểu cảm trang trọng
Cũng cần nói thêm rằng ở vị từ bái lĩnh với nghĩa nhận lấy một cái gì đó
hữu hình thì tuyệt nhiên nó không phải là vị từ ngôn hành Vì khi phát ngôn
nó ra mà không nhận vật đó thì chưa phải là “lĩnh” Mà kể cả khi đã nhận thì
“lĩnh” cũng không phải là vị từ ngôn hành vì đó là phát ngôn đi đôi với hành động chứ không phải phát ngôn với hành động là một Nhưng trong ngữ cảnh một người đưa ra một lời giáo huấn dạy bảo hay một lời khuyên răn mà người
kia chắp tay nói Xin bái lĩnh (không phải là giễu cợt, bông đùa) với một thái
độ thành kính thì bái lĩnh là vị từ ngôn hành
Ví dụ:
Kẻ mê muội này xin bái lĩnh
(Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù)
Bái tạ: cám ơn một cách cung kính, lạy tạ Đây cũng là một vị từ ngôn
hành mang phong cách cũ, cũng có sắc thái biểu cảm trang trọng
Tuy nhiên ở đây cần chú ý là từ bái và lạy có nghĩa gần giống nhau (cùng
là động từ ngoại động thể hiện một hành động là chắp tay và xá) Nhưng lạy
là phải thực hiện động tác còn bái thì có thể vừa được thực hiện bằng động tác
Trang 33vừa được thực hiện bằng cách nói nó ra Và đây chính là lý do để nó trở thành
vị từ ngôn hành
Ở đây vị từ ngôn hành bái tạ thể hiện hành động cảm ơn bằng lời nói
Thêm nữa là từ bái kết hợp được với nhiều từ khác cho ra từ mới với nghĩa
ngôn hành như: bái biệt, bái yết, bái kiến, bái tạ…
Ví dụ: Để đáp lại lời khen ngợi của nhà vua dành cho mình, một viên quan trả lời:
– Hạ thần xin bái tạ!
Bái yết: yết kiến, trình diện người trên một cách cung kính Bái yết chỉ
trở thành vị từ ngôn hành trong trường hợp mà người phát ngôn câu ngôn
hành có biểu thức ngôn hành bái yết đứng trước một người được xem là người trên thì lúc đó, bái yết mới có tác dụng “ngôn hành”
Ví dụ:
– Muôn tâu bệ hạ, hạ thần xin bái yết
Những câu như: Xin vào bái yết vua; Cho phép tôi được vào bái yết ngài
bộ trưởng… đều là những câu trần thuật thuần túy, không phải câu ngôn
hành
Ban: Đây là một từ có rất nhiều nghĩa khác nhau, trong đó cái nghĩa
“truyền cho mọi người biết” làm cho ban có khả năng trở thành vị từ ngôn
Trang 34 Ban bố: ban hành và công bố để mọi người biết Ban hành và công bố là
hai vị từ ngôn hành thường được sử dụng ở dạng văn bản (viết) nhưng ban bố
(nói chung là ban hành và công bố) thì thường được thực hiện bằng phát ngôn
Ví dụ:
– Chính phủ lâm thời chúng tôi xin ban bố một số đạo luật như sau
Bảo: Đây là một vị từ nói năng mà theo chúng tôi có khả dĩ trở thành
một vị từ ngôn hành trong những điều kiện thích hợp
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa là:
Nghĩa thứ nhất: Nói ra điều gì đó với người ngang hàng hay người dưới
Ví dụ:
– Tao bảo mày câm miệng!
– Trâu ơi ta bảo trâu này!
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
(Ca dao)
Nghĩa thứ hai: Nói cho biết để phải theo đó mà làm
Ví dụ:
– Tôi bảo anh này, ngâm giống thì phải ba sôi hai lạnh
Bảo đảm: Có hai nghĩa khả dĩ khiến bảo đảm có khả năng làm vị từ
Một gia đình xin nhận một em bé về nuôi và nói với nhà chức trách:
– Chúng tôi bảo đảm là sẽ nuôi dạy cháu nên người
Trang 35Nghĩa thứ hai: Nói chắc chắn và chịu trách nhiệm về lời nói của mình
Ví dụ:
– Tôi bảo đảm là có thật như vậy
– Tôi xin bảo đảm giữ bí mật
Bảo hành: bảo đảm máy móc bán ra hoặc đã chữa chạy tốt trong một
Bảo lãnh: Bảo đảm là người khác thực hiện một nghĩa vụ và đứng ra
chịu trách nhiệm một khi người đó không thực hiện
Ví dụ:
– Tôi xin đứng ra bảo lãnh cho cô A để cô ấy vay số tiền này
Bảo lĩnh: (cũng như bảo lãnh)
Báo: Có hai nghĩa làm cho báo có khả năng trở thành vị từ ngôn hành
Nghĩa thứ nhất: cho biết việc gì đó đã, đang hay sẽ xảy ra
Ví dụ: Một bà mẹ đe anh con trai vốn sợ bố:
– Tao báo cho mày biết trước là tối nay ông ấy [ông bố] sẽ về đến nhà đấy!
Nghĩa thứ hai: cho người có trách nhiệm nào đó biết về việc xảy ra có thể hại đến trật tự an ninh
Ví dụ: Một người gọi điện đến trụ sở công an và nói:
– Tôi xin báo cho các anh biết là tối qua nhà tôi bị kẻ gian cạy cửa lấy
đi hai xe máy
Trang 36Ở dạng văn bản viết, thì tính chất ngôn hành của từ báo bắt gặp trong các trường hợp như: Giấy báo tin, Giấy báo tiền điện,…
Báo cáo:
– Nghĩa thứ nhất: trình bày cho biết tình hình, sự việc
Ví dụ: Một người đứng giữa hội nghị và nói rằng:
– Tôi xin báo cáo tình hình công tác tháng qua như sau:
Và cứ thế anh ta báo cáo về tình hình công tác của tổ chức đó ở tháng vừa qua Trong trường hợp này thì rõ ràng anh ta đang làm cái việc báo cáo cho nên báo cáo là vị từ ngôn hành có bổ ngữ chỉ nội dung (phần phát ngôn sau từ
báo cáo)
Nhưng nếu như cái bổ ngữ chỉ nội dung mà anh ta báo cáo lại chẳng liên
quan gì đến tính chất báo cáo cả, chẳng hạn như xin báo cáo nhưng anh ta lại con cà con kê, kết luận, đánh giá gì đó mà không phải là thông tin cần báo
cáo, thì trong trường hợp này báo cáo không phải là vị từ ngôn hành vì hoàn
toàn có thể nói: Nó nói nó báo cáo, mà có nghe nó báo cáo gì đâu!
– Nghĩa thứ hai: từ dùng để mở đầu khi nói với cấp trên (thường gặp trong quân đội)
Ví dụ:
– Báo cáo đại đội trưởng: tôi, trung úy Truơng Văn Dũng đã có mặt
Ở ví dụ trên, trung úy Truơng Văn Dũng đang làm cái việc báo cáo bằng cách nói ra câu có chứa vị từ đó, cho nên báo cáo là vị từ ngôn hành
Báo cáo còn là vị từ ngôn hành thường gặp ở văn bản viết
Ví dụ:
– Bản báo cáo
– Báo cáo của chính phủ trước Quốc hội
– Báo cáo khoa học
Bắt: Đây là một vị từ có rất nhiều nghĩa được từ điển giải nghĩa như:
Trang 371 Nắm lấy, giữ lấy, không để cho tự do hoạt động Ví dụ: Bị bắt sống
Mèo bắt chuột…
2 Tiếp, nhận vật từ nơi khác đến và thu lấy vào trong phạm vi tác động
hoặc sử dụng của mình Ví dụ: Bắt được quả bóng Bắt được thư nhà
3 Bám chặt hoặc để cho bám chặt lấy, cái này tác động trực tiếp vào cái
kia Ví dụ: Da bắt nắng, xăng bắt lửa
4 Phát hiện sự việc đáng chê trách của người khác và làm cho phải chịu
trách nhiệm Ví dụ: Bắt quả tang kẻ trộm Bắt lỗi chính tả
5 Khiến phải làm việc gì, không cho phép làm khác đi Ví dụ: Chĩa súng
bắt giơ tay hàng Điều đó bắt anh phải suy nghĩ
6 Làm cho gắn, cho khớp với nhau, khiến cái này giữ chặt cái kia lại Ví
dụ: Bắt đinh ốc
7 Nối thêm vào một hệ thống đã có sẵn Ví dụ: Bắt điện vào nhà Con
đường bắt vào quốc lộ
Cả 7 nghĩa trên đây, không có nghĩa nào có thể là ngôn hành Tuy nhiên,
bắt còn có một nghĩa nữa mà không thấy giải nghĩa trong từ điển, đó là nghĩa
chọn lựa Đây là nghĩa có tính chất ngôn hành
Hai người bạn đang xem trận đấu bóng đá và cược một chầu cà phê xem đội nào thắng Một người nói:
– Tôi bắt đội Đức
Người kia:
– Vậy thì tôi bắt đội Ý
Trong mẫu đối thoại trên thì từ bắt được dùng để thực hiện việc bắt đội
nào Như vậy nó là một vị từ ngôn hành
Bắt buộc: buộc phải làm So sánh hai câu sau:
– Tôi bắt buộc phải ở lại
– Tôi bắt buộc em phải xin lỗi bạn!
Trang 38Rõ ràng câu thứ hai là ngôn hành, còn câu thứ nhất thì không Lý do là
trong câu thứ nhất, bắt buộc chỉ một tình trạng, còn ở câu thứ hai nó mới là
một hành động hướng đến đối tượng là “em”
Bắt đầu: Bước vào giai đoạn đầu của một công việc, một quá trình, một
trạng thái Với nghĩa này thì bắt đầu chưa phải là một vị từ ngôn hành Nhưng
với nghĩa khơi mào, là khai mạc, vị từ này khi được phát ngôn trong điều kiện ngôn hành, sẽ trở thành vị từ ngôn hành
So sánh:
– Đứa trẻ bắt đầu tập nói / Lúa bắt đầu chín
với (Lời người chủ trì cuộc họp) – Cuộc họp xin bắt đầu!/ Chúng ta bắt đầu
cuộc họp, ta thấy trường hợp thứ nhất là hai câu tường thuật bình thường;
trong khi trường hợp thứ hai câu ngôn hành vì người chủ trì đang làm cái việc
bắt đầu cuộc họp bằng cách nói câu có chứa nó ra Như vậy, bắt đầu là một vị
từ ngôn hành
Bắt đền: Bắt phải đền, phải bồi thường thiệt hại Bắt đền có khả năng
trở thành một vị từ ngôn hành nếu nó được dùng trong điều kiện ngôn hành
Ví dụ: Một cậu bé bị mẹ làm vỡ quả bóng bay:
– Không biết đâu! Con bắt đền mẹ đấy!
Trong phát ngôn trên thì bắt đền là một vị từ ngôn hành Nhưng nếu bà mẹ
dỗ con:
– Được rồi, mẹ đền cho!
Mặc dù bà mẹ nói ra câu có từ đền thì đền không phải là một vị từ ngôn hành Bởi đền phải gắn với việc bà mẹ phải mua cho con quả bóng khác, chứ
không phải là hành động được thực hiện bằng lời nói nên nó không phải là vị
từ ngôn hành
Như vậy, bắt đền là vị từ ngôn hành còn đền không phải là vị từ ngôn
hành
Trang 39 Bẩm: thưa, trình (thường dùng với người có địa vị trong xã hội cũ) Đây
là vị từ ngôn hành có nguồn gốc là một cảm thán từ Nhưng dần dần bẩm không còn là nghĩa của cảm thán từ nữa (như dạ) mà là nghĩa trình, báo Như vậy bẩm trở thành một vị từ ngôn hành
Ví dụ: Một người lính được một vị quan nọ cho đòi, anh ta đi vào và nói:
– Bẩm quan, con đã có mặt ạ!
Ở phát ngôn trên, nghĩa của bẩm cũng có thể hiểu là: “Xin trình quan là
con đã có mặt”
Hay:
– Lạy cụ ạ Bẩm cụ… Con đến cửa cụ để kêu cụ một việc ạ… Bẩm cụ,
từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại thích sinh ra ở tù, bẩm có thế, con có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả là đi tù sướng quá Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước đất cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn Bẩm cụ con lại đến kêu cụ cụ lại cho con đi ở tù…
(Nam Cao – Chí Phèo) Trong phát ngôn trên ta thấy từ bẩm có giá trị là trình, thưa chứ không còn
mang nghĩa của một cảm thán từ
Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu,
làm một chức vụ hoặc hưởng một vinh dự
Khi hành động “bầu” được thực hiện bằng lời nói, bầu sẽ là một vị từ
ngôn hành
Ví dụ:
Trong buổi bầu ra ban cán sự lớp đầu năm, một bạn đứng lên phát biểu:
– Thưa cô và các bạn, em xin bầu bạn Hằng làm lớp trưởng ạ!
Bổ dụng: Đây là một vị từ ngôn hành có nghĩa là bổ nhiệm
Bổ nhậm: (cũng như bổ nhiệm)
Bổ nhiệm: cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước
Trang 40Trong cuộc họp hội đồng, sau khi đã bỏ phiếu kín, một người trong ban lãnh đạo đứng lên phát biểu ý kiến:
– Hội đồng sư phạm nhà trường chúng tôi bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trung làm hiệu trưởng nhà trường
Trong ví dụ trên thì bổ nhiệm rõ ràng là một vị từ ngôn hành
Bổ sung: thêm vào cho đủ
Trong một số trường hợp (dù khá hạn chế) bổ sung có thể trở thành vị từ
ngôn hành
Ví dụ:
– Tôi xin bổ sung đồng chí Nguyễn Văn A vào ban chấp hành
Buộc: (xem bắt buộc)
Cá: cuộc, đánh cuộc Tuy nhiên không phải lúc nào cá cũng có thể là vị
từ ngôn hành Ta xem ví dụ:
Hai người bạn cùng xem một trận đấu bóng đá Một người nói:
– Tao với mày cá xem Đức hay Ý sẽ thắng trong trận này đi! (1)
Trong phát ngôn trên thì việc cá vẫn chưa được thực hiện Nhưng nếu
người kia trả lời:
– Ừ, cá! (2)
Thì cá trong câu (2) là vị từ ngôn hành vì anh ta đã làm cái việc cá bằng
lời nói và bằng cách nói nó ra
Đỗ Hữu Châu cho rằng trong trường hợp này cá (2) vẫn chưa phải là vị từ
ngôn hành (mà ông gọi là động từ ngữ vi) bởi vì cả hai chưa đưa ra điều kiện
thắng – thua, chưa đưa ra phần thưởng – phạt, cho nên việc cá không diễn ra
được Nhưng theo chúng tôi việc đưa ra điều kiện hay đưa ra phần thưởng –
phạt lại là một việc khác Còn cá là việc đồng ý đánh cuộc trong câu trên, cho nên cá đã đủ điều kiện là một vị từ ngôn hành rồi